Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam
lượt xem 2
download
Nội dung bài viết cập nhật các xu hướng được tập trung vào mười xu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Xu hướng nghiên cứu các lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam
- XU HƯỚNG NGHIÊN CỨU CÁC LĨNH VỰC TÂM LÝ TRONG ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Ở VIỆT NAM Trần Thành Nam, Lữ Thị Mai Oanh Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt Xu hướng đổi mới giáo dục đã cho thấy tầm quan trọng của việc giáo dục chất lượng nói chung và phát triển lĩnh vực tâm lý trong nghiên cứu giáo dục nói riêng. Bài viết tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với tổng 961 bài viết trong đó chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 225 bài viết (23,4%) để cập nhập xu hướng nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục. Kết nghiên cứu cho thấy, trong tổng số mười xu hướng nghiên cứu tâm lý thuộc lĩnh vực giáo dục thì chủ đề tâm lý học trong học đường được nghiên cứu nhiều nhất và có sự chênh lệch đáng kể giữa các xu hướng nghiên cứu trong và ngoài nước về chủ đề nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; ngôn ngữ và quá trình nhận thức; đánh giá và lượng giá; động cơ trong học tập. Bởi vậy, cập nhật xu hướng nghiên cứu không chỉ góp phần ý nghĩa về sự phát triển nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục; mà còn là nền tảng, cơ sở học thuật cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Từ khóa: đổi mới giáo dục, tâm lý giáo dục, xu hướng nghiên cứu tâm lý về lĩnh vực giáo dục. 1. Mở đầu Xu hướng giáo dục thế giới đã chuyển sang tập trung rõ ràng hơn vào “kỹ năng thế kỷ 21” (Care, 2017). Trong xu thế đổi mới giáo dục, giáo dục chất lượng được xem là một trong những trụ cột của Chương trình nghị sự 2030 về Phát triển bền vững của Liên hợp quốc nhằm đảm bảo giáo dục có chất lượng hòa nhập và bình đẳng, đồng thời thúc đẩy cơ hội học tập suốt đời cho tất cả các cá nhân (Burbules và cs, 2020). Cho đến nay, giáo dục đang được chuyển đổi trong cả bối cảnh học tập chính thức và không chính thức bởi các công nghệ kỹ thuật mới. Trong đó, nền giáo dục xu hướng 143
- đang tập trung vào mục tiêu giáo dục; hệ sinh thái giáo dục và bối cảnh học tập; quá trình học tập; giảng dạy và chính sách, quản lí giáo dục (Burbules và cs, 2020). Đặc biệt, nằm trong xu hướng phát triển giáo dục, lĩnh vực nghiên cứu tâm lý nói chung, tâm lý giáo dục nói riêng đã cho thấy hướng phát triển bền vững khi cập nhật các xu hướng mới; đóng góp quan trọng vào khoa học nhận thức và khoa học học tập. Tâm lý học là một ngành học đặc trưng bởi sự khác biệt nội tại giữa phân nhánh cơ bản, ứng dụng và lâm sàng (Brennan và Houde, 2017). Sự khác biệt bên trong này được thúc đẩy bởi sự trao đổi giữa các nhánh khác nhau của tâm lý học với khoa học tự nhiên, khoa học xã hội như kinh tế học, khoa học chính trị và xã hội học (Morf, 2018). Nằm trong thách thức về chất lượng giáo dục; các chủ đề tâm lý trong lĩnh vực giáo dục cũng không nằm ngoài xu thế đó khi không ngừng đổi mới, đáp ứng đa dạng và toàn diện lĩnh vực nghiên cứu. Đặc biệt, các lĩnh vực tâm lý giáo dục đã góp phần đa dạng vào quá trình giáo dục rộng lớn. Trong lĩnh vực nghiên cứu giáo dục, có thể tìm thấy các chủ đề được nghiên cứu khá toàn diện như học tập và phát triển con người (trong suốt cuộc đời), động lực, đo lường và thống kê cũng như chương trình giảng dạy. Cụ thể, các nhà tâm lý học giáo dục thường nghiên cứu các chủ đề về gây hấn, mối quan hệ giữa nghèo đói và thành tích ở trường học, học tập suốt đời, phương pháp định lượng và tuổi trưởng thành. Tầm quan trọng của các chủ đề này không chỉ bị giới hạn trong nghiên cứu mang tính học thuật, cơ sở giáo dục các cấp mà còn nghiên cứu các vấn đề phức tạp như can thiệp sớm, giáo dục hòa nhập, đa dạng văn hóa. Bởi vậy, tổng quan nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục sẽ góp phần cơ sở học thuật quan trọng cho việc khám phá nghiên cứu tương lai. Nội dung bài viết nhằm trả lời hai câu hỏi chính: Các nghiên cứu tâm lý giáo dục trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay là gì? Thách thức nghiên cứu về chủ đề tâm lý giáo dục ở Việt Nam hiện nay? Kết quả nghiên cứu được tổng quan từ các nghiên cứu trong và ngoài nước; đặc biệt phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất (2017-2021) của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Nội dung cập nhật các xu hướng được tập trung vào mười xu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. 144
- 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Nhằm có sự tổng quan toàn diện hơn về xu hướng nghiên cứu tâm lý trong giáo dục, nghiên cứu được thực hiện trên cơ sở tra dữ liệu APA, PsysNET, Psyinfo, Sciencedirect, Sage Journals… với công cụ tìm kiếm chủ yếu trên trang scholar.google. Một số từ khóa được tìm kiếm bao gồm “motion psychology”, “educational psychology”, “teacher education”, “psychology, educational”. Đặc biệt, ngoài những dữ liệu bổ sung, bài viết tổng quan tập trung chính các dữ liệu nghiên cứu được cập nhật trong năm năm gần nhất (2017-2021) trong báo cáo kết quả tại Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam. Trong tổng số 553 nghiên cứu được công bố tại Hội nghị InPACT (2017-2021) có 67 bài viết liên quan đến lĩnh vực tâm lý giáo dục; chiếm 12,1%. Bên cạnh đó, tổng hợp các nghiên cứu được công bố trên tạp chí tâm lý học (từ tháng 01/2017 – 07/2021) có 408 bài; trong đó, chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục là 158 công bố với tỷ lệ 38,7%. 3. Kết quả nghiên cứu Giáo dục có vai trò quan trọng trong việc phát triển kiến thức, kỹ năng, thái độ và giá trị cho phép mọi người đóng góp và hưởng lợi từ một tương lai bền vững và toàn diện. Bởi vậy, nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục cần có sự nghiên cứu toàn diện nhằm phục vụ xây dựng chương trình đào tạo; cơ sở tâm lý học trong việc vận dụng phương pháp/ kĩ thuật dạy học tích cực, hiệu quả. Cụ thể, cần cập nhập quan điểm mới về cấu trúc nhân cách của con người trong xã hội hiện đại và đáp ứng yêu cầu đối với chất lượng nguồn nhân lực của thế kỉ 21. Tuy nhiên, để làm được điều đó, nghiên cứu chủ đề tâm lý trong giáo dục cần không ngừng đổi mới, cập nhập xu hướng, nghiên cứu toàn diện; đa dạng đối tượng tham gia vào ngành giáo dục nói chung. Bởi vậy, bài viết tập trung vào mười xu hướng trọng tâm về chủ đề tâm lý giáo dục trong năm năm gần nhất là ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá và sự khác biệt cá nhân trong học tập. 3.1. Xu hướng nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục 3.1.1. Nghiên cứu về các chủ đề tâm lý giáo dục trên thế giới Cho đến nay, nghiên cứu lĩnh vực tâm lý trong giáo dục đã cho thấy bức tranh khá toàn diện khi đề cập đa dạng các vấn đề liên quan đến người học, người dạy, môi trường học tập, lớp học; cũng như phương pháp chiết trung (phương pháp giáo dục 145
- ngôn ngữ kết hợp các phương pháp khác nhau để dạy ngôn ngữ tùy thuộc vào mục tiêu của bài học và khả năng của người học) nhằm cải thiện trải nghiệm học tập (William Anderson, 2019). Kết quả phân tích dữ liệu các lĩnh vực nghiên cứu tâm lý tại Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) trong 05 năm (2017-2021) do Viện Nghiên cứu và Khoa học Tiên tiến thế giới (W.I.R.S) tổ chức cũng đã phần nào phản ánh xu hướng nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý nói chung và tâm lý trong giáo dục nói riêng. Cụ thể, nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý giáo dục là một trong sáu nội dung nghiên cứu cập nhật nhấn mạnh đến các lĩnh vực như ngôn ngữ và quá trình nhận thức; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; học tập và công nghệ; tâm lý học trong trường học; trí tuệ và sự sáng tạo; động cơ trong lớp học; quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá; và sự khác biệt cá nhân trong học tập. Trong tổng số 553 nghiên cứu được công bố tại Hội nghị và được xuất bản từ năm 2017 đến năm 2021 có 67 bài viết liên quan đến lĩnh vực tâm lý giáo dục; chiếm 12,1%. Bảng 1: Các chủ đề nghiên cứu về xu hướng lĩnh vực giáo dục từ năm 2017-2021 SL Tác giả/năm Chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 8 Anne-Marie (2020); Tânia Ngôn ngữ và quá trình nhận thức (khám Botelho và cs (2020); Tracy phá bản thân; trẻ em bị rối loạn phổ tự kỷ (2020); Danielle và cs.(2020); và vấn đề giao tiếp; nhận thức về sức khỏe; Yulia Solovieva và cs.(2019); kỹ năng đọc viết trẻ mẫu giáo; sáng tạo Colette Dufresne-Tassé (2019); ngôn ngữ viết; đọc sách; ngôn ngữ giao Esperança và cs.(2018). tiếp…) 4 Ediane Alves và cs.(2021), Môi trường học đường và các rối loạn thời Gabriel Macedo và cs (2017); thơ ấu (mối liên hệ bạo lực gia đình và kết Samir Parikh và cs.(2017); quả học tập; bắt nạt học đường; nghiên cứu Danijela (2017). bối cảnh thời thơ ấu; giáo dục hòa nhập) Huong và cs (2021); Danijela và Nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan 9 cs.(2021), Melisa và cs, (2019), (mối liên hệ giáo dục gia đình và hành vi Marianna và cs (2018); Ayca lệch lạc thiếu niên; phong cách giáo dục Ulker Erdem và cs, (2019); Sara cha mẹ và học tập của con cái; mối quan hệ và cs (2018); Katy Smart giữa trẻ và xã hội hóa cảm xúc cha mẹ; mối (2017); Fatma và cs (2017), quan hệ anh chị em ruột và dạy trẻ tự kỉ; Zamira Hyseni Duraku (2017) nuôi dạy con) 146
- 8 Camelia và cs (2021); Mélany Học tập và công nghệ (học tập trải nghiệm; và cs.(2021); Martina và kỹ thuật số; học tập linh hoạt; học tập trực cs.(2021), Kristi và cs.(2019); tuyến; khám phá trí tuệ thông qua trải Eloisa và cs.(2021); Anne-Marie nghiệm; phát triển và đánh giá trò chơi kỹ Émond (2019); Gabriele Gris và thuật số Korsan; mối quan hệ giữa công cs (2018); Kathryn Flood và cs nghệ và tâm lý) (2017). 11 Kristi và cs.(2021); Szilvia và Tâm lý học trong trường học (giáo viên bị cs.(2021); Lana và cs.(2021); tổn thương; kiệt sức giáo viên; phúc lợi Sonya Yakimova và cs.(2020); giáo viên; cảm xúc và hoạt động nhận thức Zita Gál và cs.(2019); Kyle A học sinh; vấn đề xã hội trong lớp học; giảng Msall (2019); Gökçe Bulgan dạy tích hợp tâm lí học; tình trạng kiệt sức (2019); Aysel và cs.(2019); của các nhà tư vấn, tâm lý lâm sàng trong Esperança và cs.(2018); Teresa trường học; xã hội hóa cảm xúc giáo viên Sousa Machado và cs.(2017); mầm non; đào tạo giáo dục xã hội; mối Frieda (2017). quan hệ nhà trường, gia đình và xã hội; tâm lý về sức khỏe sinh sản…) 4 Khalid (2020); Khalid Marnoufi Trí tuệ và sự sáng tạo (trí tuệ học sinh nông và cs.(2020); Melisa và thôn; điểm thông minh học sinh thành thị; cs.(2019); mal A và cs (2017). trí tuệ cảm xúc; kỹ năng siêu nhận thức và giải toán) 8 Tajana (2021); Chu Rong-Xuan Động cơ trong lớp học (động cơ trong học và cs (2017); Oana và cs.(2020); tập; sức khỏe tâm lí tích cực người học; sự Kristi và cs.(2019); Michiko và gắn kết giữa giáo viên và học sinh; trợ giúp cs.(2019); Sara và cs.(2018); học tập; ý nghĩa học đại học; tự chủ người Mary Ann và cs.(2017); José học; thành công và thất bại ở người học; Tomás da Silva và cs.(2017). kiểm soát cá nhân) 3 Danijela (2019); Danijela và Quan điểm dạy học (mối quan hệ nghề cs.,(2019); Danijela (2017). nghiệp và giới; quan điểm lãnh đạo về giảng dạy; quan điểm dạy học theo giới) 6 Rosyl Arlene và cs.(2020); Đánh giá và lượng giá (hiệu suất phòng thí László và cs.(2019); Ayse Esra nghiệm với năng lực học tập; đo lường tâm Aslan và cs.(2019); Khaoula lý tiêu cực của NEGORI; đánh giá tư duy 147
- Mammad và cs.(2018); Rima phản biện Watson-Glaser; can thiệp trẻ; Shetty (2017); José Tomás da nhận thức chánh niệm và trẻ lo âu; thang đo Silva và cs.(2017). CCDS) 3 Marianna và cs.(2021); Michiko Sự khác biệt cá nhân trong học tập (nhận và cs.(2019); Omar Al Ali và cs thức về bản thân; phong cách học tập và (2017). cảm xúc bản thân; khác biệt cá nhân về kết quả học tập) 3 Colette Dufresne-Tassé và cs Chủ đề khác (cảm xúc; nhận thức về các (2017), Colette VÀ CS (2017); bài kiểm tra; học tập tình cảm – xã hội) Gökçe Bulgan (2017); Reiz Koizumi (2017) Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu từ Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) trong 05 năm (2017-2021) Có thể thấy, các nghiên cứu tâm lý về chủ đề giáo dục được tổng hợp trong năm năm từ Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) đã góp phần cho thấy sự đa dạng về hướng phát triển mới và đề xuất cho các dự án khoa học tâm lý giáo dục trong tương lai. Tuy nhiên, bên cạnh thành tựu đạt được, kết quả cũng phần nào phản ánh sự chênh lệch đáng kể giữa các công trình nghiên cứu theo mười chủ đề xu hướng khi nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý giáo dục. Cụ thể, các nghiên cứu được chủ yếu tập trung ở chủ đề tâm lý học đường; học tập và công nghệ; mối quan hệ giữa nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; động cơ học tập và thấp nhất là các chủ đề quan điểm dạy học; sự khác biệt giữa các cá nhân trong học tập. Đặc biệt, ngoài những nghiên cứu xu hướng được tập hợp tại Hội Nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng nghiên cứu trong năm năm từ 2017-2020 cũng có rất nghiên cứu đề cập các xu hướng trên như nghiên cứu về đọc hiểu và phong cách trí tuệ (Inácio và cs, 2020); mối quan hệ sức khỏe tâm thần với bắt nạt học đường (Jurado và cs, 2021), bắt nạt và trầm cảm học sinh chuyển tiếp (da Silva và cs, 2021); bạo lực phụ nữ và nuôi dạy con (de Santis và cs, 2020); yếu tố tâm lý dẫn đến hành vi tự tử người học (de Alexandre và cs, 2021); trí tuệ cảm xúc người học (Mocanu và cs, 2021); động lực học tập trong trường học (Munteanu, 2021); quan điểm giảng dạy về kiến thức và thực hành tâm lý (Sales và cs, 2021), quan điểm giáo viên và học sinh về người thầy giỏi (Hermosa-Bosano và cs, 2021), quan điểm giáo viên về giới tính học sunh khuyết tật (Maia và cs, 2021); phương pháp đánh giá thành tích cá nhân (Gomes và cs, 2020) 148
- và lòng tự trọng (Mocanu và cs, 2021). Kết quả nghiên cứu không chỉ cho thấy sự phát triển của các xu hướng nghiên cứu tâm lý trong lĩnh vực giáo dục mà còn là sự kết nối toàn cầu giữa các nhà tâm lý học, nhà nghiên cứu và giảng viên, thuộc nhiều lĩnh vực học thuật, quan tâm đến việc khám phá và đóng góp trong các vấn đề tâm lý nói chung, tâm lý giáo dục nói tiêng. 3.1.2. Nghiên cứu xu hướng lĩnh vực tâm lý giáo dục ở Việt Nam Ở Việt Nam, nghiên cứu về lĩnh vực tâm lý trong giáo dục đã cho thấy tầm quan trọng trong những năm gần đây khi được các chuyên gia đầu ngành, các nhà chuyên môn trong công tác đào tạo, thực hành đề cập trong các xu hướng nghiên cứu. Cụ thể, tổng hợp các nghiên cứu được công bố trên tạp chí tâm lý học (từ tháng 01/2017 – 07/2021) có 408 bài viết; trong đó các chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục là 158 công bố với tỷ lệ khá cao 38,7%. Đây là một ấn phẩm phát hành theo tháng nhằm phổ biến nghiên cứu về các lĩnh vực tâm lý học, nghiên cứu thực nghiệm cũng như lý thuyết, các bài đánh giá trong cùng lĩnh vực được nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu. Bảng 12: Các chủ đề nghiên cứu về xu hướng lĩnh vực giáo dục từ năm 2017-2021 STT Tác giả/năm Chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 6 Trần Quốc Thành (2020); Ngôn ngữ và quá trình nhận thức (giao Phan Trọng Ngọ (2020)… tiếp với con; giao tiếp học sinh) 33 Lê Thị Huyền Trang và cộng Môi trường học đường và các rối loạn sự (2021), Bùi Thị Thu Huyền thời thơ ấu (gây hấn; bắt nạt; tái hòa và cs (2020), Nguyễn Thị Anh nhập cộng đồng trong trường giáo Thư và cs (2020), Bùi Thị Thu dưỡng; bạo lực học đường; quấy rối tình Huyền (2020), Nguyễn Thị dục học đường; hành vi lệch chuẩn; khó Nhân Ái và cs (2019), Trần khăn tâm lý; mối quan hệ bạn thân khác Văn Công (2018); Lê Thanh giới; lạm dụng chất gây nghiện) Hà (2021), Nguyễn Phương Hồng Ngọc và cs (2017); Phan Thị Định (2021), Nguyễn Văn Tường (2019); Nguyễn Thị Hoa và cộng sự (2020), Phạm Minh Thu (2017); Lê Thị Lâm (2020); Vũ Thị Ngọc Tú 149
- (2020); Trương Quang Lâm và cs (2020); Lê Thị Ngọc Thúy và cs (2020); Đỗ Ngọc Khanh và cs (2019)… Nguyễn Thị Hoa (2021), Phạm Nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan 8 Minh Thu (2020), Trần Thành (mối quan hệ cha mẹ và con cái; phong Nam (2017); Mai Văn Hải cách làm cha mẹ Baumrind; lo lắng trong (2021); Lê Thị Thu Hiền giáo dục con; stress cha mẹ có con rối (2021); Nguyễn Thị Mai loạn phổ tự kỉ; quan niệm về con và cha Hương (2021); Lê Văn Hảo mẹ tốt; môi trường gia đình của người (2020); Trịnh Viết Then học; căng thẳng giáo viên) (2017);… 7 Phạm Thu Hằng (2021); Phan Học tập và công nghệ (học tập nhóm; tri Trọng Ngọ và cộng sự (2020); thức trong học tập; bồi dưỡng năng lực Từ Văn Đức (2020); Nguyễn dạy học; năng lực giải quyết vấn đề) Công Khanh (2020); Lê Thị Thanh Hương (2019)… 51 Đào Thị Diệu Linh và cộng sự Tâm lý học trong trường học (hạnh phúc (2021); Nguyễn Thành Đức người học; phẩm chất đạo đức và năng (2021); Trần Thị Lệ Thu và cs lực nghề nghiệp; giá trị sống; cảm xúc (2020), Trần Thị Cẩm Tú tiêu cực; căng thẳng và trầm cảm; tình (2020); Đỗ Thị Lệ Hằng và cs huống sư phạm; cảm xúc dương tính cho (2020); Hoàng Thị Quỳnh Lan học sinh; sức khỏe tinh thần của học (2020); Nguyễn Thị Thanh sinh; thích ứng tâm lý và xã hội của học mai (2019); Nguyễn Thị Kim sinh) Chung (2020); Nguyễn Minh Trang và cs (2019); Lê Văn Hảo và cs (2018); Nguyễn Minh Hằng và cs (2017) 6 Phan Trọng Ngọ và cs (2020); Trí tuệ và sự sáng tạo (trí tuệ xã hội; trí Phan Thị Mai Hương (2019), tuệ cảm xúc) Đào Minh Đức (2018) 10 Nguyễn Phúc Lộc (2021), Tạ Động cơ trong lớp học (động cơ học tập; Quang Đàm (2019), Đinh Thị lòng tự trọng; lười biếng xã hội trong học 150
- Kim Thoa (2018); Lưu Song tập; sự kiên trì và kiểm soát) Hà và cs (2020); Trương Thị Khánh Hà (2019); Nguyễn Thị Phương Hoa (2019); Nguyễn Văn Lượt và cs (2017) 0 Quan điểm dạy học 5 Trương Thị Khánh Hà (2021); Đánh giá và lượng giá (đố kỵ và thang Cao Phương Thao và cs đo BeMas; thang đo Từ chối học đường; (2020); Đặng Hoàng Ngân Thích ứng thang đo Cảm nhận hạnh phúc (2017)… tâm lý của Carol Ryff) 9 Nguyễn Thị Anh Thư và cộng Sự khác biệt cá nhân trong học tập (bản sự (2021); Phan Trọng Ngọ và sắc người học; cái Tôi; nhu cầu tự lập; cs (2019); Thạch Thị Hồng quản trị bản thân; tự khẳng định bản Mơ (2017); Nguyễn Thị Huệ thân) và cs (2017); Nguyễn Thị Phương Hoa (2018)… 23 Nguyễn Thị Hương (2020); Hà Chủ đề khác (quản trị trường học; thích Mỹ Hạnh (2020); Lâm Thanh ứng việc làm sinh viên; hình ảnh giáo Bình (2020)… viên tốt) Nguồn: Tổng hợp các nghiên cứu từ Tạp chí Tâm lý học trong 05 năm (01/2017 – 07/2021) Từ kết quả tổng hợp các nghiên cứu cập nhật về xu hướng tâm lý trong đổi mới giáo dục hiện nay sẽ góp phần hình thành ý tưởng nghiên cứu mới về lĩnh vực này; cũng như thúc đẩy phát triển các xu hướng nghiên cứu tâm lý trong giáo dục. Cụ thể, trong các chủ đề tâm lý được nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực giáo dục công bố trên Tạp chí Tâm lý học thì chủ đề tâm lý học trong trường học chiếm tỷ lệ cao nhất; tiếp đến chủ đề môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; các chủ đề khác; động cơ trong lớp học; sự khác biệt cá nhân trong học tập… và thấp nhất là quan điểm dạy học; đánh giá và lượng giá các vấn đề liên quan tâm lý giáo dục. 3.3. Thách thức nghiên cứu lĩnh vực tâm lý trong đổi mới giáo dục ở Việt Nam Chương trình Nghị sự 2030 về Phát triển Bền vững đã cung cấp nhiều chỉ dẫn và hướng dẫn cần thiết về xu hướng đổi mới giáo dục. Cụ thể, Ủy ban Quốc tế về Tương lai của Giáo dục — được UNESCO thành lập vào năm 2019 và bao gồm các 151
- nhà lãnh đạo tư tưởng từ các thế giới học thuật, khoa học, chính phủ, kinh doanh và giáo dục — trình bày chín ý tưởng cho các hành động cụ thể hôm nay sẽ thúc đẩy giáo dục tương lai, bao gồm cam kết tăng cường giáo dục như một lợi ích chung; quyền được giáo dục; coi trọng nghề dạy học và cộng tác của giáo viên; thúc đẩy tham gia và quyền của học sinh, thanh thiếu niên và trẻ em; bảo vệ không gian xã hội bởi trường học; công nghệ mã nguồn mở và miễn phí cho giáo viên, học sinh; đảm bảo kiến thức khoa học trong chương trình giảng dạy; bảo vệ nguồn tài chính trong và ngoài nước cho giáo dục công; chấm dứt bất bình đẳng trong giáo dục (UNESCO, 2020). Và trong bối cảnh xu hướng đổi mới giáo dục nói chung; lĩnh vực tâm lý trong giáo dục nói riêng cũng không ngừng được đổi mới, cập nhật, bắt kịp xu hướng phát triển với sự đa dạng về các chủ đề nghiên cứu. Đặc biệt, tâm lý giáo dục đã chứng kiến sự phát triển nhanh chóng như một ngành học thuật, phần nào được thể hiện qua các Hội nghị, ấn phẩm sách, tạp chí chuyên ngành và mở rộng trong nước hiện nay. Tổng hợp phân tích các xu hướng chủ đề tâm lý trong năm năm gần đây trên Tạp chí Tâm lý học đã cho thấy những chủ đề xu hướng như tâm lý học trong giáo dục; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; động cơ trong lớp học và các chủ đề khác được đề cập như năng lực học tập, khó khăn nghề nghiệp, khó khăn xã hội, nhận dạng công dân, năng lực sáng tạo, lòng trắc ẩn, căng thẳng tâm lý, rối nhiễu… Tuy nhiên, bên cạnh những chủ đề xu hướng vẫn cho thấy hạn chế trong tiếp cận tâm lý về lĩnh vực giáo dục ở các chủ đề trí tuệ và sáng tạo; ngôn ngữ và quá trình nhận thức; đặc biệt chưa có nghiên cứu nào đề cập đến quan điểm dạy học. Biểu đồ 3.1. Xu hướng chủ đề tâm lý được nghiên cứu trên Tạp chí Tâm lí học (Ghi chú: Cỡ chữ càng lớn là xu hướng tâm lý trong giáo dục được nghiên cứu nhiều) Nguồn: Tổng hợp trên Tạp chí Tâm lý học (từ tháng 01/2017-07/2021) 152
- Bên cạnh đó, thông qua phân tích hai nguồn ấn phẩm tin cậy trong năm năm gần nhất của Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học thuộc Viện Viện Tâm lý, Viện Hàn Lâm Khoa học Xã hội Việt Nam với tổng 961 bài viết; trong đó chủ đề nghiên cứu về tâm lý giáo dục 225 bài viết với tỷ lệ khá cao 23,4%. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự đa dạng về xác du hướng thuộc lĩnh vực tâm lý giáo dục được thực hiện trên nhiều quốc gia khác nhau. Bên cạnh đó, bài viết cũng tập trung một số nghiên cứu cập nhất được thể hiện thông qua mười chủ đề xu hướng về tâm lý giáo dục nhằm khẳng định thêm cho các xu hướng nghiên cứu hiện nay. Tuy nhiên, các xu hướng nghiên cứu về các chủ đề tâm lý trong giáo dục cũng cho thấy hạn chế tập trung chủ yếu vào chủ đề tâm lý trong học đường; môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; động cơ học tập… mà ít đề cập hơn đến quan điểm người dạy và người học; học tập và công nghệ. Biểu 3.2: So sánh chủ đề tâm lý giáo dục được nghiên cứu trong 05 năm (2017-2021) Nguồn: Dữ liệu từ tổng hợp nghiên cứu của InPACT và Tạp chí Tâm lý học Cụ thể, biểu đồ 3.2 cho hấy sự tương đồng và chênh lệch đáng kể giữa các xu hướng nghiên cứu được quan tâm trong năm năm gần nhất. Cụ thể, Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học Việt Nam đều nhấn mạnh sự quan tâm đến các chủ đề về tâm lý học trong học đường khi chiếm tỷ lệ cao nhất song có sự chênh lệch đáng kể về môi trường học đường và các rối loạn thời thơ ấu; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; ngôn ngữ và quá trình nhận thức; học tập và công nghệ; quan điểm dạy và đánh giá, lượng giá… Đặc biệt, về khía cạnh quan điểm dạy học; các nghiên cứu được thể hiện trên tạp chí Tâm lí học vẫn đang còn rất hạn 153
- chế; bên cạnh đó, nghiên cứu học tập và công nghệ cũng chưa được tập trung nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý về giáo dục ở Việt Nam. Trong xu hướng đổi mới giáo dục, một trong những mục tiêu giáo dục quan trọng ngày nay là giúp người học hiểu rõ hơn về cách thức hoạt động của công nghệ cũng như những tác động xã hội và tâm lý. Bởi vậy, đây cũng là thách thức trong nghiên cứu xu hướng về học tập, công nghệ được thể hiện trong tâm lý giáo dục hiện nay và cần có những nghiên cứu, đóng góp về những chủ đề xu hướng trong lĩnh vực tâm lý nói chung; ấn phẩm tạp chí Tâm lý học nói riêng. 4. Kết luận Phát triển giáo dục đã kéo theo những xu hướng tương lai trong giáo dục như sự hiện diện của trí tuệ nhân tạo, tính linh hoạt trong chương trình giảng dạy và số hóa môi trường giáo dục. Cụ thể hơn, sự chuyển đổi kỹ thuật số của nền kinh tế và xã hội toàn cầu đang làm gia tăng sự phức tạp của thế giới hiện đại, cũng như tốc độ thay đổi, do sự kết nối ngày càng tăng và sự gia tăng số lượng cá nhân được giáo dục tốt hơn trên toàn thế giới. Sự phức tạp và tốc độ thay đổi đã cho thấy sự cấp thiết trong việc việc kết nối giáo dục với các xu hướng định hình thế giới (OECD, 2019). Nằm trong xu hướng đổi mới giáo dục, các chủ đề tâm lý liên quan cũng không ngừng được đổi mới, cập nhật và đạt được nhiều thành tựu khi nghiên cứu về các chủ đề giáo dục. Đặc biệt; trong mười xu hướng tâm lý giáo dục đã phần nào cho thấy sự đa dạng về các chủ đề nghiên cứu hiện nay. Nếu như xu hướng cập nhật các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục được các nghiên cứu quốc tế tập trung nhiều nhất là tâm lý học trong trường học; nuôi dạy con cái và các vấn đề liên quan; động cơ lớp học; học tập và công nghệ; ngôn ngư và quá trình nhận thức; đánh giá và lượng giá thì các nhà nghiên cứu ở Việt Nam tập trung chủ yếu vào tâm lý học trong trường học; môi trường học đường và cá rối loạn thời thơ ấu; động cơ học tập; sự khác biệt cá nhân trong học tập… Kết quả nghiên cứu cũng cho thấy sự khác biệt giữa các chủ đề nghiên cứu tâm lý trong xu hướng đổi mới giáo dục hiện nay khi ngoài chủ đề được trong và ngoài nước quan tâm nhất là tâm lý học trong trường học thì có sự chênh lệch đáng kể ở chín chủ đề còn lại. Tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện thông qua cập nhật các chủ đề tâm lý thuộc lĩnh vực giáo dục được xuất bản trong Hội nghị Tâm lý học ứng dụng và xu hướng (InPACT) và Tạp chí Tâm lý học Việt Nam còn cho thấy những thách thức về nghiên cứu về tâm lý trong đổi mới giáo dục hiện nay. Nếu như các xu hướng trên thế giới tập trung cả ở mười xu hướng thì các nghiên cứu ở Việt Nam vẫn còn những xu hướng chưa được nghiên cứu nhiều như học tập và công nghệ; trí tuệ và sự sáng tạo; đánh giá và lượng giá; đặc biệt hầu như chưa có nghiên cứu tâm lý nào đề cập đến 154
- quan điểm dạy học. Trong đổi mới giáo dục hiện nay; khi nền tảng học tập trực tuyến đang chiếm vị trí quan trọng và đổi mới trong học tập, ứng dụng công nghệ; làm rõ quan điểm dạy học rất cần có những nghiên cứu nhằm phục vụ quá trình dạy và học hiệu quả; bắt kịp xu hướng nghiên cứu quốc tế. Tóm lại, việc phân tích tổng quan các nghiên cứu không chỉ góp phần cập nhật xu hướng nghiên cứu trong những năm gần đây mà còn cho thấy những khoảng trống nghiên cứu trong và ngoài nước. Qua đó cho thấy, để nghiên cứu các chủ đề tâm lý trong đổi mới giáo dục Việt Nam trở thành một lĩnh vực hoạt động mang tính chuyên nghiệp với cơ sở khoa học vững chắc và bắt kịp yêu cầu của thời đại cần không ngừng được đẩy mạnh, khuyến khích nghiên cứu khoa học. Đặc biệt, trong thời gian tới, nghiên cứu tâm lý trong đổi mới giáo dục cần gắn với thực tiễn nhằm mang tính ứng dụng cao, đáp ứng yêu cầu tiến bộ của khoa học công nghệ và lấp đầy những khoảng trống về mặt lý thuyết, thực hành tâm lý giáo dục trong bối cảnh văn hóa Việt Nam. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Burbules, N. C., Fan, G., & Repp, P. (2020). Five trends of education and technology in a sustainable future. Geography and Sustainability, 1(2), 93-97. 2. Brennan, J. F., & Houde, K. A. (2017). History and systems of psychology. Cambridge University Press. 3. Da Silva, J. L., de Oliveira, W. A., Komatsu, A. V., Zequinão, M. A., Pereira, B. O., Caravita, S. C. S., ... & Silva, M. A. I. (2020). Associations between bullying and depression among students in school transition. Trends in psychology, 28(1), 72- 84. 4. De Santis, L., de Carvalho, T. R., de Lima Guerra, L. L., dos Santos Rocha, F., & Barham, E. J. (2020). Supporting Fathering: a Systematic Review of Parenting Programs that Promote Father Involvement Apoyando la paternidad: revisión sistemática de los programas parentales que promueven la. 5. De Alexandre, M. E. S., dos Santos Bezerra, V. A., & Do Bú, E. A. (2021). Representational structure of suicide by college students and its psychosocial brands. Trends in Psychology, 1-19. 6. Gomes, C. M. A., Amantes, A., & Jelihovschi, E. G. (2020). Applying the regression tree method to predict students’ science achievement. Trends in Psychology, 28(1), 99-117. 155
- 7. Hermosa-Bosano, C., & Keeley, J. W. (2021). Faculty and Students’ Perceptions of Excellent Teaching: A Study in Ecuador Using the Teacher Behavior Checklist. Trends in Psychology, 1-14. 8. Inácio, A.L.M., de Oliveira, K.L., dos Santos, A.A.A. et al. Reading Comprehension, School Performance, and Intellectual Styles in Public High School. Trends in Psychol. 28, 270–286 (2020). https://doi.org/10.9788/s43076-019-00005-2 9. Jurado, J. Q., Vásquez, N. M., Caicedo-Velasquez, B., Zuluaga, N. C., & Espelage, D. L. (2021). Correction to: Association Between School Bullying, Suicidal Ideation, and Eating Disorders Among School-Aged Children from Antioquia, Colombia. Trends in Psychology, 1-1. 10. Kulka, T., Padilha, M. D. G. S., & Antunes, M. C. (2020). Effects of domestic violence against women on their children. Trends in psychology, 28(2), 287-301. 11. Maia, A. C. B., & Vilaça, T. (2020). Teachers’ conceptions about the sexuality of students with disabilities: effects of teacher training. Trends in Psychology, 28(1), 118-132. 12. Mocanu, L., & Spanache, A. I. (2021). Self-Esteem. New Trends in Psychology, 3(1). 13. Mocanu, L., & Clima, C. E. (2021). Emotional Intelligence. New Trends in Psychology, 3(1). 14. Munteanu, V. B. M. (2021). Motivation in the Educational Environment. New Trends in Psychology, 3(1). 15. OECD, 2019. Trends shaping education 2019. OECD Publishing, Paris doi: 10.1787/trends_edu-2019-en (accessed 25 January 2020). 16. Pracana, C., & Wang, M. (2021). International Psychological Applications Conference and Trends (InPACT) 2021 (Published in Lisbon, Portugal, by W.I.A.R.S, 24 to 26 of April, 2021). 17. Pracana, C., & Wang, M. (2020). International Psychological Applications Conference and Trends (InPACT) 2021 (Published in Lisbon, Portugal, by inScience Press, 2020). 18. Pracana, C., & Wang, M. (2019). Psychological Applications and Trends 2019. 19. Pracana, C., & Wang, M. (2018). Psychological Applications and Trends 2018. Published by InScience Press, Rua Tomas Ribeiro, Lisbon, Portugal. ISBN: 978-989- 99864-5-9. InScience Press. 20. Pracana, C., & Wang, M. (2017). International Psychological Applications Conference and Trends (InPACT) 2017 (Budapest, Hungary, April 29-May 1, 2017). Online Submission. 156
- 21. Sales, A. R. P., & Maciel, R. H. (2021). Knowledge and Practices in Psychology in the Social Context: the teaching perspective. Trends in Psychology, 1- 16. 22. UNESCO. (2020). Education in a Post-COVID World: Nine Ideas for Public Action International Commission on the Futures of Education. https://en.unesco.org/sites/default/files/education_in_a_post-covid_world- nine_ideas_for_public_action.pdf 23. William Anderson (Schoolworkhelper Editorial Team), "Educational Psychology: Trends and Evolution," in SchoolWorkHelper, 2019, https://schoolworkhelper.net/educational-psychology-trends-and-evolution/. 157
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Thực trạng và xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội nông thôn trong thời kỳ đổi mới hiện nay - Tô Duy Hợp
6 p | 255 | 23
-
CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN TRẢI NGHIỆM MUA SẮM GIẢI TRÍ
8 p | 132 | 19
-
Nghiên cứu khoa học " Tinh dầu thiên nhiên trên thị trường Cộng đồng châu âu "
6 p | 118 | 13
-
Nghiên cứu về gia đình và các lý thuyết tiếp cận
8 p | 461 | 12
-
Xu hướng thích ứng phong thủy về nhà ở của người Việt tại các đô thị mới ở Hà Nội hiện nay
11 p | 68 | 11
-
Định hướng nghiên cứu và đào tạo các lĩnh vực truyền thông mới ở Việt Nam
8 p | 91 | 10
-
Văn hóa sinh kế huyện đảo Lý Sơn những năm gần đây - hiện trạng những vấn đề liên quan và xu hướng
12 p | 38 | 7
-
Tiêu dùng văn hóa – một lĩnh vực cần nghiên cứu trong vấn đề quản lý văn hoá Việt Nam hiện nay
12 p | 103 | 6
-
Báo cáo 10 năm thực hiện Cương lĩnh 2011
196 p | 10 | 5
-
Tình hình và xu hướng nghiên cứu thuật ngữ tại Việt Nam từ đầu thế kỷ XX đến nay
9 p | 17 | 5
-
Giá trị quan trong công việc - khái niệm, kết cấu, ý nghĩa và triển vọng nghiên cứu
19 p | 63 | 4
-
Tổng thuật một số nghiên cứu về giáo dục STEM: Cơ hội và thách thức tại Việt Nam
13 p | 8 | 4
-
Công bố quốc tế trong khoa học xã hội và nhân văn: Những vấn đề đặt ra
3 p | 75 | 3
-
Tiếp cận tích hợp và tiếp cận liên môn trong lĩnh vực giáo dục
11 p | 71 | 3
-
Nhận diện các xu hướng biến đổi trong đời sống tôn giáo ở Tây Nguyên hiện nay
16 p | 98 | 3
-
Phân tích và dự báo các xu hướng nghiên cứu chính về lĩnh vực Thư viện số trên thế giới
10 p | 77 | 3
-
Xu hướng nghiên cứu về chủ đề quốc tế hoá chương trình đào tạo: một nghiên cứu trắc lượng
7 p | 16 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn