intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phụ nữ không nên hy sinh một cách mù quáng

Chia sẻ: Heo Meo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

117
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, khẳng định, mặc dù chỉ số phát triển giới của Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới, phụ nữ Việt Nam hiện vẫn phải chịu nhiều bất bình.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phụ nữ không nên hy sinh một cách mù quáng

  1. Phụ nữ không nên hy sinh " một cách mù quáng" Phó giáo sư, tiến sĩ Lê Thị Quý, Giám đốc Trung tâm nghiên cứu giới và phát triển, khẳng định, mặc dù chỉ số phát triển giới của Việt Nam ở mức trung bình so với thế giới, phụ nữ Việt Nam hiện vẫn phải chịu nhiều bất bình đẳng so với nam giới. Nhân ngày 8/3, Tiến sĩ Lê VnExpress có cuộc trò chuyện với bà. Thị Qúy. - Là một trong những người đầu tiên của Việt Ảnh: N.T. Nam nghiên cứu về giới, bà đánh giá thế nào về sự bình đẳng giới ở Việt Nam? - Liên Hợp Quốc hằng năm đều công bố chỉ số phát triển giới của các nước, trong đó có Việt Nam. Nhiều năm liền, Việt Nam luôn đứng ở hàng giữa, tức không phải là nước có sự bình đẳng giới tốt nhất hoặc kém nhất. Bình đẳng giới tùy thuộc vào nhiều
  2. yếu tố, chính sách của nhà nước, sự phát triển về kinh tế, nhận thức của người dân. Việt Nam đứng ở quãng giữa thì cũng là điều mừng vì đã vượt nhiều nước có nền kinh tế phát triển hơn. Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn, sự phát triển của kinh tế và tư duy thì Việt Nam còn rất nhiều vấn đề phải bàn liên quan đến bình đẳng giới. Bước vào đổi mới năm 1986, khi bắt đầu mở hướng nghiên cứu giới thì các nhà nghiên cứu mới nhận ra được điều này. - Lĩnh vực nào phụ nữ Việt Nam bị bất bình đẳng nhiều nhất, thưa bà? - Đó chính là sự phân công lao động bất hợp lý giữa nam và nữ. Theo thông báo chính thức của Ủy ban quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ, thời gian lao động của nữ giới thường cao hơn nam giới 3-4 tiếng mỗi ngày. Khoảng thời gian vượt trội này, chị em toàn làm việc không công như nội trợ, dọn dẹp nhà cửa, dạy dỗ con cái… Ở vùng nông thôn và miền núi, nơi dân trí thấp, phụ nữ dân tộc thiểu số còn phải làm việc quần quật từ 5h sáng đến 11-12h đêm. Ở một khía cạnh khác, nữ giới chiếm gần một nửa lực lượng lao động, nhưng số giữ vị trí lãnh đạo so với dân số và so với tiềm
  3. năng thực sự của chị em là rất thấp. Trong 64 tỉnh thành, hiếm thấy có phụ nữ làm chủ tịch UBND tỉnh hay bí thư tỉnh ủy. Ở các cấp thấp như huyện, xã, số nữ giới làm lãnh đạo cũng rất nhỏ nhoi. - Nhưng cũng có lý giải cho rằng, trên bình diện chung, khả năng của nữ thấp hơn so với nam? - Theo các nghiên cứu khoa học, khả năng của nam và nữ không khác gì nhau, thậm chí có trường hợp nữ giỏi hơn rất nhiều. Không thể nói là năng lực của phụ nữ kém hơn nam giới mà là điều kiện của họ tồi hơn rất nhiều. Chị em bị thiệt thòi ở giai đoạn mang thai, sinh con. Thời gian này ít cũng phải 10 năm khiến quá trình đào tạo của họ bị gián đoạn. Chỉ có người nào cố gắng hết sức mới theo kịp được nam giới cùng trang lứa, nếu không sẽ bị thụt lùi. Một thiệt thòi nữa là xã hội đang đẩy cho phụ nữ tất cả công việc nội trợ gia đình. Ngay khẩu hiệu của Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam "Phụ nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà" là rất sai. Tại sao không phải là "Nam nữ Việt Nam giỏi việc nước, đảm việc nhà"? Tại sao lại đẩy nam giới ra khỏi việc nhà trong khi thực tế rất cần bàn tay của họ? Khẩu hiệu ấy thể hiện sự bất
  4. bình đẳng rất lớn. Nếu phụ nữ phải làm tất cả công việc gia đình thì còn đâu thời gian học tập. Ở các nước như Thụy Điển còn có chính sách chồng chia sẻ việc nhà với vợ. Ở Áo, nam giới không làm việc nhà còn bị phạt. - Bà đánh giá thế nào về nạn bạo hành ở Việt Nam? - Chúng tôi vừa tiến hành cuộc điều tra bạo lực gia đình ở Hà Nội, Thái Bình, Phú Thọ, kết quả cho thấy đánh vợ hiện nay rất phổ biến. Đặc biệt, ở nông thôn, chồng đấm đá, tát vợ một cách bừa bãi. Thực sự, những vụ đánh vợ đến nỗi chết, gây thương tích được phản ánh trên báo chí thì không nhiều, nhưng đấm tát, xúc phạm nhân phẩm thì diễn ra thường xuyên, đến nỗi người ta coi là bình thường. Ở các nước có thống kê quốc gia về nạn bạo lực gia đình, nhưng Việt Nam chưa có vì mình cho là chuyện xấu. Chúng tôi đã đấu tranh, đưa vấn đề bạo lực gia đình ra ánh sáng và rất mừng là Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội đang chuẩn bị soạn thảo Luật phòng chống bạo lực gia đình. Đây không còn là vấn đề của riêng gia đình mà là của toàn xã hội. - Có ý kiến cho rằng một số phụ nữ đòi hỏi bình đẳng thái quá, gần như muốn chuyển đổi vai trò giữa hai giới?
  5. - Những người nhận xét phụ nữ đòi hỏi bình đẳng thái quá là không hiểu biết về giới. Thực tế nam nữ chưa bình đẳng, ngay cả Liên Hợp Quốc từng nhiều lần khẳng định hiện nay trên thế giới chưa nơi nào nữ giới đạt được sự bình đẳng. Trong hoàn cảnh như thế, việc đấu tranh đòi bình quyền là rất bình thường, không có gì thái quá. - Theo bà, phải làm thế nào để thay đổi quan niệm xã hội, để phụ nữ thực sự bình đẳng với nam giới? - Sự bất bình đẳng giới xuất phát từ trong xã hội phụ quyền, tồn tại hàng nghìn năm nay. Để thay đổi nó là cả quá trình lâu dài và khó khăn. Trước hết, phụ nữ phải được học hành để nhận thức đúng về giới. Khi chưa có luật pháp hỗ trợ thì ngay trong gia đình, chị em phải biết bố trí các thành viên khác cùng chia sẻ việc nhà, dành thời gian học hành, phấn đấu cho sự nghiệp. Phụ nữ không nên chấp nhận hy sinh một cách mù quáng. Bác Hồ đã nói giải phóng phụ nữ tức phụ nữ phải tự làm là chính, nam giới và chính quyền chỉ có thể hỗ trợ. Về mặt nhà nước, phải có chính sách và phải giám sát việc thực hiện chính sách đó nhằm tạo điều kiện cho phụ nữ phát huy hết khả năng của mình. Chúng tôi hay gọi là lồng ghép giới, tức là
  6. đưa vấn đề về giới vào trong chính sách và muốn thực hiện được phải có chương trình toàn quốc. Tôi muốn nói thêm, trong cách giáo dục con trẻ, người lớn phải có cách nhìn nhận đúng đắn về giới. Xã hội hiện vẫn cho rằng dạy trẻ nam hướng ngoại, trẻ nữ hướng nội là tốt nhất, hay bây giờ cứ ra ngõ gặp gái thì cho là xui xẻo… Tất cả cách nghĩ ấy, hành vi ấy thể hiện sự bất bình đẳng. Phụ nữ là người thày đầu tiên của con người, vừa đẻ ra họ đã bế, ru con và dạy con rồi, vậy tại sao lại không tôn trọng họ, lại cho rằng ra ngõ gặp gái là xui? - Là người đấu tranh đòi bình đẳng cho phụ nữ, vậy xin hỏi trong gia đình bà có sự bình đẳng? - Chồng tôi là Viện trưởng Viện nghiên cứu Thanh niên, là một chuyên gia nghiên cứu về xã hội học. Con trai tôi đang dạy xã hội học tại Phân viện Báo chí và tuyên truyền. Cả ba cùng nghề thành ra rất hiểu và tôn trọng lẫn nhau. Nếu ai có thiên hướng gì thì được giúp đỡ tối đa để phát huy hết khả năng. Nhân ngày 8/3, tôi chỉ có lời nhắn nhủ chị em hãy cố gắng có được sự ủng hộ của gia đình để tạo cho mình một không gian tự do và sáng tạo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2