Phụ nữ và bệnh tim mạch
lượt xem 5
download
Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm Nói đến bệnh gây tử vong ở phụ nữ, người ta thường nghĩ ngay đến ung thư vú, ung thư cổ tử cung… thế nhưng ngày nay hàng triệu phụ nữ đang bước vào thời kỳ mãn kinh lại thường mắc phải chứng bệnh mà tử thần ẩn nấp trong bóng tối - đó là bệnh mạch vành tim. Ngoài ra, theo thống kê người ta thấy độ tuổi mắc những bệnh động mạch vành ở phụ nữ thường xuất hiện trễ so với nam...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phụ nữ và bệnh tim mạch
- Phụ nữ và bệnh tim mạch Phụ nữ trên 50 tuổi có nguy cơ mắc phải các bệnh nguy hiểm Nói đến bệnh gây tử vong ở phụ nữ, người ta thường nghĩ ngay đến ung thư vú, ung thư cổ tử cung… thế nhưng ngày nay hàng triệu phụ nữ đang bước vào thời kỳ mãn kinh lại thường mắc phải chứng bệnh mà tử thần ẩn nấp trong bóng tối - đó là bệnh mạch vành tim. Ngoài ra, theo thống kê người ta thấy độ tuổi mắc những bệnh động mạch vành ở phụ nữ thường xuất hiện trễ so với nam giới khoảng 10 năm. Trong suốt quãng đời, bệnh mạch vành trở thành một tác nhân nguy hiểm đến tính mạng. Căn bệnh này đã trở thành một tác nhân dẫn đầu gây nên cái chết của hàng triệu phụ nữ mỗi năm trên thế giới, cao hơn so với con số của chứng đột quỵ (stroke), ung thư phổi và ung thư vú cộng lại. Tuy vậy, theo một cuộc thăm dò cho thấy hơn 75% số phụ nữ thường không biết rằng bệnh tim mới chính là mối đe dọa lớn nhất của họ. Họ thường lo sợ về căn bệnh ung thư vú hơn. BS. Vicki Seltzer, từng là giám đốc Trường sản phụ khoa American College ở Mỹ đã phát biểu: “Phụ nữ lẽ ra nên quan tâm nhiều hơn về các căn bệnh tim mạch”. Như vậy phụ nữ chúng ta nên làm gì? Cần phát hiện sớm các triệu chứng
- Một phụ nữ 58 tuổi, cảm thấy mệt mỏi tận xương tủy. Bà còn cảm giác ngứa ngáy như kiến bò ở các ngón tay và ngón chân một cách dai dẳng. Sau đó cơn đau xuất hiện, nó đau ruột lâm râm như chứng khó tiêu, nhưng tệ hơn. Là phụ nữ khỏe mạnh, cao và hơi nặng cân, bà đã quyết định đến bác sĩ khám. Bà nói: “Tôi muốn được khám tim. Có cái gì đó rất buồn cười...”. Bác sĩ cho biết không có gì xấu cả. Tuy nhiên chỉ số cholesterol có cao. Ông ấy không đo điện tâm đồ hay làm xét nghiệm gì khác hơn. Thay vào đó, ông ta khuyên bà nên dùng các thức ăn tốt cho sức khỏe. Mặc dù bà đã thắng lợi trên đường công danh nhưng bà đã nhập viện sau đó vì không thể đi đứng gì được. Một động mạch tim của bà đã bị nghẽn, nhánh còn lại thì 90% đã bị bít. Để tránh xảy ra cơn nhồi máu cơ tim, bác sĩ quyết định mổ gấp. Do đã nghi ngờ có bệnh tim mạch từ trước nên việc xử lý cho bà cũng được dễ dàng. Theo cuộc điều tra vào năm 1998, chỉ có 28% phụ nữ Mỹ biết có những triệu chứng tim mạch mà phụ nữ thường gặp hơn so với nam giới. Những triệu chứng về tim mạch ở phụ nữ thường nhẹ nhàng hơn so với cơn đau thắt ngực ở nam giới: các bà thường cảm thấy buồn nôn, mệt mỏi hay nghẹt thở. Thỉnh thoảng một số ít người mới cảm thấy hơi khó thở ở ngực hoặc đau lói ở lưng hay ở hàm. Họ có thể cũng đau ở phần bụng, làm cho dễ lầm lẫn với cái đau do bệnh lý tiêu hóa. Cũng có thể họ chẳng thấy đau gì cả. Một nghiên cứu đã cho thấy ở những
- phụ nữ không có tiền sử về bệnh tim, thì hết 45% cơn đau tim xảy ra không báo trước. Cẩn thận, bác sĩ cũng có thể chẩn đoán lầm những bệnh tim Một chiều nọ, một bà ở tuổi 40 cảm thấy không được khỏe. Cánh tay trái của bà cảm thấy như bị tê cóng, và có cảm giác như kiến bò suốt từ các ngón tay lên đến bả vai. Cảm giác đau điếng xuất hiện ở bên ngực trái. Chồng bà đề nghị nên đi khám bác sĩ tim mạch nhưng bà cho là ngớ ngẩn. Vì bà cho rằng mình gầy ốm, 47 ký, cao 1,7 m và chỉ mới cuối tuổi 40. Bà ta đã không hút thuốc lá, gia đình không có tiền căn về bệnh tim. Bà rất thích ăn món bit tết, sườn non, và cholesterol của bà ở mức cao nhất là 235 mg/dl máu trong nhiều năm nay. Nhưng bác sĩ nói bà không có gì phải lo lắng. Ngày hôm sau cơn đau vẫn còn tiếp diễn, nên bà đi đến bác sĩ. Ông ấy đo điện tâm đồ, kết quả bình thường. Sau đó ông khám tổng quát và kết luận đau đó do nhiễm virus. Trên đường về, bà nghĩ ông bác sĩ chắc là đoán sai, nhưng nếu ông ấy đúng thì sao… Sáng sớm hôm sau, bà thức dậy với triệu chứng đau như búa bổ ở ngực, chóng mặt và toát mồ hôi. Chồng bà đã chở vào bệnh viện, trên đường phải dừng lại nhiều lần để bà ói. Người bác sĩ đầu tiên khám đã phát hiện điều bất ổn. Tới khi người bác sĩ thứ hai đã chẩn đoán là một bệnh tim - đã là 38 giờ kể từ khi những triệu chứng bắt đầu, khiến 10% tế bào tim đã bị hoại tử.
- Bà ta đã may mắn thoát chết nhờ được cứu chữa tích cực. Sự nguy hiểm về bệnh tim của bà đã được chận lại và bà đang sống tích cực. Nhưng bà vẫn còn tức giận vị bác sĩ đầu tiên khám cho bà “đáng lẽ ra ông ấy nên khuyên tôi nhập viện”. Bệnh lý tim mạch ở phụ nữ rất dễ chẩn đoán sai. Một thống kê ở Mỹ, cho thấy 88% các bác sĩ tuyến đầu không biết rằng các dấu hiệu và triệu chứng bệnh tim ở phụ nữ có thể khác so với ở nam giới. Ngay cả ở trong bệnh viện, ở khoa tim mạch trong giai đoạn đầu, các bác sĩ phải tốn nhiều thời gian chẩn đoán cho phụ nữ hơn. Một bác sĩ giám đốc Bệnh viện Tim ở nam California, chứng kiến một người đàn ông khoảng giữa độ tuổi 40 và một phụ nữ khoảng cuối độ tuổi 60, cùng đến bệnh viện khoa tim mạch, và người đàn ông nói “tim”, và mọi người đều chăm chú vào bệnh tim của ông ta. Trong khi người phụ nữ chỉ nói “tôi bị bệnh” và như thế không làm cho ai quan tâm đến gì cả. Khi kết quả điện tâm đồ đưa ra thì một vị bác sĩ vì lý do kỹ thuật đã làm lộn chúng nhưng không có sai sót nào. Cuối cùng người đàn ông bị khó tiêu còn người phụ nữ thì bị nhồi máu cơ tim! Cấp cứu bệnh tim như thế nào? Nữ bệnh nhân thứ nhất đã để trễ 1 ngày. Bệnh nhân thứ hai, một phụ nữ 40 tuổi, nghiện thuốc lá nặng và cholesterol cao, đã để trễ 2 tuần. Sau khi làm việc trong ngành vi tính với áp lực công việc cao chưa được 1 năm, bà bắt đầu thấy đau ngực. Sau đó độ 10 ngày, cơn đau bắt đầu lan lên trên cằm. Cơn đau ngực có cảm giác như tim bị nhói thắt lại, còn cằm thì đau như có luồng điện. Cơn đau làm bà
- thức dậy vào ban đêm. Ban đầu cơn đau không kéo dài lâu, và sau đó bà có thể ngủ lại. Rồi một đêm bà thấy ngực vô cùng thắt đau. Trên đường đến bệnh viện, tim bà đã hai lần ngưng đột ngột. Người ta phải làm sốc điện tim cho bà. Bác sĩ phát hiện hai động mạch vành bị nghẽn, bà phải trải qua giải phẫu và suýt mất mạng. Phụ nữ thường coi thường những cơn đau và không để ý chúng. BS. Marianne Legato, Bệnh viện Columbia University ở New York nói: “Tôi có những bệnh nhân bệnh tim thường cố gắng dọn dẹp nhà cửa và sắp xếp ngăn nắp rồi mới đi đến bệnh viện để khám bệnh”. Có thể là do phụ nữ muốn đến bệnh viện sau đàn ông. Phụ nữ bệnh tim mạch thường không dễ dàng chịu uống những loại thuốc uống ngay sau khi có triệu chứng tim mạch. Điều đó có thể giải thích vì sao phụ nữ mắc bệnh tim mạch thường dễ chết hơn nam giới. Khoảng 44% phụ nữ chết vì bệnh tim trong khi chỉ có 27% là đàn ông. Những lý do khác khiến gia tăng tỷ lệ tử vong ở phụ nữ bệnh tim mạch? Phụ nữ ít chịu làm xét nghiệm tim mạch, loại test mà người ta sẽ tiêm chất màu vào một ống dẫn nối vào các mạch tim cho phép bác sĩ quan sát được những vùng bị tắc nghẽn. Phụ nữ cũng ít khi chịu điều trị tấn công bằng phẫu thuật.
- Sự khác biệt trong cách điều trị có thể xuất phát từ sự miễn cưỡng của những bác sĩ đối với những vấn đề nữ bệnh nhân tim - thường là già và yếu đuối hơn những bệnh nhân nam. Hãy bắt đầu phòng ngừa từ sớm. Một bài học bao trùm lên tất cả. Đề phòng tai biến tim mạch - ngay từ khi mới bước vào tuổi trung niên - là việc làm quan trọng nhất mà phụ nữ có thể làm. Gần 2/3 phụ nữ chết bất ngờ do tai biến tim mạch không hề có một triệu chứng gì báo trước cả. Tạp chí New England Journal of Medicine cho biết số phụ nữ trẻ tuổi nhập viện vì lý do bệnh lý tim mạch thường tử vong cao hơn so với nam giới. Do đó phòng ngừa là thiết yếu. Các bước cần phải làm như sau: Hãy sống lành mạnh: Không hút thuốc, giữ ổn định thể trọng bình thường, dùng thực phẩm ít béo, dùng nhiều loại rau quả tươi, tập thể dục thường xuyên. Theo dõi huyết áp và cholesterol: Ở phụ nữ, chỉ số HDL cholesterol “lý tưởng” rất quan trọng. Bạn có thể bị nguy hiểm nếu chúng quá thấp (dưới 35 mg/dl) mặc dù chỉ số cholesterol tổng quát vẫn ở mức trung bình.
- Ngoài ra cũng cần theo dõi chỉ số triglycerid. Chỉ số này cao cũng trở nên rất nguy hiểm. Chỉ số này trên 200 thì thật tệ hại. Cảnh báo: Nhắc nhở bác sĩ của bạn một cách thường xuyên nếu gia đình có tiền sử của bệnh tim mạch. Và cẩn trọng trong các trường hợp như tiểu đường, huyết áp cao vì có thể làm cho bệnh tim trở nên nặng hơn, đặc biệt là phụ nữ. Những nguy cơ bệnh tim mạch đối với người phụ nữ bệnh tiểu đường thì 3,7 lần cao hơn những phụ nữ khác. Báo cho bác sĩ biết nếu đang dùng liệu pháp hormon thay thế. Bác sĩ sẽ cân nhắc việc phối hợp điều trị tim mạch trong giai đoạn có sử dụng điều trị bằng hormon. BS. HOÀNG PHƯỚC BS. VĨNH PHÚ (Theo Meredith Wadman)
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Phòng và chống bệnh tim mạch
5 p | 155 | 24
-
Phụ nữ và bệnh tim mạch
6 p | 202 | 23
-
Ngăn chặn nguy cơ mắc bệnh tim mạch
5 p | 130 | 21
-
Cà chua làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch
3 p | 116 | 21
-
Đồng thuận của các chuyên gia về thuốc chẹn Bêta trong bệnh tim mạch và nội khoa - Hội tim mạch Quốc gia Việt Nam
44 p | 108 | 15
-
Giải pháp giảm nỗi lo bệnh tim mạch cho nữ giới
6 p | 103 | 12
-
Phụ nữ và bệnh tim mạch Nhiều người nghĩ rằng bệnh tim mạch cơ bản là
6 p | 106 | 11
-
Những sai lầm làm gia tăng bệnh tim mạch ở phụ nữ
9 p | 126 | 8
-
Phụ nữ và bệnh van tim
11 p | 92 | 8
-
Bài giảng Bệnh tim mạch ở phụ nữ - TS. BS. Trịnh Việt Hà
63 p | 33 | 8
-
Phụ nữ và bệnh tim mạch
14 p | 70 | 5
-
Bệnh tim mạch có được mang thai
10 p | 70 | 4
-
Bệnh tim mạch và thai sản
6 p | 72 | 4
-
Bệnh tim mạch có được mang thai?
3 p | 91 | 4
-
Phụ nữ cũng dễ đau tim
5 p | 52 | 2
-
Estrogen và bệnh tim mạch
6 p | 35 | 2
-
Hướng dẫn dự phòng bệnh tim mạch ở phụ nữ dựa vào hiệu quả: Cập nhật năm 2011 của Hội Tim Hoa Kỳ (AHA)
4 p | 34 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn