intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha mẹ và con

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

83
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo tài liệu 'phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: chương trình cha mẹ và con', y tế - sức khoẻ, sức khỏe trẻ em phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha mẹ và con

  1. Phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính: Chương trình cha mẹ và con Các chương trình phục hồi sớm cho trẻ khiếm thính do thần kinh giác quan rất quan trọng. Chúng thường trực tiếp hướng đến cha mẹ cũng như con của họ. Hầu hết thời gian của trẻ nhỏ là ở với gia đình và trong môi trường này, trẻ em học giao tiếp tốt nhất. Khi giao tiếp hiệu quả, nhìn chung trẻ em sẽ có ít hoặc không có khó khăn để có kỹ năng xã hội và kỹ năng giáo dục cơ bản giúp cho trẻ phát triển tốt. Trẻ em học ngôn ngữ nói hoặc ra dấu dễ dàng nhất trong 2, 3 năm đầu đời. Vì thế, lý tưởng nhất là việc đánh giá chẩn đoán và điều trị hướng đến mục đích phát triển kỹ năng giao tiếp có hiệu quả cần được bắt đầu khi trẻ được vài tháng tuổi. Các chương trình phục hồi sớm đẩy mạnh việc sử dụng ngôn ngữ tín hiệu hoặc ngôn ngữ nói hoặc cả hai.
  2. Việc phát triển ngôn ngữ bắt đầu qua những hoạt động có ý nghĩa từ những tháng đầu đời của trẻ Tuy nhiên, nhiều quốc gia chưa có chương trình can thiệp nghe - nói. Điều này làm chúng tôi lấy làm tiếc, bởi vì việc sử dụng công nghệ hiện đại, đặc biệt là các lọai máy nghe mới hiện nay và việc cấy điện ốc tai có thể giúp cho số đông trẻ khiếm thính đạt được ngôn ngữ nói trôi chảy và thành thạo. Vì lý do này chúng tôi sẽ mô tả nội dung trong một chương trình nghe nói điển hình của can thiệp sớm. Chương trình cha mẹ và con Cả gia đình, ba mẹ và con của họ (bị khiếm thính), một tuần cần được học thêm 1 - 2 tiếng trong những khóa điều trị nghe nói. Trong những khóa này giáo viên sẽ hướng dẫn các kỹ thuật để kích thích nghe, nói và phát triển ngôn ngữ. Cha mẹ sẽ thực hiện
  3. và củng cố thêm những điều đã học vào các ngày còn lại trong tuần. Trẻ em luôn tìm kiếm ý nghĩa và đó chính là động lực cho sự có được ngôn ngữ khi chúng còn rất trẻ. Sau đó, nói và ngôn ngữ đuợc phát triển hiệu quả nhất trong môi trường sống tự nhiên của trẻ. Bởi vậy, chương trình cha mẹ và con tiến hành tốt nhất trong một môi trường giống như ở nhà bao gồm một căn hộ có phòng tiếp khách, phòng ngủ, nhà bếp, nhà tắm… và đầy đủ đồ đạc trong phòng. Nếu không trang bị được như vậy thì khóa học nên tổ chức tại nhà hoặc nơi tương tự như nhà ở. Thường một chương trình nghe nói chủ trương đưa trẻ khiếm thính vào học chung ở nhà trẻ dành cho trẻ nghe bình thường. Mục đích của việc này là tăng kinh nghiệm học hỏi bằng cách tiếp xúc với trẻ nghe bình thường. “Chương trình cha mẹ và con” có kế hoạch và nội dung luyện tập được lập ra cho từng trẻ và cùng lúc trẻ vẫn tham gia đi nhà trẻ bình thường. Giao tiếp giữa cha mẹ và con là sự kiện ngẫu nhiên với trẻ nghe bình thường, nhưng đối với trẻ khiếm thính sẽ phải cân nhắc kỹ. Cha mẹ (hoặc người trông trẻ) là những người tham gia quan trọng nhất trong chương trình cha mẹ và con. Việc để hết tâm trí của họ vào đưa trẻ có thể là việc ưu tiên số một trong suốt 3 năm đầu đời của trẻ... Cha mẹ và những người trông trẻ phải như những thầy cô giáo tăng cường và củng cố các phương pháp điều trị đã được hướng dẫn. Phần đầu của “chương trình cha mẹ và con”, cha mẹ sẽ học về nghe và khiếm thính. Nhờ vậy, nhiều cha mẹ biết được mức nghe của con mình, và có thể phát hiện những tiến bộ rất nhỏ về nghe thường qua những biểu hiện của con.
  4. Nội dung của một chương trình có hiệu quả bao gồm tư vấn, các dịch vụ giáo dục liên tục, các đánh giá thính học định kỳ và hàng ngày, và các tư vấn điều trị thích hợp về tai, tâm thần và nghề nghiệp. Những lưu ý Trong việc đánh giá hiệu quả của chương trình, cần quan tâm những yếu tố sau đây: triết lý và mục tiêu của chương trình; ích lợi có được từ tư vấn về tai, tâm lý và những vấn đề khác; quy trình hoặc chương trình cho việc đánh giá thính học bao gồm bảo dưỡng và lắp đặt máy nghe; đo nhĩ lượng và đo thính lực mỗi 6 tháng/lần; giáo dục chuyên môn về nghe, nói ngôn ngữ, và sự phát triển mọi mặt của trẻ; đánh giá sự tiến bộ đạt được về nói và ngôn ngữ của trẻ (thích hợp là mỗi 6 tháng); cuối cùng là đánh giá khả năng nói và ngôn ngữ của những trẻ này, đặc biệt đối với trẻ khiếm thính nặng. Cần phải nhấn mạnh là việc xác định sớm, hỗ trợ nghe sớm và tập luyện sớm qua “chương trình ba mẹ và con” là lợi điểm của tất cả các phương pháp giáo dục trẻ khiếm thính. Trẻ khiếm thính thường tham gia chương trình sớm nhất khoảng 3 tháng tuổi và nhất thiết phải tiến hành trước khi trẻ 3 tuổi. Trong các chương trình này, cha mẹ được nhìn nhận là tác nhân chính của việc phục hồi vì họ luôn gần gũi với con của họ trong lúc chúng thức. Họ học cách để chỉnh máy nghe, ốc tai điện tử sao cho con họ nghe tốt nhất và sử dụng như thế nào tốt nhất để phát triển kỹ năng giao tiếp tại nhà với mọi người trong gia đình, cách chăm sóc những dụng cụ này ra sao và đánh giá sự tiến bộ của con họ như thế nào.
  5. Thường chương trình nghe nói chấp nhận trẻ từ vài tháng tuổi và tiếp tục theo dõi sự tiến bộ của trẻ và cung cấp cho gia đình những dịch vụ hỗ trợ sau khi trẻ đi học. Hầu hết trẻ tham gia những chương trình này suốt những năm đầu đời đều đi học ở các trường bình thường. Vì thế một phần quan trọng việc làm của chương trình là thiết lập mối quan hệ với các trường sao cho các giáo viên của trường bình thường được có đầy đủ thông tin về trẻ một khi em đến trường này
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2