intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương án mở rộng diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2021-2025

Chia sẻ: Trần Minh Tấn | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:13

46
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu thông tin đến các bạn phương án mở rộng diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2021-2025 nhằm phát triển bền vững thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng; khai thác và phát huy hết tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, mở rộng phát triển vùng bưởi với quy mô phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người trồng bưởi, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương án mở rộng diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện Đoan Hùng giai đoạn 2021-2025

  1. ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ĐOAN HÙNG PHƯƠNG ÁN MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI TRÊN ĐỊA BÀN  HUYỆN ĐOAN HÙNG GIAI ĐOẠN 2021­2025
  2. Đoan Hùng, tháng 9 năm 2020 PHƯƠNG ÁN  MỞ RỘNG DIỆN TÍCH TRỒNG BƯỞI TRÊN ĐỊA BÀN  HUYỆN ĐOAN HÙNG GIAI ĐOẠN 2021­2025 Căn cứ Nghị quyết số 05/2019/NQ­HĐND, ngày 16/7/2019 của HĐND tỉnh  về  chính sách hỗ  trợ, khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa  bàn tỉnh Phú Thọ và Kế hoạch số 5659/KH­UBND ngày 04/12/2019 của UBND  tỉnh về việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2019/HĐND giai đoạn 2020­ 2025; Căn cứ  Nghị  quyết Đại hội Đảng bộ  huyện Đoan Hùng lần thứ  XXIII,  nhiệm kỳ 2020­2025; Để chủ  động triển khai có hiệu quả  chương trình phát  triển cây bưởi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021­2025  UBND huyện Đoan  Hùng xây dựng Phương án tổ chức thực hiện cụ thể như sau: I. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG ÁN: 1. Địa điểm:  Sau tiến hành rà soát, đối chiếu với các quy định tại Nghị  quyết số  05/2019/NQ­HĐND về quy mô, đối tượng, huyện đã xác định địa điểm triển  khai thực hiện việc mở  rộng diện tích trồng bưởi trên địa bàn huyện Đoan  Hùng giai đoạn 2021­2025 bao gồm 22 xã, thị trấn trên các giống bưởi Đoan  Hùng, bưởi Diễn, bưởi Da Xanh và các giống bưởi có tiềm năng theo hướng   dẫn của Sở Nông nghiệp & PTNT. 2. Thời gian thực hiện: 5 năm Từ năm 2021 ­ năm 2025 3. Kinh phí hỗ trợ: * Ngân sách huyện: ­ Hàng năm, phòng Tài chính ­ KH xây dựng kế hoạch chi, bố trí kinh phí  mỗi năm 1.000 đồng để hỗ trợ: Công tác tuyên truyêǹ  quang ba th ̉ ́ ương hiêụ , công  cụ sản xuất; làm đường, đánh băng, đào gốc ở những nơi điều kiện canh tác khó   khăn; hoạt động của Ban Chỉ đạo, tổ giúp việc. * Ngân sách tỉnh: ­ Theo quy định tại Nghị quyết số 05/2019/NQ­HĐND ngân sách tỉnh  hỗ trợ người trồng bưởi: 10 tri ệu đồng/ ha trồng mới Trong đó:  + Ngân sách huyện: =   1 triệu đồng  + Ngân sách tỉnh: =   9 triệu đồng 2
  3. 4. Phương thức đầu tư: Theo hình thức: Hỗ trợ sau đầu tư.  Để đảm bảo ngân sách hỗ trợ của nhà nước có hiệu quả, trong phương  án này nguồn vốn nhà nước chỉ  hỗ  trợ  những nội dung người dân cần hoặc  không làm được. II.   PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU: 2.1. Phương hướng chung. Phát triển bền vững thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng; khai thác  và phát huy hết tiềm năng thế mạnh về đất đai, khí hậu, mở  rộng phát triển  vùng bưởi với quy mô phù hợp; đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản  xuất để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi, tăng thu nhập, nâng  cao đời sống của người trồng bưởi, góp phần thực hiện mục tiêu tái cơ  cấu   ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới.  2.2. Mục tiêu cụ thể. ­ Thành lập các HTX, tổ hợp tác nhằm mở rộng diện tích để hình thành  vùng sản xuất bưởi tập trung; phấn đấu đến cuối năm 2025 toàn huyện trồng   mới được 825 ha. ­ Tập trung đầu tư thâm canh 2.390 ha bưởi hiện có, ứng dụng rộng rãi  các biện pháp kỹ  thuật để  nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm bưởi   quả. ­ Tiếp tục phối hợp nghiên cứu,  ứng dụng các biện pháp kỹ  thuật  nhằm cải tạo mẫu mã, nâng cao chất lượng, sản lượng bưởi đặc sản Đoan  Hùng. Mở  rộng diện tích  ứng dụng quy trình VietGAP lên trên 2.000 ha vào   năm 2025. Tranh thủ  mọi nguồn lực, chủ  động phối hợp với các chuyên gia  đầu ngành trong lĩnh vực cây có múi đặc biệt là Viện Nghiên cứu Rau quả  Trung  ương hoàn thiện quy trình trồng và chăm sóc bưởi, từng bước khắc  phục hiện tượng khô tôm, khô múi trên cả  2 giống bưởi đặc sản để  người  trồng bưởi yên tâm sản xuất. ­ Duy trì có hiệu quả việc dán tem truy xuất nguồn gốc, sử dụng bao bì,  hoàn thiện các điều kiện để bưởi Đoan Hùng trở thành sản phẩm OCOP đạt từ  4 sao trở  lên....Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở  rộng thị  trường trong và ngoài tỉnh, từng bước xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị cho   sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng, tìm kiếm đầu ra sản phẩm vững chắc cho  sản phẩm bưởi quả. ­ 100% các hộ trồng bưởi mới được tham gia tập huấn kỹ thuật trồng và   chăm sóc bưởi, được tiếp cận các chính sách hỗ  trợ  của Nhà nước theo quy  định. III. NỘI DUNG ĐẦU TƯ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN: 3
  4. 1. Công tác chỉ đạo và công tác qui hoạch. 1.1. Công tác chỉ đạo ­ Tăng cường công tác chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; cụ thể hóa  phương án thành kế  hoạch theo từng quý, năm; tập trung chỉ  đạo, phát huy  nội lực của cơ sở, tránh dàn trải, nhỏ lẻ, kém hiệu quả. ­ Thành lập Ban Chỉ  đạo, đồng chí Chủ  tịch UBND huyện làm trưởng  Ban.  Ban Chỉ  đạo có nhiệm vụ  bám sát từng địa bàn, hướng dẫn, đôn đốc,  kiểm tra việc thực hiện chương trình phát triển cây bưởi trên địa bàn huyện   Đoan Hùng.  ­ Chủ  động liên kết với các tổ  chức, cá nhân có tiềm năng trong và  ngoài địa bàn về cung ứng vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, xây dựng  các liên kết sản   xuất ­ tiêu thụ sản phẩm bưởi quả trên địa bàn huyện. ­ Tăng cường công tác phối hợp chỉ  đạo giữa các ngành, các cấp đối   với Chương trình phát triển cây bưởi, tiếp tục tham mưu đề  xuất chính sách  khuyến khích phát triển cây bưởi giai  đoạn 2021­2025, hàng năm có  điều  chỉnh cho phù hợp với yêu cầu thực tiễn sản xuất bưởi trên địa bàn. ­ Phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính  trị  trong việc tuyên truyền vận động nhân dân để  mọi người thấy được vai   trò, trách nhiệm, quyền lợi trong việc giữ gìn, bảo vệ và phát triển bền vững  thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng, góp phần làm giàu cho mỗi gia đình và  làm đẹp cho quê hương đất tổ. ­ Tiếp tục duy trì và tăng cường hoạt động của Ban chỉ  đạo, Tổ  giúp   việc  từ huyện đến cơ sở. Kiểm tra đôn đốc các đơn vị, các hộ trong việc đầu  tư chăm sóc diện tích bưởi đã trồng.  ­ Tiếp tục phối hợp với các ngành của tỉnh, các cơ  quan khoa học, các   nhà khoa học hoàn thiện quy trình kỹ  thuật khép kín cho cây bưởi. Nghiên  cứu,  ứng dụng thành công các giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế  tự  nhiên để  nâng cao chất lượng, mẫu mã quả  bưởi, nâng cao giá trị  hàng hoá,  tăng thu nhập cho các hộ trồng bưởi. Chú trọng việc tạo nguồn kinh phí đầu tư  cho chăm sóc thâm canh và   phát triển trồng mới. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn kinh phí từ các  chương trình, dự  án đầu tư  trên địa bàn để  đầu tư  hỗ  trợ  vào Chương trình   cây bưởi.  1.2. Công tác qui hoạch Căn cứ quy hoạch chung xây dựng xã giai đoạn 2021 ­ 2030, Q uy hoạch  vùng sản xuất bưởi đã được Uỷ  ban nhân dân tỉnh phê duyệt năm 2002, kết  quả  Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất huyện Đoan Hùng và Quy hoạch sản  xuất nông lâm nghiệp tỉnh Phú thọ  giai đoạn 2016­2020 định hướng 2030.  4
  5. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đoan Hùng lần thứ XXIII giai   đoạn 2021­2025. Quy hoạch bổ  sung 300 ha từ  những diện tích đất nông   nghiệp kém hiệu quả để trồng  bưởi.  Củng cố  lại hoạt động của các vườn sản xuất giống sạch bệnh, đáp  ứng đủ  nhu cầu trồng mới theo kế hoạch với số lượng 05 vườn trong đó 01   vườn thuộc Trạm Khuyến nông huyện quản lí, 4 vườn tại các xã theo hình  thức xã hội hóa đáp  ứng nhu cầu mở  rộng diện tích với phương châm giá   thành hạ, chất lượng đảm bảo, đáp ứng đầy đủ nhu cầu về giống của người   dân và doanh nghiệp.  Tiến hành rà soát dành quỹ đất có thể trồng bưởi từ các loại đất lâm   nghiệp có độ dốc thấp, đất vườn tạp, đất màu, đất khe dộc, đất màu, đất lúa   cao hạn kém hiệu quả...; khuyến khích, tạo điều kiện cho nhân dân chuyển  đổi, chuyển mục đích sử dụng đất để tạo vùng sản xuất hàng hóa lớn và yên   tâm đầu tư  cho cây bưởi; đồng thời tổ  chức quản lý, giám sát việc sử  dụng   đất đúng mục đích, đúng đối tượng.   Khuyến khích, tạo điều kiện cho các tổ  chức, cá nhân trong và ngoài   huyện dồn đổi, tích tụ, thuê đất, chuyển nhượng quyền sử  dụng đất để  đầu  tư  trồng bưởi, sản xuất giống bưởi; xây dựng quầy hàng, kho bảo quản, để  quảng bá và tiêu thụ sản phẩm bưởi. 2. Công tác tuyên truyền. Tiếp tục phát động phong trào trồng, chăm sóc bưởi đến các khu dân cư  của các xã, thị trấn, coi nhiệm vụ phát triển cây bưởi là nhiệm vụ trọng tâm   trong chương trình hoạt động của các cấp uỷ  đảng, chính quyền các xã, thị  trấn. Tăng cường công tác tuyên truyền, chuyển giao khoa học kỹ thuật đến  người trồng bưởi. Đa dạng hóa công tác tuyên truyền qua hệ thống loa truyền   thanh, mạng xã hội, hội nghị, hội thảo, học tập kinh nghiệm sản xuất trong và  ngoài huyện. Chú trọng truyên truyền các mô hình điển hình, cách làm hay, sáng  tạo, hiệu quả  để  người dân học tập làm theo. Đặc biệt là các mô hình được  ứng dụng KHCN, mô hình trồng bưởi hữu cơ, VietGAP,... trong trồng và thâm  canh bưởi. 3. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình trong trồng mới  và thâm canh. 3.1. Ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất giống Áp dụng tiến bộ  khoa học kỹ  thuật mới vào sản xuất giống bằng  phương pháp ghép mắt nhỏ có gỗ  và các hình thức nhân giống khác phù hợp  tập quán của nhân dân để sản xuất cây giống sạch bệnh, cây khỏe, đảm bảo  chất lượng phục vụ sản xuất. 3.2. Theo dõi, đánh giá giống 5
  6.  Tiếp tục theo dõi, đánh giá sinh trưởng, phát triển của giống 2 giống   bưởi Sửu và bưởi Bằng Luân về khả năng chống bệnh của 2 giống bưởi trên   đất trồng mới và đất trồng chu kì 2. Đặc biệt theo dõi đánh giá khả  năng  chống chịu bệnh vàng lá trên cây bưởi để  có định hướng và giải pháp  phát  triển cho phù hợp.  Tiếp tục bình tuyển, lựa chọn ra các cây đầu dòng có năng suất cao,   chất lượng tốt để tạo cây sạch bệnh, đưa vào nhân giống phục vụ phát triển   vùng bưởi cho giai đoạn 2021­2025 và các năm tiếp theo .   Củng cố và đầu tư mới cơ sở vật chất cho vườn  ươm giống cây bưởi   trung tâm huyện tại xã Ngọc quan và có chính sách hỗ  trợ  các vườn vệ  tinh   tại các xã Bằng Luân, Nghinh Xuyên, Quế  Lâm, Chí Đám, Vân Đồn, Chân  Mộng... để  đáp  ứng nhu cầu sản xuất cây giống bưởi đảm bảo chất lượng   cho trồng mới, cải tạo và trồng dặm trên địa bàn.  3.3. Trồng mới, trồng lại ­ Chủ  động khâu sản xuất giống, thông qua ký kết hợp đồng để  đảm  bảo số  lượng chất lượng giống cho trồng mới. Đảm bảo qui trình sản xuất   và được cấp phép sản xuất cung  ứng. Tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để  người trồng bưởi có thể tiếp cận được với các chính sách mới của Tỉnh, của  Huyện... ­ Áp dụng quy trình trồng mới, trồng lại theo kỹ  thuật tiên tiến, đặc  biệt đối với những diện tích  bưởi  trồng trên đất  lâm nghiệp mới được cải  tạo, cần chú ý tăng lượng phân hữu cơ, trồng cây họ  đậu cải tạo đất, trồng  cây chống xói mòn, trồng cây bóng mát, thực hiện theo đúng yêu cầu mô hình  quản lí dịch hại IPM trên cây bưởi.  3.4. Chăm sóc bưởi  ­ Tiếp tục khuyến cáo và hướng dẫn bà con nhân dân tăng cường việc  sử  dụng phân hữu cơ  trong trồng và chăm sóc cây bưởi đặc biệt là bưởi  ở  thời kỳ kinh doanh. ­ Những diện tích bưởi hiện có đang phát triển tốt, hướng   dẫn nhân dân đầu tư  thâm canh áp dụng tiến bộ  kỹ  thuật mới để  nâng cao   chất lượng, mẫu mã sản phẩm kéo dài chu kỳ kinh tế. Đối với diện tích bưởi  đang cho thu hoạch tiếp tục áp dụng quy trình VietGAP, quy trình trồng bưởi   hữu cơ nhằm tạo ra những quả bưởi có chất lượng tốt nhất phù hợp với nhu  cầu và thị hiếu của người tiêu dùng. ­ Công tác bảo vệ thực vật: Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc bảo vệ  thực vật, chỉ  sử  dụng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, khuyến  khích áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp IPM, nhằm hạn chế ảnh   hưởng tới môi trường, sức khoẻ cộng đồng và đảm bảo chất lượng bưởi quả.   Thực hiện tốt việc thu gom, tiêu huỷ  vỏ  bao bì thuốc bảo vệ  thực vật sau sử  dụng theo đúng quy định. 6
  7. 3.5. Xây dựng mô hình thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng bưởi Phối hợp với các cơ  quan chuyên môn, chuyên ngành của tỉnh và trung  ương tiếp tục đầu tư  vào mô hình thâm canh nâng cao năng suất chất lượng  đặc biệt là khắc phục được hiện tượng khô tôm, khô múi để  người dân yên   tâm đầu tư chăm sóc diện tích bưởi đã trồng. Tiếp tục hoàn thiện quy trình chăm sóc hoàn chỉnh và đồng bộ  từ  bón  phân, phòng trừ  sâu bệnh, canh tác, sinh thái tổng hợp để  phát huy hiệu quả  kinh tế cao cho toàn bộ diện tích bưởi trong giai đoạn tiếp theo.  Xây dựng và nhân rộng các mô hình trồng, chăm sóc bưởi theo quy trình   sản xuất nông nghiệp tốt VietGAP, quy trình sản xuất bưởi theo hướng hữu   cơ, có tổng kết, đánh giá, tuyên truyền nhân rộng mô hình ra diện rộng.  3.6. Xây dựng mô hình thâm canh có tưới tiên tiến (tiết kiệm nước). Tranh thủ sự hỗ trợ của trung ương, của tỉnh, thực hiện lòng ghép, huy   động các nguồn vốn đặc biệt là nguồn vốn xã hội hóa từ các doanh nghiệp để  xây dựng, mở  rộng quy mô các mô hình thâm canh cao có tưới kết hợp với   chăm sóc, bón phân tiên tiến, công tác bảo vệ thực vật theo chương trình tổng   hợp IPM, chương trình VietGAP,... để nâng cao năng suất chất lượng mẫu mã  bưởi.  3.7. Xây dựng các mô hình  trang trại trồng trọt gắn với du lịch sinh   thái. ­ Gắn với du lịch dịch vụ: Phối hợp với Trung tâm xúc tiên du lịch của   Sở  Văn hóa Thể  thao và Du lịch tỉnh lựa chọn  một số  khu vực trồng bưởi,  một số  hộ  có diện tích lớn, tập trụng để  xây dựng  trang trại trồng và thâm  canh cây bưởi điển hình (có năng suất, chất lượng, giá trị  lợi nhuận cao áp   dụng sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt VietGAP), xây dựng  thành mô hình điểm tổ  chức cho hộ nông dân đến học tập, thực hành và kết  hợp phát triển du lịch sinh thái nhà vườn, tăng thêm thu nhập từ  dịch vụ  du  lịch sinh thái.  ­  Gắn với chăn nuôi và xen canh cây trồng khác: Xây dựng mô hình  trồng bưởi gắn với chăn nuôi gia súc, gia cầm, tuyên truyền nhân rộng những  mô hình sản xuất hiệu quả, thu nhập cao. 4. Tăng cường công tác quản lí, bảo vệ và phát triển thương hiệu  bưởi Đoan Hùng. Tập trung thực hiện có hiệu quả các giải pháp bảo vệ và phát triển bền  vững thương hiệu bưởi đặc sản Đoan Hùng để  bưởi Đoan Hùng phải là sản   phẩm đặc trưng của quê hương đất Tổ, cây bưởi phải thực sự  là cây mũi   nhọn làm giàu cho Đoan Hùng. Duy trì có hiệu quả việc dán tem truy xuất nguồn gốc, sử dụng bao bì,  hoàn thiện các điều kiện để bưởi Đoan Hùng trở thành sản phẩm OCOP đạt   7
  8. từ 4 sao trở lên....Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, mở rộng thị  trường trong và ngoài tỉnh, từng bước xây dựng và hoàn thiện chuỗi giá trị cho  sản phẩm bưởi đặc sản Đoan Hùng, tìm kiếm đầu ra sản phẩm vững chắc  cho sản phẩm bưởi quả. Đa dạng hóa công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm bưởi Đoan Hùng   trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội chợ nông sản, trên mạng  xã hội (Facebook, Zalo...). Củng cố và tiếp tục mở rộng các điểm, quầy hàng  giới thiệu sản phẩm bưởi Đặc sản Đoan Hùng trên địa bàn tỉnh và khu vực Hà  Nội.  Tăng cường hơn nữa công tác quản lí nhà nước, kiểm tra giám sát trong  lĩnh vực quảng bá sản phẩm bưởi, tạo điều kiện cho các hộ  trồng bưởi có  sản phẩm đảm bảo chất lượng được trực tiếp giới thiệu sản phẩm và chịu   trách nhiệm với chính sản phẩm của mình làm ra.   Tiếp tục kiện toàn tổ  chức, phat huy vai tro Hi ́ ̀ ệp hội sản xuất kinh  doanh bưởi, nâng cao chất lượng hoạt động, thu hút phát triển hội viên, phát  huy được vai trò là cầu nối giữa người trồng bưởi với doanh nghiệp tiêu thụ. Ưu tiên bố trí nguồn kinh phí cho công tác xúc thương mại đối với sản   phẩm bưởi, ưu tiên sản phẩm xuất khẩu.  5. Về công tác dạy nghề và đào tạo nguồn nhân lực. ­ Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn về cây ăn quả cho đội ngũ cán   bộ khuyến nông các xã, thị trấn, cán bộ Trạm Khuyến nông, Trạm trồng trọt   và Bảo vệ  thực vật huyện để  làm nhiệm vụ  chỉ  đạo, hướng dẫn kỹ  thuật  trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo quản bưởi. ­ Tập huấn cho các hộ  nông dân về  trồng, chăm sóc, thu hoạch, bảo   quản bưởi, những tiến bộ  khoa học kỹ  thuật mới cho nông dân tại các xã   trong vùng quy hoạch.  6. Thực hiện có hiệu quả các chính sách hỗ trợ khuyến khích phát   triển cây bưởi:  6.1. Chú trọng việc tạo nguồn kinh phí đầu tư cho chăm sóc thâm canh và   phát triển trồng mới. Thực hiện tốt việc lồng ghép các nguồn kinh phí từ các  chương trình, dự  án đầu tư  trên địa bàn để  đầu tư  hỗ  trợ  vào Chương trình   cây Bưởi.  6.2. Chính sách về  đất đai: Khuyến khích việc chuyển nhượng, chuyển  đổi mục đích sử dụng đất từ các loại đất như đất màu cao hạn, đất lúa một vụ  bếp bênh, đất lâm nghiệp có độ  dốc thấp, đất khe dộc,... sang trồng bưởi để  các tập thể, doanh nghiệp và các hộ yên tâm đầu tư  trồng mới, mở rộng diện   tích. Khuyến khích, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, đơn vị kinh tế tập thể  và các hộ    trong việc dồn đổi, tích tụ  đất để  có diện tích lớn, tập trung để  8
  9. trồng bưởi, hình thành các trang trại chuyên canh bưởi, nhằm tạo ra sản phẩm   hàng hoá có chất lượng.  6.3. Chính  sách hỗ  trợ  Tài chính: Với quan  điểm là hỗ  trợ  trực tiếp   những   khâu   dân   cần.   Trong   những   năm   tiếp   theo   tiếp   tục   tham   mưu   với   UBND tỉnh trong việc xây dựng các chính sách hỗ trợ đầu tư thâm canh bưởi   trên địa bàn, xúc tiến quảng bá giới thiệu sản phẩm và từng bước hoàn thiện   chuỗi giá trị  cho sản phẩm Bưởi đặc sản Đoan Hùng để  người trồng bưởi   yên tâm sản xuất. 7. Tiến độ thực hiện: (có biểu chi tiết kèm theo) * Năm 2020: + Phối hợp với UBND các xã, thị trấn rà soát tất cả những diện tích đất  nông nghiệp kém hiệu quả có thể trồng bưởi trên địa bàn huyện đề  xuất với  UBND tỉnh cho phép chuyển đổi sang trồng bưởi. + Tuyên truyền tới người dân về  chủ  trương mở  rộng diện tích trồng  bưởi trên địa bàn huyện giai đoạn 2021­2025. + Khảo sát nhu cầu trồng mới của nhân dân; Chuẩn bị tốt các điều kiện   cho khâu sản xuất cây giống bưởi các loại phục vụ  cho nhu cầu trồng mới  của bà con nhân dân. + Tích cực tham gia quảng bá, giới thiệu sản phẩm bưởi Đoan Hùng  trên các phương tiện thông tin đại chúng, tại các hội chợ nông sản, các Lễ hội   cây ăn quả trong và ngoài tỉnh. * Năm 2021­2025: + Tổ chức tập huấn, chuyển giao TBKT cho người trồng bưởi.  + Tiến hành trồng mới trên diện tích đã được xác định. + Tiếp tục tham gia các sự  kiện để  giới thiệu, quảng bá thương hiệu  bưởi Đoan Hùng như.  + UBND huyện căn cứ tiến độ thực hiện tổ chức nghiệm thu, tổng hợp  hồ sơ gửi Sở Nông nghiệp và PTNT, Sở Tài chính để thẩm định, trình UBND  tỉnh cấp kinh phí hỗ trợ. 8. Huy động các nguồn lực đầu tư: ­ Chỉ  đạo tổ  chức thực hiện triển khai có hiệu quả  chính sách hỗ  trợ,   khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn theo Nghị quyết   số 05/2019/NQ­HĐND ngày 16/7/2019; nguồn kinh phí hỗ trợ của huyện. ­ Thực hiện xã hội hóa các nguồn lực đầu tư, lồng ghép có hiệu quả  các chương trình, dự án trên địa bàn để hỗ trợ phát triển sản xuất, tạo tiền đề  cho phát triển kinh tế, nâng cao đời sống người dân. Vận động người dân,  9
  10. doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ứng dụng các TBKT mới nhằm phát triển sản   xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. ­ Lồng ghép từ  nguồn vốn của Chương trình mục tiêu quốc gia xây  dựng Nông thôn mới và từ một số các nguồn lực khác. IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN: 1. Phân công trách nhiệm 1.1. Ban chỉ đạo sản xuất Nông, Lâm nghiệp và Thủy sản huyện:  ­ Kiện toàn, củng cố  Ban ch ỉ  đạo chươ ng trình phát triển cây bưở i  cấp huyện, cấp xã, phân công nhiệm vụ  cụ  thể đến từ ng thành viên, đả m   bảo hoàn thành Kế hoạch theo đúng tiến độ. ­  Rà soát diện tích, nhu cầu trồng m ới c ủa nhân dân; xây dựng kế  hoạch trồng mới, nhu c ầu s ử  dụng gi ống chi ti ết  đến từ ng khu dân cư.  Kiểm tra, đôn đốc các xã, thị  trấn, các đơn vị  tổ  chức sản xuất theo k ế  hoạch đã đượ c phê duyệt. ­ Kiện toàn tổ  chức hiệp h ội sản xu ất, kinh doanh b ưởi và chỉ  đạ o  Hiệp hội thực hi ện   tốt  công tác quản lý, bảo vệ  và phát triển bền vững  thươ ng hiệu  Bưởi đặc sản Đoan Hùng. ­ Tuyên truyền hướ ng d ẫn nhân dân về  chính sách phát triển vùng  sản xuất bưở i tập trung. H ướ ng d ẫn ti ếp nh ận kinh phí hỗ  trợ  chươ ng   trình phát  triển cây bưở i;  kiểm tra vi ệc sử  dụng v ốn h ỗ  tr ợ   đúng mụ c   đích, có hiệu quả và thanh, quy ết toán đúng quy định của Nhà nướ c. ̣ ­ Đinh ky ̉ ̀ hàng quý, 6 tháng, hàng năm tông h ợ p báo cáo kết quả  thực hiện Ch ươ ng trình với các ngành, cấp trên theo quy định. 1.2. Phòng Nông nghi ệp và Phát triển nông thôn: ­ Thực hiện công tác quản lí nhà nướ c về  lĩnh vực, ngành trên đị a  bàn huyện,  tăng cườ ng công tác quản lý vật tư  nông nghiệp, quản lý chặt  chẽ việc cung  ứng, s ản xu ất gi ống b ưởi trên đị a bàn huyện. ­ Tham m ưu cho  Ủy ban nhân dân huyện điều chỉnh, ban hành chính  sách hỗ trợ về cây bưở i trên địa bàn huyện. ­ Chủ  trì, phối hợp với các ngành liên quan, Uỷ  ban nhân các xã, tổ  chức   nghiệm   thu   cây   giống,   thực   hi ện   vi ệc   ki ểm   tra   ch ất   l ượng   cây  giống, về  an toàn thực phẩm đối với sản phẩm bưở i; thực hi ện ki ểm tra   định kỳ, đột xuất đối với việc sản xuất  giống bưở i, việc sử  dụng thu ốc  bảo vệ thực vật và hoá chất bảo quản bưở i quả. ̣   kỳ  6   tháng,   hàng   năm   tông ­   Đinh ̉   hợ p,   bao ́   Ủy   ban   nhân   dân  ́   cao huyện   tinh ̀   th ực   hiên ̀   hinh ̣   cơ   chế,   chính   sách,   tiến   độ   thự c   hiện   Kế  hoạch. 10
  11. ­   Xây   dựng   phươ ng   án   quảng   bá,   giới   thiệu   sản   phẩm   trên   các  phươ ng tiện thông tin đại chúng, mạng xã hội, tích cực tham gia các Lễ  hội cây ăn quả, Hội ch ợ  nông sản do Bộ  Nông nghiệp và PTNT, các tỉnh  tổ  chức góp phần từng bướ c nâng tầm thươ ng hiệu bưở i Đoan Hùng trên  thị trườ ng. 1.3. Tr ạm khuy ến nông, trạm BVTV ­  Tổ   chức  hướ ng d ẫn k ỹ   thu ật  tr ồng,  chăm sóc,  thâm  canh  bưở i;  hướng dẫn thực hi ện quy   trình  thực hành  nông nghi ệp t ốt VietG AP, quy  trình trồng b ưở i theo h ướng h ữu c ơ b ền v ững…. ­ Tổ  chức thực hi ện   đào tạo nghề, tập huấn và thực hiện các mô  hình   trình   diễn   theo   k ế   ho ạch   ngân   sách   Ủy   ban   nhân   dân   tỉnh,   UBND  huyện giao hàng năm đảm bảo hiệu qu ả, theo đúng quy định. 1.4. Phòng Tài nguyên và Môi trườ ng:  Chủ   trì,  p hối  hợp  Uỷ   ban  nhân  dân  các   xã,  thị   trấn  và  các   phòng  chuyên môn  điều tra  rà soát, xác định quỹ  đất để  trồng bưở i. Quy ho ạch  bổ  sung những diện tích đất có thể  trồng bưở i như đấ t lâm nghiệp có độ c  dốc thấp, đất lúa cao hạn, đất chè cằn xấu, đấ t khe dộc,...   Hướ ng dẫn  việc thu hồi, chuy ển m ục đích sử  dụng đấ t sang trồng bưở i  theo quy đị nh  của pháp luật.  ­ Thực hiện cấp gi ấy ch ứng nhận quy ền s ử d ụng đấ t sau quy hoạch  đượ c phê duyệt. 1.5. Phòng Tài chính­ KH .  ­ Cân đối và đề  xuất bố  trí vốn từ  ngân sách và các nguồn vốn hợp  pháp khác hàng năm để  thực hiện có hiệu quả  các nội dung của  Phươ ng  án. ­ Hướ ng dẫn, ki ểm tra  Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý,  sử  dụng, thanh toán, quyết toán nguồn kinh phí hỗ  trợ  đảm bảo đúng quy   định ­   Cân   đối   kinh   phí   danh ̀   cho   hoaṭ   đông ̣   tập   huấn,   qu ảng   bá,   giới  thiệu sản phẩm và xúc tiến thươ ng m ại  phù hợp với cac ch ́ ươ ng trinh  ̀ xúc  tiến thươ ng mại  đượ c xây dự ng hang năm. ̀ 1.6. Phòng Kinh t ế­ H ạ  tầng:   phối hợp  phòng Tài nguyên ­MT xây  dựng quy hoạch vùng trồng bưở i; đồng thời phối hợp với các phòng N ông  nghiệp  PTNT, Tài chính  ­ KH  triên khai ̉   thực hiện  chươ ng trinh ̀   xúc tiến  thươ ng mại,  tổ  chức khao sat thi tr ̉ ́ ̣ ươ ̀ng, cung câp thông tin thi tr ́ ̣ ươ ̀ng,   ̣ tham gia hôi ch ợ  đê gi ̉ ới thiêu san phâm nông nghiêp đ ̣ ̉ ̉ ̣ ặ c biệt là Bưở i đặ c   sản;  Ưu tiên nguồn hỗ  trợ  khuy ến công cho những dự  án về  bảo quản   11
  12. bưở i trên địa bàn. Khai thác hiệu quả vi ệc qu ảng bá, kết nối tiêu thụ  bưở i  trên địa bàn huyện.   1.7 UBND các xã, thị tr ấn: Trên cơ sở Phươ ng án của huyện, UBND các xã rà soát quỹ  đất, xác  định nhu cầu trồng mới, c ụ th ể hóa phươ ng án của huyện, giao ch ỉ tiêu kế  hoạch cho các thôn, các đoàn thể đăng kí và thực hiện kế ho ạch đề  ra. Thành lập Ban chỉ đạo phát triển cây bưở i và tổ  giúp việc BCĐ củ a  xã. Giao nhi ệm vụ c ụ th ể cho t ừng thành viên theo dõi và chịu trách nhiệm  cụ thể theo địa bàn và lĩnh vực theo dõi, phụ trách. Tuyên truyền vận động nhân dân cải tạo phá bỏ  vườ n tạp, tạo điều  kiện cho ngườ i dân chuyển đổi, chuyển mục đích sử  dụng đất từ  đấ t màu  cao hạn, đất lâm nghiệp có độ  dốc thấp, đấ t chè cằn xấu, đấ t khác kém  hiệu quả  sang tr ồng b ưởi.  Ưu tiên cho các vùng có quy mô lớn, diện tích  tập trung. Thực hiện chế  độ  báo cáo định kì 6 tháng, hàng năm kết quả  thực  hiện Kế  hoạch của địa phươ ng về  Ban chỉ  đạ o huyện để  tổ ng hợ p báo  cáo tỉnh. V. ĐỀ NGHỊ: ­ Đề nghị UBND tỉnh tiếp tục quan tâm tạo điều kiện  cơ chế chính sách  hỗ  trợ cho tất cả các loại bưởi trồng mới trên địa bàn huyện và các hình thức   nhân giống nhằm đa dạng hóa các loại sản phẩm bưởi quả. ­ Ngoài chính sách theo Nghị  quyết số  05/2019/NQ­HĐND của HĐND  tỉnh; đề nghị UBND tỉnh quan tâm: ­ Hỗ  trợ  kinh phí xây dựng mô hình  ứng dụng các biện pháp kỹ  thuật  nâng cao năng suất, chất lượng bưởi, cải tạo mẫu mã; mô hình trồng bưởi   theo hướng hữu cơ mỗi năm 500 triệu đồng/5 năm. ­ Cải tạo nhà lưới sản xuất giống 300 triệu đồng. ­ Kinh phí phối hợp với viện nghiên cứu rau quả  Trung  ương thực hiện  các đề tài nghiên cứu nâng cao năng suất chất lượng bưởi 1.000 triệu đồng/5  năm ­ Kinh phí tư  vấn và xây dựng chuỗi giá trị  cho sản phẩm bưởi quả  500   triệu. ­ Kinh phí hỗ trợ phân bón vi sinh hữu cơ cho 5 triệu đồng/ha. ­ Có chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư  riêng đối với các tổ  chức,  doanh nghiệp tham gia trồng mới và chế  biến sản phẩm từ  bưởi đầu tư  vào   địa bàn. 12
  13. ­ Có chính sách cho chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang trồng bưởi,   đặc biệt với một số  diện tích đất ruộng dộc, đất lúa cao hạn và đất lâm  nghiệp có độ dốc thấp. ­ Đề nghị Sở Nông nghiệp và PTNT quan tâm chỉ đạo các đơn vị chuyên  môn của tỉnh phối hợp cùng địa phương triển khai hướng dẫn người thực  hiện để từng bước nâng tầm thương hiệu bưởi Đoan Hùng trên thị trường. Trên đây là nội dung Phương án thực hiện Chương trình phát triển cây  bưởi giai đoạn 2021­2025, yêu cầu   các cơ  quan chức năng, các ngành, cơ  quan chuyên môn của huyện, các xã, thị trấn nghiêm túc triển khai thực hiện. Nơi nhận:  TM.ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN ­ UBND tỉnh (b/c);                   CHỦ TỊCH ­ Sở Nông nghiệp & PTNT (b/c); ­ TTHU, HĐND Huyện; ­ Chủ tịch, các PCT; ­ Các phòng, ban, đơn vị liên quan; ­ Lưu VT, NN.               Đào Quý Cường 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
10=>1