intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý trong sản xuất lúa lai vụ mùa

Chia sẻ: Nhi Nguyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

93
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các giống lúa lai do có năng suất vượt trội so với lúa thuần, khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, đẻ nhánh khoẻ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết bất thuận và sâu bệnh khá nên những năm qua đã được các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo mở rộng diện tích. Để sản xuất lúa lai vụ mùa năm 2010 đạt kết quả cao, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và hiệu quả kinh tế trong điều kiện diện tích đất canh tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý trong sản xuất lúa lai vụ mùa

  1. Một số lưu ý trong sản xuất lúa lai vụ mùa Các giống lúa lai do có năng suất vượt trội so với lúa thuần, khả năng sinh trưởng, phát triển mạnh, đẻ nhánh khoẻ, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh, thời tiết bất thuận và sâu bệnh khá nên những năm qua đã được các địa phương trong tỉnh quan tâm chỉ đạo mở rộng diện tích. Để sản xuất lúa lai vụ mùa năm 2010 đạt kết quả cao, góp phần nâng cao năng suất, sản lượng lúa, đảm bảo an ninh lương thực và hiệu quả kinh tế trong điều kiện diện tích đất canh tác ngày càng bị thu hẹp do quá trình công nghiệp hoá, đô thị hoá như hiện nay, bà con cần lưu ý một số vấn đề sau:
  2. 1. Trong kỹ thuật thâm canh mạ: - Chọn giống: Nên chọn các giống có khả năng kháng bệnh bạc lá, tiềm năng năng suất cao như: Việt lai 24, B-TE1, Q.ưu số 1, Bác ưu 903-KBL... Để cấy cho 1 sào lúa cần từ 0,7-0,8 kg hạt giống gieo trên diện tích 36-40 m2. Riêng giống Việt lai 24 cần từ 1,2-1,5 kg. - Thời vụ gieo mạ: Những giống có thời gian sinh trưởng (TGST) xung quanh 110 ngày có thể bố trí vào trà mùa sớm để trồng cây vụ đông sớm, gieo từ ngày 10 đến 15-6. Riêng giống VL24 có TGST ngắn 90- 95 ngày cần gieo mạ xung quanh ngày 25-6 để lúa trỗ sau ngày 20-8. Những giống cảm ôn có TGST trên 110 ngày và các giống cảm quang (như Bác ưu 903 KBL) bố trí vào trà mùa trung: gieo từ ngày 15 đến 25-6. Riêng giống B-TE1 là giống cảm ôn có TGST dài nên cần gieo mạ sớm, xung quanh ngày 10-6, để lúa trỗ trước ngày 20-9.
  3. - Ngâm ủ: Trước khi ngâm ủ nên phơi lại hạt giống dưới nắng nhẹ từ 4- 6 giờ, tách hạt lửng ngâm ủ riêng. Ngâm hạt giống từ 16-24 giờ tuỳ từng giống, đến khi hạt no nước là được. Trong thời gian ngâm, cứ 5-6 giờ lại thay nước để rửa chua 1 lần. Có thể nhận biết bằng cách đưa hạt thóc lên quan sát, nếu thấy hạt trong, mày trấu trương lên hoặc bẻ đôi hạt thóc không thấy nõi trắng là hạt no nước, có thể đem ủ. Khi mầm dài bằng 1/2 hạt thì đem gieo. - Làm đất, gieo mạ: Chọn nơi đất tốt, cao, tưới tiêu chủ động, luống rộng 1,5m, rãnh 20-30cm, trang phẳng mặt luống, không để đọng nước. - Bón phân (tính cho 100 m2 mạ): Lượng bón: 85 kg phân chuồng hoai mục, 4 kg super lân, 1,2 kg đạm urê, 1 kg kali. Cách bón: Bón lót: Bón toàn bộ lượng phân chuồng, lân trước khi bừa; sau khi lên luống rắc đều 0,6 kg phân đạm và 0,6 kg phân kali trên mặt luống rồi trang phẳng; Bón thúc: 0,6 kg đạm, 0,4 kg kali, khi mạ có 2-2,5 lá.
  4. - Tưới nước: Ruộng mạ sau khi gieo phải được giữ ẩm thường xuyên, khi mạ ra lá luôn giữ nước ngập 2/3 rãnh, tạo điều kiện cho mạ sinh trưởng thuận lợi. - Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra ruộng mạ để phát hiện các đối tượng sâu bệnh gây hại, phòng trừ kịp thời (lưu ý: Phun phòng trừ rầy cho toàn bộ diện tích mạ trước khi cấy 5 ngày để chủ động phòng chống bệnh lùn sọc đen hại lúa). 2. Trong kỹ thuật thâm canh lúa - Thời vụ: Trà mùa sớm: cấy tập trung từ ngày 25 đến 30/6 (giống Việt lai 24 cấy từ ngày 5 đến 10-7); Trà mùa trung: cấy xong trước ngày 20- 7. Riêng giống B-TE1 cấy xong trước ngày 10-7. - Mật độ cấy: Cấy 40-45 khóm/m2, 1-2 dảnh/khóm; cấy nông tay, thẳng hàng. (Riêng giống Việt lai 24 cấy 2 – 3 dảnh/khóm và nên áp dụng biện pháp cấy hàng rộng – hàng hẹp để lúa cho năng suất cao). - Phân bón: Do lúa lai sinh trưởng mạnh, đẻ nhánh khỏe nên cần đảm bảo dinh dưỡng để lúa phát huy tối đa tiềm năng năng suất cần lưu ý bón đủ lượng phân kali để giúp tăng quá trình vận chuyển dinh dưỡng về hạt, giúp bông to, tỷ lệ hạt chắc cao, hạt mẩy, đồng thời giúp thân và bộ lá cứng, tăng khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh cho cây. Lượng bón (tính cho 1 sào): 300 – 400 kg phân chuồng hoai mục, 7 – 8 kg urê, 6 – 7 kg kali, 15 – 18 kg supe lân hoặc có thể dùng phân NPK để bón với lượng tương đương.
  5. Cách bón: + Bón lót toàn bộ lượng phân chuồng, lân, 40% đạm và 30% kali trước khi bừa cấy; + Bón thúc đẻ nhánh (khi lúa bén rễ hồi xanh): 50% đạm, 30% kali; + Bón thúc đòng (trước khi trỗ 20-25 ngày): 10% đạm, 40% kali (nếu lúa đã xanh tốt thì không bón thêm đạm đợt này). - Phòng trừ sâu bệnh: Áp dụng biện pháp phòng trừ dịch hại tổng hợp IPM ngay từ đầu vụ để quản lý dịch hại. Đồng thời, thường xuyên thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh gây hại để có biện pháp phòng trừ hiệu quả, theo hướng dẫn của chuyên ngành BVTV. Đặc biệt chú ý phòng trừ các đối tượng rầy lưng trắng là môi giới truyền bệnh Lùn sọc đen. Một số loại thuốc BVTV cho các đối tượng sâu, bệnh hại chính trong vụ mùa là: - Sâu đục thân 2 chấm: sử dụng các thuốc đặc hiệu như Virtako, Prevathon, Padan 95SP phun trừ khi sâu non nở rộ. Nếu phun xong có mưa cần phun lại ngay hôm sau. - Sâu cuốn lá nhỏ: Regent 800WG, FINICO 800WG, SILSAU 3.6EC. - Bệnh khô vằn: sử dụng các thuốc đặc hiệu như: VANIDACINE, TILL SUPER, ROVAL.
  6. - Bệnh bạc lá, đốm sọc vi khuẩn: Phòng là chính, bằng các biện pháp: gieo cấy, bón phân, chăm sóc đúng kỹ thuật. Có thể dùng thuốc để hạn chế bệnh như rOCSAI, xanthomic, STANER, SASA. - Bệnh vàng lùn, lùn xoắn lá, lùn sọc đen: Phòng là chính bằng các biện pháp: làm đất sớm, vệ sinh đồng ruộng, phun trừ các đối tượng rầy từ giai đoạn mạ trước khi cấy và phòng trừ tốt các lứa rầy bằng thuốc đặc hiệu như: Penalty gold 50EC, Sutin 5EC, ACTARA 25W, CONFIDOR…
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2