intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong Thủy sản

Chia sẻ: Oceanus75 Oceanus75 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

85
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiền – TGĐ. Cty VEMEDIM: “Các loại cá nuôi xuất khẩu như cá tra, basa do qui mô nuôi đến hàng triệu con, đạt sản lượng hàng trăm tấn trọng lượng cho mỗi ao nuôi thì việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cho cá cần có sự hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp của kỹ thuật viên thuỷ sản.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong Thủy sản

  1. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc trong Thủy sản
  2. Theo Tiến sỹ Nguyễn Đức Hiền – TGĐ. Cty VEMEDIM: “Các loại cá nuôi xuất khẩu như cá tra, basa do qui mô nuôi đến hàng triệu con, đạt sản lượng hàng trăm tấn trọng lượng cho mỗi ao nuôi thì việc sử dụng thuốc điều trị bệnh cho cá cần có sự hướng dẫn cụ thể trong từng trường hợp của kỹ thuật viên thuỷ sản. Một số lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị bệnh cá sẽ giúp cho người chăn nuôi đạt được hiệu quả cao hơn trong điều trị”. 1. Chọn kháng sinh - Các loại vi khuẩn gây bệnh ở cá hiện nay chủ yếu là vi khuẩn gram âm, thường gặp là Edwardsiella ictaluri, Speudomonas spp, Aeromonas spp, Flexibacter columnaris… các vi khuẩn này đều chịu tác động của kháng sinh khi điều trị.Tuynhiên, theo điều tra khảo sát của Khoa thuỷ sản – Đại học Cần Thơ và Cty Vemedim (2008) cá tra, basa nuôi tại đồng bằng sông Cửu Long có tỉ lệ đề kháng cao với nhiều loại kháng sinh như Florphenicol,
  3. Oxytetracyclin, phối hợp Sulfamethoxazol – Trimethoprim, …. Do đó, để việc điều trị có hiệu quả cần lấy mẫu cá bệnh làm kháng sinh đồ để chọn loại thuốc còn nhạy với mầm bệnh . - Đối với cá thương phẩm, việc đưa thuốc điều trị bệnh vào cơ thể thông qua việc trộn thuốc vào thức ăn là giải pháp tốt nhất. Tuy nhiên, do một số kháng sinh không hấp thu hoặc hấp thu kém qua niêm mạc ruột nên chỉ tạo được tác dụng diệt khuẩn cục bộ, còn khi vi khuẩn xâm nhập vào máu, tác động đến mô, phá huỷ tổ chức cơ thể thì hiệu quả điều trị của kháng sinh sẽ không cao. Các kháng sinh có đặc tính này điển hình là Colistin và hầu hết kháng sinh nhóm aminoglycosid (streptomycin, kanamycin, gentamycin…), ngoài ra một số kháng sinh thuộc nhóm betalactam (Monobactams, Carbapenems) nhưng chưa được dùng trong thuỷ sản. - Đối với thức ăn tự chế biến, người chăn nuôi có thể đưa thuốc vào trong quá trình nhào trộn thức ăn. Tuy nhiên, khi sử dụng thức ăn công nghiệp (dạng viên với kích cỡ khác nhau) thì cần chọn thuốc hoà tan tốt trong nước để có thể tưới tẩm thuốc đồng đều vào từng viên thức ăn. Do đó, một số thuốc không hoà tan như Florphenicol, Trimethoprim hay hoà tan kém như kháng sinh nhóm Fluroquinolones, Sulfamides… sẽ không ngấm sâu được vào viên thức ăn, lớp bột thuốc bám lỏng lẽo bên ngoài viên thức ăn sẽ nhanh chóng bị rữa trôi khi vào môi trường nước ao nuôi, hậu quả là cá bệnh không được cấp đủ liều thuốc điều trị - Ngoài ra, nhiều loại kháng sinh bị giảm tác dụng do gắn kết với các thành phần có trong thức ăn hay có nước dùng pha thuốc (nhóm Tetracyclins, Fluoroquinolones) hay bị phân huỷ bởi acid dịch vị khi ở lâu trong dạ dày (Penicillin, Ampicillin, Amoxicillin,…) nên cũng cần kiểm tra nước dùng pha
  4. thuốc phải không quá cứng, không chứa nhiều ion kim loại và cần chú ý giảm lượng thức ăn khi sử dụng kháng sinh nhóm này. 2. Chọn thuốc xử lý môi trường - Hoá chất sát trùng: có tác dụng diệt ngoại ký sinh, diệt tảo và hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây bệnh từ đó giúp cải thiện được chất lượng nước ao nuôi. Tuy nhiên, cần lưu ý một số thuốc sát không phát huy được hiệu quả trong môi trường có nhiều cặn bã hữu cơ, môi trường nước cứng hay môi trường kiềm. Một số hoá chất còn tạo phản ứng kết hợp với chất hữu cơ trong nước hình thành phức chất gây độc cho cá. - Chế phẩm sinh học: Một số chủng vi sinh vật có khả năng phân huỷ bùn bã hữu cơ, độc chất trong môi trường ao nuôi. Tuy nhiên các sản phẩm dạng này chỉ thích hợp cho qui trình nuôi ít thay nước, vì vi khuẩn cần thời gian tăng trưởng, gia tăng mật số. - Vì thế, để thuốc phát huy hiệu quả, người nuôi cần kiểm tra các chỉ tiêu nước như độ kiềm, pH, nhiệt độ, độ trong v.v… để chọn lựa thuốc và điều chỉnh liều sử dụng phù hợp trong từng điều kiện ao nuôi, và cần chú ý không sử dụng cùng lúc hoá chất sát trùng và chế phẩm sinh học là vi khuẩn sống (probiotic). 3. Chọn thuốc hỗ trợ Các thuốc hỗ trợ không phù hợp sẽ gây lãng phí làm tăng giá thành điều trị . Một số chú ý là: - Các thuốc làm tăng khả năng đề kháng như Beta-glucan, vitamin C, vi sinh vật hữu ích (Bacillus subtilis, Lactobacillus acidophilus, Saccharomyces cerevisiae …) dùng cho ăn thích hợp trong giai đoạn cá khoẻ để phòng bệnh. Cần chú ý khi sử dụng probiotic thì không kết hợp cùng lúc với kháng sinh vì kháng sinh sẽ diệt luôn vi khuẩn hữu ích được bổ sung vào thức ăn
  5. - Các thuốc dùng trong giai đoạn bệnh để hỗ trợ điều trị là Vitamin C, B complex và các enzym tiêu hoá, đặc biệt là protease cần cung cấp đủ nhu cầu vì khi bệnh cá tiêu hoá rất kém, cá ăn càng nhiều tỉ lệ chết càng gia tăng do rối loạn tiêu hoá và nhiễm khuẩn đường ruột. - Các thuốc có chất chống oxy hoá mạnh như vitamin A, E, Selenium dùng rất tốt sau giai đoạn bệnh để giúp cá hồi phục cơ thể, cải thiện chất lượng thịt do tác động giải độc, trung hoà các gốc tự do hình thành trong thời kỳ bệnh.  
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2