intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHUONG LINH’S TREE: To be (ác) or not to be?

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

68
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xem sắp đặt Cây của Phương Linh tôi không thể không tự hỏi liệu có cách làm nào khác để vẫn truyền tải được thông điệp mà không phải thí mạng hai cây hoa sữa mới ba năm tuổi. Xét theo quan điểm môi trường, việc chặt cây làm gỗ không có gì là sai nếu chặt đúng lúc (tức là khi cây đã ngưng phát triển và cố định đủ carbone). Hoa sữa ba năm tuổi thì rõ ràng chưa ngừng phát triển, và chẳng cần phải Tây đầm như anh Lê Hoàng, với tôi cái hình ảnh một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHUONG LINH’S TREE: To be (ác) or not to be?

  1. PHUONG LINH’S TREE: To be (ác) or not to be? Xem sắp đặt Cây của Phương Linh tôi không thể không tự hỏi liệu có cách làm nào khác để vẫn truyền tải được thông điệp mà không phải thí mạng hai cây hoa sữa mới ba năm tuổi. Xét theo quan điểm môi trường, việc chặt cây làm gỗ không có gì là sai nếu chặt đúng lúc (tức là khi cây đã ngưng phát triển và cố định đủ carbone). Hoa sữa ba năm tuổi thì rõ ràng chưa ngừng phát triển, và chẳng cần phải Tây đầm như anh Lê Hoàng, với tôi cái hình ảnh một nữ nghệ sĩ vì một cuộc triển lãm kéo dài có ba ngày mà bình thản lên kế hoạch đẽo gọt, cắt rễ rồi ghép nối hai cái thân cây cành lá lòa xòa, có cái gì đó hơi ghê rợn – ghê rợn hơn cả việc trưng bày xác tử tù như trong Our Body (đằng nào họ cũng đã chết rồi) hay việc xẻ thịt một con
  2. lợn chết rồi ngâm formol (đằng nào con lợn cũng đã chết, và con lợn sinh ra để mà bị ăn thịt). Cái cây, ngược lại, là biểu tượng của sinh sôi nảy nở, của môi trường, hay cao hơn là biểu tượng của hy vọng, của sự sống. Và Phương Linh, vì mải mê đưa ra thông điệp của mình, đã giết chết biểu tượng một cách thiếu ý thức và ích kỷ. Rút kinh nghiệm từ cuộc cãi nhau trước với anh Trần Lương, và quyết tâm từ nay không để nghệ sĩ nào (nhất là các nữ nghệ sĩ) tổn thương một cách không cần thiết vì những nhận định hồ đồ của mình, tôi gọi điện cho chị bạn thân là một người từng đấu tranh không mệt mỏi cho nữ quyền và hỏi ý kiến chị về tác phẩm của Phương Linh. Phản ứng đầu tiên của chị là, “Chắc cô ấy muốn thông qua việc chặt hai cái cây để tạo ra sự bất bình trong dư luận, và khi có đủ số người bất bình cần thiết thì cô ấy mới nói, ‘À thì tôi mới chỉ chặt có hai cái cây, trong khi người ta đang chặt cả đống các khu rừng mà sao mấy người không ai nói gì?’”
  3. Tôi bảo, “Chị cứ thử tưởng tượng bây giờ đang là 1941, một nữ nghệ sĩ bế một em bé Do Thái ra giữa Quảng trường Thời đại cắt tiết. Khi được hỏi tại sao làm vậy thì cô ấy bảo là để cho dân Mỹ thấy điều gì đang xảy ra ở các trại tập trung phát xít, và người Mỹ đừng mũ ni che tai nữa mà hãy nhảy vào tham chiến. Việc của nghệ sĩ là đưa ra thông điệp, nhưng lựa chọn cách đưa ra thông điệp sao cho ít gây đau đớn nhất lại phụ thuộc vào cái tâm của mỗi người, và với một nghệ sĩ như Phương Linh, dùng hai cây hoa sữa đang kỳ nảy mầm kết trái làm phương tiện có cái gì đó thật độc ác.” Chị bạn tôi im lặng rồi nói, “Tôi thấy các nữ nghệ sĩ thường dễ mắc phải hai cái cliché: một là luôn phải tỏ ra nhân hậu. Hai là phải thật ác, kể cả với ngọn cỏ lá cây cũng phải ác, để chứng tỏ mình mạnh mẽ, mình nữ quyền, mình sexy.” Nói đến đây tôi chợt nhận ra bài viết của mình cũng lại vọt ra khỏi vấn đề nghệ thuật, điều mà tôi vẫn mạnh mồm lên án từ bấy lâu nay. Nhưng quả thật trong trường hợp này, tôi không quan tâm nhiều đến khía cạnh
  4. đẹp xấu của tác phẩm nữa, vì những khía cạnh khác như trên vừa nói đã lấn át mất rồi. Cuối cùng, tôi cũng không thể không tự hỏi, liệu có cách nào cho một nghệ sĩ, nam hay nữ, nước mình hay nước ngoài, đưa ra được một tuyên ngôn nghệ thuật đáng nói bằng một cách không nhân hậu cũng không độc ác?
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2