Phương pháp dạy và học trong cách mạng số
lượt xem 2
download
Bài viết "Phương pháp dạy và học trong cách mạng số" trình bày một số tích cực và hạn chế trong quá trình dạy học khi thực hiện việc chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong dạy - học hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp dạy và học trong cách mạng số
- Nguyễn Đức Khiêm Nguyễn Anh Tuấn Trần Thị Lan Anh Trường Cao đẳng Vĩnh Phúc Tóm tắt: Những năm gần đây tần xuất của thuật ngữ “Chuyển đối số” xuất hiện thường xuyên hơn trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhất là ở các ngành kinh tế, kinh doanh, dịch vụ. Tuy nhiên, phải đến khi đại dịch Covid-19 bùng phát trên phạm vi toàn cầu, làm đình trệ, thậm trí là tê liệt hoạt động kinh tế, xã hội, giáo dục,..học sinh, sinh viên không thể đến trường, chuyển đổi số mới thực sự trở thành tâm điểm thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý giáo dục, đội ngũ nhà giáo mà còn là sự quan tâm của toàn xã hội. Bài viết, trình bày một số tích cực và hạn chế trong quá trình dạy học khi thực hiện việc chuyển đổi số và đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc chuyển đổi số trong dạy - học hiện nay. 1. Đặt vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào quá trình dạy - học không còn mới mẻ với nền giáo dục Việt Nam. Tuy nhiên, trước sự tác động và lây lan mạnh mẽ của đại dịch Covid-19 ngành giáo dục rất quan tâm đến việc ứng dụng CNTT vào hoạt động giảng dạy. Việc ứng dụng CNTT vào hoạt động dạy học đã dần thay đổi phương pháp giảng dạy, học tập từ truyền thống sang phương pháp giảng dạy học trực tuyến, sử dụng CNTT trong các hoạt động giảng dạy, học tập. Nhờ các thiết bị điện tử thông minh, sinh viên có thể tiếp cận tri thức mọi nơi, mọi lúc, chủ động thời gian biểu trong học tập và nghiên cứu khoa học. 2. Nội dung 2.1. Tác động của cách mạng số đến phương pháp dạy học hiện nay Nói đến cách mạng công nghệ số trong quá trình dạy học là nói đến việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT&TT) vào quá trình dạy - học. CNTT&TT bao gồm: radio và vô tuyến, cũng như các công nghệ kỹ thuật số mới: máy tính và Internet được coi là những công cụ có khả năng tạo ra những thay đổi, là “ngòi nổ” tạo nên cuộc cách trong giáo dục. Các nhà khoa học cho rằng, nếu sử dụng công cụ CNTT&TT một cách hợp lý có thể giúp mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục, tăng cường bổ trợ giáo dục ở những nơi làm việc liên quan đến kỹ thuật số đang không ngừng tăng lên và nâng cao chất lượng giáo dục dưới nhiều hình thức, giúp quá trình dạy - học trở nên năng động, hấp dẫn và liên hệ chặt 367
- chẽ với thực tiễn cuộc sống. Để đưa CNTT&TT vào hệ thống giáo dục quốc dân một cách hiệu quả là một quá trình phức tạp, đa diện, liên quan đến không chỉ vấn đề CNTT&TT, mà còn bao hàm rất nhiều yếu tố: nguồn tài chính ban đầu, chương trình đào tạo, khả năng sư phạm, trình độ của đội ngũ giáo viên, sự sẵn sàng trong công tác quản lý giáo dục, hạ tầng viễn thông, tính ổn định của nguồn kinh phí/tài trợ và hàng loạt các vấn đề liên quan khác. Toàn cầu hóa và thay đổi công nghệ đã trở thành xu hướng phát triển không ngừng trong suốt những thập niên đầu của thế kỷ XXI, tạo ra một nền kinh tế toàn cầu mới: Lấy sức mạnh từ công nghệ, năng lượng,..từ thông tin và chèo lái bằng tri thức. Trước xu hướng này, các cơ sở giáo dục cần chuyển sang hướng khuyến khích việc “học cách học” đối với sinh viên, giúp sinh viên đạt được những kiến thức và kỹ năng để có thể tiếp tục học tập suốt đời. Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler cho rằng: “Những người mù chữ của thể kỷ XXI sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà chính là những người không biết cách học, cách quên và cách học lại”16. Bởi vậy, mối quan tâm hàng đầu trong giáo dục và đào tạo hiện nay là mở rộng cơ hội giáo dục cho những người dễ bị ảnh hưởng nhất trong quá trình toàn cầu hóa, gồm những quốc gia đang phát triển nói chung, những người có thu nhập thấp, nữ giới và những công nhân tay nghề thấp nói riêng. Tổ chức Lao động Quốc tế cho rằng giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế toàn cầu mới được gọi là “Giáo dục cơ sở cho tất cả mọi người; Những kỹ năng làm việc cơ bản cho tất cả và Học tập suốt đời cho tất cả”17 Thế giới đương đại đang chứng kiến những sự thay đổi vượt bậc trong thời đại công nghệ số với tầm ảnh hưởng sâu rộng của khoa học công nghệ đến đời sống con người. Sự phát triển của CNTT&TT đã và đang tác động toàn diện, sâu sắc đến tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội trên phạm vi toàn cầu. Bản chất của của cuộc cách mạng số là việc ứng dụng công nghệ, khoa học dữ liệu và sử dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ sản xuất và cuộc sống con người. Cách mạng số giúp con người mở rộng nhiều cơ hội để khám phá và chinh phục kho tàng tri thức đồ sộ của nhân loại, nâng cao năng suất lao động và chất lượng nền kinh tế. Bên cạnh đó, cuộc cách mạng này, đang đặt ra nhiều thách thức đòi hỏi người lao động, các nhà hoạch định chiến lược phải thay đổi cho phù hợp. Trong sự tác động ấy, giáo dục, đặc biệt là giáo dục đại học - nơi tri thức hóa nguồn nhân lực chịu sự tác động lớn nhất. Sau gần một thập niên thực hiện công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục, nhất là giáo dục đại học, bước đầu đã thu được những kết quả đáng 16 UNDP (2003), Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, Manila. Philippines, tr.5. 17 Sđd, tr.6. 368
- khích lệ: “Việt Nam có 3 cơ sở giáo dục đại học được xếp hạng là Đại học Quốc gia Hà Nội - được xếp vị trí số 1 Việt Nam, thuộc nhóm 251-300 thế giới, tiếp theo là Trường Đại học Bách khoa Hà Nội với thứ hạng thuộc nhóm 351- 400 và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh với vị trí trong nhóm 401-500. Trong đó, Đại học Quốc gia Hà Nội có 3 ngành đào tạo được Times Higher Education (THE) và khẳng định vị trí số một Việt Nam trong các ngành được tạo được xếp hạng, cụ thể: Khoa học máy tính (Computer Sciences) lần đầu tiên được THE đánh giá, nhưng đã có thứ hạng trong nhóm 501- 600 thế giới, số 1 Việt Nam; Khoa học Vật lý (Physical Sciences) được xếp trong nhóm 601-800 thế giới, số 1 ở Việt Nam; Kỹ thuật & Công nghệ (Engineering & Technology) được xếp trong nhóm 401- 500 thế giới, số 1 ở Việt Nam”18. Cùng với đó, chất lượng giáo dục đại trà, giáo dục mũi nhọn cũng đạt được những kết quả khả quan. Theo báo cáo năm 2020 của Ngân hàng Thế giới về Vốn nhân lực: “Chỉ số Vốn nhân lực của Việt Nam đạt 0.69, đứng thứ 38 trên 174 nền kinh tế. Trong đó, thành phần kết quả giáo dục của Việt Nam đứng thứ 15, tương đương với các nước: Hà Lan, New Zealand, Thụy Điển. Nhiều chỉ số về giáo dục của Việt Nam được đánh giá cao trong khu vực, tỷ lệ học sinh đi học và hoàn thành chương trình tiểu học sau 5 năm đạt 92,08%, đứng ở tốp đầu của khối ASEAN, chất lượng giáo dục mũi nhọn được thế giới đánh giá cao trên đấu trường quốc tế. Kết quả thi Olympic của học sinh Việt Nam những năm qua có bước tiến bộ vượt bậc với 49 huy chương vàng trong giai đoạn 2016-2020, ở giai đoạn 2011-2015 con số này là 27 huy chương”19. Mặc dù vậy, trước sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng số hiện nay, đòi hỏi hệ thống giáo dục quốc dân, đặc biệt là các cơ sở giáo dục đại học cần thay đổi mục tiêu, nội dung giáo dục, phương pháp dạy học. Trong những năm gần đây, không chỉ ngành giáo dục, mà toàn xã hội đang đặc biệt quan tâm đến vấn đề làm thể nào để khai thác một cách hiệu quả nhất máy tính và Internet nhằm nâng cao chất lượng của giáo dục ở mọi cấp độ, mọi cơ sở đào tạo và hình thức đào tạo. Là hình thức dạy - học được ứng dụng phổ biến trong giáo dục, E-Learning dành cho việc học ở tất cả các cấp học. Dạy học trực tuyến là hình thức sử dụng mạng Internet, có thể là mạng cục bộ (LAN) hoặc mạng băng thông rộng (WAN) cho toàn bộ hay chỉ một phần của khóa học, tương tác giao tiếp hoặc tạo điều kiện hỗ trợ mối tương tác giữa giảng viên viên với sinh viên, sinh viên với nhau 18 Đặng Chung (2021), 3 đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi, tại: https://laodong.vn/giao-duc/3-dai-hoc-viet-nam-lot-top-truong-hang-dau-o-cac-nen-kinh-te-moi-noi 888160.ldo#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam%20c%C3%B3%203%20%C4%91%E1%BA%A1i,tr% C3%AD%20trong%20nh%C3%B3m%20401%20%E2%80%93%20500. 19 Thu Phương-Huyền Thanh (2021), Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều được quốc tế đánh giá cao, tại: http://cand.com.vn/giao-duc/Chat-luong-giao-duc-dai-tra-va-mui-nhon-deu-duoc-quoc-te- danh-gia-cao-629008/. 369
- trong hoạt động tiếp nhận tri thức. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 (CMCN 4.0) với xu hướng phát triển dựa trên nền tảng tích hợp cao độ của hệ thống kết nối số hóa - vật lý - sinh học với sự đột phá của Internet vạn vật và Trí tuệ nhân tạo đang làm thay đổi căn bản nền sản xuất của thế giới. CMCN 4.0 với đặc điểm là tận dụng một cách triệt để sức mạnh lan tỏa của số hóa và CNTT. Làn sóng công nghệ mới này đang diễn ra với tốc độ khác nhau tại các quốc gia trên thế giới, nhưng đang tạo ra tác động mạnh mẽ, ngày một gia tăng tới mọi mặt của đời sống xã hội, dẫn đến việc thay đổi phương thức và lực lượng sản xuất của xã hội. Việt Nam là quốc gia đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, cuộc CMCN 4.0 mở ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm; tạo ra sự thay đổi lớn về hình thái kinh doanh dịch vụ; tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo; giảm đáng kể chi phí giao dịch, vận chuyển; tạo cơ hội đầu tư hấp dẫn đầy tiềm năng trong lĩnh vực công nghệ số và Internet đồng thời, cũng là cơ hội lớn cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, nếu không bắt kịp nhịp độ phát triển của khu vực và thế giới, Việt Nam sẽ phải đối mặt những thách thức, tác động tiêu cực: Sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh; dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp gây phá vỡ thị trường lao động truyền thống, ảnh hưởng tới tình hình kinh tế - xã hội của đất nước; mất an toàn, an ninh thông tin, xâm phạm bản quyền, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao. Mặt khác, có khả năng xuất hiện làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển sang các nước đang phát triển và chậm phát triển. Trước thực tế này, Đảng ta chỉ rõ: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổ chức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018. Nâng cao năng lực nghiên cứu, giảng dạy trong các cơ sở giáo dục đại học; tăng cường giáo dục những kỹ năng, kiến thức cơ bản, tư duy sáng tạo, khả năng thích nghi với những yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4”20. Trong Quyết định số: 749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020, Đảng và Nhà nước ta đã xác định: “Lĩnh vực có tác động xã hội, liên quan hàng ngày tới người dân, thay đổi nhận thức nhanh nhất, mang lại hiệu quả, giúp tiết kiệm chi phí cần ưu tiên chuyển đổi số trước, bao gồm: Y tế, Giáo dục, Tài chính - Ngân hàng, Nông nghiệp, Giao thông vận tải và logistics, Năng lượng, 20 Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số:16/CT-TTg, ngày 04/05/2017 về việc: “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Chi-thi- 16-CT-TTg-tang-cuong-nang-luc-tiep-can-cuoc-Cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-2017-348297.aspx. 370
- Tài nguyên và Môi trường, sản xuất công nghiệp”21. Như vậy, cùng với y tế, giáo dục là một trong hai lĩnh vực được ưu tiên thực hiện việc chuyển đổi số. Điều đó cho thấy, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục đóng vai trò hết sức quan trọng, không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực của xã hội. Dạy - học trong kỷ nguyên công nghệ số không chỉ bó hẹp trong không gian lớp học, phòng thí nghiệm, giảng đường, mà cần mở rộng kết nối với các doanh nghiệp, thị trường lao động, nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó, phải luôn ứng dụng thành tựu mới nhất do cuộc cách mạng số tạo ra: kết nối Internet để liên kết với thế giới, tìm kiếm thồng tin, xử lý thông tin, giải quyết các vấn đề liên quan tới thực tiễn cuộc sống. Phương pháp giảng dạy cần phải đổi mởi mạnh mẽ cả về nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện, đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học - nơi tri thức hóa nguồn nhân lực trình độ cao cần mạnh dạn sử dụng các công cụ: Internet, giáo dục trực tuyến, sử dụng công nghệ điện toán đám mây,..Vào quá trình dạy học. Trong kỷ nguyên số, nguồn học liệu mở phục vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học của giảng viên rất đa dạng và phong phú. Sự phát triển của CNTT&TT, thông qua mạng Internet, giảng viên dễ dàng tiếp cận nguồn học liệu khổng lồ trong và ngoài nước, đáp ứng tối đa việc đọc, nghiên cứu, mở rộng kiến thức liên quan đến học phần do mình đảm nhiệm để xây dựng bài giảng. Giảng viên có nhiều hướng tiếp cận các vấn đề liên quan đến bài giảng, giúp giảng viên mở rộng vốn tri thức, nâng cao tầm hiểu biết về nội dung kiến thức trong bài giảng cũng như các khoa học liên ngành một cách sâu sắc. Nói cách khác, nhờ sự phát triển của khoa học và công nghệ, giảng viên dễ dàng mở rộng và làm giàu kiến thức khoa học liên môn, giúp giảng viên tự tin và làm chủ kiến thức, qua đó, thực hiện tốt nhất vai trò trọng tài điều khiển quá trình lĩnh hội tri thức của sinh viên. Khi có vốn tri thức chuyên môn sâu sắc, kiến thức khoa học liên môn vững chắc, giảng viên dễ dàng vận dụng các phương pháp, phương tiện và kĩ thuật dạy học hiện đại vào hoạt động lao động sư phạm một cách linh hoạt và hiệu quả. Công tác quản lí của giảng viên với sinh viên trong quá trình học tập, nghiên cứu không còn bị gò bó, mang tính mệnh lệnh hành chính, bởi giảng viên không phải là nguồn cung cấp thông tin, tri thức khoa học duy nhất cho sinh viên trong kỷ nguyên giáo dục số, trái lại, giảng viên đóng vai trò là người định hướng, trọng tài điều khiển quá trình học tập, nghiên cứu của sinh viên. Do vậy, trong nền giáo dục số không chỉ thay đổi phương pháp dạy của giảng viên mà phương pháp học 21 Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số:749/QĐ-TTg ngày 03/06/2020 về việc phê duyệt: “Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”, tại:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-749-QD-TTg-2020-phe-duyet- Chuong-trinh-Chuyen-doi-so-quoc-gia-444136.aspx. 371
- của sinh viên cũng có sự thay đổi mạnh mẽ để thích ứng với thời đại số, dữ liệu và vạn vật kết nối. Sinh viên có thể học tập, lĩnh hội kiến thức bằng những phương pháp mở rộng, tự do, sáng tạo và rất linh hoạt, chủ động học ở bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Xây dựng một phương pháp học tập phù hợp với xã hội hiện đại là điều kiện để sinh viên tiếp cận với nhiều tri thức khoa học trong cùng một thời gian học tập. Cùng với đó, nội dung học tập của sinh viên cũng luôn đổi mới, không còn gò bó, khép kín trong đề cương môn học nặng về lí thuyết mang tính hàn lâm mà luôn được cập nhật, bổ sung để tương thích với những thay đổi về tri thức khoa học của thế giới đương đại. Đây cũng là một trong những yếu tố khác biệt của nền giáo dục số. Thực chất cuộc cách mạng số hiện nay là việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, vạn vật kết nối và dữ liệu lớn, do vậy, các yếu tố này hoàn toàn có khả năng áp dụng một cách có hiệu quả khi các nhà quản lí giáo dục, đội ngũ giảng viên biết sử dụng hợp lí những tác động tích cực của cuộc cách mạng này. Robot và trí tuệ nhân tạo đã được sử dụng trong giáo dục của nhiều quốc gia có nền giáo dục tiên tiến trong khu vực và trên khắp toàn cầu, đặc biệt là trong việc giáo dục hòa nhập cho trẻ mắc các chứng bệnh tự kỉ, mở ra một kỉ nguyên mới trong giáo dục hòa nhập cho các trẻ em kém may mắn. Hiện nay, sử dụng Internet đã phổ biến trong xã hội, đây là điều kiện để sinh viên tìm kiếm thông tin liên quan đến tri thức bài giảng nói riêng, tri thức về tất cả các lĩnh vực nói chung. Sinh viên, dễ dàng tìm kiếm những tri thức khoa học liên quan đến môn học thông qua các thiết bị điện tử thông minh có kết nối internet: Smarthphone, laptop, máy tính bảng,..để tự tìm hiểu kiến thức dưới sự hướng dẫn của giảng viên và hoàn thành được mục tiêu giáo dục của mình, biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo. Sử dụng thành tựu cách mạng số trong lĩnh vực giáo dục giúp sinh viên dễ dàng khai thác nội dung tri thức bài học bên ngoài bài giảng của giảng viên dưới dạng số hóa. Bởi vậy, giảng viên cần phải tìm ra phương thức giảng dạy hợp lý, đồng thời luôn sẵn sàng là trợ lý học tập cho sinh viên nhằm giúp sinh viên phát triển các kỹ năng học tương tác, cộng tác và độc lập với nhau, hỗ trợ tâm lý, tư vấn, cố vấn và hướng nghiệp cho sinh viên,..Như vậy, quá trình dạy của giảng viên trong nền giáo dục số phải chuyển từ truyền thụ kiến thức sang hình thành phẩm chất và kỹ năng, phát triển năng lực người học, tổ chức một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệm, phát triển giáo dục theo hướng chú trọng về chất lượng và hiệu quả, phát huy tối đa tiềm năng của cá nhân sinh viên. Bài toán thực tế đang đặt ra cho giáo dục và đào tạo là phải cung ứng cho thị trường lao động nguồn nhân lực có tay nghề cao, tư duy sáng tạo, thực hiện những công việc phức tạp, làm chủ các dây truyền sản xuất với sự tinh xảo, chính xác của công cụ sản xuất hiện đại. Xu thế cách mạng công nghệ hiện nay đòi hỏi sinh viên 372
- phải luôn chủ động, tích cực học tập và rèn luyện bản thân, tự chịu trách nhiệm về mọi hoạt động của mình. Một trong những tác động của cuộc cách mạng số đến sinh viên là sự lựa chọn ngành nghề theo học. Để thích ứng với thời đại nền kinh tế số, nhu cầu nhân lực về công nghệ thông tin, an ninh mạng, công nghệ sinh học, vật lý lượng tử, năng lượng và vật liệu mới thân thiện với môi trường,… sẽ tăng cao. Đây vừa là cơ hội, vừa là thách thức với sinh viên, đòi hỏi sinh viên cần nỗ lực phấn đấu, rèn luyện ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đặc biệt là tinh thần, ý thức tự học vì ngoài hiểu sâu, biết rộng, vận dụng được kiến thức chuyên môn được đào tạo, thị trường lao động luôn đòi hỏi người lao động các kỹ năng mềm: làm việc theo nhóm, làm việc hợp tác, trình độ ngoại ngữ, tin học,… trong nền kinh tế đa văn hóa. 2.2. Một số giải pháp cơ bản đổi mới phương pháp dạy - học trong cách mạng số hiện nay Cách mạng số đã và đang mang lại cho ngành giáo dục nhiều thuận lợi trong việc đổi mới phương pháp dạy - học. Tuy nhiên, trước những tác động đa chiều của cuộc cách mạng này, để đổi mới phương pháp dạy - học đạt hiệu quả tối ưu, cần thực hiện đồng bộ một số định hướng sau: Thư nhất, bản thân mỗi giảng viên cần phải thay đổi phương pháp dạy - học, coi việc đổi mới phương pháp dạy - học khi thực hiện chuyển đổi số trong giáo dục là yêu cầu bắt buộc, là tất yếu khách quan, cần phải thay đổi để thích nghi và nâng cao vị thế của người thầy trong xã hội hiện đại. Mỗi giảng viên phải tự chuyển đổi vai trò từ người truyền đạt các kiến thức sang vị thế người giúp sinh viên thay đổi kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo, phổ cập và làm chủ thông tin. Thay đổi về tư duy, giúp sinh viên có kỹ năng giải quyết vấn đề, tư duy sáng tạo là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong đổi mới giáo dục hiện nay, chính điều này giúp sinh viên xác định được bản thân cần phải làm gì và như thế nào để đạt được mục đích học tập mình đề ra. Bởi, đến lớp, đến giảng đường, đến phòng thí nghiệm chỉ đơn thuần lĩnh hội tri thức thức mang tính kinh viện, hàn lâm thì nguồn học liệu mở khổng lồ hiện nay cùng với sự trang bị đầy đủ về công nghệ cũng có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ này, thậm trí còn phong phú hơn nhiều. Do vậy, trong xã hội thông tin, mỗi giảng viên cần giúp sinh viên điều chỉnh định hướng về chất lượng và ý nghĩa của nguồn thông tin, mỗi giảng viên phải là nhà thông thái, có đầu óc sáng tạo, có tư duy và biết phê phán, năng lực hợp tác tích cực và hỗ trợ hiệu quả quá trình lĩnh học tập, nghiên cứu của sinh viên, là người cung cấp cách học mới cho sinh viên. Thứ hai, giảng viên cần chủ động và tự học để nâng cao năng lực chuyên môn, ngoại ngữ, kĩ năng sử dụng CNTT và các phương thức dạy học hiện đại. Nền giáo dục số đòi hỏi mỗi nhà giáo nói chung, giảng viên nói riêng phải có 373
- năng lực quản lý tài nguyên mạng, có khả năng sử dụng thành thạo các phương tiện công nghệ phục vụ quá trình dạy - học, có khả năng tự chuyển đổi từ các hình thức giảng dạy truyền thống sang các hình thức giảng dạy áp dụng công nghệ số hóa: học trực tuyến, học thông qua các thiết bị điện tử, học thông qua các thiết bị di động, học kết hợp giữa học trên lớp và học online. Bên cạnh đó, giảng viên phải thực sự tâm huyết và đam mê với nghề, luôn luôn sáng tạo, đổi mới trong công việc, hình thành nhiều ý tưởng và biến nó thành những hoạt động thực tiễn. Song song với đó, đội ngũ nhà giáo, đặc biệt là đội ngũ giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học cần nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, đưa hoạt động nghiên khoa học đi vào thực chất, theo hướng nghiên cứu chuyên sâu. Thứ ba, Bồi dưỡng năng lực, kỹ năng dạy học chuyên môn bằng các phương pháp hiện đại, tiên tiến: Trên thực tế, nhiều nhà giáo chưa tiếp cận được với các mô hình dạy học mới, đặc biệt là các nhà giáo ở vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo, biên giới, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn,..điều này sẽ làm hạn chế việc đọc, nghiên cứu tài liệu trong kho dữ liệu khổng lồ, hạn chế việc áp dụng các phương pháp dạy học tiên tiến, đáng nói là đội ngũ giảng viên ở các sư phạm khi chưa thực sự chủ động, sẵn sàng ứng dụng các phương pháp dạy học hiện đại mà cách mạng số mang lại sẽ hạn chế việc rèn kỹ năng nghề cho các giáo sinh. Bởi vậy, vấn đề bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ nhà giáo, nhất là đội ngũ giảng viên các cơ sở đào tạo nghề dạy học cần kết hợp các mô hình đào tạo tiên tiến mà cách mạng số mang lại: Đào tạo trực tuyến, đào tạo từ xa, mô hình E- learning; B-learning; mô hình ứng dụng kỹ thuật hội thảo truyền hình...Mô hình 4.0 là mô hình giáo dục thông minh, liên kết chủ yếu giữa các yếu tố nhà trường - nhà quản lý - nhà doanh nghiệp, tạo điều kiện cho việc đổi mới, sáng tạo và năng suất lao động trong xã hội tri thức. Các hình thức dạy học này sẽ giúp đội ngũ nhà giáo bổ sung vào kiến thức nghiệp vụ, làm phong phú hơn các hình thức dạy học của mình. Thứ tư, trên cương vị là người quản lý, điều hành và thực hiện các hoạt động giáo dục, để quá trình chuyển đổi số trong giáo dục hiệu quả, thành công đòi hỏi các cơ sở giáo dục cần xây dựng cơ chế, chính sách hợp lý: Đầu tư ngân sách xây dựng kết cấu hạ tầng viễn thông, mua sắm trang thiết bị, phương tiện dạy học hiện đại, đồng bộ, đầy đủ, hiện đại, bảo đảm điều kiện thuận lợi giúp giảng viên, sinh viên, cán bộ quản lý giáo dục,..tham gia kết nối và học tập trên internet một cách dễ dàng; Xác định chiến lược dài hạn và ngắn hạn trong việc ứng dụng CNTT&TT vào giảng dạy, giáo dục và các hoạt động khác trong môi trường giáo dục số hóa tại cơ sở, định hướng các mục tiêu sát với thực tế, chuẩn bị tâm thế cho giảng viên và cán bộ, công nhân viên chức của đơn vị chủ động, sẵn sàng đón nhận những sự thay đổi của tình hình thực tiễn. Các cơ sở giáo dục 374
- cần xây dựng kế hoạch cụ thể trong từng bộ môn, ứng dụng và thí điểm từng bước hoạt động dạy học hiện đại, từ đó rút kinh nghiệm để mở rộng đổi mới phương pháp dạy học ở những bộ môn tiếp theo. Hoạt động này, cần tiến hành theo từng bước, tránh nóng vội, chủ quan, phô trương, hình thức. Sau mỗi hoạt động đổi mới cần có sự đánh giá, rút kinh nghiệm, trao đổi giữa cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giảng viên nhằm tạo sự đồng thuận, hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn vướng mắc trong hoạt động giảng dạy của giảng viên. Thứ năm, để chuyển đổi số trong giáo dục thành công sẽ là thiếu xót nếu bỏ qua phương pháp học của học sinh/sinh viên - đối tượng lao động trong hoạt động sư phạm của đội ngũ nhà giáo. Cuối thập niên 90 của thế kỷ XX, Unesco đã đưa ra triết lý về sự học: “Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống và học để làm người”22. Trong nền giáo dục số, sinh viên phải biết cần học cái gì, cần trang bị những hiểu biết và kỹ năng gì, sau đó tìm hiểu bản chất của nó, do vậy cần học mọi lúc, mọi nơi, bản thân sinh viên cần chủ động cá nhân hóa việc học tập, học cách thích nghi với các công cụ hỗ trợ học tập phù hợp với khả năng của mỗi cá nhân... Sinh viên cần lựa chọn cho mình một chiến lược học tập riêng với những công cụ học tập mà bản thân cảm thấy là cần thiết và phù hợp nhất. Đồng thời, nghề nghiệp trong tương lai sẽ gắn với nền kinh tế số, do vậy sinh viên phải nhanh chóng thích nghi với học tập theo kiểu dự án. Tức là, phải học cách áp dụng các kỹ năng giải quyết nhiều tình huống khác nhau xẩy ra trong thực tiễn công việc và cuộc sống. 3. Kết luận Sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng số đã và đang ảnh hưởng sâu sắc đến mọi mặt của đời sống xã hội, đặc biệt đối với hoạt động dạy - học trong các cơ sở giáo dục hiện nay. Trước những thời cơ và thách thức đó, đội ngũ nhà giáo nói chung, giảng viên ở các cơ sở giáo dục đại học nói riêng cần rèn luyện bản lĩnh vững vàng, luôn luôn sáng tạo và không ngừng đổi mới để đem lại hiệu quả dạy học tốt nhất. Ngoài việc học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cần phải chú trọng bồi dưỡng năng lực sử dụng thành thạo CNTT, ngoại ngữ để đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số trong điều kiện kết nối toàn cầu để có thể tiếp cận những tri thức khoa học mà cuộc cách mạng số mang lại. Cùng với đó, để đổi mới phương pháp dạy - học thành công cần có sự nỗ lực phấn đấu, thay đổi, điều chỉnh cách thức, phương pháp tiếp nhận tri thức từ sinh viên và sự vào cuộc mạnh mẽ, quyết liệt của toàn xã hội, trực tiếp và đi phong là ngành giáo dục. 22 Vũ Cao Đàm (2014), “Bốn trụ cột - Không phải là toàn bộ triết lý giáo dục của Unesco”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 65 - Tháng 10/2014, tr.2. 375
- Tài liệu tham khảo: [1]. Vũ Cao Đàm (2014), “Bốn trụ cột - Không phải là toàn bộ triết lý giáo dục của Unesco”, Tạp chí Quản lý Giáo dục, số 65 - Tháng 10/2014, tr.2. [2]. Đặng Chung (2021), Ba đại học Việt Nam lọt top trường hàng đầu ở các nền kinh tế mới nổi, tại:https://laodong.vn/giao-duc/3-dai-hoc-viet-nam-lot-top-truong-hang-dau-o-cac-nen- kinh-te-moi-noi 888160.ldo#:~:text=Vi%E1%BB%87t%20Nam%20c%C3%B3%203%20%C4%91%E 1%BA%A1i,tr%C3%AD%20trong%20nh%C3%B3m%20401%20%E2%80%93%205 00. [3]. Thu Phương-Huyền Thanh (2021), Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn đều được quốc tế đánh giá cao, tại: http://cand.com.vn/giao-duc/Chat-luong-giao-duc-dai-tra-va- mui-nhon-deu-duoc-quoc-te-danh-gia-cao-629008/. [4]. UNDP (2003), Công nghệ thông tin và truyền thông trong giáo dục, Manila. Philippines. [5]. Thủ tướng Chính phủ (2017), Chỉ thị số:16/CT-TTg, ngày 04/05/2017 về việc: “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4”, tại: https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Dau-tu/Chi-thi-16-CT-TTg-tang-cuong-nang-luc- tiep-can-cuoc-Cach-mang-cong-nghiep-lan-thu-4-2017-348297.aspx. [6]. Thủ tướng Chính phủ (2020), Quyết định số:749/QĐ-TTg, ngày 03/06/2020 về việc phê duyệt:“Chương trình chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030”, tại:https://thuvienphapluat.vn/van-ban/Cong-nghe-thong-tin/Quyet-dinh-749-QD-TTg- 2020-phe-duyet-Chuong-trinh-Chuyen-doi-so-quoc-gia-444136.aspx. 376
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
TIÊU CHÍ CHO PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở ĐH
3 p | 128 | 28
-
Vai trò của thư viện trong việc đổi mới phương pháp dạy và học ở Đại học
7 p | 164 | 23
-
Tiêu chuân lựa chọn các phương pháp dạy và học
4 p | 152 | 20
-
Phương pháp dạy và học trong giáo dục đại học: Phần 2
77 p | 76 | 16
-
Phương pháp dạy và học trong giáo dục đại học: Phần 1
87 p | 82 | 14
-
sử dụng công nghệ thông tin trong dạy và học: phần 1
56 p | 114 | 12
-
Giáo trình Phương pháp dạy và học kỹ năng làm văn (Lựa chọn-nghe-nói-đọc-viết): Phần 2
340 p | 15 | 6
-
Giáo trình Phương pháp dạy và học kỹ năng làm văn (Lựa chọn-nghe-nói-đọc-viết): Phần 1
197 p | 15 | 4
-
Chuyển đổi số trong đổi mới phương pháp dạy và học đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh cách mạng công nghiệp lần thứ tư
5 p | 17 | 4
-
Chuyển đổi số trong đổi mới phương pháp dạy và học tại khoa May – Thời trang trường cao đẳng Lý Tự Trọng thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng mô hình đào tạo chất lượng cao trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp lần thứ tư
8 p | 10 | 4
-
Thực trạng quản lí chuyển giao kết quả nghiên cứu khoa học vào đổi mới phương pháp dạy và học trong các trường đại học khối nông lâm
9 p | 38 | 4
-
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Văn học - GS. Trần Bá Hoành
130 p | 22 | 3
-
Phương pháp dạy và học tích cực trong môn Tiếng Việt - GS. Trần Bá Hoành
116 p | 25 | 3
-
Quan điểm của khổng tử về phương pháp dạy và học - ý nghĩa của nó đối với việc đổi mới phương pháp dạy và học đại học hiện nay
5 p | 92 | 3
-
Đổi mới phương pháp dạy và học cơ sở nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực trong bối cảnh hiện nay
5 p | 58 | 2
-
Đổi mới phương pháp dạy và học đại học trong thời kỳ chuyển đổi số
4 p | 4 | 2
-
Vai trò của các thích ứng kỹ thuật số đối với phương pháp dạy và học chuyển đổi
10 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn