Phương pháp để giống, trồng và chăm sóc cây vú sữa
lượt xem 57
download
1. Cách nhân giống cây vú sữa Nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm. Chọn cành để chiết thường là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa gổ, không mang cành vượt. a. Chọn cành chiết và ghép: Nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm. Chọn cành để chiết thường là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa gỗ, không mang cành vượt. Thời gian khất cành có thể từ tháng 1 - 3 Âm lịch. Dùng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Phương pháp để giống, trồng và chăm sóc cây vú sữa
- Phương pháp để giống, trồng và chăm sóc cây vú sữa
- 1. Cách nhân giống cây vú sữa Nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm. Chọn cành để chiết thường là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa gổ, không mang cành vượt. a. Chọn cành chiết và ghép: Nên chọn cây cho năng suất cao và độ tuổi dưới 10 năm. Chọn cành để chiết thường là cành bánh tẻ, có tuổi 12-14 tháng, nằm ngang, da vừa hóa gỗ, không mang cành vượt. Thời gian khất cành có thể từ tháng 1 - 3 Âm lịch. Dùng dao bén khoanh và lột bỏ khoảng vỏ từ 2 - 2,5cm, dùng dây nilon cột quanh vết cắt để ráo nhựa cây, 20 - 25 ngày sau đó bắt đầu bó bầu, vật liệu bó bầu thường là rễ lục bình, xơ dừa, rơm rạ, bùn ao, bao ny lon. Sau khi bó bầu khoảng 10 - 15 ngày, kiểm tra nước và phun thuốc sâu để ngăn ngừa kiến và các côn trùng khác cắn phá rễ cây. Thường xuyên tưới nước để bầu không bị khô. Sau khi bó bầu 3 - 4 tháng, cắt nhánh và dùng bẹ chuối hoặc bầu nilon chứa đất xốp giâm nhánh, để trong mát dưỡng 15-30 ngày cho rễ thuần thục trước khi đem trồng. Cây ghép (tháp): Gốc ghép: Chọn những hạt vú sữa to, không bị sâu bệnh đem gieo trong vườn ươm. Làm thành luống gieo, thông thường cây mọc khoảng 3-4 tuần lễ sau khi gieo. Lúc cây có 3-5 lá thì có thể đem ra trồng ở vườn ghép, đến khi cây đạt tiêu chuẩn ghép (8-12 tháng tuổi) thì ra ngôi cho vào túi nilon có đục lổ thoát nước sau đó tiến hành ghép. Sau khi ghép 40-45 ngày, kiểm tra thấy có sự tiếp hợp tốt giữa
- gốc ghép và cành ghép (mắt ghép) thì cắt và đem để trong bóng râm khi nào cây phát triển tược mới, lá thành thục mới có thể đem trồng. Có nhiều cách ghép, tuy nhiên trong sản xuất thường gặp phổ biến nhất là ghép cành treo bầu và ghép mắt vì cho tỷ lệ thành công cao. Ghép cành treo bầu: Chọn kích cỡ gốc ghép phải tương xứng với cành ghép và cành ghép đã thành thục. Gốc ghép trồng trong bầu được buộc vào giàn đỡ bầu gần cành ghép. - Cách ghép: + Gốc ghép: có đường kính tương đương hoặc lờn hơn cành ghép, được vạt 2 đường đối xứng nhau tạo thành hình vạt nêm dài 3-7 cm + Cành ghép: đường cắt xéo sâu vào gổ cành giống đến 1/3 đường kính cành, dài hơn vạt nêm trên gốc ghép một chút. Sau đó lồng vạt nêm gốc ghép vào miệng cắt xéo của cành giống sao cho tượng tầng của 2 mặt cắt tiếp xúc tối đa. Quấn kín mối ghép bằng dây ghép. Ghép mắt (bo): mắt ghép là miếng vỏ của cành giống chỉ mang 1 mầm duy nhất và không có gổ đính kèm. + Gốc ghép: đường kính gốc ghép phải đạt 1-2 cm. Vỏ có màu nâu xám và tróc thật tốt. Các đường cắt trên gốc ghép có thể là dạng U hay U ngược. + Mắt ghép: chọn mắt ghép trên những cành đã ra năm trước, vỏ cành đã chuyển sang màu nâu xám. Chú ý khi tách bo tránh làm cho bo bị dập, xây xát. Kích thước chữ U trên gốc ghép chỉ lớn kích thước mắt ghép 1 chút.
- Dây PE quấn mối ghép được mở ra sau khi ghép 25-30 ngày và cắt ngọn gốc ghép để kích thích sự nẩy mầm vào ngày thứ 35 sau ghép. b. Giống - Vú sữa Lò Rèn: có nguồn gốc xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang; có năng suất và hiệu quả kinh tế cao nhất 1000 - 1500 trái/cây/năm ở cây tuổi trên 10 năm, trọng lượng trái 200 - 300g/trái, vỏ trái khi chín có màu hột gà, tươi bóng, đẹp; phẩm chất trái rất ngon, được thị trường trong nước ưa chuộng và có giá cả cao nhất so với các giống khác. - Ngoài ra còn có các giống vú sữa Tím, vú sữa Nâu, vú sữa Vàng, vú sữa Bánh Xe. Các giống này có năng suất thấp và phẩm chất kém hơn so với vú sữa Lò Rèn. 2. Cách trồng vú sữa: a. Đào mương lên líp (luống) Đây là khâu rất quan trọng vì có làm tốt khâu này vú sữa mới phát triển tốt, năng suất cao, đảm bảo được tuổi thọ vườn cây. Nếu trồng mới trên đất ruộng nên lên mô có đường kính từ 0,8 - 1,0m, cao 0,4 - 0,6m, tùy theo địa hình của từng nơi. Đất mô là đất mặt của ruộng và được phơi khô từ 15-20 ngày. Đề nghị đào mương sâu 1,0 - 1,5m; bề mặt líp 7-10m. b. Đê bao, cống và cây chắn gió Cây vú sữa không chịu ngập và rất cần đủ ẩm để phát triển tốt trong các năm đầu tiên sau khi trồng. Do đó cần phải có bờ bao và cống để chủ động việc tưới tiêu, đảm bảo mặt líp hoặc mô phải cao hơn mặt nước trong mương, ruộng từ 50 - 80cm . Ngoài ra do cây vú sữa dễ
- bị sét nhánh hay lật gốc, do đó cần phải chú ý đến trồng cây chắn gió, đặc biệt là những vườn ven sông lớn . c. Mật độ và khoảng cách trồng Tùy theo chiều rộng mặt líp mà bố trí số hàng cây. Với líp rộng 7 - 8m thì bố trí trồng một hàng cây ở giữa líp, khoảng cách 8m/cây, mật độ 12 - 13 cây/1000m2, với líp rộng 9 - 10m, trồng hai hàng theo kiểu nanh sấu, khoảng cách 10m/cây, mật độ từ 7 - 8 cây/1000m2. Có thể trồng xen rau màu hoặc cây ăn trái ngắn ngày trong 1 - 3 năm đầu để tăng thu nhập. Vú sữa có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào đầu mùa mưa (5 - 6 Dương lịch) để đỡ công tưới nước cho cây vú sữa trong giai đoạn đầu và có thời gian chuẩn bị đất. 3. Chăm sóc: a. Cách tưới tiêu nước và tỉa cành tạo tán cây vú sữa: Tưới tiêu nước Cần cung cấp nước đầy đủ cho cây vú sữa, đặc biệt trong 3 năm đầu. Trong các tháng nắng nên tưới định kỳ 1 - 2 lần/tuần. Cần xây dựng hệ thống bờ bao chung quanh vườn và trong 1 - 2 năm đầu, cần giữ mực nước cách mô trồng tối thiểu 40 cm. Tỉa cành, tạo tán Trong các năm đầu nên tỉa bớt cành, chỉ để lại các cành phân bố cành đều theo các hướng, tạo cho cây có tán tròn đều và khống chế chiều cao không vượt quá 4-4,5m. Cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu mọc liên tiếp trên cùng một cành chính, cành mọc gần mặt đất.
- Vào sau mỗi vụ thu hoạch cần tỉa các cành mọc đứng bên trong tán, cành rũ, cành ốm yếu, sâu bệnh…để giúp cây thông thoáng và sớm ra chồi mới. Đối với vườn có độ tuổi từ 20 năm trở lên, cây cao quá 6m nên tiến hành trẻ hoá cho cây. Kỹ thuật trẻ hoá nên được áp dụng liên tiếp trong 3-4 năm, mỗi năm trên từng phần của cây để đảm bảo mức thu nhập. Sau mỗi vụ thu hoạch nên cưa bỏ 1-2 cành vươn cao, ít lá và có biểu hiện sinh trưởng, năng suất kém nhất trên tán cây. Cưa ngắn các cành này còn 30-50cm tính từ gốc cành. Khi cưa nên rót nước liên tục vào vết cưa nhằm tránh nhiệt độ cao do ma sát gây chết mô cây ảnh hưởng đến khả năng tái sinh chồi sau n ày, vết cưa nghiêng 45 độ để tránh đọng nước. Sơn phủ bề mặt vết cưa bằng dung dịch sun- phát đồng. Khoảng 15-20 ngày sau dưới mỗi vết cưa sẽ phát triển 5- 15 chồi mới, nên tỉa bớt số chồi mới chỉ giữ lại 2-3 chồi khỏe và ở vị trí đều quanh cành. Khi chồi mới phát triển đến chiều dài 50-60cm thì tiến hành loại bỏ đỉnh sinh trưởng để kích thích chồi phân cành. Lưu ý quan sát và phòng trừ sâu hại cho cành mới. Cành mới có khả năng cho trái sau 12-18 tháng. b. Cách bón phân cho cây vú sữa: Bón phân thời kỳ kiến thiết cơ bản: Từ khi trồng đến một năm, hàng tháng tưới phân Urea (hòa trong nước) với liều lượng 20 - 30g/cây/lần. Từ 1 - 3 năm tuổi bón 1 - 2kg hỗn hợp phân Urea, DAP (18 - 46 - 0) và NPK (16 - 16 - 8) với tỉ lệ
- 1/1/1, liều lượng tăng dần theo tuổi cây, chia 4 lần bón trong một năm. Bón phân cho cây trưởng thành, đã cho trái ổn định : Cây vú sữa từ năm thứ 7 sau khi trồng, bước sang giai đoạn cho trái ổn định và cũng là bắt đầu giai đoạn kinh doanh. Đề nghị nên bón 4 lần phân vào các giai đoạn: xử lý ra hoa, đậu trái, nuôi trái và trước thu hoạch 1 - 2 tháng. Liều lượng phân bón thay đổi, tăng dần theo tuổi cây từ 7 năm đến trên 20 năm. • Lần 1 : Bón vào giai đoạn xử lý ra hoa sớm cho cây với mức phân đề nghị như sau : 5 - 10kg phân hữu cơ hoai/cây và 3 - 6kg NPK (20 - 20 - 15 hoặc 16 - 16 - 8), Ure và phân lân theo tỉ lệ 1/1/1. • Lần 2 : bón vào giai đoạn đậu trái lúc trái bằng nút áo với lượng 2 - 4kg phân/cây gồm Ure và DAP theo tỉ lệ 2/1. • Lần 3 : Bón vào giai đoạn nuôi trái, lúc trái có đường kính khoảng 2cm, với 2 - 3kg phân NPK/cây (dạng phân như nói trên). • Lần 4 : Bón vào giai đoạn trước thu hoạch 1 - 2 tháng với liều lượng 1 - 2kg phân NPK/cây. Các lần bón phân nói trên cách nhau từ 2,5 - 3 tháng. Phương pháp bón: Trước khi bón phân nên tiến hành thu dọn toàn bộ vật liệu tủ gốc rồi bón lên mặt líp (mô) hoặc xới rảnh sâu 5-10 cm ở 2/3 đường kính tán cây, bón phân vào rãnh. Sau khi bón phân nên che phủ gốc bằng các vật liệu hữu cơ và tưới nước liên tục 5-7 ngày cho phân tan vào đất.
- Xử lý ra hoa: Thông thường nên xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định, từ năm thứ 7 trở đi. Biện pháp xử lý ra hoa sớm trên cây vú sữa phổ biến là xiết nước và bón phân. Trong thời gian chuẩn bị thu hoạch, từ tháng 10 Al, quét sạch lá rụng trên mặt líp để phơi thật khô đất, đồng thời xiết cạn nước trong mương cho đến khi thu hoạch xong, nếu không cạn được thì mực nước trong mương tối thiểu phải cách mặt líp trên 50 cm, tỉa bỏ các trái non còn sót lại và tỉa các loại cành già, cành vô hiệu, cành vượt (cành phướn), cành sâu bệnh. Khoảng từ cuối tháng 12 đến rằm tháng 01 Al, bắt đầu làm gốc (xử lý ra hoa) bằng cách bơm nước tràn trên mặt líp, số lần bơm từ 2 - 3 lần, cách quãng 4 - 5 ngày/lần, yêu cầu đảm bảo mặt líp phải thật ẩm (hoặc có thể bơm nước ngâm líp trong 1 -2 ngày). Sau đó bón toàn bộ lượng phân đợt 1 hoặc chia lượng phân này thành 2-3 lần bón, cách quảng 5 - 6 ngày/lần bón và tưới nước cho tan phân sau mỗi lần bón. Sau khi bón phân có thể tưới định kỳ 1 lần/tuần cho đến khi cây ra hoa. Muốn xử lý ra hoa thành công thì trước khi ra hoa, cây phải không có tược non và lá phải già, hơi bạc màu (khằn) và đất phải thật khô.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng môn Giống cây rừng - ThS. Hồ Hải Ninh
175 p | 522 | 146
-
Các giống dứa trồng và phương pháp nhân giống
44 p | 279 | 82
-
Nhân giống thành công nhiều loại hoa bằng cấy mô
5 p | 239 | 64
-
Phương pháp trồng cây chanh và chăm sóc chanh
4 p | 294 | 47
-
PHƯƠNG PHÁP NHÂN GIỐNG HOA CÚC
5 p | 210 | 43
-
Một số phương pháp để giống rau muống
2 p | 257 | 40
-
Phương pháp để giống rau muống
31 p | 151 | 32
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch
8 p | 220 | 29
-
Bài giảng Sản xuất giống và công nghệ hạt giống: Chương 9 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
17 p | 157 | 25
-
Bài giảng Cây ăn quả 1: Chương 4 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
10 p | 164 | 24
-
Giới thiệu kỹ thuật nhân giống hoa đồng tiền bằng phương pháp invitro
7 p | 210 | 22
-
Kỹ thuật nhân giống hoa cúc bằng phương pháp giâm cành và hoa sứ bằng phương pháp chiết cành thái lan
9 p | 226 | 22
-
Nhân giống hoa cúc theo phương pháp nào?
3 p | 128 | 17
-
Kinh nghiệm trồng và chăm sóc cây bưởi Phúc Trạch
7 p | 120 | 17
-
Phương pháp để giống rau muống
4 p | 154 | 13
-
Bài giảng Chọn tạo giống cây trồng ngắn ngày: Chương 9 - Học viện Nông nghiệp Việt Nam
28 p | 86 | 10
-
Phương pháp nhân giống bơ
2 p | 133 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn