intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương pháp hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

128
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong canh tác lúa, đổ ngã là một trong những nguyên nhân gây thất thoát lớn cả về năng suất lẫn chất lượng hạt. Khi cây lúa bị đổ ngã, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại. Sự quang hợp của lúa bị ngã cũng kém làm hạn chế sự phát triển của hạt nên tỉ lệ hạt lép gia tăng.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương pháp hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa

  1. Phương pháp hạn chế đổ ngã trong canh tác lúa Trong canh tác lúa, đ ổ ngã là một trong những nguyên nhân gây thất thoát lớn cả về năng suất lẫn chất lượng hạt. Khi cây lúa bị đổ ng ã, quá trình tạo hạt bị đình trệ do sự vận chuyển chất khô bị trở ngại. Sự quang hợp của lúa bị ngã cũng kém làm hạn chế sự phát triển của hạt nên tỉ lệ hạt lép gia tăng. Khi lúa đổ ngã sẽ gây khó khăn cho thu hoạch bằng cơ giới kể cả việc thu hoạch bằng tay, vì vậy chi phí sản xuất tăng lên. Có nhiều phương pháp làm giảm đổ ngã trên lúa như sử dụng giống chống chịu đổ ngã, áp dụng các biện pháp canh tác hợp lý như sạ thưa, tưới nước ướt khô xen kẽ, bón phân cân đối, sử dụng chất điều h òa sinh trưởng... Việc bón phân đạm cao hơn 90 kg N/ha đã làm lúa dễ đổ ngã và năng suất không gia tăng hoặc gia tăng không đáng kể. Trong các biện pháp l àm hạn chế đổ ngã thì giống chống chịu đổ ngã, làm đất bằng phẳng, sạ thưa, kỹ thuật tưới tiêu, bón phân cân đối là biện pháp dễ thực hiện và đem lại hiệu quả cao. Vì vậy, trong canh tác lúa cần chú ý những biện pháp sau đây: 1. Chọn giống chống chịu đổ ngã: ở những ruộng trủng dễ bị đổ ngã nên chọn giống chống chịu đổ ngã để canh tác, đây là biện pháp chi phí thấp, dễ áp dụng nhất. Lúa đổ ngã, phần lớn bị gãy ở những lóng thân sát mặt đất, hoặc đất bùn nhão bị lật gốc, đôi khi cũng bị gãy ở những lóng thân phía trên do cây cao, thân yếu, lá nhiều và bông nặng. Vì vậy, nên chọn giống chống chịu đổ ngã có đặc tính sau: Chiều cao cây trung bình Các lóng thân sát mặt đất ngắn, cứng chắc Thân rạ lớn (đường kính lóng thân lớn) Bẹ lá ôm chặt lóng (làm tăng độ cứng của thân). và lóng thân dày
  2. 3. Áp dụng biện pháp canh tác - Sạ mật độ thích hợp: sạ thưa, đều như sạ hàng với mật độ từ 80-120kg/ha giúp cây lúa khoẻ, bộ rễ ăn sâu hạn chế đổ ngã rất hiệu quả, tuy nhiên để đạt hiệu quả cao cần san bằng mặt ruộng. -Tưới nước ướt khô xen kẻ: các nghiên cứu thử nghiệm và ứng dụng nhiều nơi cho thấy kỹ thuật tưới nước ướt khô xen kẽ hạn chế rất hiệu quả đổ ngã trong canh tác lúa do làm mặt đất không bị nhão, bộ rễ phát triển sâu, không bị thúi do cầm n ước lâu ngày, đất được giải độc nên cây hút thu dinh dưỡng tốt nên chắc khoẻ nên ít bị đổ ngã. Kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ như sau: Từ gieo đến phát triển cây mạ: Thời kỳ mạ: giữ ruộng đủ ẩm cây mạ sẽ phát triển tốt. Rễ lúa nếu được cung cấp ô xy sẽ phát triển tốt và quá trình phân giải dinh dưỡng của hạt gạo thuận lợi hơn Thời kỳ mạ (3-15 ngày sau sạ): duy trì mực nước 3-5 cm giúp cây nảy chồi tốt và khống chế cỏ dại rất hiệu quả. Thời kỳ đẻ nhánh- làm đòng: giai đoạn đẻ nhánh tối đa đến làm đòng, áp dụng kỹ thuật tưới ướt khô xen kẽ do thời kỳ này cây lúa đã giáp tán nên cỏ dại không cạnh tranh được. Phương pháp tưới như sau cung cấp nước và duy trì mực nước 5 - 7 cm trên ruộng sau đó chờ mực nước cạn dưới mặt đất 10-15 cm (đặt ống nhựa để theo dõi- Hình 1) mới bắt đầu cho nước lại vào ruộng. Khi cây lúa đứng cái (chuẩn bị làm đòng) cần rút nước phơi ruộng đến khi mặt đất nứt chân chim (khoảng 5 - 7 ngày) nhằm hạn chế đẻ nhánh vô hiệu, làm gốc lúa thông thoáng giúp hạn chế sâu bệnh, đồng thời c òn giúp bộ rễ phục hồi và phát triển tốt, đất ít bị nhão nên hạn chế đổ ngã tạo tiền đề để tăng năng suất và chất lượng. Sau đó, tiếp tục áp dụng tưới tiêu xen kẻ là bơm nước ngập khoảng 5-7cm và chờ mực nước cạn dưới mặt đất 10-15 cm mới bắt đầu cho nước lại vào ruộng.
  3. Hình 1. Cách đặt ống theo dõi mực nước ruộng Thời kỳ trổ- chín: thời kỳ lúa trổ cần giữ mực nước 5-7 cm trong khoảng 7-10 ngày để cung cấp đủ nước và giảm nhiệt độ trong ruộng nhằm hạn chế hạt lép. Sau đó tiếp tục áp dụng tưới ướt khô xen kẽ đến khi 10 ngày trước khi thu hoạch không cần bơm nước vào ruộng nữa, đất vẫn còn đủ ẩm để cung cấp nước cho cây tới lúc chín làm mặt đất khô chắc để hạn chế thất thoát sau thu hoạch và thuận lợi thu hoạch máy gặt đập liên hợp. - Kỹ thuật bón phân hạn chế đổ ngã: cần bón phân cân đối, bón theo bảng so màu lá là đáp ứng nhu cầu cây lúa để không bị thừa hoặc thiếu đạm bảo đảm đạt năng suất cao và hạn chế đổ ngã. Đối với ruộng dễ bị đổ ngã nên bón lót phân kali và phân lân vì bón lót cung cấp kali sớm giúp các lóng đầu tiên cứng chắc hạn chế đổ ngã rất hiệu quả. Vì vậy tuỳ theo điều kiện đất đai, mùa vụ, giống lúa mà có thể áp dụng những công thức phân bón cho thích hợp, có thể tham khảo công thức sau đây: Vụ Đông Xuân: 90-100 kg đạm nguyên chất + 40-60 kg lân nguyên chất + 30-50 kg kali nguyên chất Vụ H è Thu: 70-90 kg đạm nguyên chất + 40 - 60 kg lân nguyên chất + 30-50 kg kali nguyên chất Vụ Thu Đông: 70-90 kg đạm nguyên chất + 40 - 60 kg lân nguyên chất + 30-50 kg kali nguyên chất Cách bón: đối với ruộng dễ bị đổ ngã nên bón lót thì cách bón như sau: Bón lót: bón toàn bộ lượng phân lân đơn (phân bột hoặc phân hạt) + 1/3 phân kali bón trước khi xới hay trục đất lần cuối để vùi phân trong đất sẽ hiệu quả hơn. Thúc lần 1: thời điểm 7 - 10 ngày sau khi gieo, bón1/3 lượng phân đạm + 1/3 phân kali. Thúc lần 2: thời
  4. điểm 20 - 25 ngày sau khi gieo, bón 1/3 lượng phân đạm. Thúc lần 3: thời điểm đ òng đòng 2 cm, bón 1/3 lượng phân đạm + 1/3 phân kali. Nếu áp dụng phân NPK hỗn hợp, không bón lót thì chia 3 lần bón: thúc lần 1: thời điểm 7 ngày sau khi gieo, bón 1/3 lượng phân đạm + ½ phân kali + ½ phân lân. Thúc lần 2: thời điểm 20-25 ngày sau khi gieo, bón 1/3 lượng phân đạm + ½ phân lân. Thúc lần 3: thời điểm đòng đòng 2 cm, bón 1/3 lượng phân đạm + ½ phân kali. Như vậ, việc chế lúa đổ ngã không những giúp tăng năng suất, phẩm chất mà còn tiết kiệm chi phí sản xuất như sạ thưa ít tốn giống, bón phân theo nhu cầu cây lúa và tưới ướt khô xen kẽ giúp tiết kiệm phân bón và nước tưới có tiết tiết kiệm chi phí sản xuất 10-15% và tăng năng suất 10-15%. Tuy nhiên, để áp dụng kỹ thuật này đạt hiệu quả cần san bằng mặt ruộng và áp dụng các biện pháp kỹ thuật vừa nêu.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2