intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP TEACCH

Chia sẻ: G G | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:32

265
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

TEACCH là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ bị tự kỷ và mắc những rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan hệ tiếp xúc với người khác. Bang Bắc California Mỹ đã quyết định chọn TEACCH làm chương trình chính thức cho các trẻ em có những vấn đề trong lĩnh vực phát triển. Tác giả soạn thảo phương pháp này là một tập thể bao gồm nhiều bác sĩ, nhà tâm lý, giáo sư, chuyên viên thuộc nhiều ngành. Tuy nhiên, TEACCH thường được gắn liền với tên tuổi của tác...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP TEACCH

  1. Nguyễn Văn Thành. Trẻ em tự kỷ - Phương thức giáo dục. Ủy ban bác ái xã hội - Hội đồng giám mục Việt Nam. PHƯƠNG PHÁP TEACCH TEACCH là phương pháp giáo dục và dạy dỗ dành cho trẻ bị tự kỷ và mắc những rối loạn, khó khăn trong việc diễn tả mình và trong quan hệ tiếp xúc với người khác. Bang Bắc California Mỹ đã quyết định chọn TEACCH làm chương trình chính thức cho các trẻ em có những vấn đề trong lĩnh v ực phát tri ển. Tác gi ả soạn thảo phương pháp này là một tập thể bao gồm nhi ều bác sĩ, nhà tâm lý, giáo sư, chuyên viên thuộc nhiều ngành. Tuy nhiên, TEACCH th ường đ ược gắn liền với tên tuổi của tác giả Eric Schopler, người điều khiển đầu tiên của chương trình này.1 NHỮNG BÀI HỌC CỤ THỂ Điều quan trọng không phải là sao chép một cách máy móc, t ự đ ộng t ất cả những bài học. TEACCH là một người bạn có mặt với chúng ta, để giúp chúng ta sáng tạo, hay là kho nấu những bữa ăn phù h ợp v ới kh ẩu v ị c ủa t ừng học sinh. Những đề mục của chương trình TEACCH: 1. Bắt chước (Imitation). 2. Nhận thức (Perception). 3. Vận động thô (Gross motor). 4. Vận động tinh (Fine Motor). 5. Phối hợp mắt và tay (Eye-hand intergration). 6. Kỹ năng hiểu biết (Cognitive performance). 7. Kỹ năng ngôn ngữ (Verbal performance). 8. Kỹ năng tự lập (Self-help). 9. Kỹ năng bắt chước xã hội (Social performance). Nội Lứa tuổi: 0-1 tuổi dung 1. 1.1. Gõ chiếc thìa nhỏ trên bàn theo nhịp. Bắt chướ 1.2. Lặp lại một số âm thanh một vần. c 1.3. Kết hợp một âm thanh với một động tác hoặc cử ch ỉ. “Bum bum”: nhảy, “Phù phù”: thổi ra 1.4. Vừa quan sát cử chỉ của người lớn, vừa phát âm. “Xì xì” khi đ ưa ngón tay lên miệng. “Oa oa” khi vỗ tay lên miệng. Đưa tay lên mi ệng và gửi đi một nụ hôn. Đưa ngón tay lên má và làm một tiếng nổ. 1 Schopler E., Teaching Activities for Autistic Children. University Park Press. Baltimore 1993. 1
  2. 2. 2.28. Cất giấu một vật dụng hay đồ chơi quý của trẻ dưới m ột t ấm Nhận khăn hay màn, khuyến khích trẻ tìm lại bằng cách rút cất tấm màn. thức 2.29. Trước mặt trẻ, sắp đặt ba cái chén hoặc đĩa lật ngửa, cách nhau khoảng 15 cm. Yêu cầu trẻ nhìn theo chiếc kẹo hay trò chơi. Chúng ta xê dịch chiếc kẹo từ trái qua phải một hai lần và xem trẻ có nhìn theo hay không. Cuối cùng, để chiếc kẹo vào trong một cái chén và hỏi: Chiếc kẹo ở đâu? Quan sát trẻ có biết trả lời hay không, bằng cách nào. Một cách đặc biệt, cố tình làm vui nhộn, để trẻ đưa mắt nhìn theo. 2.30. Làm rơi một vật từ mặt bàn xuống sàn nhà, và yêu cầu trẻ đi tìm mang đến cho cô: “Bút của cô đâu rồi? Em đi tìm cho cô đi”. 2.31. Xê dịch một chiếc kẹo hay đồ chơi, từ chỗ này qua chỗ khác, trước mắt trẻ. Đoạn úp một cái chén lên trên. Sau đó úp thêm hai cái chén khác ở 2 chỗ khác, hai bên cạnh. Hỏi trẻ “Cô giấu kẹo ở đâu?”. Và khuyến khích trẻ tìm, nếu trẻ làm sai mấy lần đầu. 2.32. Kết hợp một hoạt động mà trẻ yêu thích, như tắm gội, với một âm thanh như tiếng chuông. Sau khi trẻ làm quen với cách này, chúng ta chỉ lắc chuông và quan sát phản ứng của trẻ: trẻ có nghĩ đ ến vi ệc tắm gội hay không? 2.33. Kết hợp 2 động tác với 2 âm thanh khác nhau. Ví d ụ: 1-đ ưa tay cù lét trẻ và phát âm “cờ líc, cờ líc…”, 2-cầm 2 tay trẻ và giúp tr ẻ v ỗ tay, đồng thời phát ra âm thanh “bốp bốp…”. Sau nhiều lần, khi trẻ đã quen thuộc, chúng ta chỉ phát âm và quan sát trẻ hành động nh ư thế nào. 3. 3.51. Vỗ tay (theo điệu của một bài hát nho nhỏ). Vận động 3.52. Ngồi một mình mà không cần người giúp. Nếu trẻ còn bé, đặt thô trẻ nằm ngửa, tay phải dang ra trên mặt đất. Cầm tay trái của trẻ, phía bên trên cùi chỏ và lật nhẹ, để thân mình nằm ở trên cùi ch ỏ và tay phải. Tiếp túc kéo lên trên, để trẻ nâng cùi ch ỏ và tay ph ải lên và lấy tay phải tựa vào mặt đất và đẩy lên. Dần dần, khi trẻ đã quen, chỉ đẩy nhẹ, để trẻ tự mình ngồi dậy, không cần giúp đỡ. 3.53. Đưa tay lên khỏi đầu, để nắm lấy một đồ ch ơi. Khi trẻ còn bé, treo một vài đồ chơi phía trên nôi. 4. 4.94. Cầm chiếc thìa và gọi tên thìa. Ban đầu đặt chiếc thìa giữa lòng Vận bàn tay của trẻ. Chúng ta lấy tay xiết nhẹ những ngón tay của trẻ lại, động và để lưng các ngón tay của trẻ quay lên phía trên. Dần dần để trẻ tinh cầm một mình trong vòng vài giây đồng hồ. 4.95. Dùng một thùng giấy dày và chắc, bằng gỗ càng tốt. Khoét một 2
  3. lỗ tròn ở phía trên vừa đủ rộng cho nắm tay người lớn có th ể đút vào và rút ra. Để vào trong thùng những vật dụng quen thuộc trong nhà. Ban đầu cho phép trẻ lấy bất cứ vật gì. Khi trẻ lấy ra và đ ưa lên, chúng ta gọi tên của vật dụng, như: Cái thìa, quả bóng nh ỏ, chi ếc khăn, cái bút… Sau khi trẻ đã quen lấy ra, chúng ta đưa lên một vật dụng, gọi tên và bảo trẻ: cái thìa, hãy tìm ở đáy thùng và đ ưa cho cô một cái thìa. 4.96. Tập cho trẻ cầm bằng ngón cái và ngón trỏ. Nhặt lên và b ỏ vào hộp những vật dụng như: chìa khóa, nút chai, ngòi bút, hạt nút, h ạt đậu phộng, bóng bàn. Ban đầu hướng dẫn trẻ bằng cách lấy tay nắm chặt 3 ngón tay con lại của trẻ. Khi trẻ cầm lên một đồ vật, chúng ta bảo: thả rơi chìa khóa vào trong hộp… 5. 5.120. Dùng ly bằng giấy hay bằng nhựa xếp vào nhau thành một Phối chồng dài và lật sấp lại. hợp mắt - 5.121. Đặt 4 hộp thành một hàng ngang trước mặt trẻ. Trong một tay hộp lớn bên trái có 4 đôi tất đã được xếp tròn lại. Bảo trẻ lấy một đôi tất bỏ vào mỗi chiếc hộp, đi theo thứ tự 1 - 2 - 3 - 4, t ừ trái sang phải. 5.122. Dùng những hộp đựng trứng trong các siêu thị, có 6 hoặc 12 chỗ, xếp thành 2 hàng. Lấy viên bi hoặc quả bóng bàn trong một h ộp bên trái, lần lượt bỏ vào các ô trống, theo thứ tự từ trái sang ph ải. Sau khi xong hàng trên, xuống hàng dưới theo thứ tự từ bên trái 1 - 2 - 3-4 6. Tư 6.159. Biết mình tên gì. Biết nhìn khi có người gọi tên. duy 6.160. Biết đưa tay chỉ điều mình muốn, không cần có người hỏi hay là biết diễn tả nhu cầu, sở thích với ngôn ngữ không lời. Để trẻ có thể học bài học quan trọng này, chúng ta bắt đầu liệt kê, ngày này sang ngày khác, những điều trẻ yêu thích thực sự. Để những đồ vật ấy ở ngoài tầm với của trẻ. Vừa khi thấy trẻ nhìn lên, muốn l ấy, chúng ta chớp lấy cơ hội, để bảo trẻ “vừa nhìn thấy v ừa đ ưa tay ch ỉ vật dụng mà em muốn” Lợi dụng cơ hội trong ngày, để tập cho trẻ diễn tả nguyện vọng của mình. Ví dụ, tại bàn ăn, yêu cầu trẻ ch ỉ đĩa cơm ho ặc m ột c ử ch ỉ khác, chúng ta mới xới cơm và gắp đồ ăn cho em. Khi trẻ em muốn uống, tập cho trẻ biết cầm cái ly lên. Nói chung, chỉ thỏa mãn, khi trẻ diễn tả ý muốn, bằng cách này hay cách khác. Chúng ta không bói đoán. 6.161. Phát huy khả năng hiểu biết những yêu cầu bằng ngôn ngữ của người khác. Để trên bàn, trước mặt trẻ những đồ chơi và đồ dùng quen thuộc như cái cốc, cái chén, con gấu, cái mũ… Cô giáo 3
  4. hướng về phía trẻ gọi tên và yêu cầu, bằng cách đưa tay và nói: “H ơi, đem cho cô con gấu”. Sau khi cô giáo lặp l ại 3 l ần, mà H v ẫn không thực hiện, người trợ tá của cô giáo cầm tay của H dẫn đến bàn, lấy con gấu cùng với H mang tới cho cô giáo. Cô giáo đón nh ận và nói: “Cô cám ơn H”. Sau đó cô trợ tá và bé H đi v ề ch ỗ. T ập nh ư vậy với 2 đồ vật khác. Lặp đi lặp lại nhiều lần, trong nhiều ngày, cho đến khi H hiểu và làm đúng một mình, không cần cô trợ tá. 7. 7.191. Tập cho trẻ thổi nước xà phòng, để làm ra những bong bóng. Ngôn ngữ 7.192. Nhìn hình một số con vật quen thuộc, như mèo, chó… và bắt chước tiếng kêu. 7.193. Sau khi trẻ đã biết phát ra một số âm thaanh nh ư “ kờ, mờ, bờ…” chúng ta hướng dẫn trẻ phát ra các âm tương tự, với những nguyên âm khác: từ mờ chuyển qua ma, mi… 7.194. Tập cho trẻ phát ra những nguyên âm: Ô có ý tiếc, A có ý lấy làm lạ… Khi trẻ đột xuất phát âm trong một số trường hợp, chúng ta tìm cách họa lại và củng cố 7.195. Phát âm những từ có ý nghĩa đầu tiên, như má, ba, bò, mèo, bê… 8. Tự 8.226. Cầm tay và ăn một mình những món ăn mà trẻ thích. lập Nếu cần, lấy bánh tráng ướt bọc lại như bánh cuốn, để trẻ d ễ c ầm. Trong các bài học thuộc mục thứ 8 này, chúng ta cần xác định ưu tiên một là gì? Tự lập hay là sạch sẽ? 8.227. Cầm cốc nhựa bằng cả 2 tay mà uống. Giai đoạn 1: đứng ở đằng sau trẻ, chính bạn đưa 2 tay cầm cốc và đưa lên miệng của trẻ. Giai đoạn 2: cả bạn và trẻ cầm cốc, tay trẻ ở phía trong, chạm với cốc, tay của bạn bọc ở ngoài. 4
  5. 9. 9.245. Tiếp xúc về mặt xúc giác Quan hệ xã Nhiều trẻ quá nhạy cảm trong lĩnh vực xúc giác. Các em không ch ịu hội đựng được bế ẵm hay là những đụng chạm thông thường, trong các sinh hoạt tâm vận động. Sau đây là những cách làm đề nghị: *. Dùng âm thanh và tiếng động như “hốp là, hồ hít…” khi chúng ta cầm tay hay thân mình, để nâng trẻ lên cao và đặt xuống. Âm thanh chuyển hóa trọng tâm của chú ý qua một vị trí khác. *. Cách làm thứ hai là hát và đu đưa nhè nhẹ, qua lại thân mình của trẻ. Khi trẻ đã biết sợ hãi và co quắp lại, chúng ta nâng lên cao một hai lần. Và cứ như vậy, chúng ta làm nhiều lần, để cho trẻ quen dần. 9.246. Dùng một con búp bê, để tiếp xúc, vuốt ve, va chạm. Đặt cho búp bê một tên: Xuân chẳng hạn. Chúng ta đ ến gần bé L và nói: “Bé Xuân này muốn làm quen với chị L, có được không? Bé Xuân rất thương chị L, muốn cầm tay chị L, muốn vuốt đầu, vuốt tóc chị L, chị L thương bé Xuân, cho phép bé Xuân đến gần chơi với chị nhé”. Sau đó, búp bê yêu cầu chị L cầm tay mình, vuốt tóc, vuốt má mình và bế mình lên. 9.247. Chơi trò cúc cù (ú òa?). Người lớn ngồi trước mặt trẻ. Dùng một tấm khăn tắm khá lớn, che đầu và mặt mình lại. Đằng sau tấm khăn, chúng ta hỏi: Bé ở đâu rồi? Sau đó, từ từ lấy tấm khăn trên khỏi hai mắt và nói: Cúc cù. V ừa nói vừa đưa tay lên vuốt đầu trẻ. Làm nhiều lần cho đến khi trẻ hiểu trò chơi và chờ đợi được vuốt đầu. Sau đó, trao tấm khăn tắm cho trẻ và bảo: Bé bây gi ờ ch ơi trò cúc cù với cô đi. 5
  6. Nội Lứa tuổi: 1-2 tuổi dung 1. 1.5. Yêu cầu trẻ dùng tay hay ngón tay để trả lời, khi chúng ta hỏi: Bắt Mũi của em đâu? Tóc đâu? Miệng? Mắt? Lỗ tai? chướ c 1.6. Vỗ tay (vừa nhìn người lớn vừa làm theo). 1.7. Đưa tay lên. Đưa tay xuống. Đưa tay ra ngoài. 1.8. Sử dụng 3 đồ vật, giống như người lớn, để tạo nên một âm thanh: Rung chuông, thổi còi, quay chiếc “lúc lắc”. 1.9. Làm theo người lớn: ngậm miệng, mở miệng, đưa miệng ra trước, mỉm cười, dùng lưỡi liếm môi trên, môi dưới. 1.10. Lấy bút màu vẽ tự do lên trang giấy lớn, không vượt ra ngoài. 1.11. Bắt chước chải tóc với chiếc lược, lấy khăn lau m ặt, dùng bàn chải răng. 1.12. Biết cách dùng của 5 vật thông thường như: quả bóng nho nh ỏ, chiếc xe ô tô, tách trà, bàn chải đánh răng, chiếc gương soi. 1.13. Bắt chước tiếng động của ba đồ dùng quen thuộc như: đồng hồ reo, chuông, xe ô tô, xe lửa… 1.14. Gạch đường ngang trên giấy, từ trái qua phải. 1.15. Bắt chước vỗ tay. 2. 2.34. Đưa ra cho trẻ thấy chiếc dép thứ nhất và tập trẻ đi tìm chiếc Nhận thứ hai. Cũng như vậy, bảo trẻ đi tìm cái cốc thứ hai. Và l ần th ứ ba thức là chiếc xe ô tô. Mấy lần đầu, vật th ứ hai s ẵn có trước m ặt tr ẻ. D ần dần, chúng ta cất giấu các vật thứ hai cùng cặp ở nhiều chỗ khác nhau, ngoài tầm mắt của trẻ. Khi trẻ đã có nhiều tiến bộ, chúng ta chỉ dùng ngôn ngữ: “Chiếc dép kia ở đâu? Đi tìm cho cô”. 2.35. Lần đầu, chúng ta dùng 3 cái cốc có 3 màu sắc và hình th ể hoàn toàn khác nhau, lật sấp lại trước mặt trẻ em. Chúng ta lấy ra m ột chiếc kẹo và cất giấu dưới một chiếc ly, dưới mắt của trẻ. Đoạn chúng ta hỏi trẻ: “Kẹo ở đâu?” Lần thứ hai, sau khi trẻ đã thành công trong lần th ứ nhất, chúng ta dùng 3 chiếc cốc hoàn toàn giống nhau. Lần thứ ba, chỉ dùng 2 chiếc cốc, sau khi cất giấu kẹo, chúng ta thay đổi chỗ hai chiếc cốc với nhau, trước mắt của trẻ. Sau đó h ỏi: “K ẹo ở đâu?”. 2.36. Trên mỗi tấm giấy cứng hình vuông, có tô sẵn 4 hình vuông nhỏ giống nhau, theo 4 cách khác nhau: 1) 4 hình vuông nhỏ ở 4 góc của hình vuông. 6
  7. 2) 4 hình vuông ở giữa mỗi cạnh và làm thành một hình thoi. 3) 4 hình vuông nhỏ sắp thành một chữ “L” hoa 4) 4 hình vuông nhỏ sắp thành một chữ “T” hoa Hãy để một tấm hình có tô sẵn trước mặt trẻ. Trao cho trẻ một khối nhỏ, và bảo trẻ đặt để hình kh ối trên hình vuông đã được vẽ sẵn. Chúng ta đưa tay chỉ rõ cho trẻ biết rõ. Đến ô thứ tư còn lại, chúng ta chờ xem trẻ có biết làm tiếp hay không. 3. 3.54. Cho và nhận quả bóng với người lớn. Vận động 3.55. Tập bước lên trên những chướng ngại nho nhỏ, như những tấm thô ván dày và rộng. 3.56. Đi theo đường quanh co của sợi dây thừng. Sau khi trẻ đã biết nhìn và đi theo đường dây, thêm những chướng ngại: đi ở dưới bàn, đi trên một chiếc cầu, đi quanh bàn và lách qua một kẽ hẹp. 3.57. Cúi xuống nhặt lên những đồ chơi rải rác trên sàn nhà. 3.58. Lấy giấy màu bọc lại đàng hoàng những chiếc hộp đựng giày và để rải rác trên nền nhà. Bảo trẻ đi tìm và mang đến. Sau đó, tập cho trẻ chất lên từng chồng cao, ngang tầm mắt. Bảo trẻ đưa chân làm rơi xuống. Hãy kết thúc trò chơi, bằng cách sắp xếp lại cho có thứ tự vào một nơi nhất định. 3.59. Đi lên thang lầu, từng cấp một. Chân phải bước lên trước và chân trái bước lên sau. Ban đầu, trẻ cầm tay người lớn. Dần d ần, ch ỉ cầm tay. Sau đó, cầm một đầu sợi dây, đầu kia do người lớn cầm. 3.60. Người lớn và trẻ cùng ngồi trên nền nhà, mặt đối m ặt, cách nhau chừng 2 mét, hai chân mở rộng khoảng 90 độ. Hai bên chuy ển qua chuyển lại cho nhau một quả bóng. Nếu trẻ còn nhỏ (dưới 1 tuổi), có một người lớn ngồi đằng sau trẻ, để giúp đỡ và hướng dẫn. 3.61. Trẻ ngồi trên mặt đất, cách vách tường độ 1 mét. Ban đầu, người lớn ngồi sau trẻ. Tập trẻ lăn quả bóng vào tường khá mạnh, để quả bóng bật trở lại. Trẻ em chú ý nhìn theo, nhận bóng và tiếp tục. 3.62. Tập đi theo một đường thẳng được chỉ định. Lấy băng nhựa có màu hay là một sợi dây thừng làm một đường dài và th ẳng t ừ 2-6 mét. Cuối đường, để một đồ chơi mà trẻ thích. Ban đ ầu trẻ c ầm tay người lớn để đi từ đầu đến cuối đường. Sau đó trẻ chỉ cầm một đầu sợi dây và đi theo. Dần dần, trẻ đi một mình. 3.63. Cũng một con đường như trên từ 5 mét trở lên. Lần này, trẻ đi ngang một bên, hay là đi lùi, vừa đi vừa ngước nhìn đằng sau. 3.64. Trẻ và người lớn ngồi bên cạnh nhau, cùng nhìn một h ướng 7
  8. giống nhau. Hai chân duỗi thẳng dài ra trước. Hai tay đụng đầu gối và từ từ cúi xuống đụng vào 10 ngón chân, mà không xếp cong đầu gối lên trên. Ban đầu, nếu trẻ còn nhỏ, một người lớn thứ hai ngồi phía sau, đưa hai chân kẹp giữ trẻ, đồng thời hướng dẫn trẻ nhìn, làm theo như người lớn bên cạnh. 3.65. Để các đồ chơi của trẻ vào các ngăn kéo của một cái tủ thấp, vừa tầm trẻ. Chúng ta kéo mở các ngăn kéo, cho trẻ thấy đồ chơi bên trong. Sau đó tập cho trẻ mở kéo ra và đẩy vào nhiều lần. Sau khi dạy trẻ mở ra và đóng lại các ngăn tủ như vậy, chúng ta không bao giờ để những đồ nguy hiểm vào các ngăn kéo này. 4. 4.97. Tập dùng tay, để chơi với đất sét. Vận động 1) Vo tròn thành những con giun dài. tinh 2) Dùng hai ngón tay cái và trỏ để cắt con giun thành nh ững khúc nho nhỏ độ 1 cm và bỏ vào trong một cái cốc 4.98. Tập ăn một mình. Trẻ đã học cầm thìa ở bài học 4.94. Trong bài học này, trẻ cầm thìa để múc gạo hay lúa từ chén này qua sang chén khác. 4.99. Dùng hai ngón tay trỏ và cái để nhặt lên nh ững đồng ti ền và b ỏ vào một hộp nhỏ có kẽ hở phía trên. 4.100. Dùng hai tay để mở ra một hộp đựng giày, một h ộp diêm lo ại lớn, một hộp sữa có nắp nhựa. Điều quan trọng là trẻ h ọc mở ra bằng nhiều cách khác nhau, tùy đồ vật. 4.101. Học cho và nhận. Vừa đưa tay và nói: đưa cô bút chì… 4.102. Chế tạo một bảng có 3 bóng điện màu xanh, đ ỏ và vàng, có 3 nút bấm khác nhau cho mỗi bóng đèn, và có một sợi dây điện dài có nút cắm vào công tắc. Ngồi đằng sau trẻ để hướng dẫn mở và tắt đèn. Soạn trước những ký hiệu trên những tấm giấy cứng: (+) là m ở đèn và (-) là tắt đèn. Ba hình tròn màu đỏ, xanh và vàng. Đợt m ột: t ập mở và tắt. Đợt hai: mở và tắt mỗi màu đèn. Đợt ba: kết h ợp cả hai hiệu lệnh: tắt hoặc mở một trong ba loại đèn. 4.103. Dùng một chai bằng nhựa và những chiếc tất người lớn, để trẻ học mang tất vào và lấy tất ra. Biết bên nào trái, bên nào phải. 4.104. Ngồi sau trẻ để hướng dẫn xếp giấy: hai lần xếp dọc và hai lần xếp ngang, với mỗi tờ giấy. 4.105. Dùng bút màu lớn (loại phớt), để cho trẻ vẽ xuôi ngược tùy thích. Tập vẽ giới hạn trong và trên tờ giấy, không vượt ra ngoài, không vẽ bẩn trên tay chân và áo quần. 5. 5.123. Lấy từng chiếc vòng nhựa treo vào một cái trụ th ẳng đ ứng Phối 8
  9. hợp gắn chặt vào một cái đế. Đi theo thứ tự từ trái qua phải. mắt - tay 5.124. Dùng 4 khối vuông xây lên một tháp cao, bằng cách chồng khối này lên khối kia. Yêu cầu trẻ xem chừng cho chiếc tháp đứng thẳng và vững vàng. 5.125. Dùng một hộp nhựa lớn, có nắp đậy kín. Khoét một ô vuông vừa kích thước của các khối vuông. Trong một đĩa nhựa bên trái, có 4 khối vuông giống nhau. Bảo trẻ lấy từng khối bỏ vào ô vuông và làm rơi xuống dưới đáy hộp. 5.126. Từ từ cắm từng chiếc đũa vào trong hộp đũa. Không cắm hai ba chiếc một lượt. Nếu trẻ làm được dễ dàng, yêu cầu trẻ phân bi ệt hai đầu đũa khác nhau. Quay đầu ô vuông xuống dưới. 5.127. Làm gần như trên, cắm bút chì trên nắp một h ộp có khoét s ẵn những lỗ nhỏ vừa kích thước của ngòi bút chì. Yêu cầu trẻ cắm từ trái qua phải, không nhảy lộn xộn. 5.128. Trên một tờ giấy có vẽ sẵn 3 hình tròn từ trái qua phải. Yêu cầu trẻ dùng bút chì màu, vẽ 2 hoặc 3 gạch ở trong hình tròn, không vượt ra ngoài. Đi từ trái qua phải. 6. Tư 6.165. Cô đang cầm vật gì đây? Tìm trong các vật trên bàn, có con duy gấu giống như vậy không? Ban đầu chỉ bày 3 vật tối đa. D ần dần tăng lên. 6.166. Trong bài trên chỉ dùng vật dụng thực sự hoàn toàn giống nhaui. Trong bài này, dùng 2 vật dụng tương tự, khác nhau, khác cỡ lớn nhỏ. Cuối cùng dùng hình ảnh. 6.167. Trong bài này, không còn dùng vật dụng cụ th ể hay là dùng hình ảnh để giải thích điều cô mong muốn. Cô chỉ dùng ngôn ngữ mà thôi. 6.168. Học xếp loại. Ở bên trái, trong một hộp, trộn lẫn vào nhau 4 cây bút chì, 4 quả bóng nhỏ và 4 chữ vần A, B, C, D. Tr ước m ặt tr ẻ có 3 đĩa. Ban đầu, trong đĩa số 1 bên trái, chúng ta đ ể s ẵn cây bút chì, trong đĩa số 2 quả bóng nhỏ, trong đĩa số 3 mẫu tự C. Chúng ta bảo trẻ: “Em xếp lại các đồ vật với nhau, theo loại: bút chì với bút chì”. 6.169. Xác định vị trí (đi tìm và mang đến). Trong lớp học v ật nào cũng có một chỗ nhất định. Bảo trẻ: “Em cất con gấu ở đâu? Đi tìm và mang đến cho cô”. Khởi đầu với những dụng cụ được đặt ở ngoài. Sau đó, đi tìm các vật trong các tủ, các hộp. 6.170. Trước đây, trẻ đã học cho. Trong bài này, trẻ học làm việc với bạn bè. Học cho, cho ai, người ấy tên gì. Bảo trẻ: “Em hãy đem ngòi bút này cho bạn N. Em đem quả bóng này cho bạn S…”. Chúng ta l ợi dụng cơ hội này để dạy các em khác trả lời: “Cám ơn”. 9
  10. 6.171. Hiểu một số động tác (dùng động từ): chạy, ngồi, nằm, lau, mở, đóng. Có hai cách làm bổ túc cho nhau. Thứ nhất là yêu cầu trẻ làm những động tác cụ thể hàng ngày. Thứ hai là dùng nh ững hình ảnh, để tập cho trẻ nhận biết những động tác quen thuộc: Mẹ nấu cơm, Mẹ ủi áo quần, Bố làm vườn… Chúng ta có thể dùng máy ảnh, để ghi lại những sinh hoạt khác nhau ở trường học. 7. 7.196. Tiếng chào hỏi, khi tiếp xúc: “Ạ”. Vừa phát ra âm thanh, vừa Ngôn làm điệu bộ chào, cất mũ. Chào tạm biệt, vẫy tay và làm d ấu “chào, ngữ hôn”. 7.197. Phát âm tên của mình. Đem trẻ tới đứng trước t ấm g ương, cô giáo hỏi: “Ai trong đó?”. Tập cho trẻ trả lời bằng tên riêng của mình. 7.198. Bắt chước những âm thanh trong môi trường xung quanh, nh ư xe ô tô: rầm rầm. Máy bay: ồ ồ. Ruồi: vù vù. Chó: gâu gâu. Mèo: meo meo. 7.199. Những động từ thông thường: ăn, uống, chơi, ngủ… 7.200. Nhìn hình và gọi tên những người trong gia đình (sau khi trao đổi với cha mẹ). 7.201. Tập hát những bài hát nho nhỏ, như “Voi vỏi vòi voi, cái vòi đi trước…”. 7.202. Tập trẻ em xin ăn “thêm”, uống “thêm”. 8. Tự 8.228. Cầm thìa ăn một mình: lập Trước tiên, dạy trẻ cầm và giữ cẩn thận chiếc thìa trong tay, đ ể l ấy đồ ăn. Trong những lúc ban đầu, dùng những loại đồ ăn mà trẻ yêu thích, như kem, bột khoai tây. Hướng dẫn trẻ múc đồ ăn và đưa lên miệng. Tay bạn cầm tay trẻ ở khớp xương và từ từ lên dần cho tới cùi chỏ. Tay bạn nới lỏng dần dần. Khi nào trẻ bi ết ăn m ột mình thì không cần giúp nữa. Để gần trẻ một dấu hiệu. Và giải thích cho trẻ biết rằng khi đặt tay vào đó có nghĩa là không còn muốn ăn nữa. Chúng ta tôn tr ọng l ời t ừ chối của trẻ. Tôn trọng nghĩa là không ép buộc, nài nỉ hay là “l ập tức trở lui”, đút lại cho trẻ ăn, vì lo sợ trẻ đói. 8.229. Từ khi trẻ biết ăn bằng thìa một mình, không còn cho phép dùng tay. Nếu trẻ dùng tay, tức khắc cầm đĩa đẩy ra xa đ ằng trước. Không nhượng bộ ở điểm này, vì sợ trẻ đói. Cách làm của chúng ta “không trước sau như một” sẽ làm cho trẻ rối loạn, mất tự tin, không hòa nhập (tuân theo) những quy tắc (phép tắc). 8.230. Khi trẻ đã biết cầm cốc mà uống (xem 8.227), bạn chỉ rót từ 10
  11. 1/4 đến 1/2 cốc. Thỉnh thoảng trẻ làm đổ nước ra ngoài, vì vô ý, chúng ta không quá quan trọng hóa vấn đề. Thái độ căng thẳng, lo âu của người lớn là một cách tạo căng thẳng và lo âu cho trẻ. Cho nên kết quả sẽ đi ngược lại với điều mong muốn. Trong lĩnh vực sư phạm và giáo dục, chúng ta làm việc “ có ý định, chương trình và kế hoạch quy mô, tổ chức ”. Tuy nhiên, tình trạng “siêu ý định, siêu ý chí” diễn tả một tâm trạng bất an. Cho nên trẻ tự kỷ “bị lây”, vì tâm trạng mất an toàn và quá lo âu nơi chúng ta. 8.231. Thay quần áo, tháo tất khỏi chân. Ban đầu, dùng một chai nhựa với chiếc tất cỡ lớn của đàn ông, tập mang vào và lấy ra. Sau đó, áp dụng trên chân của mình. 9. 9.248. Trò chơi cưỡi ngựa gỗ. Quan hệ xã Người lớn ngồi sau lưng trẻ và đẩy ngựa nhảy tới nhảy lui. Ban đầu hội đẩy nhè nhẹ. Vừa làm, vừa phát âm “hốp h ốp”. Càng lúc càng gia tăng tốc độ cho đến khi trẻ tỏ ra thoải mái, bình tĩnh. N ếu trẻ t ỏ v ẻ căng thẳng, co quắp, chúng ta giảm tốc độ. Sau đó, người lớn xuống khỏi ngựa và đứng bên cạnh, yêu cầu trẻ chơi một mình. 9.249. Tập cho trẻ hôn bạn bè và người lớn. Cô giáo đến ngồi bên cạnh bé Liên với con búp bê. (Xem 9.246). Sau khi bé Liên đã cho phép búp bê hôn mình và đã hôn búp bê, cô giáo bảo bé Liên: Bây giờ cô làm con búp bê. Cô muốn Liên cũng hôn cô như đã hôn con búp bê. Nếu bé Liên từ chối, cô giả bộ khóc, để xem phản ứng của bé. Nếu bé Liên vẫn còn lo sợ, ngại ngùng, cô giáo ngưng lại, chờ thử lần khác. Sau khi bé Liên chấp nhận hôn và được hôn, bảo bé Liên chào hôn bạn bè lúc ban sáng, khi gặp lại nhau. Và khi có cha mẹ, anh chị em đến thăm bé Liên tại trường, bảo bé đến chào hôn mẹ, hôn ba, hôn chị em. Nhiều người sẽ có nhận xét là chúng ta bắt chước kiểu Âu Tây. Chúng ta hãy mỉm miệng cười và trả lời: cái gì có lợi ích thực s ự cho một trẻ tự kỷ, tôi sẵn sàng bắt chước kẻ khác, không chút ngại ngùng, mặc cảm. 9.250. Đưa qua đưa lại một chiếc xe ô tô, hay một quả bóng. Cô giáo và trẻ ngồi xuống sàn nhà. Cô đẩy chiếc xe tới cho trẻ. Và yêu cầu trẻ đẩy xe lại cho cô. Có thể dùng 2 sợi dây, mỗi người cầm một sợi và kéo chiếc xe về 11
  12. phía mình. Mỗi lần ra đường, thay vì cầm tay kéo trẻ, chúng ta cũng có thể dùng một chiếc vòng nhỏ, để giữ trẻ bên cạnh mình, nhất là ở những n ơi đông người, có xe cộ qua lại. Cô giáo cầm một bên. Trẻ cầm phía kia. Chúng ta cũng có thể dùng sợi dây. Nội Lứa tuổi: 2-3 tuổi dung 1. 1.15. Bắt chước vỗ tay. Bắt chướ 1.16. Bắt chước dùng đất sét công nghiệp, để chơi 2 cách khác nhau, c như vo tròn lại hay là trải ra. 1.17. Bắt chước đụng đến 2 phần cơ thể cùng một lúc nh ư: m ột tay đụng đầu, tay kia đụng ngực - mũi và lỗ tai - tóc và mi ệng - tai và bụng - đầu và mũi. 1.18. Bắt chước mở và ngậm miệng, đưa miệng qua phải và qua trái mà vẫn giữ yên không động đậy đầu và trán. 1.19. Bắt chước dội bóng trên nền nhà, dùng chiếc thìa nhỏ gõ vào cốc hoặc chén trà, lăn quả bóng về một hướng, trải dài và rộng đất sét ra trên mặt bàn, lấy thìa khuấy tròn trong chiếc cốc, vo tròn đất sét thành nhiều viên bi, ném quả bóng lên cao. 1.20. Bắt chước đặt con búp bê vào giường, hay vào nôi và lấy giấy làm mền đắp lên mình, lấy khăn lau mũi cho búp bê, l ấy thìa đút c ơm cho búp bê, lấy cốc cho búp bê uống. 1.21. Bắt chước những tiếng kêu của loài vật quen thuộc như chó: gâu gâu, mèo: meo meo, bò mẹ: bọ bờ, bò con: be be, ruồi: vù vù. 2. 2.37. Mỗi tấm hình có 2 bản giống nhau. Tấm thứ nhất: Một gạch Nhận ngang lớn và đậm nét. Tấm thứ hai: Chữ “X” hoa lớn và đ ậm nét. thức Tấm thứ ba: một hình tròn đậm nét. Xếp thành đường ngang ba t ấm hình khác nhau, trước mặt trẻ. Trao cho trẻ một trong 3 tấm hình còn lại và bảo: Tấm hình này giống tấm nào, thì em để lên trên tấm ấy. 2.38. Đặt để trước mặt trẻ hai dụng cụ phát ra âm thanh như: 1 cái chuông và 1 chiếc còi. Giai đoạn một: cho phép trẻ khám phá mỗi dụng cụ tùy ý. Giai đo ạn hai: đằng sau một tấm màn che, bạn rung một tiếng chuông và hỏi trẻ: tiếng gì vậy? Yêu cầu trẻ làm lại với dụng cụ có sẵn trước mặt, cho đến khi trẻ hiểu và làm đúng. Giai đoạn ba: d ần d ần thêm vào 2 hoặc 3 dụng cụ khác. Giai đoạn bốn: trong giai đoạn ba, chọn nh ững âm thanh hoàn toàn khác nhau. Trong giai đoạn bốn, chọn những âm 12
  13. thanh gần giống nhau, để tập cho trẻ biết phân biệt. 2.39. Khoét 2 hình khác nhau trên một nắp hộp lớn: hình vuông, hình chữ nhật, hình tròn. Giai đoạn một: cho phép trẻ thử tự do. Giai đoạn hai: trao cho trẻ chỉ một hình và quan sát cách làm c ủa trẻ. Giai đo ạn ba: đưa cho trẻ lấy một hình, nhưng vẫn giữ hình ấy trong tay, không đưa cho trẻ. Chúng ta chỉ yêu cầu trẻ tìm bằng m ắt. Tr ẻ ch ỉ đ ạt yêu cầu khi tìm bằng mắt trước khi bỏ đúng chỗ, không dò dẫm, th ử làm từ chỗ này qua chỗ khác. 3. 3.66. Tập trẻ đứng trên một chân trong vòng 5-6 giây. Ban đầu người Vận lớn làm cho trẻ thấy: một tay vịn vào chiếc gh ế, tay kia đ ể d ọc theo động thân mình. Đồng thời co một chân lên. Khi trẻ đã hiểu và làm được, thô chúng ta cất chiếc ghế ra xa và đưa ngón tay trỏ cho trẻ cầm và co chân lên. Dần dần, trẻ không còn cầm ngón tay của người lớn. 3.67. Tập đưa chân đẩy mạnh quả bóng ra trước. Bên cạnh một vách tường, dùng những hộp giấy cứng làm thành một con đường có lề kín. Bạn ngồi trên một chiếc ghế ở một đầu. Đầu kia trẻ ngồi. B ạn đưa chân lấy quả bóng về phía trẻ. Và bảo trẻ đưa chân đẩy mạnh quả bóng về phía bạn. 3.68. Đứng trên đầu ngón chân. Ban đầu bạn làm cho trẻ thấy. Sau đó, bạn cầm hai tay của trẻ, nâng lên và bảo trẻ đứng trên đầu các ngón chân. Khi trẻ đã hiểu cách làm, bạn chỉ cầm một tay của trẻ. Dần dần, bạn đưa ngón tay cho trẻ cầm. Cuối cùng, khuyến khích trẻ làm một mình. 3.69. Nhảy lên, đưa tay đụng vào một đồ vật. Ban đầu c ầm hai cánh tay phía trong, gần sát vai của trẻ, nâng lên và để xuống cho trẻ làm quen và tập nhảy lên cao. Sau đó, treo một đồ chơi phía trên và bảo trẻ nhảy lên cao, đánh mạnh vào đồ chơi. 3.70. Lăn quả bóng tròn để lật đổ những chiếc hộp chồng lên nhau. Bau đầu giữ khoảng cách khoảng 3 mét. Lấy băng nhựa làm một l ằn ranh không được vượt quá. Dần dần ta tăng khoảng cách lên. 3.71. Ném những bao cát nhỏ vào trong một cái thùng, từ m ột l ằn ranh nhất định. Trẻ càng biết làm, chúng ta càng tăng d ần kho ảng cách. 4. 4.106. Tập cho trẻ chơi thổi bong bóng với nước xà phòng. Vận động 4.107. Dùng những chai nhựa, để trẻ tập mở và đóng nắp chai. Sau tinh đó dùng các loại nắp khác với các đồ dùng khác. 4.108. Tập cho trẻ làm nhiều cử động khác nhau với tất cả 5 ngón tay hay là với mỗi ngón tay: xếp lại, mở ra từng ngón tay, l ấy tay này vuốt dài ra từng ngón của tay kia, làm ch ỉ một tay hay làm c ả hai tay 13
  14. những cử điệu như con rối. 4.109. Tập kéo dây từ trái qua phải hay là từ phải qua trái, để mở ra hoặc đóng lại màn cửa sổ. Có thể dùng những trò ch ơi kéo dây ra đ ể gây tiếng động hay âm nhạc… 4.110. Bóp mạnh những quả bóng bằng mút hoặc bằng cao su. 4.111. Dùng kẹp để kẹp trên bờ miệng của một chiếc hộp. Sau đó lấy ra bỏ vào hộp. Tập dùng hai ngón tay cái và trỏ, để làm những cử động như mở và đóng các cái kẹp áo quần. 5. 5.129. Dùng hạt chuỗi bằng gỗ hoặc bằng nhựa, cỡ lớn, xỏ vào m ột Phối trục thẳng đứng, cắm chặt vào một mặt gỗ. Tay trái giữ trục. Tay hợp phải lấy từng hạt chỗi xỏ vào trục. mắt - tay 5.130. Lần này, thay vì dùng một trục thẳng đứng, trẻ làm việc với một sợi dây xỏ giày. Một đầu dùng để xỏ, đầu kia c ột ch ặt vào m ột hạt chuỗi cố định, để giữ các hạt chuỗi lại với nhau. 5.131. Cũng giống như trên, nhưng lần này dùng 2 loại hạt với hai màu sắc khác nhau. Sau hạt đỏ xỏ hạt xanh. 5.132. Dùng 6 chiếc kẹp với 6 màu sắc khác nhau, đã kẹp sẵn vào bờ miệng của một chiếc hộp ở bên trái. Trước mặt trẻ, trên một tờ giấy, có 6 hình ngôi sao với 6 màu khác nhau, giống như màu sắc của chiếc kẹp. Yêu cầu lần 1: lấy một chiếc kẹp - b ất c ứ chi ếc nào - ra khỏi bờ miệng chiếc hộp và bỏ vào giữa ngôi sao cùng màu. Yêu cầu lần 2: nhìn màu của ngôi sao bên trái và chọn đúng chiếc kẹp. Đi từ trái sang phải. Dùng nhiều tờ giấy vẽ nhiều ngôi sao theo nh ững th ứ tự khác nhau. 5.133. Dùng một cái khay có bờ thành cao. Đổ cát hoặc bột vào khay. Yêu cầu trẻ dùng ngón tay trỏ bên phải, vẽ những đường d ọc ngang trên bột, tùy ý thích. Dần dần cho trẻ gạch đường dọc, đường ngang. 6. Tư 6.172. Xếp loại (Xem lại 6.168). Trong bài học xếp loại này, những duy hình thức cụ thể, bên ngoài có thể thay đổi, nhưng có m ột tên gọi giống nhau, như bàn, ghế, cây, nhà… 6.173. Phân biệt những gì thuộc loại “đồ ăn”, những gì thuộc “đ ồ uống”. Tìm những hình ảnh trong các loại báo, hay là quảng cáo… và cắt ra. 6.174. Hiểu và làm những yêu cầu gồm có hai động tác đi theo như: đi tìm cái cốc và để lên bàn. 6.175. Xem lại 6.168 và 6.172. Trong bài này, trẻ học xếp loại theo “phần vụ hay là chức năng”, vật này dùng để làm gì? Đồ ăn gồm có những thứ… Đồ uống… Đồ chơi… Đồ mặc… 14
  15. 6.176. Xếp loại các hình tròn, vuông, tam giác, chữ nhật có 4 tiêu chuẩn khác nhau: lớn - nhỏ, dày - mỏng, màu sắc, hình th ể. Với bài học khá phức tạp này, trẻ đi vào các lĩnh vực tư duy trừu tượng. 6.177. Phân biệt và gọi tên 3 con vật quen thuộc: mèo, chó, bò. 7. 7.203. Diễn tả nhu cầu và ước muốn: Ngôn ngữ Nhu cầu là những gì cần được người lớn đáp ứng, giúp đỡ như đi vệ sinh, đói, khát… Khi trẻ ước muốn, trái lại, người lớn ch ỉ tạo điều kiện, giúp trẻ tự mình thực hiện, được bao nhiêu hay bấy nhiêu. Người lớn không bói đoán, không làm thay, làm hộ tất cả nh ững gì trẻ đã có thể làm một mình. Tập trẻ diễn tả ra ngoài. Tập cho trẻ xin, thay vì đòi hỏi. Tập đưa tay làm dấu, thay vì khóc la, dậm chân hay là đánh đ ập… Chúng ta tìm cách dạy những điều này càng sớm càng tốt. Khi trẻ em “chậm nói”, cung cấp những đồ vật cụ thể hay là hình ảnh, để trẻ diễn tả. Ví dụ, cầm cốc: tôi khát. Cầm thìa: tôi đói. C ầm hình cầu trượt: tôi muốn đi ra chơi ngoài sân. Đó là những “câu nói” với một từ, một hình ảnh. 7.204. Tập cho trẻ biết chọn lựa. Khi trẻ đói, muốn ăn, chúng ta đ ưa ra quả táo và trái chuối, cho trẻ thấy. Sau đó, đặt câu h ỏi: Em mu ốn cái gì trong hai? Em chọn gì? Trẻ không được tự ý lấy cho mình. Tr ẻ phải diễn tả hay là dùng một ký hiệu, để xin. 7.205. Nhận biết áo, quần, mũ… của bạn nào trong lớp. Cách làm thứ nhất: lấy mũ của tất cả các h ọc sinh trong l ớp, đ ể trên bàn và hỏi: “Mũ này của ai?”. Cách làm thứ hai: Hỏi từng em: “ Mũ của em đâu, chỉ cho cô biết? Mũ của bạn A đâu?”. Cách làm thứ ba: Trao cho em D bốn chiếc mũ và bảo: Mũ của bạn nào, đem phát cho bạn ấy. 7.206. Hiểu câu hỏi và trả lời “Dạ”, “Không”. Hỏi về những gì trẻ đã biết rõ: Có phải đây là cái cốc không? Thay đổi câu hỏi, để trẻ có thể trả lời “không”: Cầm cái cốc và h ỏi: Có phải đây là cây bút chì không? Trường hợp trẻ ch ưa có ngôn ngữ, dùng những cử điệu hay là ký hiệu đã được ấn định với trẻ: Cầm lên tấm giấy “trắng”: Phải, dạ, đúng. Tấm giấy “đen”: Không. 7.207. Biết tên của các con loài vật, như gà, vịt, chó, mèo… Dùng 4 hình ảnh, để trước mặt trẻ. Gà đâu? Tìm cho cô. 7.208. Biết tên của các đồ dùng hàng ngày. “Đi lấy cho cô…”. 15
  16. 7.209. Đặt câu hỏi đơn giản: Ai? Làm gì? Dùng từng cặp hình ảnh: Con mèo + ngủ, còn chó + nhảy, m ẹ + ở nhà, ba + đi làm. Nếu trẻ chưa nói, nhưng đã hiểu, chúng ta đưa ra một câu có hai vế, như các ví dụ trên đây, và yêu cầu trẻ tìm 2 hình ghép lại hay là để cạnh nhau. 8. Tự 8.232. Tập dùng dĩa để ăn. lập Ban đầu tập dùng dĩa nhựa mổ lấy những thức ăn như cà rốt luộc, thịt… đem lên miệng và ngậm lại, đoạn rút dĩa khỏi miệng và đ ặt sấp xuống lên đĩa. 8.233. Biết phân biệt đồ ăn và những vật khác không ăn được, như hình khối, những hòn sỏi… Vào lúc ban sáng độ 10 giờ hay là ban chiều khoảng 15 giờ, trước khi về nhà, chúng ta đặt trước mặt trẻ, ba hoặc bốn vật nh ư trên. Bảo trẻ: Hãy ăn đi. Nếu trẻ đưa tay lấy một vật không ăn đ ược, chúng ta lập tức đặt câu hỏi: Hình khối có ăn được không? Với cách làm này, mỗi ngày 2 lần, chúng ta tập cho các em còn nhỏ dại biết phân biệt vật nào ăn được và vật nào không. Chúng ta dùng nh ững đ ồ v ật l ớn, để tránh trẻ bỏ vào miệng, không có gì nguy hiểm. 8.234. Học mặc quần áo. Trước khi dạy mặc theo thứ tự trước sau, chúng ta dạy trẻ bi ết m ặc từng thứ một, bắt đầu từ các thứ đơn giản như may ô, quần lót, áo sơ mi, quần đùi và sau cùng là quần dài. Ví dụ: 1) Xỏ tay phải vào tay áo bên phải. 2) Dùng tay trái kéo áo ra sau và đem qua trái. 3) Xỏ tay trái vào tay trái của chiếc áo. 8.235. Mặc quần dài. 1) Phân biệt phía trước và phía sau, 2) Ngồi xuống trên ghế, xỏ chân phải vào ống quần bên phải, 3) Xỏ chân trái vào ống quần bên trái, 4) Cầm lưng quần với cả hai tay và đứng lên. 5) Kéo quần lên ngang bụng. Cứ tập tới tập lui nhiều lần từng mỗi giai đoạn. Tạm hoãn vấn đề gài nút hay là kéo khóa trong một bài học khác. 8.236. Tập đi vệ sinh. Đây là vấn đề có liên hệ đến thể diện và giá trị của trẻ. Cho nên, 16
  17. chính chúng ta hãy biết kính trọng trẻ, thậm chí khi có những rủi ro xảy ra. Chỉ thay quần áo cho trẻ, tại phòng vệ sinh hay phòng tắm. Không tỏ ra khinh dễ hay là vui đùa vào những lúc này, nh ất là khi cô giáo lo cho những trẻ em trai, và thầy giáo lo cho trẻ em n ữ, vì trách nhiệm. Không chê trách, trừng phạt hay là la lối. Cách làm: 1) Mỗi giờ nhắc trẻ ngồi bô 5 phút. Không bao giờ quên trẻ trong phòng vệ sinh. 2) Ban đầu ghi nhận những rủi ro xảy ra vào lúc nào, để đề phòng cho những lần sau. 3) Cần đặt trẻ còn bé ngồi bô, trước mỗi bữa ăn, trước khi đi ch ơi ra ngoài hay là trước và sau giờ nghỉ trưa. 8.237. Lau mặt và thân mình với chiếc khăn. Chúng ta lợi dụng lúc tắm gội cho trẻ, để dạy trẻ dùng khăn, lau bằng xà phòng, những nơi kín đáo. 8.238. Tập mở và gài nút số 1 (Làm khuy lớn để tập cài như cài cúc) Làm tấm bìa có hai vạt, một bên có 4 lỗ, một bên có 4 nút tròn, cỡ lớn. Yêu cầu trẻ cài lần lượt tương ứng nút vào lỗ. Tập nhiều lần, với nhiều cỡ nút khác nhau. 9. 9.251. Giúp đỡ bạn bè. Nếu ở bàn ăn, học sinh dùng khăn giấy, để Quan lau miệng, sau bữa ăn, yêu cầu một em đi nhặt từng chiếc khăn rơi, hệ xã bò vào thùng rác một cách tươm tất. Và khi trẻ làm được điều ấy ở hội trường, yêu cầu cha mẹ ở nhà cũng để còn thực hiện những vi ệc như vậy, vào những ngày nghỉ. 9.252. Chơi trốn tìm. Ở nhà hoặc ở trường, trẻ có thể học chơi trốn tìm với cha mẹ và với cô giáo. Mẹ và con có thể cùng đi trốn với nhau và người cha đi tìm. Ở những khu vườn công cộng, công viên, chúng ta cũng có th ể t ổ chức trò chơi này, nếu có những người khác phụ giúp chúng ta. 9.253. Bắt chước cô và mẹ. Khi mẹ tắm cho con, trao cho con một con búp bê nh ựa và m ột găng tay. Khi mẹ gội đầu cho con, hãy bảo con: con hãy gội đầu cho búp 17
  18. bê của con, giống như mẹ đang làm cho con. 9.254. Biết chờ tới phiên của mình. Cùng ngồi chơi với trẻ ở bàn hay là trên mặt đất. Hai thầy trò cùng xây một tháp cao, với những khối vuông hay là với nh ững t ảng g ạch lớn làm bằng chất mút nhẹ, có bọc vải cứng. Th ầy đặt m ột t ảng. Trò đặt tảng khác lên trên. Sau hai ba lần, cả trò lẫn thầy đ ứng nhìn công trình xây cất của mình. Yêu cầu trẻ giữ đúng phiên của mình: “Không phải phiên em. Bây giờ là phiên của thầy”. Chúng ta cũng có thể tổ chức trò chơi xây cất này với 2 hoặc 3 trẻ. Nội dung Lứa tuổi: 3-4 tuổi 1. 1.22. Bắt chước (vừa hát vừa làm) những cử điệu: đặt tay lên đầu, Bắt lên đầu gối, đằng sau lưng. chướ c 1.23. Nắn đất sét thành hình và gọi tên: một cái đĩa, m ột vòng đeo tay, một cây kem. 2. 2.40. Sắp xếp 5 hình khối lại với nhau, giống như những bản mẫu Nhận đề nghị. Khi bạn trình bày bản mẫu, yêu cầu trẻ chú ý nhìn xem. Sau thức đó khuyến khích trẻ làm, với 5 hình kh ối của mình: “Bây gi ờ đ ến phiên em làm”. *. Hình thứ nhất: 2 khối bên trái chồng lên nhau và 2 bên m ặt ch ồng lên nhau và đứng sát 3 khối bên trái. *. Hình thứ hai: 2 bên trái, 2 ở giữa và 1 bên mặt sát kề nhau. *. Hình thứ ba: 4 hình phối hợp lại thành một hình vuông ở dưới, 1 hình khối ở trên, đúng chính giữa. 2.41. Lấy những tấm bìa cứng và chắc, cắt ra nhiều loại hình tròn, tam giác và vuông, cùng cỡ và cùng một màu như nhau. Mỗi loại khoảng 3-5 tấm. *. Giai đoạn một, yêu cầu trẻ xếp vào ba hộp ba loại hình khác nhau, tròn theo tròn, vuông theo vuông… *. Giai đoạn hai, gọi tên các hình cho đúng. *. Giai đoạn ba, bảo trẻ: “Đưa cho cô một hình vuông…” Tập đi tập lại cho đến khi trẻ hiểu và làm được. 18
  19. 2.42. Trong bài học này, mỗi hình có nhiều cỡ khác nhau: lớn, vừa, nhỏ. *. Một: Chỉ dùng một loại hình mà thôi, sắp xếp theo 3 cỡ khác nhau. *. Hai: Kết hợp 2 tiêu chuẩn hình và cỡ lại với nhau. Có thể dùng cách làm lắp ráp hình con lồi vào các hình mẹ lõm. 2.43. Lắp ráp số 1: Lắp ráp 3 hình con vào 3 hình mẹ. Trẻ nào biết nhìn, quan sát trước khi làm sẽ thành công dễ dàng. 2.44. Lắp ráp số 2: Lắp ráp các loại hình tròn, tam giác, chữ nhật, sáu cạnh… 2.45. Phân chia 8 dụng cụ khác nhau thành 2 loại, bằng cách bỏ vào 2 đĩa khác nhau. Phân biệt màu sắc số 1: Giáo viên bỏ vào đĩa bên trái một vật dụng màu đỏ và nói: Đỏ. Sau đó bỏ vào đĩa bên phải một vật dụng màu khác, và gọi màu ấy. Ví dụ: Xanh. Sau đó từ từ trao cho trẻ những vật dụng khác. Khi tr ẻ làm không đúng, im lặng lấy ra lại, để trước mặt trẻ và nói: Bên trái, màu đỏ. Bên phải: màu xanh. 2.46. Phân biệt màu sắc số 2: Trong 8 hình vuông cùng m ột c ỡ gi ống nhau, 4 màu trắng, 4 màu đen. Đĩa bên trái dùng cho màu đen. Đĩa bên phải dùng cho màu trắng. Nếu trẻ làm được một cách dễ dàng, thêm vào 4 hình vuông có màu khác. Lần này chỉ để 3 chi ếc đĩa tr ước m ặt trẻ, và bảo: hãy xếp theo màu: đỏ với đỏ… Khi trẻ làm sai, không đưa ra nhận xét Đúng hoặc Sai. Chỉ thinh lặng rút ra hình đ ặt sai ch ỗ để trước mặt trẻ: “Hình này màu xanh, ở với các hình màu xanh. Em hãy nhìn cho rõ”. Với những em làm được quá dễ dàng, thử thêm vào một hình với màu khác. Vàng chẳng hạn. Không thêm chiếc đĩa khác. Hãy quan sát cách làm của trẻ với hình màu vàng xem trẻ bỏ vào đâu? 2.47. Bắt chước phân biệt âm thanh. Gõ xuống mặt bàn hoặc 1 ho ặc 2 hoặc 3 lần. Sau mỗi lần gõ, bảo trẻ: Hãy làm như cô, gõ đi. Nếu trẻ chưa hiểu, cầm tay hướng dẫn, cho đến khi trẻ hiểu. Sau khi tr ẻ làm được, chúng ta tìm cách, không cho trẻ thấy, chỉ nghe. 3. 3.72. Bước lên cầu thang, mỗi chân một cấp (khác với 3.59. Lên từng Vận bậc một). động thô 3.73. Vượt qua 5 chướng ngại vật trên đường đi tới (xem 3.56). Đi theo đường quanh co của một sợi dây, nhắc tới, nhắc lui để trẻ đi theo đường dây, vừa đi vừa nhìn. Chướng ngại một: cúi xuống, bò qua dưới một chiếc bàn thấp. Chường ngại hai: bước qua một chiếc gậy dài chặn ngang đường. Chướng ngại ba: bò qua một đường hầm 19
  20. làm bằng những chiếc thùng giấy kiên cố. Chướng ngại bốn: lách mình đi ngang qua một eo hẹp ở giữa hai chiếc tủ. Chướng ngại năm: bước từ một tấm gỗ này qua tấm gỗ khác, mà không “ ướt chân”, rơi vào suối nước. 3.74. Làm con nhái nhảy 10 bước liên tục mà không té nhào. Ban đ ầu giải thích cho trẻ nhảy nhái là làm thế nào: khom lưng xuống, co đầu gối lại, chứ không ngồi trệt, và nhảy tới trước. Với các em nhỏ, có người đỡ đằng sau lưng, nhất là khi mới bắt đầu. 3.75. Nhảy với 1 hoặc 2 chân trên một khoảng dài. Lúc đầu tập nhảy tự do, nhảy về hướng nào cũng được. Sau khi trẻ đã biết cách làm, 1) nhảy theo một đường dài 4 mét được vạch sẵn bằng dây hay bằng băng nhựa, 2) nhảy hai chân và hai tay dang ngang vai, 3) nhảy với một chân mà thôi, 4) sau 5 mét, thay đổi chân và trở về ch ỗ cũ, 5) nhảy 2 chân, hai tay đưa lên cao trên đầu. 3.76. Làm những cử điệu vừa bằng tay, vừa bằng chân cùng một lúc. Ban đầu quỳ xuống, hay tay đụng mặt đất. Trẻ và người lớn cùng làm với nhau, cùng nhìn về một phía. 1) Dang một tay lên cao trên đầu và bỏ xuống 2) Đưa một chân thẳng lui đằng sau. 3) V ừa đưa chân phải ra sau, vừa đưa tay phải ra trước 4) Vừa đưa chân trái ra sau, vừa đưa tay trái ra trước 5) Tay phải ra trước và chân trái ra sau 6) Tay trái ra trước và chân phải ra sau. 3.77. Lăn tròn toàn thân tới trước 3 mét, lăn về phía bên ph ải. Sau đó, lăn tròn trở lại, về phía trái. 3.78. Trên một đoạn dài 5 mét có đánh dấu rõ ràng bằng băng nhựa hay bằng cách nào khác tương tự, 1) đi bằng cách đạp chân lên băng nhựa, không bước ra ngoài, 2) đi giật lùi, ngó đằng sau, 3) đi ngang không chéo chân, 4) đi tới trước, bằng cách đạp chân trái xuống bên phải, và đạp chân phải xuống bên trái đường băng nhựa, 5) nh ảy hai chân dính vào nhau qua bên phải rồi qua bên trái và đồng thời tiến tới phía trước, 6) đi ngang bằng cách chéo chân lại với nhau. 4. 4.112. Dùng ngón tay trỏ để lướt theo những đường viền, hay là Vận những đường vẽ sẵn. Thay đổi những loại đường khác nhau, trên động những diện tích cừng và mềm khác nhau. Hay là vẽ trên nh ững khay tinh hộp trải cát mịn. 4.113. Xếp giấy. Xếp một tờ giấy A4 thành 4 đường dọc và 4 đường ngang. 4.114. Dùng kéo có mũi tròn, để trẻ tập cắt tờ giấy theo những đường dọc và ngang, như đã được xếp loại ở (4.113). 5. 5.134. Dùng 3 yếu tố trong loại đồ chơi Lego và kết ráp lại với nhau. Phối Bạn làm trước và yêu cầu trẻ làm theo bạn. Ch ỉ giúp đỡ, h ướng d ẫn, 20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2