PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT
lượt xem 9
download
Một baì thuốc chưã cao áp huyết không cần tốn tiền mua, đả thử không cần tơí 5 phút đả thấy ngay kết quả . Một món qùa tặng dành cho những bệnh nhân cao áp huyết trên thế giới : Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT
- PHƯƠNG PHÁP THỞ LÀM HẠ ÁP HUYẾT SAU 5 PHÚT một baì thuốc chưã cao áp huyết không cần tốn tiền mua, đả thử không cần tơí 5 phút đả thấy ngay kết quả . Một món qùa tặng dành cho những bệnh nhân cao áp huyết trên thế giới : Vì nhận thấy rằng bệnh Cao áp huyết không được theo dõi và kiểm soát thường xuyên mỗi ngày, sẽ đem lại hậu quả tai biến mạch máu não gây tử vong hoặc tê liệt bán thân bất toại cho nhiều người, đã làm cho mọi người phải lo lắng sợ hãi, nên chúng tôi đã nghiên cứu và thực tập thành công một phương pháp thở làm hạ áp huyết sau 5 phút để cống hiến cho qúy vị bệnh nhân bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới biết cách kiểm soát được áp huyết của mình ngỏ hầu thoát khỏi được căn bệnh nan y này. 1-Cách tập thở và dụng cụ cần thiết trong khi tập : Chúng ta cần một máy đo áp huyết (hiệu microlife tiện lợi hơn), một cây đèn cầy (nến). Qúy vị ngồi vào bàn, đặt đèn cầy được thắp sáng, cách 60cm.
- Dùng máy đo áp huyết bên tay trái, đo áp huyết trước khi tập thở (thí dụ áp huyết đo được 185/120mmHg). Tắt máy và giữ nguyên máy đo ở tay. Hai tay đặt trên bàn tự nhiên, người ngồi trong tư thế thoải mái. Tưởng tượng cây đèn cầy đang cắm trên bánh sinh nhật trong một bữa tiệc mà mọi người khách đang ngồi chung quanh. Chúng ta thở hơi ra đều đặn, đủ để thổ i cho ngọn lửa đèn cầy lung lay liên tục như gặp gió nhưng không tắt, và tập hơi thở làm sao mà không cố sức, bụng không gò cứng, không nâng ngực, nâng vai, nhất là không cho mọi người biết là mình đang thổi ngọn đèn cầy. Khi thổi vào ngọn đèn cầy khoảng 6-10 hơi, thì bắt đầu bấm máy đo áp huyết, rồi vẫn tiếp tục thổi hơi ra đều đều cho đến khi máy ngưng, xem áp huyết xuống được bao nhiêu, nếu thở đúng, áp huyết sẽ xuống ngay ( thí dụ 120/70mmHg), thở chưa đúng lắm, áp huyết xuống chậm (thí dụ 170/100mmHg hoặc 160/100mmHg). Tắt máy đo, lập lại cách thở như trên một lần nữa rồi đo lại, áp huyết sẽ xuống tiếp ( thí dụ 140/90mmHg). Tắt máy đo, lập lại lần thứ ba, áp huyết sẽ xuống đến mức lý t ưởng của người không bị bệnh ( thí dụ 120/80mmHg). Nếu cứ tiếp tục thở như trên, có thể áp huyết xuống thấp nhất dưới 100/60mmHg, nhưng có một điều lạ chỉ hơi choáng váng, rồi không cần tập thở nữa, đo lại áp huyết sẽ giữ ở mức trung bình, thí dụ như 120/75mmHg
- chẳng hạn, nó không bị nguy hiểm giống như trường hợp uống thuốc bị tụt áp huyết làm mệt, chóng mặt xây xẩm. 2-Trên đây là phương pháp căn bản để hướng dẫn qúy vị biết cách tập thở làm hạ áp huyết sau 5 phút tập luyện. Đã có người hỏi tôi rằng, áp huyết được ổn định bao lâu, nếu không uống thuốc áp huyết lên lại thì sao ? Để tránh tình trạng áp huyết lên trở lại, chúng ta không cần phải tập một ngày 2-3 lần với máy đo, với đèn cầy nữa, mà khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ lúc nào, bất cứ ở đâu, thay vì khi chúng ta vui vẻ chúng ta huýt sáo, thì chúng ta tập thổi hơi ra suốt ngày, đó là cách tập thở khí công, chứ không cần phải đợi khi áp huyết lên cao mới tập thở, được như thế, áp huyết của qúy vị lúc nào cũng được ổn định, tránh được bệnh căng thẳng thần kinh (stress), nhức đầu, chóng mặt, đi lảo đảo, đau nhức chân tay, đau cổ gáy vai, mất ngủ, ăn uống không tiêu, táo bón. Cuối cùng, cũng xin qúy vị nên tham khảo với bác sĩ gia đình của mình để xem có cần uống thuốc hay thay đổi liều thuốc hay không để tránh bị phản ứng phụ của thuốc . 3-Nguồn gốc của phương pháp làm hạ áp huyết sau 5 phút, được rút ra từ kinh nghiệm văn hóa cổ truyền Việt Nam.
- Khi những người dân quê thổi bếp lửa để nấu cơm, họ nhóm lửa và thổi lửa làm sao cho ngọn lửa mau cháy nhanh, và thổi 20-30 hơi không bị mệt, đó chính là cách làm hạ áp huyết, cho nên họ không bao giờ bị bệnh cao áp huyết. Nếu qúy vị không biết tập thổi ngọn đèn cầy, qúy vị thử thổi mạnh 20-30 hơi như những người thổi bếp lửa thì áp huyết cũng xuống dưới mức bình thường ngay, nhưng sau đó nhịp tim sẽ đập rất mạnh trên 100, xuất mồ hôi trán và xây xẩm, còn tập thở khí công là một phương pháp luyện hơi thở nhẹ nhàng đều đặn, có lợi ích tăng cường sức khỏe, tăng hồng cầu và sức đề kháng của cơ thể hơn là những người không tập luyện. Đây là một món qùa của Khí công y đạo Việt Nam dành cho qúy vị bị bệnh cao áp huyết trên toàn thế giới, chúc qúy vị tập luyện có kết qủa, và không còn sợ hãi bị bệnh cao áp huyết nữa. Nếu qúy vị nhận thấy phương pháp này có lợi ích thiết thực cho nhiều người, xin qúy vị vui lòng hướng dẫn cho những vị trong Hội Cao Niên, Hội Rồng Vàng, Hội Người Gìa, hoặc dịch ra các ngôn ngữ địa phương nơi qúy vị cư ngụ, để truyền bá phổ biến rộng rãi trên báo chí cho mọi người, đó cũng là một công tác từ thiện cứu người vậy. Dù xây chính bậc phù đồ, Không bằng làm phước cứu cho một người. Nếu qúy vị có những thắc mắc xin tham khảo trong website doducngoc.com
- Thuốc trị tăng huyết áp - Rẻ tiền hiệu nghiệm 1- Lấy rau ngót ( bù ngót ) : rửa sạch , để ráo - Vò hoặc giã nát , rồi vắt lấy 1 bát con nước cốt . Ban đêm đem phơi sương , có thể dùng tấm vải mùng thưa che miệng cho côn trùng ko lọt vào . Buổi sáng khi thức dậy , vệ sinh răng miệng xong , uống bát nước đó . Điều trị từ 10-15 ngày một liệu trình, sau đó giữ chế độ ăn thường xưyên có rau ngót , rau cần . Bài này có 1 lương y đã nghiệm phương đạt kết qủa tốt cho 37/40 người thử nghiệm . Bài thuốc này ko độc hại , dễ kiềm . Có tác dụng điều trị sâu . Tác dụng của cây rau ngót Cây rau ngót hay còn gọi là cây bù ngót hay bồ ngót. Đây là loại cây có nhiều công dụng trong cuộc sống, đặc biệt có lợi cho sức khoẻ của con người. Khi dùng làm thuốc thường chọn những cây sống hai năm trở lên. Rau ngót rất dễ trồng, dễ sống. Lá rau ngót có vị bùi ngọt, tính mát, rễ vị hơi ngăm đắng. Theo Đông y, lá và rễ đều có tác dụng mát huyết, hoạt huyết, lợi
- tiểu, giải độc. Lá rau ngót chữa ban sởi, ho, viêm phổi, sốt cao, đái rắt, tiêu độc, ngày dùng 20-40g lá tươi, sắc uống. Rễ còn có rác dụng lợi tiểu, thông huyết, kích thích tử cung co bóp, dùng 20-40g rễ tươi rửa sạch, giã nát ép lấy nước uống trong ngày. Nhân dân ta thường dùng rau ngót chữa sót nhau thai (cho các sản phụ sau đẻ). Lấy lá hoặc rễ tươi, rửa sạch, giã nát thêm ít nước đun sôi để nguội, vắt lấy nước uống. Ngoài ra, rau ngót còn chữa trẻ bị tưa lưỡi bằng cách giã nát lá rau ngót tươi sạch, vắt lấy nước hoà với mật ong thấm vào bông hoặc miếng gạc sạch chà lên lưỡi, lợi và vòm họng trẻ, chỉ hai lần là trẻ có thể bú lại được bình thường. Chữa đau mắt đỏ, nhức nhối khó chịu: lá rau ngót 50g, rễ cỏ xước 30g, lá dâu 30g, lá tre 30g, rau má 30g, lá chanh 10g. Tất cả đều dùng tươi, sắc đặc, chắt lấy nước uống nhiều lần trong ngày. DS. Trần ĐứcNammo Bài 2 : Lạc ( đậu phộng ) ngâm dấm Dùng 100gam đậu phộng sống, giữ nguyên vỏ lụa . Lấy dấm trắng chua ( loại dấm làm từ nguyên liệu tự nhiên) - ko dùng dấm hoá học . Lượng dấm đủ ngâm ngập lượng đậu .
- Ngâm khoảng 1 tuần là dùng được . Mỗi tối, trước khi đi ngủ ăn 2-4 hạt . Cứ ăn liên tục như thế cho đến khi ổn định . Bài thuốc ko độc hại có thể dùng dài ngày .Tác dụng linh hiệu . Bài thuốc này của lương y Bàng Cẩm - TTYH dân tộc quận 5 HCMC cống híên . Nghiệm phương : Bài này có nhiều người trị có kết quả , ít nhất 2 người mà tôi biết . Công dụng chữa bệnh của hạt lạc Nên ăn cả vỏ lụa bên ngoài hạt lạc. Acid béo không bão hòa trong hạt lạc (đậu phộng) giúp giảm tỷ lệ phát bệnh ung thư và bệnh tim mạch. Khi ăn lạc không nên bỏ vỏ lụa. Tuyệt đối không ăn hạt lạc đã bị mốc, có thể gây ung thư. Trong y học, lạc có thể dùng để điều trị các bệnh như: Cao huyết áp Ngâm lạc trong giấm trắng trên 1 tuần (lạc và giấm có lượng tùy thích, thời gian ngâm càng lâu càng tốt), mỗi tối trước khi đi ngủ nhai nuốt 2-4 hạt, dùng liên tục 7 ngày là 1 liệu trình, thường ứng dụng 2-3 liệu trình, huyết áp sẽ giảm đến phạm vi bình thường. Cần lưu ý không được lột bỏ vỏ trong của hạt, nếu không sẽ giảm hiệu quả, giấm ăn cũng dễ bốc hơi, dụng cụ để đựng phải kín. Sau 2-3 liệu trình, nếu huyết áp giảm đến mức bình thường, tự cảm thấy các triệu chứng đã biến mất, để củng cố hiệu nghiệm, phòng ngừa tái phát, có thể hàng tuần dùng 1 lần, mỗi lần 2 hạt. Phương pháp điều trị này còn có hiệu quả thấy rõ với người bệnh xơ cứng
- động mạch, giúp giảm cholesterol và triglyceride, để duy trì hiệu quả, cần nhai nuốt lâu dài. Mất ngủ Rễ cây lạc tươi 30g, rửa sạch, bỏ trong ấm nước, dùng 150ml nước sôi để hãm, mỗi tối trước khi ngủ 1 giờ uống sạch, thường dùng 5-7 ngày sẽ thấy hiệu quả, sau khi đạt yêu cầu, liên tục dùng thêm 10 ngày càng hiệu quả. Phù thũng Lạc 200g, táo đen 150g, thêm nước nấu 40 phút tính từ lúc sôi, rồi thêm 150g đường đen, sau khi tan, dùng 3 lần trong ngày. Thường dùng liên tục 10 đến 15 ngày mới dần dần có hiệu quả, lại tiếp tục dùng trong một khoảng thời gian để củng cố hiệu nghiệm. Lương y Bàng Cẩm Bài thuốc nam điều trị cao huyết áp Năm 1978, bài thuốc nam điều trị cao huyết áp chưa rõ nguyên nhân cho bệnh nhân có chẩn đoán huyết áp cao ở mức độ 1 và 2 (do nhóm các Dược sĩ, Bác sĩ lâm sàng Viện Quân y 13 Quân khu 5 nghiên cứu) đã đạt kết quả tốt và an toàn. Bài thuốc gồm: Dừa cạn 1g Hoa đại 3g Cỏ mần trầu 10g Dâu tằm 4g Cây Hoa đại: có tên gọi là Bông sứ trắng, Bông sứ đỏ (nước Lào gọi hoa Chămpa). Tên khoa học: pleumeria, acutifolia Poir.
- Năm 1962, khoa Dược lý Trường sỹ quan Quân Y (nay Học viện Quân y) đã nghiên cứu dạng thuốc sắc 10 - 20% - 100% cho kết quả hạ huyết áp trên thỏ, chó. Hoa khô tốt hơn hoa tươi. Hoa đại không làm giãn mạch, không có tác dụng với ngoại biên, và trên hệ phó giao cảm, mà chỉ có tác dụng trung tâm. Hoa đại có tác dụng hạ huyết áp nhanh và bền vững hơn. So với tác dụng hạ huyết áp của Ba gạc (Rawolfia Verticillata) thì Ba gạc tác dụng chậm hơn Hoa đại, tác dụng phụ của Hoa đại ít hơn so với Ba gạc. Có thể dùng 60g Hoa đại khô sắc uống hai lần sáng và chiều trong nhiều ngày, liên tục. Ngoài ra, Hoa đại còn chữa ho, bong gân, trật khớp, bệnh ưa chảy máu (hemophilie). + Cây dừa cạn: tên gọi: Bông dừa, Hoa hải đăng, Trường xuân hoa Hoa có hai loại: màu trắng và màu đỏ Tên khoa học: Catharanthus roseus (L) G Don. Ngoài tác dụng chữa cao huyết áp mà hiện nay nhiều nước trên thế giới đang tập trung nghiên cứu, điều trị, nó còn có tác dụng trong điều trị đái tháo đường, trong bệnh lý tim mạch, nhất là đối với rối loạn thần kinh tim. Trong Dừa cạn còn có chất ajmalicin, có tác dụng điều trị viêm nhiễm đường tiết niệu. Dừa cạn còn có chất được xếp kháng ung thư rất tốt như: Vinblastin và Vincristin. Hiện nay Vinblastin là thuốc thứ nhất trong thành phần phối hợp của ba loại thuốc để
- điều trị các bệnh ung thư biểu mô, ung thư hạch (bệnh Hodgkin), ung thư tử cung, ung thư vú... Cỏ mần trầu: tên gọi Cỏ mần chầu, Ngưu cân thảo, Sam tử thảo, Cỏ chỉ tía, Cỏ dáng, Cỏ bắc. Tên khoa học: Eleusine indica (L) Gaertn) ngoài tác dụng chữa cao huyết áp, Cỏ mần trầu có tác dụng thanh thải nhiệt, giải độc, mát gan, sốt cảm, ho khan, viêm đường tiết niệu. + Cây dâu tằm: có tên: Dâu ta, Mạy mọn, Co mon. Tên khoa học: Morus acidsa Griff. Toàn bộ cây Dâu tằm và quả đều cho ta nhiều chất tốt như Triterpen, protein, gluxit, Flavonoit, cumarin, các Vitamin B, C, D, caroten, các axit hữu cơ khác. Dâu tằm rất tốt trong điều trị ho và đái dầm ở trẻ em. Hen suyễn, ho ra máu, cho an thần kinh và ngủ tốt cho người lớn. Ngày 20/10/1978, với số kiểm nghiệm 8G – 406, Phòng kiểm nghiệm Cục quân y Bộ Quốc phòng đã sắc một gói chè cao huyết áp với 300ml nước đun sôi còn lại 100ml cho thỏ uống. Trước khi uống, số huyết áp của thỏ 100/95 mmHg, sau uống 20 phút, số huyết áp được đo xuống còn 75/10mmHg. Có kết luận là chè cao huyết áp có tác dụng tốt cho cả hai thì tâm thu và tâm trương, thỏ không có phản ứng phụ và an toàn tuyệt đối. Năm 1979, thuốc đã được điều trị cho một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp giai đoạn I và giai đoạn II tại khoa nội 2, Viện Quân y 13 - Quân
- khu 5 và chọn lọc một số bệnh nhân có chẩn đoán cao huyết áp như trên, ở khoa nội 2 Viện Quân y 103 - Học Viện Quân y, cho cả bệnh nhân nội và ngoại trú đều đạt kết quả rất tốt. Chè cao huyết áp sau này chuyển thành dạng viên bọc đường màu xanh cam, đẹp, cứ 6 viên 0,5g, bằng lượng của 1 gói. Công trình nghiên cứu cũng đã được báo cáo trong hai Hội nghị nghiên cứu khoa học tháng 12 năm 1919 tại Viện Quân y 13 quân khu 5 và Hội nghị nghiên cứu khoa học tại Bộ môn Nội chung Học viện Quân y ngày 12 tháng 12 năm 1980. Hiện nay, chiến lược điều trị bệnh nhân cao huyết áp cho phép các bệnh nhân điều trị tại nhà, việc dùng YHCTDT là rất phù hợp, hiệu quả cao, ít có tác dụng phụ. Cỏ cây rau quả trong vườn nhà ở đâu cũng có, như các cây cỏ trên hay Trái nhàu... giúp bệnh nhân giữ ổn định huyết áp “tối ưu” theo cơ địa và theo độ tuổi. Nhưng điều cốt lõi để đảm bảo sự an toàn và bền vững trong điều trị cao huyết áp là bệnh nhân phải tự giác thực hiện tốt các chế độ kiêng khem như: bỏ thuốc lá, rượu bia, ăn nhạt ít muối, mắm, hạn chế mỡ động vật, đường và các tinh bột, tập uống nước nhiều trong ngày, không cần phải uống nước một lượng nhiều vào buổi sáng mà lâu nay chúng nay chúng ta thường làm. Buổi tối không nên ăn quá no, giữ tốt chức năng bộ máy tiêu hoá không nên để táo bón. Kiên trì sử dụng các thuốc YHCT trong điều trị các bệnh nội
- khoa mãn tính nói chung với bệnh huyết áp cao chưa rõ nguyên nhân mạn tính nói riêng là một hướng đi đúng, chúng ta nên nghiên cứu thận trọng để sàng lọc sử dụng.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn