intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG PHÁP TƯỚI PHUN MƯA

Chia sẻ: Nguyen Phuong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

302
lượt xem
76
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp. Tưới phun mưa là biện pháp kỹ thuật được

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG PHÁP TƯỚI PHUN MƯA

  1. PHƯƠNG PHÁP TƯỚI PHUN MƯA Tưới phun mưa là hình thức đưa nước tưới tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo nhờ các thiết bị máy móc thích hợp. Tưới phun mưa là biện pháp kỹ thuật được dùng từ lâu trong canh tác rau, cây ăn quả, đồng cỏ, hoa kiểng, cây công nghiệp, …. Và, ngày càng được áp dụng rộng rãi ở qui mô lớn, nhất là ở các nước có nền nông nghiệp phát triển. Ở nước ta, gần đây, tưới phun mưa đã được ứng dụng rộng rải hơn cho các cây rau quả, hoa, bắp, cây kiểng, đặc biệt là trong các vườn ươm cây giống. I/ Ưu, khuyết điểm của phương pháp tưới phun mưa: 1/ Ưu điểm: 1.1 Năng suất lao động cao do quá trình tưới được tự động hoá, có thể tăng gấp chục lần so với tưới thông thường. 1.2 Cho phép dùng phân hoá học, các chất khử trùng đã hoà tan trong nước để rải xuống mặt ruộng một cách đều và hiệu quả hơn. 1.3 Tiết kiệm nước rất nhiều. Hệ số sử dụng nước đạt từ 90-95% và rất có ý nghĩa với vùng hiếm nước hay lấy nước khó khăn. Tưới phun có thể cho phép tưới chính xác diện tích cần tưới với đúng lưu lượng yêu cầu, và đảm bảo tính hiệu quả của lượng nước tưới 1.4 Thoả mãn yêu cầu sinh lý của cây trồng về nước cũng như lớp đất có bộ rễ cây hoạt động, và bề mặt lá đều được tưới và làm sạch bụi bám trên lá rất hữu ích cho sinh trưởng phát triển của cây. Điều hoà tiểu khí hậu (chống nóng, lạnh, sương muối cho cây trồng ). 1.5 Có thể thực hiện trên vùng đất dốc, địa hình phức tạp. Chiếm ít diện tích đất, và có thể áp dụng với các loại đất khác nhau. 2/ Khuyết điểm 2.1 Chi phí đầu tư ban đầu để xây dựng hệ thống tưới tương đối lớn, người sử dụng cũng phải có hiểu biết nhất định về kỹ thuật và quản lý . 2.2 Chất lượng tưới phun mưa (sự phân bố hạt trên diện tích tưới) phụ thuộc vào điều kiện thời tiết (vận tốc và hướng gió).Với vận tốc gió V > 5,6m/ giây phải ngừng phun tưới để tránh sự phân bố không đều. Tuy nhiên, nhược điểm trên của tướiphun mưa không đáng kể so với những ưu điểm. Vì thế, phương pháp này được áp dụng rộng rãi. II/ CẤU TẠO HỆ THỐNG TƯỚI PHUN MƯA Hệ thống thiết bị tưới phun mưa gồm tổ máy bơm nước, các ống dẫn, các vòi phun và các thiết bị phụ trợ. Sơ đồ hệ thống tưới phun mưa
  2. 1- Nguồn nước 2- Bộ lọc 3- Bơm nước 4- Van điều chỉnh 5- Đường ống chính 6- Đường ống phun 7- Đường ống nhánh 8- Vòi phun sương -Tổ máy bơm và động cơ có nhiệm vụ hút lấy nước từ nguồn nước cấp cho hệ thống phun mưa dưới dạng áp lực. Máy bơm nước thường thường sử dụng là bơm ly tâm cột áp cao. Hai chỉ tiêu cơ bản của bơm cần quan tâm là chiều cao cột áp H(m) và lưu lượng Q( m3/giờ hoặc m3/giây).Chiều cao cột áp là tổng của chều cao hút và chiều cao đẩy. Đây là hai chỉ tiêu quan trọng để chọn công suất yêu cầu của máy bơm và công suất của động cơ cho phù hợp. Động cơ sử dụng có thể là động cơ điện hoặc động cơ dầu (Diesel). -Hệ thống ống dẫn chịu áp lực có các cở khác nhau với đường ống chính, đường ống nhánh, và đường ống phun. -Thiết bị phunhayvòi phun là thành phần quan trọng trong hệ thống tưới phun vì nó quyết định hiệu quả của toàn hệ thống.Có hai loại vòi phun là phun li tâm và phun tia. + Vòi phun li tâm: hạt sương được tạo ra do nước từ lỗ của vòi phun phun ra với áp lực nhất định đập vào đỉnh chóp, rồi đập trở lại. Đây là loại vòi phun dùng áp lực thấp và tầm phun gần ( R< 5m) thích hợp với tưới hoa, kiểng, rau ở quy mô nhỏ. + Vòi phun tia: hạt mưa được tạo thành do dòng nước với áp lực lớn đi qua các lỗ phun có đường kính nhỏ. Đây là thiết bị phun có áp lực vừa và cao, có tầm phun xa hơn . III/ NHỮNG ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI BỐ TRÍ LẮP ĐẶT HỆ THỐNG TƯỚI PHUN 3.1 / Đảm bảo độ đồng đều khi tưới Độ đồng đều phun mưa chịu ảnh hưỡng của các yếu tố: kiểu, loại vòi phun, áp lực, và đường kính vòi phun. Ngoài ra, cách bố trí vòi phun, độ cao và hướng đặt vòi, hướng gió …. ảnh hưởng rất lớn đến sự phân bố hạt mưa. Diện tích tưới thường có hình tròn; vì vậy, các vòng tròn phun của các vòi phải chờm lên nhau để đảm bảo sự phân bố đều khi tưới . 3.2 / Bố trí vòi phun mưa Trong thực tế thường sử dụng 3 kiểu bố trí: - Hình tam giác: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình tam giác. - Hình chử nhật: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình chử nhật. - Hình vuông: Vòi phun đặt tại các đỉnh hình vuông.
  3. R:Bán kính phun mưa. a:khoảng cách giữa 2 vòi phun. b:khoảng cách giữa 2 đường ống nhánh. 3.3 / Lắp đường ống dẫn nước Đường ống dẫn nước của hệ thống tưới phun mưa bao gồm: đường ống dẫn chính, đường ống dẫn phụ, đường ống nhánh … Các ống dẫn trước khi lắp đặt cần kiểm tra không bẹp, nứt, vỡ là đảm bảo yêu cầu. 3.4/ Đặt bơm Máy bơm đặt ở gần nguồn nước, ở địa điểm thuận tiện ( trung tâm của vùng cần tưới, thuận tiện cho việc lắp đặt và chăm sóc, bảo vệ ,…) và nên lắp ở vị trí nằm ngang. Khi lắp các vòi phun cần chú ý chọn vị trí ống có tình ổn định cao và ít đoạn cong nhất .Đảm bảo diện tích cần tưới có hiệu quả nhất. Khi bố trí đường ống sao cho không ảnh hưởng đến các khâu canh tác khác như cày bừa, chăm sóc, thu hoạch …).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2