intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

Chia sẻ: Nguyen Thao Van | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:17

1.146
lượt xem
491
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Theo giáo sư Dominique Legeais, khoa Luật, trường Đại học René Descartes (Paris V), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C)

  1. PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ (L/C) 1. Khái niệm và nội dung phương thức tín dụng chứng từ 1.1 Khái niệm Theo giáo sư Dominique Legeais, khoa Luật, trường Đại học René Descartes (Paris V), phương thức thanh toán tín dụng chứng từ là một sự thỏa thuận mà trong đó, một ngân hàng (ngân hàng phát hành) theo yêu cầu của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho một người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận hối phiếu do người thứ ba ký phát trong phạm vi số tiền đó khi người thứ ba này xuất trình tại ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều khoản trong thư tín dụng Điều 2 trong UCP 500 của Phòng Thương Mại Quốc Tế đưa ra một định nghĩa hoàn chỉnh hơn, theo đó, tín dụng chứng từ là : “Bất cứ thỏa thuận được gọi hoặc miêu tả như thế nào, theo đó ngân hàng (ngân hàng phát hành) hành động theo yêu cầu và chỉ thị của khách hàng (người yêu cầu mở thư tín dụng) hoặc đại diện cho chính bản thân mình : · – thanh toán cho, hoặc theo lệnh của người thứ ba (người thụ hưởng) hoặc chấp nhận và thanh toán hối phiếu do người thụ hưởng ký phát ; hoặc · – ủy quyền cho ngân hàng khác thanh toán, chấp nhận và thanh toán hối phiếu ; hoặc · – cho phép ngân hàng khác chiết khấu chứng từ quy định trong thư tín dụng, với điều kiện chúng phù hợp với tất cả điều khoản và điều kiện của thư tín dụng.” Như vậy, phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó theo yêu cầu của khách hàng ,ngân hàng phát hành một bức thư gọi là L/C cam kết trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu cho một bên thứ 3 khi người này xuất trình cho ngân hàng phát hành bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những điều kiện và điều khoản quy định trong L/C. (Đính kèm mẫu giấy đề nghị mở L/C) 1.2 NỘI DUNG CỦA L/C Thư tín dụng bao gồm các nội dung chủ yếu sau: 1.Số hiệu, địa điểm, ngày mở L/C (No of L/C, place and date of issuing) - Số hiệu của L/C: Tất cả các thư tín dụng đều phải có số hiệu riêng dùng để ghi vào các chứng từ thanh toán và là cơ sở để trao đổi thông tin liên quan đến LC của các đối tượng tham gia. - Ðịa điểm mở L/C: là nơi ngân hàng mở phát hành thư tín dụng để cam kết trả tiền cho người hưởng lợi. Ðịa điểm này có ý nghĩa quan trọng, vì nó liên quan đến việc tham chiếu luật lệ áp dụng giải quyết những mâu thuẫn hay bất đồng xảy ra (nếu có). - Ngày mở L/C: Là ngày bắt đầu thực hiện cam kết thanh toan của ngân hàng mở L/C đối với người xuất khẩu, Là ngày bắt đầu tính thời hạn hiệu lực của L/
  2. C và cũng là căn cứ để người xuất khẩu kiểm tra xem người nhập khẩu có mở L/C đúng với quy định đã thoả thuận hay không. 2.Loại thư tín dụng (Type of documentary credit) - Khi mở L/C người yêu cầu mở phải xác định cụ thể loại L/C. - Mỗi loại L/C khác nhau quy định quyền lợi và nghĩa vụ những người liên quan tới thư tín dụng cũng khác nhau. Thông thường là loại L/C không huỷ ngang. Chi tiết về các loại thư tín dụng cách thức sử dụng sẽ được trình bày ở phần sau. 3. Tên, địa chỉ của những người liên quan Những người liên quan đến phương thức tín dụng chứng từ bao gồm: - Người xin mở thư tín dụng (The applicant): là người mua, người nhập khẩu hàng hóa. - Người hưởng lợi thư tín dụng (The beneficiary): là người bán, người xuất khẩu. - Ngân hàng mở hay ngân hàng phát hành thư tín dụng (the issuing bank) : là ngân hàng phục vụ người nhập khẩu, ở bên nước người nhập khẩu, cung cấp tín dụng cho người nhập khẩu và là ngân hàng thừơng được hai bên nhà nhập khẩu và xuất khẩu thỏa thuận lựa chọn và được quy định trong hợp đồng thương mại. Nếu chưa có quy định trước người nhập khẩu có quyền lựa chọn. - Ngân hàng thông báo thư tín dụng (the advising bank): là ngân hàng phục vụ người xuất khẩu, thông báo cho người xuất khẩu biết thư tín dụng đã mở. Ngân hàng này thường ở nước người xuất khẩu và có thể là ngân hàng chi nhánh hoặc đại lý của ngân hàng phát hành thư tín dụng. Ngòai các bên tham gia vừa đề cập trên đây còn có thể có các ngân hàng khác tham gia trong phương thức tín dụng chứng từ này, bao gồm: - Ngân hàng xác nhận (the confirming bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng ngân hàng mở thư tín dụng, bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở thư tín dụng không đủ khả năng thanh tóan. Ngân hàng xác nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo thư tín dụng hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu. Thường là một ngân hàng lớn, có uy tín trên thị trường tín dụng và tài chính quốc tế. - Ngân hàng thanh tóan (the paying bank): có thể là ngân hàng mở thư tín dụng hoặc có thể là ngân hàng khác được ngân hàng mở thư tín dụng chỉ định thay mình thanh tóan trả tiền hay chiết khấu chiết khấu hối phiếu cho người xuất khẩu. - Ngân hàng thương lượng (the negotiating bank): là ngân hàng đứng ra thương lượng bộ chứng từ và thường cũng là ngân hàng thông báo thư tín dụng . Trường hợp thư tín dụng quy định thương lượng tự do thì bất kỳ ngân hàng nào cũng có thể là ngân hàng thương lượng được. Tuy nhiên, cũng có trường hợp thư tín dụng quy định thương lượng tại một ngân hàng nhất định. - Ngân hàng chuyển nhượng (the transfering bank), ngân hàng chỉ định (the nominated bank), ngân hàng hòan trả (the reimbursing bank), ngân hàng đòi tiền (the claiming bank), ngân hàng chấp nhận (the accepting bank), ngân hàng chuyển
  3. chứng từ (the remitting bank). Tất cả được giao trách nhiệm cụ thể trong thư tín dụng. 4. Số tiền của thư tín dụng: (Amount of money) - Số tiền phải được ghi vừa bằng số vừa bằng chữ và phải thống nhất với nhau. - Tên đơn vị tiền tệ phải ghi cụ thể, chính xác, rõ ràng, không nên ghi số tiền dưới dạng một con số tuyệt đối, vì như vậy sẽ có thể khókhăn trong việc giao hàng và nhận tiền của bên bán. - Cách tốt nhất là ghi một số lượng giới hạn mà người bán có thể đạt được khi giao hàng trong trường hợp hàng hoá khó cân đong đo đếm một cách chính xác.(theo điều 30 UCP 600 thì các từ “about”, ”circa” hoặc các từ ngữ tương tự được hiểu là cho phép biến động không quá 10% so với số tiền hoặc số lượng đơn giá mà từ ngữ ấy nói đến. Ví dụ: Amount: about USD 20,000.00 (số tiền: vào khoảng 20,000 USD) Amount: for an amount of USD 100,000.00 more and less 5% (một số tiền 100,000USD lớn hơn hoặc nhỏ hơn 5% có nghĩa là nhà xuất khẩu chỉ đuợc giao hàng trong phạm vi từ 95,000USD đến 105,000USD, nếu ngoài phạm vi này sẽ không đuợc thanh toán). 5. Thời hạn hiệu lực của L/C (Expiry date) - Là thời hạn mà ngân hàng mở L/C cam kết trả tiền cho người hưởng lợi với điều kiện nếu người này xuất trình được bộ chứng từ trong thời hạn hiệu lực và phù hợp với quy định trong thư tín dụng.Thời gian hiệu lực của L/C được tính từ ngày mở L/C cho đến ngày hết hiệu lực cùa L/C. - Cần phải xác định một thời hạn hiệu lực L/C hợp lý vừa tránh đọng vốn cho nguời nhập khẩu, vừa tạo điều kiện cho nguời xuất khẩu lập và xuất trình chứng từ đúng hạn. 6. Thời hạn trả tiền của L/C (Date of payment) - Liên quan đến việc trả tiền ngay hay trả tiền về sau (trả chậm). Ðiều này hòan tòan tuỳ thuộc vào quy định của hợp đồng thương mại đã ký kết. - Thời hạn trả tiền có thể nằm trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng (nếu trả tiền ngay) hoặc nằm ngòai thời hạn hiệu lực (nếu trả chậm). Trong trường hợp trả chậm, cần lưu ý hối phiếu có kỳ hạn phải được xuất trình và chấp nhận thanh toán trong thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. 7. Thời hạn giao hàng: (Shipment date) - Ðược ghi trong thư tín dụng và cũng do hợp đồng mua bán ngoại thương quy định. Ðây là thời hạn quy định bên bán phải chuyển giao xong hàng cho bên mua, kể từ khi thư tín dụng có hiệu lực. - Thời hạn giao hàng liên quan chặt chẽ với thời hạn hiệu lực của thư tín dụng. Nếu hai bên thoả thuận kéo dài thời gian giao hàng thêm một số ngày thì ngân hàng mở thư tín dụng cũng sẽ hiểu rằng thời hạn hiệu lực của thư tín dụng cũng được kéo dài thêm một số ngày tương ứng. - Để đơn giản và thuận tiện thì hầu hết trong các mẫu đơn mở L/C của ngân hàng hiện nay đều thiết kế sẵn ngay giao hàng trễ nhất (latest date of shipment).
  4. 8. Điều khoản về vận tải và giao nhận hàng hóa. - Những nội dung liên quan tới hàng hóa: tên hàng, số lượng, trọng lượng, giá cả, quy cách phẩm chất, bao bì, ký mã hiệu… cũng được quy định cụ thể trong nội dung thư tín dụng. - Những nội dung về vận chuyển giao nhận hàng hóa: điều kiện cơ sở về giao hàng (FOB, CIF…), nơi giao hàng, cách vận chuyển, cách giao hàng,… được thể hiện đầy đủ trong nội dung L/C. Nếu nhận thấy những điều kiện giao hàng ghi trong L/C không thể thực hiện được thì người xuất khẩu có thể đề nghị điểu chỉnh L/C. 9. Các chứng từ mà người xuất khẩu phải xuất trình. Ðây cũng là một nội dung rất quan trọng của thư tín dụng. Bộ chứng từ thanh tóan là căn cứ để ngân hàng kiểm tra mức độ hòan thành nghĩa vụ chuyển giao hàng hóa của người xuất khẩu và là căn cứ để ngân hàng tiến hành trả tiền cho nguời bán nếu bộ chứng từ phù hợp với L/C. Ngân hàng thường yêu cầu người xuất khẩu đáp ứng những yếu tố liên quan tới chứng từ sau đây: - Thoả mãn về số loại chứng từ.Thông thường một bộ chứng từ gồm có: + Hối phiếu thương mại (Commerial Bill of Exchange) + Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice) + Vận đơn hàng hải (Ocean Bill of Lading) + Chứng nhận bảo hiểm (Insurance Policy) + Chứng nhận xuất xứ (Certificate of Origin) + Chứng nhận trọng lượng (Certificate of quality) + Danh sách đóng gói (packing list) + Chứng nhận kiểm nghiệm (Inspection Certificate) - Số lượng bản chứng từ thuộc mỗi loại. - Yêu cầu về việc ký phát từng loại chứng từ. 10. Sự cam kết của ngân hàng mở thư tín dụng Ðây là nội dung ràng buộc trách nhiệm mang tính pháp lý của ngân hàng mở L/C đối với L/C m mình đ mở. Nói chung nội dung cam kết trả tiền của ngân hàng mở L/C trong các mẫu L/C dều như nhau. Ví dụ: phần cam kết trong một thư tín dụng thường được diễn đạt như sau: *Chúng tôi cam kết với những người ký phát hoặc người cầm phiếu trung thực rằng các hối phiếu được ký phát và chiết khấu phù hợp với các điều khoản của thư tín dụng này sẽ được thanh tóan khi xuất trình và các hối phiếu được chấp nhận theo điều khoản của tín dụng sẽ được thanh toán. 11. Những điều khuyển bổ sung thêm (additional conditions) - Ngoài những nội dung kể trên, nếu ngân hàng mở L/C và nguơi nhập khẩu có thể thêm những nội dung khác cần thiết như: phí, trả tiền bằng điện, trả tiền bằng điện cho phép bồi hoàn … à Một số loại thư tín dụng thương mại:
  5. - Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable letter of credit) - Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable letter of credit). - Thư tín dụng không thể huỷ ngang có xác nhận (Confirmed irrevocable letter of credit) - Thư tín dụng tuần hoàn (Revolving letter of credit) - Thư tín dụng giáp lưng (Back to Back lettet of credit) - Thư tín dụng đối ứng (Reciprocal letter of credit) - Thư tín dụng ứng trước điều khoản đỏ(Advanced letter of credit, Red clause letter of credit) - Thư tín dụng dự phòng (Stand by letter of credit) - Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable letter of credit) - …. 1.3 Nội dung phương thức tín dụng chứng từ Cơ cấu của phương thức tính dụng chứng từ đơn giản nhất là Người mua –chỉ thị --- Ngân hàng mở L/C --- phát hàng một ---tín dụng thư --- trả tiền – người bán Vì ngân hàng mở L/C thường là ở nước người mua , nên việc trực tiếp thông báo và trả tiền cho người bán sẽ gặp khó khăn nhất định , nên ngân hàng mở L/C sẽ ủy quyền cho Ngân hàng đại lý của mình ở nước ngoài để thực hiện những công việc này .và lúc đó sẽ là ; Người mua – chỉ thị -- ngân hàng mở L/C --- chỉ thị một --- Ngân hàng thông báo --- trả tiền theo một -- L/C --- cho người bán Bước 1: Căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương (hoặc hóa đơn chào hang) đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng gởi đến ngân hang phục vụ mình (nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán, đơn vị xuất khẩu hưởng). Bước 2: Căn cứ vào yêu cầu đề nghị mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý, ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để thực hiện ký quỹ (mức ký quỹ 0 – 100% giá trị thư tín dụng tùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ yêu cầu mở thư của ngân hàng mở thư). Sau đó, ngân hàng lập thư tín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu. Việc chuyển thư tín dụng đến ngân hàng thông báo có thể thực hiện bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín (telex), bằng hệ thống swift.
  6. Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến, ngân hàng thông báo sẽ tiến hành kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn”. Lưu ý, việc thông báo L/C có thể qua hai ngân hàng. Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước đây. Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu để yêu cầu thanh toán. Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ nếu phù hợp với yêu cầu của L/C, thì ngân hàng tiến hành gửi bộ chứng từ và yêu cầu ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán hối phiếu. Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi đến sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản quy định trên L/C đã mở trước đây. Bước 8: Sau khi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu của ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi thông báo cho phục vụ đơn vị xuất khẩu và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C. Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C cam kết chấp nhận thanh toán bộ chứng từ khi đến hạn và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở L/ C (đơn vị xuất khẩu). Đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ và sẽ giải quyết tùy theo trường hợp. Bước 10: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị nhập khẩu thanh toán toàn bộ giá trị hối phiếu cho ngân hàng mở L/C. Bước 11: Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành hoàn trả tiền cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng đơn vị xuất khẩu. Bước 12: Sau khi nhận điện chuyển tiền của ngân hàng mở L/C, ngân hàng đơn vị xuất khẩu sẽ báo có cho đơn vị xuất khẩu. 2. Quy trình thực hiện phương thức thanh toán tín dụng chứng từ 2.1 Quy trình mở L/C Quy trình mở L/C bắt đầu từ lúc đơn vị nhập khẩu lập giấy đề nghị mở
  7. L/C gửi vào ngân hàng và kết thúc khi đơn vị xuất khẩu nhân đươc L/C do ngân hàng thông báo chuyển đến .Toàn bộ quy trình này liên quan đến 4bên: Đơn vị nhập khẩu,ngân hàng mở L/C, ngân hàng thông báo và đơn vị xuất khầu,trong dó đơn vị nhập khẩu và ngân hàng mở L/C đóng vai trò chủ động Quy trình mở L/C gồm các bước: Bước 1:căn cứ vào hợp đồng mua bán ngoại thương(hoặc hóa đơn chào hàng)đơn vị nhập khẩu viết giấy đề nghị mở thư tín dụng gửi đến ngân hàng phục vụ mình(nơi đơn vị mở tài khoản ngoại tệ để yêu cầu ngân hàng mở một thư tín dụng cho người bán,đơn vị xuất khẩu hưởng). Khi viết giấy đề nghị mở thư tín dụng,đơn vị nhập khẩu cần chú ý những điểm cơ bản sau: 16 Viết đúng giấy đề nghị mở thư tín dụng do ngân hàng mở thư tín dụng ấn hành 17 Đơn vị nhập khẩu cần phải thận trọng và cân nhắc kĩ lưỡng trước khi đưa ra những điều kiện ràng buộc bên xuất khẩu vào thư tín dụng, làm thế nào để vừa đảm bảo được quyền lợi của mình, vừa để đơn vị xuất khẩu có thể chấp nhận. 18 Khi viết giấy đề nghị mở thư tín dụng,đơn vị nhập khẩu phải tôn trọng những điếu kiện trong hợp đồng, nhằm tránh tình trạng mâu thuẫn, trái ngược nhau.Tuy nhiên khi cần điều chỉnh hợp đồng thì cũng có thể thay đổi một số nội dung đã ký trên hợp đồng. 19 Giấy đề nghị mở thư tín dụng sẽ được viết tối thiểu là hai bản.Sau khi tiếp nhận,ngân hàng sẽ đóng dấu,kí xác nhận và gửi lại cho đơn vị một bản. 20 Giấy đề nghị mở thư tín dụng là cơ sở pháp lý để giải quyết đề tranh chấp giữa người yếu cầu mở thư tín dụng với ngân hàng mở thư tín dụng và là cơ sở để ngân hàng viết thư t ín dụng gửi cho đơn vị xuất khẩu. Bên cạnh giấy đề nghị mở L/C ,đơn vị nhập khẩu còn phải gửi kèm theo những chứng từ quan trọng sau đây: 21 Giấy phép kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp. 22 Giấy phép nhập khẩu lô hàng hoặc quota nhập. 23 Hợp đồng ngoại thương 24 Phương án sản xuất kinh doanh Báo cáo tài chính ,báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các giấy tờ khác. Bước 2:Căn cứ vào yếu cầu mở thư tín dụng của đơn vị nhập khẩu và các chứng từ có liên quan,nếu đồng ý ngân hàng trích tài khoản của đơn vị nhập khẩu để kí quỹ (mức ký quỹ từ 0% - 100% trị giá thư tín dụng t ùy thuộc vào việc thẩm định hồ sơ yêu cầu mở thư của ngân hàng mở thư.Sau đó ngân hàng lập thư tín dụng gởi cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng thông báo tại nước xuất khẩu.Việc chuyển thư tín dụng đến ngân hàng thông báo có thể thực hiện
  8. bằng đường hàng không bưu chính hoặc bằng điện tín (telex), bằng hệ thống Swift. Ngân hàng mở L/C là người thanh toán cho người thụ hưởng khi họ thực hiện đúng các quy định trong L/C cho dù người mở L/C có tiền hay không có tiền, có tồn tại hay phá sản.Do đó ngân hàng mở L/C phải đánh giá khả năng kinh doanh, tài chính của người mở.Đặc biệt là phương án nhập khẩu hàng hóa. Bước 3: Khi nhận được thư tín dụng của ngân hàng mở L/C gửi đến,ngân hàng thông báo sẽ kiểm tra tính xác thực của thư tín dụng, rồi chuyển bản chính L/C cho đơn vị xuất khẩu dưới hình thức văn bản “nguyên văn”.Việc thông báo L/C có thể qua 2 ngân hàng. (Đính kèm mẫu thông báo thư tín dụng) 2.2 Quy trình thanh toán L/C a. Trường hợp thanh toán ngay (sight payment): a1. Thanh toán tại ngân hàng mở L/C Bước 4: Đơn vị nhập khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến,tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng ngoại thương đã kí trước đó.Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị xuất khẩu vì thư tín dụng có thể giống hợp đồng cũng có thể khác hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện điều khoản của thư tín dụng.Vì vậy,sau khi kiểm tra chặt chẻ L/C nếu đồng ý thì tiến hành giao hàng cho đơn vị nhập khẩu; nhưng nếu không đồng ý thì đề nghị diều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh thì mới giao hàng. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, sửa đổi,bổ sung thư tín dụng được mở hoàn chỉnh,đơn vị xuất khẩu tiến hành giao hàng,thông thường chi phí tu chỉnh L/C do đơn vị xuất khẩu chịu. Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng phục vụ mình để yếu cầu thanh toán. Hồ sơ chứng từ gửi ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gồm có:Thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức L/C các chứng từ chi tiết phù hợp với những điều khoản ghi trong thư tín dụng.Lưu ý trong thư yêu cầu thanh toán chứng từ hàng xuất khẩu theo hình thức L/C phải có đầy đủ chữ kí của chủ tài khoàn( nếu thủ trưởng đơn vị không phải là chủ tài khoản) và chữ kí của kế toán trưởng. (Đính kèm thư thanh toán chứng từ theo hình thức L/C) Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu nhận,kiểm tra và xử lý bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu nộp vào. Khi ngân hàng của đơn vị xuất khẩu nhận được chứng từ cùng bản gốc L/C do đơn vị xuất khẩu(người thụ hưởng L/C) gửi đến kèm theo các bản tu chình (nếu
  9. có),ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu sẽ kiểm tra sự phù hợp trên bề mặt chứng từ với các điều khoản điều kiện đã ghi trong thư tín dụng như: 25 Kiểm tra tính thống nhất của bộ chứng từ,nổi dung trên chứng từ và giữa các chứng từ phải thống nhất nhau,không được mâu thuẫn và phải phù hợp với nội dung L/C. 26 Kiểm tra tính đầy đủ của bộ chứng từ về loại,số lượng có phù hợp với yếu cầu của L/C hay không 27 Kiểm tra tính chân thật bề ngoài của bộ chứng từ,chứng từ do ai cấp,có chữ ký,có đóng dấu đầy đủ hay không?Mẫu chữ ký chứng từ phải phù hợp với mẫu chữ lý lưu tại ngân hàng. Lưu ý: thời gian để ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu kiểm tra chứng từ và chuyển bộ chứng từ ra nước ngoài cho ngân hàng mở L/C thông thường là hai đến ba ngày. Sau khi kiểm tra tùy tình trạng cụ thể của bộ chứng từ mà ngân hàng sẽ giải quyết như sau: Trường hợp: Nếu bộ chứng từ không có sai sót thì ngân hàng phục vụ của đơn vị xuất khẩu chuyển bộ chứng từ kèm theo thư đòi tiền(covering schedule) gửi về ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán. Trường hợp nếu bộ chứng từ có sai sót thì tất cả các sai sót hay bất hợp lệ của chứng từ đều được thanh toán viên ghi vào Phiếu kiểm chứng từ xuất khẩu.Sau đó phân chia và xử lý sai sót ra thành hai loại: sai sót có thể sữa chữa được và sai sót không thể sữa chữa được để xử lý. ( Đính kèm phiếu kiểm tra chứng từ) 28 Nếu bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C ,ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thqnh toán L/C hoặc có quyền xin ý kiến của người yêu cầu mở L/C về việc thanh toán nhập khẩu.Đồng thời gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng của đơn vị xuất khẩu và chờ ý kiến trả lời từ phía ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu(điều 16 UCP 600) 29 Thời gian hiệu lực của ngân hàng mở L/C và thanh toán bộ chứng từ là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận bộ chứng từ.Nếu quá 5 ngày mà không có thông báo gì về phía ngân hàng mở L/C , thì đương nhiên coi như ngân hàng đồng ý thanh toán(điều 14 UCP 600) Bước 8: nhận được điện báo từ ngân hàng mở L/C ,ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu tiến hành báo có cho đơn vị xuất khẩu và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C. Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người yêu cầu mở L/C thanh toán bộ chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho người yêu cầu mở L/C(đơn vị nhập khẩu).Đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ,nếu bộ cứng từ phù hợp với những điều khoản đã ghi trong L/C thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở L/C ,hoặc vay ngân hàng
  10. để thanh toán L/C .Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết.Cơ sở giải quyết sự tranh chấp này là giấy yêu cầu mở thư tìn dụng. a2. Thanh toán tại ngân hàng chỉ định thanh toán trên L/C Quy trính thanh toán tương tự như thanh toán tại ngân hàng mở L/C nhưng chỉ khác ở điểm là sau khi đơn vị xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chỉ định trong L/C thì ngân hàng này thực hiện kiểm tra một cách cẩn thận và hợp lý so với các điều kiện và điều khoản trong L/C trong thời gian tối đa là 5 ngày làm việc: 30 Nếu bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình phù hợp so với các điều kiện và điều khoản trong L/C thì ngân hàng chỉ định sẽ thực hiện thanh toán và tiến hành báo có cho đơn vị xuất khẩu(bước 6) 31 Nếu bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng thanh toán sẽ xử lý bộ chứng từ giống như bước 6b trong quy trình thanh toán tại ngân hàng mở L/C. b. Trường hợp chiết khấu Nếu trong L/C có chỉ định cụ thể ngân hàng chiết khấu la ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng cụ thể thì L/C qui định như sau: ”AVAILABLE WITH ADVISING BANK BY NEGOTIATION” hay ” AVAILABLE WITH BANK X BY NEGOTIATION” thì toàn bộ chứng từ có thể chiết khấu tại ngân hàng đó. Nếu L/C không chỉ định cụ thể tại ngân hàng nào thì trong L/C có ghi “AVAILABLE ANY BANK IN BENEFICIARY’S COUNTRY BY NEGOTIATION” thì có nghĩa là được chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào tùy theo người thụ hưởng nộp chứng từ vào ngân hàng. Đối với trường hợp thanh toán có chiết khấu như trên,quy trình thanh toán tương tự như trường hợp thanh toán tại ngân hành mở L/C. Nhưng chỉ khác bắt đầu từ bước 6 trở đi. Cụ thể như sau: Bước 6: Sau khi đơn vị xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ tại ngân hàng chiết khấu thì ngân hàng này thực hiện kiểm tra một cách cẩn trọng và hợp lý so với các điều kiện và điều khoản của L/C. Sẽ có 2 trường hợp xảy ra: - Nếu bộ chứng từ do đơn vị xuất khẩu xuất trình phù hợp so với điều khiện và điều khoản của L/C thi ngân hàng chiết khấu sẽ thực hiện chiết khấu(có truy đòi hoặc miễn truy đòi) và tiến hành báo có số tiền chiết khấu (tỷ lệ chiết khấu theo quy định của từng ngân hàng) cho đơn vị xuất khẩu (bước 6). - Nếu bộ chứng từ có sai sót thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý bộ chứng từ giống như bước 6 (b) trong qui trình thanh toán tại ngân hàng mở. Bước 7: Ngân hàng chiết khấu sẽ gửi bộ chứng từ và chỉ thị đòi tiền ngân hàng mở L/C theo L/C quy định: bằng điện (TTR) hoặc bằng thư.
  11. Cách thức gửi bộ chứng từ và chỉ thị đòi tiền: v Trường hợp L/C không cho phép đòi tiền bằng điện - Nếu ngân hàng phát hành cũng là ngân hàng trả tiền, trong trường hợp này hối phiếu sẽ được ký phát cho ngân hàng phát hành. Nghĩa là trên hối phiếu mục TO và mục DRAWN UNDER sẽ ghi tên ngân hàng phát hành.Lúc này,ngân hàng chiết khấu sẽ gửi bộ chứng từ thanh toán bao gồm hối phiếu kèm theo thư đòi tiền và bộ chứng từ đến cho ngân hàng phát hành yêu cầu thanh toán. Trong thư đòi tiền, phải ghi rõ các nội dung sau:  Chứng nhận các điều khoản của L/C đã được thực hiện đúng.  Số tiền mà ngân hàng phát hành phải trả.  Chỉ thị việc trả tiền vào tài khoản của ngân hàng chiết khấu tại ngân hàng đại lý mà ngân hàng chiết khấu có tài khoản. Trong tất cả các trường hợp nói trên thì cách thức gửi bộ chứng từ đều được thực hiện theo yêu cầu của L/C. L/C yêu cầu:  “NEGOTIATING BANK MUST SENT ALL DOCUMENTS TO US IN TWO CONSECUTIVE SERS,FIRST BY DHL SERVICE SECOND BY REGISTERED AIRMAIL…” Lúc này ngân hàng chiết khấu sẽ gửi chứng từ hai lần,một lần bằng DHL,một lần bằng thư bảo đảm.  “ALL DOCUMENTS MUST BE SENT BY COURIER SERVICE IN 1 LOT TO THE ISSUING BANK”. Lúc này ngân hàng chiết khấu sẽ gửi chứng từ một lần bằng DHL. Trong thư đòi tiền mà ngân hàn chiết khấu gửi đòi tiền ngân hàng mở LC,sẽ thể hiện việc xác nhận phù hợp và chỉ thị đòi tiền có nội dung sau: “WE HEREBY CERTIFY THAT ALL TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT HAVE BEEN COMPLIED WITH. PLEASE TELEREMIT THE PROCEEDS TO OUR ACCOUNT …(Số tài khoản của NH) WITH …(Tên ngân hàng mà NH chỉ định) UNDER YOUR AND THEIR TESTED TELEX/SWIFT ADVICE TO US QUOTING OUREF. THANKS AND BEST REGARDS”. - Nếu ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng trả tiền:  Trường hợp 1: L/C quy định gửi hối phiếu đến ngân hàng phát hành: Lúc này trên hối phiếu mục TO và mục DRAWN UNDER thể hiện tên ngân hàng phát hành. Còn thư đòi tiền sẽ gửi đến ngân hàng trả tiền.  Trường hợp 2: L/C quy định gửi hối phiếu đến ngân hàng trả tiền: Trong trường hợp này hối phiếu được ký phát cho ngân hàng trả tiền do L/C chỉ định. Lúc đó, ngân hàng chiết khấu sẽ gửi hối phiếu kèm theo thư đòi tiền cho ngân hàng trả tiền mà L/C chỉ định. Còn bộ chứng từ và thư đòi tiền sẻ được gửi đến ngân hàng phát hành. Lúc đó, trên hối phiếu sẽ ghi mục “TO: ngân hàng trả tiền” và mục “DRAWN UNDER: ngân hàng phát hành”. Trên thư đòi tiền gửi cho ngân hàng trả tiền, ngân hàng chiết khấu sẽ nói rõ L/Cdo ngân hàng nào phát hành và xác nhận bộ chứng từ phù hợp.Điều này sẽ
  12. được thể hiện như sau trên thư đòi tiền ở phần REMARKS: “WE HEREBY CERTIFY THAT ALL TERMS AND CONDITIONS OF THE CREDIT HAVE BEEN COMPLIED WITH TODAY WE CLAIM REIMBURSEMENT FROM …(tên ngân hàng trả tiền) BY LETTER AS PER L/C’S TERMS. BEST REGARDS.” v Trường hợp L/C cho phép đòi tiền bằng điện Điều khoản này rất có lợi cho nhà xuất khẩu ví thời gian nhà xuất khẩu nhận được tiền thanh toán rất nhanh (thông thường 2 – 3 ngày) so với trường hợp đòi tiền bằng thư (thông thường 5 – 10 ngày). -Nếu ngân hàng phát hành L/C cũng là ngân hàng trả tiền Ngân hàng chiết khấu sẽ đánh điện đòi tiền,đồng thời gửi bộ chứng từ kèm theo thư đòi tiền cho ngân hàng phát hành L/C. Trong điện đòi tiền, có sự xác nhận chứng từ phù hợp với L/C và chỉ thị đòi tiền của ngân hàng chiết khấu. Riêng thư đòi tiền phải nói rõ ngân hàng chiết khấu đã đòi tiền bằng điện theo quy định của L/C để tránh trường hợp thanh toán hai lần.Điều này được thể hiện như sau: “REMARKS: REIMBURSEMENT CLAIM HAS BEEN EFFECTED BY SWIFT (Số Swift). PLEASE AVOID DUPLICATE. BEST REGARDS”. - Nếu ngân hàng phát hành không phải là ngân hàng trả tiền. Ngân hàng chiết khấu sẽ dòi tiền ngân hàng trả tiền bằng Telex hoặc Swift,đồng thời, gửi bộ chứng từ kèm theo thư đòi tiền và bản copy điện đòi tiền đến cho ngân hàng phát hành. Cần lưu ý là hối phiếu trong trường hợp này phải được gửi đến cho ngân hàng phát hành hay ngân hàng trả tiền tùy theo yêu cầu của L/C. Nếu hối phiếu gửi cho ngân hàng trả tiền thì thường gửi sau bức điện đòi tiền, mục đích là giúp cho ngân hàng trả tiền lưu trữ hồ sơ. Điện đòi tiền phải ghi rõ số L/C,tên ngân hàng nào phát hành,có lời xác nhận chứng từ phù hợp của ngân hàng chiết khấu và chỉ thị trả tiền. Bước 8: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do đơn vị xuất khẩu gửi đến tiến hành kiểm tra đối chiếu với những điều khoản qui định trên L/C đã mở trước đây. Nếu thấy phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ thanh toán cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân hàng chiết khấu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với nhưỡng điều kiện và điều khoản đã ghi trong L/C,ngân hàng mở L/C có quyền từ chối thanh toán L/C hoặc có thể xin ý kiến của người mở L/C về việc thanh toán lô hàng nhập khẩu. Đồng thời gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài và chờ ý kiến trả lời từ phía ngân hàng nước ngoài.(theo điều 16 UCP 600) Bước 9: Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất
  13. khẩu, ngân hàng chiết khấu báo có phần chênh lệch ngoài số tiền đã chiết khấu cho đơn vị xuất khẩu (chiết khấu có truy đòi) và cùng có thể nhận được thộng báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C. Bước 10: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người đơn vị mở L/C thanh toán bộ chứng từ và chuyển bộ chứng từ cho người yêu cầu mở L/C ( đơn vị nhập khẩu). Đơn vị nhập khẩu kiển tra bộ chứng từ, nếu thấy phù hợp với những điều khoản điều kiện đã ghi trong L/C, thì hoàn trả lại tiền cho ngân hàng mở thư tín dụng, hoặc vay ngân hàng để thanh toán L/C.( Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu vận đơn và giao bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu nhận hàng).Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối thanh toán thì tùy trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Cơ sở pháp lý để giải quyết sự tranh chấp này là giấy yêu cầu mở thư tín dụng. c. Trường hợp thanh toán chậm (Usance LC) c1. Thanh toán bằng chấp nhận hối phiếu (Settlement by acceptance) Nếu trường hợp L/C quy định thanh toán chậm bằng hối phiếu, ngân hàng mở L/ C ký chấp nhận thanh toán hối phiếu, hoặc có thể chỉ thị cho ngân hàng khác chấp nhận hối phiếu. Sau đó, theo dõi hối phiếu đến hạn và thanh toán tiền cho người thụ hưởng L/C. Do đó, quy trình thanh toán được diễn ra như sau: Bước 4: Đơn vị xuất khẩu nhận được thư tín dụng do ngân hàng thông báo gửi đến, tiến hành kiểm tra, dịch thuật, đối chiếu với hợp đồng mua bán ngoại thương đã ký trước đây. Đây là khâu quan trọng đối với đơn vị vì thư tín dụng có thể giống hợp đồng và cũng có thể khác hợp đồng nhưng khi thanh toán thì phải thực hiện điều khoản của thư tín dụng. Vì vậy, sau khi kiểm tra chặt chẽ L/C nếu đồng ý thì tiến hành cho đơn vị nhập khẩu nếu không đồng ý thì đề nghị đơn vị nhập khẩu điều chỉnh hoặc bổ sung thêm cho đến khi hoàn chỉnh mới giao hàng. Sau khi thực hiện việc kiểm tra, sửa đổi, bổ sung thư tín dụng, đơn vị xuất khẩu tiến hành giao hàng. Bước 5: Sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, đơn vị xuất khẩu lập bộ chứng từ thanh toán theo đúng điều khoản trong thư tín dụng xuất trình cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu để yêu cầu thanh toán. Bước 6: Ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu tiến hành kiểm tra chứng từ nếu phù hợp với yêu cầu của L/C, thì ngân hàng tiến hành gửi bộ chứng từ và yêu cầu ngân hàng mở L/C chấp nhận thanh toán hối phiếu. Nếu L/C qui định ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu là ngân hàng chấp nhận hối phiếu thì chỉ có ngân hàng này mới được thực hiện chiết khấu bộ chứng từ hợp lệ cho nhà xuất khẩu (theo điều 12b UCP 600)
  14. Bước 7: Ngân hàng mở L/C nhận được bộ chứng từ thanh toán do ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi đến sẽ tiến hành kiểm tra, đối chiếu với những điều khoản qui định trên L/C đã mở trước đây. Nếu bộ chứng từ phù hợp thì ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành ký chấp nhận hối phiếu và gửi thông báo chấp nhận thanh toán cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu. Nếu bộ chứng từ không phù hợp với những điều kiện và điểu khoản đã ghi trong L/C, ngân hàng mở L/C có quyền từ chối chập nhận thanh toán L/C hoặc có thể xin ý kiến của người yêu cầu mở L/C về việc chấp nhận thanh toán lô hàng nhập khẩu. Đồng thời, gửi thông báo bất hợp lệ cho ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu và chờ ý kiến từ phía ngân hàng này.(theo điều 16 UCP 600) Bước 8: Sau khi nhận được thông báo chấp nhận thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu của ngân hàng mở L/C, ngân hàng phục vụ đơn vị xuất khẩu gửi thông báo cho phục vụ đơn vị xuất khẩu và cũng có thể nhận được thông báo về sự từ chối của ngân hàng mở L/C. Bước 9: Ngân hàng mở L/C yêu cầu người xin mở L/C cam kết chấp nhận thanh toán bộ chứng từ khi đến hạn và chuyển bộ chứng từ cho người xin mở L/C (đơn vị nhập khẩu). Đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ, nếu thấy đã phù hợp với những điều khoản điều kiện đã ghi trong L/C, thì cam kết đồng ý hoàn trả tiền cho ngân hàng mở L/C khi đến hạn. Ngân hàng mở L/C tiến hành ký hậu vận đơn và giao bộ chứng từ cho đơn vị nhập khẩu nhận hàng. Nếu đơn vị nhập khẩu từ chối chấp nhận thanh toán thì tùy trường hợp mà ngân hàng mở L/C sẽ giải quyết. Bước 10: Khi đến hạn thanh toán, đơn vị nhập khẩu thanh toán toàn bộ giá trị hối phiếu cho ngân hàng mở L/C. Bước 11: Ngân hàng mở L/C sẽ tiến hành hoàn trả tiền cho đơn vị xuất khẩu thông qua ngân h àng đơn vị xuất khẩu. Bước 12: Sau khi nhận điện chuyển tiền của ngân hàng mở L/C, ngân hàng đơn vị xuất khẩu sẽ báo có cho đơn vị xuất khẩu. c.2 Cam kết thanh toán khi đến hạn (Settlement by deferred) Tương tự như trên trường hợp đối với L/C thanh toán chậm bằng hối phiếu (Acceptance L/C), ngân hàng cam kết thanh toán với kỳ hạn cụ thể và có nghĩa vụ thanh toán trả sau cho đơn vị xuất khẩu,mà không cần phải sử dụng hối phiếu. Việc thanh toán có thể thực hiện nhiều lần như thỏa thuận mà không nhất thiết phải thanh toán một lần vào ngày đáo hạn. 3. Các vấn đề khác 3.1 Tu chỉnh L/C
  15. Trên thực tế, tu chỉnh L/C hay sửa đổi L/C có thể từ phía người xin mở L/ C hoặc người thụ hưởng nhưng phải có sự đồng ý chấp thuận của ngân hàng mở L/C và người mở L/C. Đối với L/C xác nhận thì phải có thêm sự đồng ý chấp thuận của ngân hàng xác nhận. Việc tu chỉnh L/C có thể bổ sung, sửa đổi hay huỷ bỏ các điều khoản, điều kiện trong L/C. Nội dung sửa đổi phải đầy đủ chính xác, không nên đua quá nhiều chi tiết không cần thiết. Thông thường việc tu chỉnh L/C với các nội dung chủ yếu sau: + Tăng hoặc giảm giá trị L/C + Lùi lại ngày giao hàng + Bổ sung cho phép bồi hoàn băng diên và quy định ngân hàng hoàn trả + Chuyển sang L/C xác nhận và quy định ngân hàng xác nhận. Khi tu chỉnh L/C phải lập theo mậu in sẵn của ngân hàng là “giấy điều chỉnh thư tín dụng” việc điều chỉnh phải trước thời han giao hàng, trước khi xuất trình bộ chứng từ vào ngân hàng thanh toán và phải năm trong phạm vi thời gian hiệu lực của L/C. Thông thường việc điều chỉnh được tiến hành bằng điện. Nội dung sửa đổi phải được chuyển đến nơi thực hiện yêu cầu đề nghị sửa đổi và phải có sự phúc đáp trả lời đồng ý thực hiện điều chỉnh. Vì không quy định thời gian hiệu lực trả lời nên bảng L/C cũ vẫn có giá trị hiệu lực cho đến khi có sự trả lời của ngân hàng về việc điều chỉnh. Khi điều chỉnh L/C ngân hàng kiểm tra các nội dung mà khách hàng yêu cầu,nếu thấy hợp lệ với hợp đồng mua bán ngoại thương, hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo lãnh liên quan… thì tiến hành điều chỉnh L/C, yêu cầu khách hàng phải kí quỹ bổ sung nếu trường hợp tăng trị giá L/C. Căn cứ vào hồ sơ xin tu chỉnh L/C gồm có: + Đơn xin tu chỉnh L/C + Phụ lục hợp đồng và các giấy tờ liên quan. + Giải trình nguồn vốn tăng thêm trong trường hợp điều chỉnh tăng trị giá L/C - Ngân hàng soạn thảo điện tu chỉnh theo mẫu tập tin MT 707: (AMENDMENT TO A DOCUMENTARY CREDIT) Sau khi nhập xong những nội dung mà khách hàng cần tu chỉnh, ngân hàng kiểm tra lại, ghi kí hiệu mật và chuyển qua ngân hàng thông báo như quy trình mở và phát hành L/C. 3.2 Mối quan hệ giữa L/C và hợp đồng ngoại thương (1) Hợp đồng ngoại thương ký kết giữa người mua và người bán (2) Đơn đề nghị mở L/C là hợp đồng giữa người mua và NH phát hành L/C (3) L/C là hợp đồng giữa NH phát hành L/C và người thụ hưởng (4) Đề nghị xác nhận L/C là hợp đồng giữa NH phát hành và NH xác nhận (nếu có) (5) Xác nhận L/C là hợp đồng giữa NH xác nhận và người thụ hưởng
  16. L/C được phát hành dựa trên hợp đồng ngoại thương (nội dung của hợp đồng phải được chuyển tải đầy đủ và phù hợp trong L/C Sau khi được phát hành, L/C hoàn toàn độc lập với hợp đồng ngoại thương Ngân hàng phát hành chỉ có trách nhiệm với các cam kết đã được quy định trong L/C, không bị ràng buộc bởi hợp đồng. Các bên liên quan chỉ giao dịch căn cứ vào chứng từ trong L/C, không căn cứ vào hàng hóa và dịch vụ quy định trong hợp đồng. 3.3 Ưu điểm và hạn chế của phương thức tín dụng chứng từ a. Ưu điểm * Đối với nhà xuất khẩu Khi nhận được L/C thì đơn vị xuất khẩu an tâm vì có được sự cam kết thanh toán của ngân hàng phát hành. Nếu đơn vị nhập khẩu không đủ khả năng thanh toán, thậm chí bị phá sản thì ngân hàng phát hành L/C vẫn đảm bảo thanh toán L/C. Ngay cả khi người mua muốn trì hoãn hoặc ngăn cản việc thanh toán thì người bán vẫn có thể được đảm bảo thanh toán nếu người bán thực hiện đúng các điều khoản và điều kiện mà L/C quy định. Đơn vị xuất khẩu trong trường hợp nghi ngờ khả năng thanh toán của ngân hàng phát hành L/C thì có thể thoả thuận với người mua áp dụng L/C xác nhận. Nếu trong trường hợp ngân hàng phát hành không thanh toán L/C thì ngân hàng xác nhận sẽ đảm bảo thanh toán L/C. Trường hợp sử dụng L/C không thể huỷ ngang, người mua và ngân hàng phát hành chỉ có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C cần phải có sự chấp thuận của người bán. Trong trường hợp người bán cần được tài trợ trước khi gửi hàng, có thể chiết khấu với người mua phát hành một L/C có điều khoản đó. * Đối với người nhập khẩu Người mua có thể chủ động mở L/C để mua hàng hoá theo yêu cầu của mình và được ngân hàng cam kết thanh toán lô hàng nhập khẩu. Khi vận dụng phương thức thanh toán bằng L/C thì người mua yên tâm vì người bán sẽ tuân thủ những điều khoản và điều kiện kể cả những chứng từ theo quy định trong L/C. Ngân hàng mở L/C thay mặt đơn vị nhập khẩu kiểm tra bộ chứng từ hoàn hảo thì ngân hàng mới thanh toán. Với nhiều loại L/C cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể vận dụng một cách linh hoạt phù hợp với thực tiễn thương mại. Thông qua việc mở và điều chỉnh L/C, cho phép các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể bổ sung va điều chỉnh một số điều khoản trong hợp đồng ngoại thương phù hợp với thực tiễn. Thông qua phương thức tín dụng chứng từ, các doanh nghiệp xuất nhập khẩu có thể nhận được sự tài trợ của ngân hàng khi thiếu vốn. b. Hạn chế
  17. Bên cạnh những thuận lợi trong việc sử dụng phương thức thanh toán tín dụng chứng từ thì phương thức này còn có những hạn chế nhất định: _ Phương thức này thủ tục rườm rà phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, phí cao. _ Doanh nghiệp xuất nhập khẩu khi sử dụng phương thức tín dụng chứng từ cần phải am hiểu kỹ thuật ngoại thương và thanh toán quốc tế. Nếu sự hiểu biết không nhất quán hoặc không thể đáp ứng một số điều khoản hoặc điều kiện của người mua được quy định trong L/C thì người bán có thể không được đảm bảo thanh toán hoặc có thể bị trì hoãn thanh toán. _ Đặc biệt đối với L/C có thể huỷ ngang, người bán phải thật thận trọng vì người mua có thể sửa đổi hoặc huỷ bỏ L/C vào bất cứ lúc nào mà không cần báo trước hay sự chấp thuận của người bán. _ Còn trong L/C không huỷ ngang, chỉ có ngân hàng phát hành cam kết thanh toán. Nếu như ngân hàng đó phá sản hoặc luật pháp của quốc gia người mua có những hạn chế thanh toán thì người bán phải chịu những rủi ro do không được thanh toán hoặc bị thanh toán chậm trễ. _ Bên cạnh đó khách hàng cũng gặp những bất lợi như: họ không thể sữa đổi hoặc huỷ bỏ trừ khi có sự chấp nhận của người bán và ngân hàng phát hành, người mua phải chịu phí tổn mở L/C và các chi phí khác. _ Nếu như người bán muốn gian lận thì họ sẽ gửi hàng kém chất lượng mặc dù các chứng từ hoàn toàn phù hợp với những điều khoản và điều kiện của L/C để được thanh toán. Đến khi người mua phát hiện thì đã thanh toán vì trong nghiệp vụ tín dụng chứng từ tất cả các bên giao dịch bằng chứng từ. Mặt khác, sử dụng phương thức tín dụng chứng từ không phải là một phương thức đảm bảo an toàn tuyệt đối trong thanh toán vì trên thực tế rủi ro vẫn có thể xảy ra. Nếu như người mua, người bán cố tình lừa đảo, ngân hàng mất khả năng thanh toán hoặc do ngân hàng còn yếu kém về trình độ dẫn đến những sai sót làm ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. Rủi ro có thể xuất phát từ vận chuyển hàng hoá, bảo hiểm… Phương thức tín dụng chứng từ chủ yếu dựa trên chứng từ. Do đó, trong thực tế vẫn còn trường hợp giả mạo, trong trường hợp đối tác có ý đồ lừa đảo thì phương thức này không còn biện pháp hữu hiệu bảo vệ cho phía bên kia. Thế nên, kết quả của việc thanh toán còn phụ thuộc vào sự hiểu biết kỹ thuật thanh toán, sự vận dụng, tính trung thực và thiện chí của các bên tham gia.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0