intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp P4

Chia sẻ: Abcdef_51 Abcdef_51 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

94
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Phương tiện biểu thị nghĩa sở hữu/sở thuộc Để biểu thị nghĩa sở hữu hoặc sở thuộc, tiếng Việt dùng giới từ của - Giới từ của dùng để biểu thị quan hệ sở thuộc giữa danh từ và danh từ. Trong sử dụng, cần lưu ý những trường hợp sau: + Khi mối quan hệ này có thể được nhận biết một cách chắc chắn thì có thể lược bỏ của. Ví dụ: cánh đồng của xã An Phú = cánh đồng xã An Phú. + Khi biểu thị quan hệ bộ phận-toàn thể hoặc quan hệ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp P4

  1. Phương tiện biểu thị nghĩa ngữ pháp 2. Phương tiện biểu thị nghĩa sở hữu/sở thuộc Để biểu thị nghĩa sở hữu hoặc sở thuộc, tiếng Việt dùng giới từ của - Giới từ của dùng để biểu thị quan hệ sở thuộc giữa danh từ và danh từ. Trong sử dụng, cần lưu ý những trường hợp sau: + Khi mối quan hệ này có thể được nhận biết một cách chắc chắn thì có thể lược bỏ của. Ví dụ: cánh đồng của xã An Phú = cánh đồng xã An Phú. + Khi biểu thị quan hệ bộ phận-toàn thể hoặc quan hệ thân thuộc, giới từ của thường không được sử dụng, thậm chí nên lược bỏ, vì nếu dùng thì gây cảm giác nặng nề. Ví dụ: miệng núi lửa; cánh máy bay; chồng tôi; bố tôi; bác tôi; anh tôi + Khi danh từ có nguồn gốc là một động từ hoặc tính từ thì sự có mặt của giới từ của thường mang tính bắt buộc. Ví dụ: sự đánh giá của các ngài; cơn ghen của nó; niềm hạnh phúc của chúng tôi. - Giới từ của còn dùng để biểu thị ý nghĩa nguồn gốc, khi đi với động từ, ví dụ:
  2. Tôi mượn của anh Long quyển sách này; Anh ấy mới vay của ngân hàng số tiền này. hoặc ý nghĩa bị động của động từ, ví dụ: Đây là xe ô tô của Nhật sản xuất. (= Đây là xe ô tô do Nhật Bản sản xuất) Tiểu thuyết này (là) của chị Hà cho tôi mượn. 3. Phương tiện chỉ đối tượng gián tiếp - Tiếng Việt không có phương tiện riêng để biểu thị quan hệ giữa động từ và đối tượng trực tiếp mà chỉ có phương tiện để biểu thị quan hệ giữa động từ và đối tượng gián tiếp của nó. - Để chỉ đối tượng trực tiếp, tiếng Việt dùng trật tự từ: [V + O]. - Để chỉ đối tượng gián tiếp, tiếng Việt dùng các giới từ ‘cho’ và ‘về’/’đến’/'tới‘. Mô hình chung là:[V + O1 + (Gt) + O2] - Mô hình này chủ yếu dùng với giới từ cho . Vị trí của ‘cho’ thường ở sau từ chỉ đối tượng trực tiếp. Ví dụ: 1/ Sắp về nước, tôi phải mua quà cho gia đình. 2/ Cô ấy dạy nhạc cho con gái tôi.
  3. Tuy nhiên, vị trí này có thể thay đổi, khi ấy ta có mô hình: [V+ (cho) + O2 + O1]. Ví dụ, so sánh: 1/ Họ giao tiền cho chúng tôi. 2/ Họ giao cho chúng tôi tiền. - Với các giới từ ‘về’/’đến’/'tới’, mô hình có thể không đầy đủ. Ví dụ: 1/ Ông ấy đang viết sách về văn hóa Ba Lan. (mô hình đầy đủ) 2/ Ông ấy đang viết về văn hóa Ba Lan. (mô hình không đầy đủ) 3/ Chúng tôi đang nói tới những thay đổi gần đây. (mô hình không đầy đủ) Mô hình không đầy đủ thường chỉ áp dụng với một số động từ, ví dụ: nói, nói chuyện, bàn, thảo luận, viết, nhắc, nhớ, … Cần lưu ý: Đối tượng gián tiếp cũng có thể là động từ hoặc tính từ. Trong những trường hợp này, ta không dùng ‘cho’. Ví dụ: 1/ Họ bắt chúng tôi đi theo. 2/ Cô ấy chê anh nghèo.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2