intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Phương tiện và thiết bị dạy địa 12_Phần 1

Chia sẻ: Bùi Văn Tiến | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:4

284
lượt xem
75
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu tham khảo chuyên đề về Phương tiện và thiết bị dạy địa lý 12. Nội dung phần 1 trình bày về việc sử dụng phương tiện và thiết bị trong dạy học địa lý lớp 12

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Phương tiện và thiết bị dạy địa 12_Phần 1

  1. CHUYÊN ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 09/2009 SỬ DỤNG PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 A- MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG 1. Quan niệm về phương tiện, thiết bị dạy học địa lí a) Thiết bị dạy học là một phần cơ sở vật chất của nhà trường, có tác dụng phục vụ gián tiếp cho việc lĩnh hội tri thức địa lí của học sinh (HS) như: phòng bộ môn địa lí, vườn địa lí, các máy móc dùng để rèn luyện kĩ năng cho HS,... b) Phương tiện dạy học (PTDH) gồm toàn bộ những phương tiện ít nhiều có tính trực quan, có tác dụng trực tiếp đến sự lĩnh hội tri thức địa lí của HS như các loại bản đồ, tranh ảnh địa lí, các loại bảng số liệu, tranh ảnh, băng video, đĩa CD có nội dung địa lí,... - Tên gọi phương tiện trực quan đã có từ lâu, gắn liền với các phương pháp dạy học (PPDH) truyền thống. Chức năng minh họa của phương tiện được coi trọng và được giáo viên (GV) sử dụng nhằm hình thành biểu tượng địa lí cho HS một cách rõ ràng, sinh động. - Các phương tiện trực quan chứa trong bản thân mình dưới dạng vật chất cả hình ảnh bên ngoài lẫn những dấu hiệu, thuộc tính bên trong của các đối tượng, dưới sự hướng dẫn của GV, HS tìm tòi, phân tích thì các đặc điểm đó mới được bộc lộ. Vì vậy, quan niệm đầy đủ về phương tiện trực quan là PTDH. PTDH là “hình ảnh kép” của PPDH. Mỗi PPDH với đặc trưng là hệ thống các hoạt động của GV và HS nhằm đạt mục đích dạy học- đòi hỏi phải có phương tiện hoạt động phù hợp. Nội dung dạy học được chứa trong PTDH dưới dạng nguồn tri thức. Do đó có thể nói rằng PTDH chính là sự tích hợp của nội dung dạy học và PPDH. Quan niệm như vậy là đề cao chức năng nguồn tri thức của PTDH. 2. Khuynh hướng sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí trong nhà trường phổ thông hiện nay - Xác định các phương tiện tối thiểu cho từng cấp học, lớp học. - Tăng cường các thiết bị và phương tiện có những tính năng sử dụng được ở nhiều cấp, nhiều lớp, nhiều bài khác nhau. VD bản đồ, Atlat,… - Tăng cường các thiết bị và phương tiện nghe nhìn giúp cho việc hình thành ở HS các biểu tượng, các khái niệm, các kĩ năng, kĩ xảo cụ thể và chính xác. VD băng hình địa lí, đĩa CD,… - Tăng cường thiết bị và phương tiện tự làm đơn giản và rẻ tiền. VD các sơ đồ, lược đồ,… 3. Vai trò của thiết bị và phương tiện dạy học địa lí - PTDH là cơ sở để hình thành biểu tượng địa lí cho HS, giúp HS nắm vững kiến thức hơn. - PTDH là cơ sở cho hoạt động trí tuệ của HS, góp phần nâng cao năng lực tư duy cho các em. - PTDH là cơ sở quan trọng để HS rèn luyện các kĩ năng địa lí. Bùi Văn Tiến Page 1
  2. CH YÊN ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 U 09/ 2009 4. Một số nguyên tắc sử dụng các thiết bị, phương tiện dạy học địa lí - Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn phương tiện cho phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng loại thiết bị và PTDH. - Đảm bảo tất cả các HS đều quan sát được một cách rõ ràng. - Kết hợp các PTDH một cách nhuần nhuyễn. Phối kết hợp giữa việc sử dụng phương tiện với các phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của HS. - Cần chọn lọc phương tiện dạy, tránh sử dụng quá nhiều PTDH trong một tiết học. - Sử dụng phương tiện phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ. - Khai thác tối đa chức năng của các phương tiện sẵn có, tăng cường tự làm các phương tiện đơn giản, rẻ tiền. 5. Quy trình sử dụng các thiết bị và phương tiện dạy học địa lí - Xác định nội dung bài dạy học (kiến thức và kĩ năng cần hình thành và bổ sung). - Lựa chọn PTDH. - Xác định các nội dung của bài học có thể khai thác từ PTDH. - Xác định cách thức sử dụng (minh họa hoặc làm nguồn tri thức…) đặt câu hỏi, ra bài tập và dự kiến các chỉ dẫn đối với HS,... - Xác định thời điểm sử dụng, PPDH phù hợp với từng phương tiện. - Xem xét và sử dụng PTDH trước khi lên lớp. (Thời điểm sử dụng, cách thức sử dụng PTDH nên ghi rõ trong giáo án. Trong quá trình lên lớp, thực hiện việc sử dụng PTDH như trong giáo án đã đề ra song phải linh hoạt). 6. Một số điều cần lưu ý khi sử dụng các thiết bị và phương tiện trong dạy học địa lí Phải căn cứ vào mục đích, nhiệm vụ, nội dung và hình thức của các loại bài học để lựa chọn phương tiện cho phù hợp. - Lựa chọn phương pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với từng loại thiết bị và PTDH. - Đảm bảo tất cả các HS đều quan sát được một cách rõ ràng. - Kết hợp các PTDH một cách nhuần nhuyễn. Phối kết hợp giữa việc sử dụng phương tiện với các phương pháp dạy học theo hướng đề cao chủ thể nhận thức của HS. - Cần chọn lọc phương tiện dạy, tránh sử dụng quá nhiều PTDH trong một tiết học. - Sử dụng phương tiện phải đúng lúc, đúng chỗ, đủ cường độ. - Khai thác tối đa chức năng của các phương tiện sẵn có, tăng cường tự làm các phương tiện đơn giản, rẻ tiền. Bùi Văn Tiến Page 2
  3. CH YÊN ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 U 09/ 2009 B. MỘT SỐ PHƯƠNG TIỆN THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 1. SÁCH GIÁO KHOA 2. BẢN ĐỒ GIÁO KHOA 3. BIỂU ĐỒ ĐỊA LÍ 4. PHIẾU HỌC TẬP 5. ỨNG DỤNG CÁC PHẦN MỀM TRONG VIỆC THIẾT KẾ BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ ĐỊA LÍ 12 C. SÁCH GIÁO KHOA-PHƯƠNG TIỆN QUAN TRỌNG TRONG DẠY-HỌC 1.1. Quan niệm - Điều 25 Luật Giáo dục đã xác định “Sách giáo khoa để sử dụng chính thức, thống nhất, ổn định trong giảng dạy, học tập ở nhà trường và các cơ sở giáo dục khác”. - Sách giáo khoa (SGK) là sách học chính của học sinh do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức biên soạn và duyệt trên cơ sở thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK để sử dụng chính thức, ổn định trong học tập, giảng dạy và đánh giá kết quả học tập của HS ở các trường phổ thông và các cơ sở giáo dục phổ thông khác trong cả nước.. 1.2. Phương pháp sử dụng - GV tổ chức cho HS làm việc trên cơ sở câu hỏi giữa bài trong quá trình dạy trên lớp. Các câu hỏi giữa bài là công cụ để GV tổ chức các hoạt động nhận thức cho HS để HS khai thác các kiến thức từ cả kênh chữ và kênh hình nhằm phát hiện ra các kiến thức cần nắm. - Tổ chức cho HS làm việc với kênh hình trong SGK: Kênh hình trong SGK chứa đựng một lượng kiến thức lớn của bài học. Khám phá, tìm tòi những kiến thức từ kênh hình là nhiệm vụ quan trọng của HS trong bài học. GV không làm thay cho HS mà tổ chức cho HS làm việc theo hình thức cá nhân, nhóm hoặc lớp. Hình thành và rèn luyện cho HS kĩ năng làm việc với kênh hình là cơ sở quan trọng cho việc đổi mới PPDH. - GV giảm tối đa việc cung cấp kiến thức theo kiểu “nhồi nhét”, dành thời gian cho HS làm việc với các nguồn tri thức. Dạy học theo sách giáo khoa mới đòi hỏi HS làm việc nhiều với SGK, ngoài ra còn phải làm việc nhiều với các PTDH khác: bản đồ, Atlat, vở bài tập thực hành, máy vi tính,... GV cần phải để ra các nhiệm vụ, gắn với các yêu cầu kèm theo các hướng dẫn cụ thể để tất cả các HS đều làm việc được với SGK. - Một số biện pháp hướng dẫn HS làm việc với SGK: + Ngay từ buổi học đầu tiên, GV cần dành thời gian hướng dẫn các em về cấu trúc, nội dung của SGK, về sự phân bố thời gian cũng như phương pháp học tập, làm việc với SGK. Bùi Văn Tiến Page 3
  4. CH YÊN ĐỀ: PHƯƠNG TIỆN VÀ THIẾT BỊ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 12 U 09/ 2009 + Trong quá trình dạy học trên lớp: GV hướng dẫn HS khai thác được nội dung của bài học, hiểu được các ý chính và cốt lõi của bài, tìm được lời giải đáp cho các câu hỏi GV đặt ra. • Đối với kênh chữ: Làm được dàn bài tóm tắt, nắm được trọng tâm, ý chính của từng đoạn. Đối với các câu hỏi, bài tập cần tìm các nội dung cấn thiết để trả lời và giải đáp các bài tập, thực hiện các bài thực hành. • Đối với kênh hình: HS phải biết khai thác các đặc trưng liên quan đến địa lí (trả lời được câu hỏi: Cái gì? Ở đâu? Tại sao ở đó?). + Trong quá trình học ở nhà, HS cần sử dụng SGK kết hợp với vở ghi để học bài, chuẩn bị bài mới với mức độ tự lực cao hơn. Tóm lại, sử dụng tốt SGK là một trong những điều kiện của dạy học tích cực, phương pháp sử dụng SGK của GV có tác dụng lớn trong việc rèn luyện phương pháp sử dụng SGK của HS. 1.3 Ví dụ minh họa Nghiên cứu SGK, điền các thông tin vào bảng sau: C.hỏi &  Hình và bảng B.tập Tên bài Bảng  Bảng  Sơ  Tranh  Bản  Biểu  Giữa  Cuối  số  kiến  đồ ảnh đồ đồ bài bài liệu thức ... Tổng số ---------------------------Hết------------------------- Bùi Văn Tiến Page 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2