See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/330275168<br />
<br />
PIERRE BOURDIEU VÀ ANTHONY GIDDENS VỀ SONG ĐỀ CẤU TRÚC/HÀNH<br />
ĐỘNG<br />
Article · January 2019<br />
<br />
CITATIONS<br />
<br />
READS<br />
<br />
0<br />
<br />
3<br />
<br />
1 author:<br />
Nguyen Xuan Nghia<br />
Ho Chi Minh City Open University<br />
59 PUBLICATIONS 29 CITATIONS <br />
SEE PROFILE<br />
<br />
Some of the authors of this publication are also working on these related projects:<br />
<br />
Religion and modernity View project<br />
<br />
Sociology of Religion View project<br />
<br />
All content following this page was uploaded by Nguyen Xuan Nghia on 10 January 2019.<br />
The user has requested enhancement of the downloaded file.<br />
<br />
TAÏP CHÍ KHOA HOÏC XAÕ HOÄI SOÁ 10(170)-2012<br />
<br />
71<br />
<br />
KHOA HOÏC XAÕ HOÄI THEÁ GIÔÙI<br />
<br />
PIERRE BOURDIEU VÀ ANTHONY GIDDENS<br />
VỀ SONG ĐỀ CẤU TRÚC/HÀNH ĐỘNG<br />
NGUYỄN XUÂN NGHĨA<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Pierre Bourdieu (1930-2002) và Anthony<br />
Giddens (1920) là hai khuôn mặt sáng giá<br />
nhất của xã hội học Pháp và Anh trong thời<br />
đương đại, đã nỗ lực vượt qua song đề cấu<br />
trúc/hành động vốn đã chia rẽ các nhà xã<br />
hội học cổ điển. Bourdieu đưa ra lý thuyết<br />
cấu trúc thiết kế luận (structuralisme<br />
constructiviste) với các khái niệm mới như:<br />
tập tính, trường lực, vốn, cảm thức hành<br />
động. Giddens đưa ra lý thuyết cấu trúc<br />
hóa (structuration). Tuy nhiên, lý thuyết<br />
của Bourdieu bị phê phán vẫn còn xu<br />
hướng quyết định luận và lý thuyết của<br />
Giddens mang tính duy ý chí. Mặc dù còn<br />
một vài hạn chế, phải thừa nhận lý thuyết<br />
của hai nhà xã hội học này là những nỗ lực<br />
bài bản, hệ thống nhất cho đến hiện nay<br />
để vượt lên song đề nêu trên.<br />
Có thể nói lịch sử của xã hội học là lịch sử<br />
của những đối thoại, tranh luận về các<br />
song đề (dilemma) lớn. Một trong những<br />
song đề ấy là sự đối lập nhấn mạnh cấu<br />
trúc xã hội hay nhấn mạnh hành động xã<br />
hội, thường biểu hiện qua những tranh<br />
luận giữa những tác giả theo lý thuyết duy<br />
khách thể hay duy chủ thể, mà trong<br />
Nguyễn Xuân Nghĩa. Tiến sĩ. Trường Đại học<br />
Mở Thành phố Hồ Chí Minh.<br />
<br />
truyền thống khoa học xã hội Pháp, được<br />
gọi là giữa thuyết tổng thể (holisme) hay cá<br />
thể (atomisme), trong khoa học xã hội AnhMỹ vẫn là cặp đối lập cấu trúc/hành động<br />
(structure/agency).<br />
1. NHỮNG NỖ LỰC VƯỢT QUA SONG<br />
ĐỀ CẤU TRÚC/HÀNH ĐỘNG CỦA HAI NHÀ<br />
XÃ HỘI HỌC BOURDIEU VÀ GIDDENS<br />
Tuy nhiên, lịch sử xã hội học giữa bán thế<br />
kỷ XX trở về sau được đánh dấu bởi<br />
những nỗ lực của một số nhà lý thuyết<br />
muốn vượt qua song đề trên, như T.<br />
Parsons, A. Touraine, A. Giddens (Bùi Thế<br />
Cường, 2010, P. Berger (Trần Hữu Quang,<br />
2011), E. Goffman (Nguyễn Xuân Nghĩa,<br />
2012a)...<br />
Trong việc giải quyết mối quan hệ giữa cấu<br />
trúc và hành động, theo Muller, xã hội học<br />
đã cho thấy ba dòng tư tưởng lớn: các lý<br />
thuyết về hành động, các lý thuyết về các<br />
hệ thống và các lý thuyết về cấu trúc hóa –<br />
mà Muller gọi là con đường thứ ba. Trong<br />
dòng lý thuyết cuối này, Muller đã nêu lên<br />
hai khuôn mặt lớn của xã hội học đương<br />
đại là P. Bourdieu (1930-2002) và A. Giddens<br />
(1920-)(1), (Muller, 2006, tr. 49). Bourdieu<br />
đã đưa ra lý thuyết cấu trúc thiết kế luận<br />
(structuralisme constructiviste) và lý thuyết<br />
hành động (praxéologie) và Giddens đưa<br />
ra lý thuyết cấu trúc hóa (structuration<br />
<br />
72<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN NGHĨA – PIERRE BOURDIEU VÀ ANTHONY GIDDENS…<br />
<br />
theory), như là những nỗ lực nhằm vượt<br />
qua song đề nói trên vốn đã thực sự chia<br />
rẽ các lý thuyết xã hội học cổ điển.<br />
Giữa hai tác giả này có nhiều khái niệm,<br />
liên hệ chung, nhưng các khác biệt giữa họ<br />
cũng không kém phần sâu sắc. Bởi lẽ, khi<br />
nhấn mạnh vai trò của chủ thể hành động,<br />
Giddens thường bị phê phán là “duy tâm”,<br />
“duy ý chí” và ngược lại lý thuyết của<br />
Bourdieu bị phê phán là rơi vào quyết định<br />
luận hay quá nhấn mạnh đến cấu trúc.<br />
1.1. Lý thuyết cấu trúc thiết kế luận của<br />
Bourdieu<br />
Có thể xem như phần lớn các công trình<br />
của Bourdieu là một nỗ lực vượt qua các<br />
đối lập đã chi phối các lý thuyết xã hội học<br />
(duy khách thể/duy chủ thể, vi mô/vĩ mô, tự<br />
do/quyết định luận; cấu trúc/thiết kế...), thể<br />
hiện trong khoa học xã hội Pháp những<br />
năm 1950-1960 là sự đối lập giữa thuyết<br />
hiện sinh của J. P. Sarte và thuyết cấu trúc<br />
của C. Levy-Strauss. Bourdieu vượt lên<br />
những đối lập trên bằng cách hình thành<br />
các khái niệm mới như: tập tính (habitus),<br />
trường lực (champ), vốn (capital), cảm<br />
thức hành động (sens pratique)... Để vượt<br />
qua lý thuyết cấu trúc vốn khẳng định sự<br />
qui phục của chủ thể trước quy tắc cơ cấu<br />
của xã hội, đồng thời cả lý thuyết thiết kế<br />
(constructivisme) - quan niệm xã hội là sản<br />
phẩm của các hành động của các cá nhân,<br />
ông đề nghị gọi lý thuyết của mình là “lý<br />
thuyết cấu trúc thiết kế luận” (sructuralisme<br />
constructiviste) hay là “lý thuyết thiết kế<br />
cấu trúc luận” (constructivisme structuraliste)<br />
(Bourdieu, 1987, tr. 147). Qua đó, ông<br />
muốn nói rằng xã hội được hình thành từ<br />
những cấu trúc mà những cấu trúc này<br />
được xây dựng, thiết kế bởi những chủ<br />
<br />
thể (2) - như quan điểm lý thuyết thiết kế nhưng một khi đã hình thành các cấu trúc<br />
này lại chi phối hành động của các chủ thể như quan điểm của lý thuyết cấu trúc. Để<br />
nối kết những đối lập trên, lý thuyết xã hội<br />
học của Bourdieu dựa trên những khái<br />
niệm chính là tập tính, trường lực, vốn và<br />
cảm thức hành động(3).<br />
1.1.1. Tập tính: liên kết cấu trúc và hành động<br />
Do tính phức tạp của nó, Bourdieu đã đưa<br />
ra nhiều diễn tả khác nhau về khái niệm<br />
tập tính. Trước hết, Bourdieu cho thấy tập<br />
tính khác tập quán (habitude): “Tập tính,<br />
như điều này nói lên, là cái mà người ta đã<br />
sở đắc. Nhưng tại sao không nói là tập<br />
quán. Tập quán được lập tức xem như cái<br />
gì lặp đi lặp lại, máy móc, tự động và là cái<br />
tái sản xuất ra. Nhưng tôi muốn nhấn<br />
mạnh ý tưởng tập tính là cái gì có sức<br />
mạnh sản sinh ra” (Bourdieu, 1980, tr. 134).<br />
Bourdieu làm rõ hơn nguyên tắc sản sinh<br />
(générateur) của habitus: “Tập tính đồng<br />
thời là [...] nguyên tắc sinh ra các hành<br />
động có thể phân loại cách khách quan và<br />
sinh ra hệ thống phân loại các hành động<br />
này. Chính trong tương quan của hai khả<br />
năng của tập tính – khả năng sản sinh các<br />
hành động và các phân loại và khả năng<br />
phân biệt và đánh giá các hành động và<br />
các sản phẩm ấy, mà hình thành xã hội<br />
được biểu trưng, có nghĩa là không gian<br />
các lối sống” (Bourdieu, 1979, tr. 190).<br />
Định nghĩa về tập tính quan trọng và tóm<br />
tắt nhất của Bourdieu: “Tập tính là cái cấu<br />
trúc cấu trúc hóa (structure structurante),<br />
có nghĩa là nó tổ chức các thực hành<br />
(pratiques), nhận thức về các thực hành,<br />
nhưng tập tính cũng là cấu trúc bị cấu trúc<br />
hóa (structure structurée): nó là nguyên tắc<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN NGHĨA – PIERRE BOURDIEU VÀ ANTHONY GIDDENS…<br />
<br />
phân loại các loại logic vốn tổ chức nhận<br />
thức về xã hội. Và nguyên tắc này tự chính<br />
nó là sự nhập tâm của sự phân chia thành<br />
các giai cấp xã hội” (Bourdieu, 1979, tr.<br />
191). Lấy thí dụ, nhờ các quy tắc ngữ pháp<br />
đã học được trong quá trình xã hội hóa, ta<br />
có thể tạo ra vô số câu. Điều này tương tự<br />
các tâm thế của tập tính: chúng là các<br />
khung nhận thức và hành động cho phép<br />
cá nhân sản sinh ra vô số thực hành xã hội<br />
tương ứng với các tình huống phức tạp<br />
của xã hội.<br />
Hay nói cách khác nữa, “Nói đến tập tính<br />
là cho rằng cái gì là cá thể, và cả cái riêng<br />
tư, chủ quan là cái xã hội, là cái tập thể.<br />
Tập tính là tính chủ thể bị xã hội hóa”<br />
(Bourdieu, 1992, tr. 101). Bourdieu phân<br />
biệt tập tính của cá nhân và tập tính giai<br />
cấp. Những cá nhân sống trong cùng một<br />
nhóm, giai cấp xã hội, vì đã qua quá trình<br />
xã hội hóa giống nhau, nên có những<br />
tương đồng trong cách suy nghĩ, cảm nhận,<br />
hành động.<br />
Ngoài đặc tính phát sinh (générateur) và<br />
tính thống nhất (unificateur), Bourdieu còn<br />
nêu lên độ trễ (hystérésis) và tính chuyển<br />
vị (transposabilité) của tập tính. Có nghĩa<br />
là, trong nhiều trường hợp cá nhân vẫn giữ<br />
tập tính cũ mặc dù bối cảnh xã hội đã thay<br />
đổi. Và tập tính có thể chuyển vị từ một<br />
hoạt động này sang một hoạt động khác.<br />
Đó cũng là trọng tâm của tác phẩm<br />
Distinction (Sự khác biệt, 1979), qua đó<br />
ông muốn minh chứng giả thuyết toàn bộ<br />
ứng xử của chủ thề có liên kết với nhau<br />
theo một “kiểu” (style) chung. Nghiên cứu<br />
này cho thấy, ví dụ về tầng lớp công nhân,<br />
trong lãnh vực ăn uống, họ chọn những gì<br />
bổ dưỡng, tạo năng lượng; trong lãnh vực<br />
<br />
73<br />
<br />
nghệ thuật, họ không muốn cái gì trừu<br />
tượng mà hiện thực; trong ăn mặc: bền,<br />
chắc… Tất cả thực hành trên tạo ra một lối<br />
sống của công nhân, có đặc điểm, vì<br />
không dư dả về mặt kinh tế, nên bị chi phối<br />
bởi nguyên tắc của “cái gì cần thiết”, đã<br />
tạo ra những tâm thế đi tìm cái gì là hữu<br />
ích, là thiết yếu. Qua khái niệm tập tính,<br />
Bourdieu muốn nói đến mối liên kết giữa<br />
quá trình xã hội hóa và hành động của cá<br />
nhân.<br />
Tập tính như vậy là một tập hợp các cấu<br />
trúc tinh thần và các khung đã được nội<br />
tâm hóa, chúng chi phối cái mà cá nhân<br />
nhận thức, thấu hiểu, đánh giá và hành<br />
động trong xã hội. Tập hợp các khung này<br />
đã được sở đắc thông qua tương tác của<br />
cá nhân với xã hội và đặc biệt với các<br />
trường lực nơi cá nhân định vị. Tập tính là<br />
sản phẩm của một dòng đời cụ thể của cá<br />
nhân qua những vị trí, vai trò mà cá nhân<br />
đã đóng, qua quá trình xã hội hóa hay lịch<br />
sử cụ thể mà cá nhân đã trải nghiệm.<br />
Trước những tình huống gặp phải, cá nhân<br />
khai triển những tâm thế này và tập tính<br />
hành động như là sự khắc sâu của các cấu<br />
trúc khách quan vào các kinh nghiệm tinh<br />
thần, chủ quan của các chủ thể. Tập tính là<br />
sản phẩm của lịch sử, nhưng nó không<br />
phải là định mệnh, bởi lẽ nó bị hiệu chỉnh<br />
bởi lịch sử và các trường lực mà cá nhân<br />
tham dự vào: tập tính sản sinh ra những<br />
sản phẩm khác nhau tùy trường lực<br />
(Bourdieu, 1992, tr. 108-109).<br />
Tóm lại, “Người ta có thể hiểu rằng việc trở<br />
về cầu cứu đến khái niệm tập tính... là để<br />
thoát khỏi việc chọn lựa hoặc là lý thuyết<br />
cấu trúc không có chủ thể hoặc là triết lý<br />
về chủ thể” (Bourdieu, 1987, tr. 20).<br />
<br />
74<br />
<br />
NGUYỄN XUÂN NGHĨA – PIERRE BOURDIEU VÀ ANTHONY GIDDENS…<br />
<br />
1.1.2. Trường lực: không phải là những<br />
thiết chế, cấu trúc tĩnh mà là động thái của<br />
các không gian xã hội<br />
Xã hội học cổ điển quan niệm xã hội được<br />
hình thành từ những thiết chế như gia đình,<br />
chính trị, kinh tế, giáo dục, văn hóa, tôn<br />
giáo... Các thiết chế này như là những cấu<br />
trúc có lực cưỡng ép lên ứng xử của cá<br />
nhân. Bằng khái niệm trường lực,<br />
Bourdieu phân tích thực tại xã hội bằng<br />
một quan điểm động hơn.<br />
Trong các tài liệu bằng tiếng Việt bàn đến<br />
khái niệm trường lực của Bourdieu, bài viết<br />
của Nguyễn Phương Ngọc (2010, tr. 249268) áp dụng khái niệm này để tìm hiểu<br />
lãnh vực văn học nghệ thuật, và bài của<br />
Nguyễn Xuân Nghĩa (2008, tr. 50-59) trình<br />
bày khái niệm này trong lãnh vực nghiên<br />
cứu xã hội học tôn giáo.<br />
Bourdieu quan niệm xã hội như là nơi giao<br />
thoa của nhiều trường lực - không nên<br />
hiểu theo nghĩa tĩnh của khái niệm lãnh<br />
vực mà nên hình dung như là những từ<br />
trường trong vật lý - bao gồm trường lực<br />
chính trị, kinh tế, văn hóa, nghệ thuật, tôn<br />
giáo... Mỗi trường lực được tổ chức theo<br />
một logic riêng được xác định bởi những<br />
mục đích, lợi ích, những quân chủ bài, luật<br />
chơi riêng. Ví như mục đích của trường<br />
lực chính trị là quyền lực, của trường lực<br />
kinh tế là lợi nhuận... Tương tác giữa các<br />
cá nhân trong một trường lực bị chi phối<br />
bởi vị trí cá nhân nắm giữ, bởi các loại vốn<br />
(kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội...), bởi<br />
nguồn lực, bởi sách lược riêng của các tác<br />
nhân và họ đấu tranh với nhau để gia tăng<br />
các loại vốn – từ đó có được quyền lực<br />
hợp thức, nắm bạo lực biểu trưng. Ví như,<br />
Bourdieu trong tác phẩm Sự thống trị của<br />
<br />
nam giới (1990), cho thấy, trường lực tôn<br />
giáo - qua các tôn giáo lớn như Phật giáo,<br />
Kitô giáo, Islam giáo... đều dựa trên quy<br />
tắc lấy nam giới làm trọng tâm (principe<br />
androcentrique), dẫn đến việc hợp thức<br />
hóa sự thống trị của nam giới trên nữ giới<br />
(Bourdieu, 1990).<br />
Như vậy, trường lực là một không gian xã<br />
hội bao gồm nhiều vị trí mà những người<br />
nắm giữ hướng về cùng những lợi ích.<br />
Nhưng cá nhân có lợi ích nhiều ít khác<br />
nhau là tùy vị trí xã hội. Mỗi trường lực có<br />
qui luật riêng, nhưng đồng thời có một số<br />
qui luật chung, có sự đấu tranh giữa<br />
những tác nhân cũ và mới với những sách<br />
lược khác nhau (ví như giữa giáo hội<br />
(church) và giáo phái (sect), theo phân loại<br />
của M. Weber), chấp nhận cùng những<br />
mục đích và tất cả đều muốn sống còn. Sự<br />
vận hành của trường lực không chỉ tùy<br />
thuộc tương quan giữa những lực bên<br />
trong mà với cả các trường lực bên ngoài.<br />
Các trường lực vừa có tính tự lập vừa<br />
cộng tác, cạnh tranh, thỏa hiệp với nhau.<br />
Ví như trường hợp trường lực chính trị và<br />
tôn giáo nói chung đã cho thấy, khi thì hợp<br />
thức hóa nhau như trong các xã hội cổ<br />
truyền, khi thì tách ra qua quá trình phân<br />
biệt hóa định chế trong xã hội hiện đại, khi<br />
thì thỏa hiệp ngấm ngầm hay bằng các<br />
thỏa ước công khai - như các concordats<br />
(thỏa ước thời Napoléon ở Pháp...).<br />
1.1.3. Cảm thức hành động (sens pratique)<br />
Trường lực và tập tính có quan hệ hai<br />
chiều, trường lực chỉ có thể tồn tại nếu các<br />
tác nhân xã hội có được tập tính cần thiết<br />
để duy trì trường lực và ngược lại khi tham<br />
gia vào trường lực, các tác nhân thấm<br />
nhập vào tập tính của mình những quy tắc<br />
<br />