intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Pleurodesis – Màng Phổi Có Nước

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

224
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Xin giải thích chữ pleurodesis (pleuro- +desis: nối gại, gắn lại với nhau, làm cho dính lại, hàn lại). Đây là một vấn đề thuờng thấy trong oncology: khi màng phổi có nước (pleural effusion) (chữ "nước " trong tiếng Việt thật sự bao gồm cả hai chữ "fluid" và "water" trong tiếng Anh). Khi màng phổi có nuớc, trong differential diagnosis (định bệnh gián biệt): phải tách ra ngay: (1) nguyên cớ lành (benign causes) chẳng hạn suy tim (heart failure), nhiễm trùng (infectious etiology) v…v… (2) nguyên cớ dữ (malignant causes) tức là ung thư (neoplastic presentation)....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Pleurodesis – Màng Phổi Có Nước

  1. Pleurodesis – Màng Phổi Có Nước Xin giải thích chữ pleurodesis (pleuro- +desis: nối gại, gắn lại với nhau, làm cho dính lại, hàn lại). Đây là một vấn đề thuờng thấy trong oncology: khi màng phổi có nước (pleural effusion) (chữ "nước " trong tiếng Việt thật sự bao gồm cả hai chữ "fluid" và "water" trong tiếng Anh). Khi màng phổi có nuớc, trong differential diagnosis (định bệnh gián biệt): phải tách ra ngay: (1) nguyên cớ lành (benign causes) chẳng hạn suy tim (heart failure), nhiễm trùng (infectious etiology) v…v… (2) nguyên cớ dữ (malignant causes) tức là ung thư (neoplastic presentation). Tách hai nguyên cớ này ra thường không khó: lấy nuớc (1) thử trong phòng thí nghiệm (2) nhìn duới microscope (3) cấy vi trùng.
  2. Trong việc nhìn duới microscope: (1) cytology (2) biopsy of the pleura - Biopsy này thì có cách mổ một khoảng nhỏ giữa hai xuơng suờn rồi dùng ngón tay để "lấy" màng bao phổi (pleura) ra. Có thể "lấy" (dùng ngón tay thôi) mà không nhìn thấy - hoặc dùng VATS (video-assisted)(bài trước đã nêu rồi). Có thể làm cho "lấy" đúng chỗ hơn: dùng ultrasound đi dò xem chỗ nào màng phổi dày lên (thickening of the pleura) rồi mổ chỗ ấy ra mà biopsy, thì lấy được chắc hơn. Nếu trích nước màng phổi (thoracentesis) (viết "thoracocentesis" cũng được (Greek: kentesis: chọc thủng: puncture) ra mà mắt thường thấy máu thì thường là ung thư. Khi đã thấy ung thư ở màng phổi rồi, thì dự hậu rất kém, thường chết trong vòng sáu tháng, một năm (chẳng hạn ung thư phổi tế bào không nhỏ - NSCLC: non small cell lung Ca), mà theo định nghĩa thì malignant pleural effusion (có nước ở màng phổi do ung thư) đã là "extensive disease" rồi. Nhưng malignant pleural effusion sẽ đè vào phổi làm phổi xẹp xuống, không "bung" ra được: vì thế b.nhân khó thở . Nếu trích nước ung thư này ra, thì dăm bữa nửa tháng, lại có nước trở lại, lại không thở được. Vậy thì chỉ có hai cách:
  3. (1) nhét một cái ống vào khoảng giữa hai màng phổi, đầu ống có một cái van (valve): nước chảy ra một chiều, ống này có thể vùi dưới da, rồi nếu cần thì lấy kim chích vào đó mà rút nước ung thư ra (khiến phổi lại "bung ra" - bnhân thở dễ dàng được hoặc (2) làm pleurodesis - sẽ viết tiếp về pleurodesis thì làm như thế nàọ. NTM Xin nói tiếp về pleurodesis (gắn màng phổi -"GMP", hàn màng phổi, dán màng phổi ) - từ đây sẽ viết "GMP": Malignant Pleural effusion (Nước màng phổi ác tính - sẽ viết "NMPAT") trên trại bệnh thường thấy nhất do ung thư phổi, dù rằng ung thư nào cũng có thể gây ra NMPAT được. Cơ chế chính cuả NMPAT là ung thư phải "ăn" vào (mọc vào) màng phổi cái đã: tức là "xâm lấn" (invasion) vào màng phổi. Nói như thế tức là phải nói tới cơ chế cuả "tại sao ung thư chuyển di - metastases?" "ung thư chuyển di bằng lối nào? " "tại sao tế bào ung thư chuyển di đến chỗ mới rồi "mọc " tại nơi mới đó, mà lại không chết đi?" "yếu tố nào khiến tế bào ung thư tiếp tục sống " (một trong những theories hiện tại: ung thư có máu nuôi nó cho nên nó vẫn sống - tức là có MẠCH MÁU đến nuôi nó - angiogenesis - "angio" - từ Greek: angeion: mạch máu; "genesis": Greek: genesis: tạo thành ) Cho nên lối mới nhất trên trại bệnh trong việc chữa ung thư trong vài năm qua:
  4. cho thuốc để giết mạch máu nuôi ung thư (neovascularization - neo " mới" "tân lập") thì ung thư phải chết - Giết mạch máu thì có mấy cách: nếu mắt thấy được, tay rờ tới đuợc: buộc thắt mạch máu lại để cho ung thư chết nhưng làm thế thì thường giết luôn cả cơ quan đó vì không tách ra được mạch nào đến ung thư mạch nào đến cơ quan - hoặc giết mạch máu bằng cách làm điạ đồ (mapping) mạch máu, nhìn thấy mạch máu nào đến ung thư rồi bơm một chất nào đó (một "gel") để làm tắc mạch máu ấy đi (embolization); hoặc hiện nay: cho thuốc đi tìm những mạch máu mới (angiogenesis) đến ung thư đó mà giết nó đi. Đây là môt. chapter hiện nay rất lớn trong ung thư, tốn loài người hơn 40 năm, nay mới được áp dụng trên trại bệnh. - Chuyện này sẽ viết ở một bài sau. Nay trở về Malignant Pleural effusion (Nước màng phổi ác tính - sẽ viết "NMPAT"). Vì màng bao phổi (pleura) rất mỏng, và ung thư đến đó bằng mạch máu (blood vessels) hay mạch bạch huyết (lymphatic). Những mạch này nhỏ li ti (capillaries) cho nên không buộc nó được. Và khi ung thư xâm phạm - invaded vào màng phổi thì sẽ phải có hai cơ chế hiện ra (1) ung thư tiếp tục mọc (2) cơ thể tiếp tục chống lại.
  5. Nếu cơ thể thắng thì đã hết chuyện, nhưng vì cơ thể không chống lại được cho nên ung thư cứ thế mọc ở màng bao phổi (pleura) và sẽ có "nước" (fluid) thành lập ở pleural cavity (xoang màng phổi). Bình thường thì giữa hai màng phổi - (visceral and parietal pleura: màng bao chính phổi và màng vách ngực) không bao giờ có xoang nào cả - Ung thư bành trướng (expand) - tách hai pleurae này ra, tạo thành cavity (Pleurae là số nhiều của pleura - nhưng trong văn chương medicine cuả English chả thấy ai viết như thế - thường viết là "pleural layers": hai lớp màng bao phôỉ). Bác sĩ Nguyễn Tài Mai
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2