intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PR công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

705
lượt xem
271
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trong chiến lược marketing, việc xây dựng và phát triển thương hiệu chính là vấn đề chủ yếu được các nhà doanh nghiệp chú tâm và thực hiện nhiều nhất. Và khi đó, muốn xây dựng một thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường, thì người làm marketing lại phải biết cách lên một kế hoạch truyền thông hiệu quả, có thể hiểu nôm na là vận dụng hoạt động PR để tiết kiệm chi phí mà lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PR công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu

  1. PR công cụ xây dựng và phát triển thương hiệu Nguồn: abviet.com Trong chiến lược marketing, việc xây dựng và phát triển thương hiệu chính là vấn đề chủ yếu được các nhà doanh nghiệp chú tâm và thực hiện nhiều nhất. Và khi đó, muốn xây dựng một thương hiệu được đánh giá cao trên thị trường, thì người làm marketing lại phải biết cách lên một kế hoạch truyền thông hiệu quả, có thể hiểu nôm na là vận dụng hoạt động PR để tiết kiệm chi phí mà lại có tầm ảnh hưởng lớn hơn. Theo như Marketing report – 1999 thì: “2/3 các vị giám đốc marketing và giám đốc nhãn hiệu ở Mỹ tin rằng PR giữ vai trò quan trọng hơn quảng cáo trong việc xây dựng và quảng bá thương hiệu”. Với thị trường hiện nay thì nhận định trên hoàn toàn đúng: sự tràn ngập các dịch vụ và sản phẩm đa dạng, phong phú khiến khách hàng thực sự gặp khó khăn trong việc đánh giá, phân biệt các sản phẩm. Điều này dẫn tới sự định hình, phong cách và uy tín riêng cho sản phẩm không được người tiêu dùng chú ý. Hoạt động PR nhờ đó được đánh giá cao hơn vì một chương trình PR khi hoạch định và thiết kế tỉ mỉ sẽ có được sự thừa nhận của người tiêu dùng, qua đó hoạt động, mục tiêu và những thông điệp mà PR có nhiệm vụ truyền tải sẽ đến được gần khách hàng hơn. Điều này dễ ăn sâu vào tâm trí khách hàng khi đối diện với dịch vụ, sản phẩm hơn những loại hình marketing khác. Hơn nữa, chi phí dành cho PR cũng thấp hơn vì thông thường các thông cáo báo chí của hoạt động PR nhằm thu hút phương tiện truyền thông chú ý đến tổ chức, sản phẩm dịch vụ và đưa những thông điệp đó của doanh nghiệp đến khách hàng. Còn các loại hình như quảng cáo sẽ phải bỏ ra một khoản chi phí để phương tiện truyền thông quảng cáo đến khách hàng mục tiêu trên thị trường.
  2. Không chỉ áp dụng trong môi trường kinh doanh, PR còn giúp khẳng định vị trí của doanh nghiệp trong thị trường lao động. Bởi người lao động có xu hướng muốn làm việc cho công ty, doanh nghiệp nổi tiếng hơn vì sự tin tưởng vào thương hiệu của doanh nghiệp đó sẽ mang lại cho họ các chính sách và cơ hội thăng tiến nhiều hơn những doanh nghiệp “ít nổi” khác. Thực tế mà nói thì hoạt động PR mang lại ảnh hưởng tốt, tiếng vang hơn khi truyền tải thông điệp của doanh nghiệp đến với công chúng. Khi gặp khó khăn, việc giữ gìn hình ảnh, những uy tín của doanh nghiệp cũng sẽ nhận được sự giúp đỡ, hỗ trợ, quan tâm của cộng đồng nhiều hơn. Có thể nói như tác giả Al Ries thì đến thời điểm này “quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi”. PR đã được các chuyên gia nhìn nhận như một tác nhân chiến lược trong việc xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có thể dễ dàng khai thác PR và tạo sự khác biệt trong thương hiệu bằng chính chiến lược truyền thông này như: truyền tải thông điệp qua những sự kiện đặc biệt hay hoạt động quảng bá thương mại mang tính chất cộng đồng… có sự sáng tạo độc đáo thì chắc chắn giới truyền thông sẽ không bỏ qua những dịp như thế để thu hút sự chú ý của công chúng. PR còn xây dựng niềm tin, sự hiểu biết, giúp doanh nghiệp tương tác với không chỉ khách hàng mà cả cơ quan chính phủ, nhà đầu tư, cộng đồng và cả thành viên trong nội bộ công ty Các doanh nghiệp khi đã chú trọng vào PR thì sẽ thấy tầm quan trọng của hoạt động này. Tránh được các hoạt động quá mức sơ sài như chỉ có hình ảnh xuất hiện trên mặt báo, truyền hình mà không có một thông điệp đầy đủ và cách thức xuất hiện ấn tượng. Có khá nhiều doanh nghiệp đưa PR trở thành việc tổ chức sự kiện, tài trợ các chương trình từ thiện chứ không mang yếu tố truyền thông.
  3. Có thể nói hoạt động PR giúp doanh nghiệp định vị và quảng bá được thương hiệu cho mình. Doanh nghiệp hãy hiểu PR với một sứ mệnh xây dựng sự hiểu biết và truyền tải niềm tin và nhớ lời khuyên của chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới – Al Ries: “Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng trên trận địa PR thì thất bại đã có thể nhìn thấy”.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2