intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

PRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUAN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

65
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Pramani là những quy tắc giúp chúng ta chứng nghiệm lại xem thử cái chúng ta vừa vẽ có đúng không. Những quy tắc này cũng chỉ cho chúng ta những kích thước và tỷ lệ xác thực, khoảng cách gần xa của các vật, cũng như cấu tạo giải phẫu và phép viễn cận. Trên một mảnh giấy con, ta biểu thị bằng cách nào cái màu xanh vô hạn của đại dương bao la nhỉ? Sau khi đã hoàn toàn phủ kín mặt giấy bằng một màu thanh thiên trong suốt, sau khi đã vẩy những vệt sóng lăn...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: PRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUAN

  1. PRAMANI HAY CẢM THỨC VỀ TƯƠNG QUAN Pramani là những quy tắc giúp chúng ta chứng nghiệm lại xem thử cái chúng ta vừa vẽ có đúng không. Những quy tắc này cũng chỉ cho chúng ta những kích thước và tỷ lệ xác thực, khoảng cách gần xa của các vật, cũng như cấu tạo giải phẫu và phép viễn cận. Trên một mảnh giấy con, ta biểu thị bằng cách nào cái màu xanh vô hạn của đại dương bao la nhỉ? Sau khi đã hoàn toàn phủ kín mặt giấy bằng một màu thanh thiên trong suốt, sau khi đã vẩy những vệt sóng lăn tăn lên nữa, ta có thể bảo "đấy là đại dương" sao? Không, bởi vì tờ giấy của chúng ta trông cứ như là một mảnh kính màu xanh, vô nghĩa và nhỏ hẹp, không bày ra một bề sâu và bề rộng nào trước mắt ta cả, chứ đừng nói là ngoài tầm mắt ta nữa. Đó chính là bởi cái Cảm thức về Tương quan và tỷ lệ của chúng ta đã định một giới hạn cho vũng nước không hề có thực kia, trước hết bằng cách khép kín nó giữa chân trời và bờ biển, rồi bằng cách vạch ra cái ranh giới chính xác mà nước phải chiếm lĩnh giữa không trung và mặt đất.
  2. Sau khi đã quyết định cách vẽ như thế rồi, thì Cảm thức về Giá trị của chúng ta sẽ phát hiện hết sức chính xác những khác biệt về sắc độ giữa màu vàng của cát và màu nhũ của bầu trời chói chang, độ trong suốt hay mờ đục của nó, cũng như những khác biệt giữa hình tướng và màu sắc của biển, của trời, của bờ biển. Cảm thức về giá trị không những chỉ đo đạc cho chúng ta những tỷ lệ, tầm cỡ, kích thước khác nhau của những hình tướng hữu thể, chẳng hạn như những đám mây, những đợt sóng, hay bờ cát, mà còn cho chúng ta cái độ chuyển động hay im ắng, phẳng lặng hay gợn rung, vốn có và hiển hiện ở bầu trời yên ổn, ở những đợt sóng rì rào, và con đường lởm chởm đá nơi bờ biển. Cảm thức về Giá trị của chúng ta, còn nói lên cả cái liều lượng sắc lam, đen, xám, đỏ, vàng, lục, phải pha trộn để vẽ nên bầu trời trong sáng kia, những làn sóng kia, và con đường đất kia dưới ánh sáng hay bị bóng tối xâm lấn. Nó còn nói cho ta hay cái gì ở xa và cái gì nằm gần, cùng với vị trí chính xác của mỗi vật. Cảm thức về giá trị nằm trong Tâm ta; nó lượng chừng được cả cái nhỏ nhặt, hạn chế, lẫn cái to lớn, vô biên. Nó chỉ cho chúng ta hình tướng đúng đắn và thích hợp, cũng như cách biểu thị ý nghĩa và tình cảm.
  3. Chẳng khác gì khi nghe một đứa trẻ tập hát, ta nhận thấy em hát quá cao hay quá thấp, em lầm lẫn trong âm lượng và âm sắc, vì chừng cái Cảm thức về Giá trị của em chưa được tập dượt đầy đủ. Nhưng, dần dần, cảm quan đó phát triển lên và ta thấy em bé, sau khi đã lắc đầu và cau mày chê chán, cuối cùng lại phát hiện ra điều bí ẩn của sự hát đúng, bởi đầu óc em đã phải nhiều lần so sánh và đo đạc. Các loài động vật cũng có cái khả năng đó. Con lớn con bé gì cũng đều tập dượt để tính toán được những âm thanh từ xa và để phân biệt được tiếng xì xào của phiến lá rụng, hay tiếng sột soạt của con hổ sắp lại gần, để nhận ra một kẻ thù đang xông tới, hay chỉ là con chim rừng bay đi. Đối với loài chim và loài động vật ăn thịt, thì khả năng ấy phát triển rất cao. Khi con chim nhảy nhót trên bãi cỏ, mà có con mèo đang chực xông tới vồ, thì cả đôi bên đều thử thách cái Cảm thức về Tương quan. Cảm thức ấy xác định cho con mèo khoảng cách chính xác giữa nó và con chim, cũng như sức bật cần thiết, để chỉ thoáng một cái là vượt được khoảng cách đó. Với con chim, cảm thức nói trên lại báo trước rằng con mèo sắp tới kìa, cứ giữ cho được khoảng cách đo mà nhảy nhót trên cỏ tìm sâu.
  4. Mà Cảm thức ấy còn thức tỉnh loài sâu bọ nữa kia. Trong trường hợp đó, nó ước lượng được bằng con chim và con mèo sắp tới trên nền cỏ dịu dàng nó mách cho con sâu tất cả những gì đang xảy ra xung quanh. Chính cái Cảm thức về Tương quan dễ khởi cảm cho nhà kiến trúc xây cung Taj với những tỷ lệ đẹp đẽ không tiền khoáng hậu, đến nỗi ta chỉ thay đổi một cỏn con trong các tỷ lệ thôi, thì vẻ đẹp toàn cục của kiếnt trúc đã giảm sút, khiến giấc mơ bằng cẩm thạch kia phải tiêu tan, mãi mãi không còn trong thế giới này, có khác chi không ai còn có thể thay lắp cánh tay của Nữ thần Đẹp cho đặng. Trong cuốn Pănchadaxi (chương 4), hoạt động của khả năng đang bàn được mô tả như sau: "Khi chúng ta đứng trước một vật, hoặc là khi một vật đặt trước mắt chúng ta, thì tâm trí chúng ta vồ đón lấy nó, và vật được nhìn thấy bằng con mắt cũng được cảm nhận bằng tâm trí của chúng ta nữa". Kết cục, là Tâm nhân những đặc tính của Hình tướng, và Hình tướng nhận những đặc chất của Tâm. Cảm thức về Tương quan không phải chỉ nhằm mách chúng ta chiều dài đo thành phân - ly của một vật, mà nhằm đo đạc cái ý nghĩa ngoài những hình tướng ta đang chiêm nghiệm hay cảm nhận. Ta có thể nói rằng Cảm thức về Tương quan là chiếc cầu
  5. giữa những đặc chất bên ngoài và những đặc chất bên trong của Hình tướng. Nó là cái mạng nhện mà chúng ta bủa vây bằng những sợi vô hình của Cảm thức về Tương quan. Những sợi dây kia luôn phát vào giác quan về tâm trí chúng ta những thông tin chính xác và chi tiết, bao gồm tỷ lệ, kích thước của những đồ vật khác nhau bị cầm cố trong mạng lưới đó. Bởi vì, thực nghiệm trên các sự vật luôn luôn được ta nhìn thấy hoặc cảm nhận, cho nên Cảm thức về Tương quan rất sống động, sắc bền, và minh bạch. Nó là bạn đường sát cánh của chúng ta, là người hướng đạo ưu tú nhất. Ở mỗi người, việc mài sắc Cảm thức nói trên bắt đầu ngay từ khi người ấy sinh ra, cho tới khi chết. Con mèo đùa giỡn với cuộn len, lũ trẻ nguệch ngoạc hình con voi, cũng đều là đang học cách sử dụng Cảm thức về Tương quan đấy thôi.
  6. Cho con voi hình tướng của cái trống khổng lồ, rồi thêm vào cái đuôi và cái vòi: Cảm thức về Tương quan của từng đứa trẻ lại đẻ ra những kết quả khác nhau từ đứa này qua đứa kia: đứa chỉ nhìn thấy có hai chân, đứa thì bốn, đứa cho voi độc một chiếc ngà, đứa chẳng cho chiếc nào. Còn chân thì mỗi đứa lắp một kiểu. Đứa có Cảm thức chính xác về số chân voi lại vẽ sai hình tướng chân, không vẽ chân voi như những chiếc cột, mà vẽ chúng khẳng khiu như bốn cái que. Đứa có Cảm thức sai lầm về số lượng lại vẽ đúng tính chất của chân: chỉ vẽ hai chân thôi, nhưng là những chiếc thô, nặng, như những chiếc cột, và y như thật. Thế đấy, Cảm thức về Tương quan được biểu thị ở từng con người, từ hạng thấp hèn nhất đến hạng cao sang nhất trong tôn ti của mọi giống người. Quy luật Pramani này cũng chính là quy luật Viễn - Cận trong mỹ học Trung Hoa. Những quy tắc cơ bản của hội hoạ cảnh vật đã được trình bày trong Giới tử viên. Nó khuyên các họa sĩ một cách minh bạch rằng phải coi trọng luật xa - gần, Viễn - Cận có nghĩa là "cái xa và cái gần".
  7. HAY TÁC ĐỘNG CỦA TÌNH CẢM LÊN HÌNH BHAVA TƯỚNG Bhava là Tình cảm, là xúc động, là phát kiến, là bản chất của một sự vật. Byangya là Sức mạnh ám thị. Trong nghệ thuật, chúng ta diễn đạt Sức mạnh ám thị đó bằng những tư thái sinh động mà Hình tướng phải nhận lấy dưới tác động của Tình cảm. Theo mỹ học của phái Vaishnava thì Tình cảm là một thay đổi, một phong dạng khác dẫn tới sự ứng xử của tâm tư ta. Đó là học thuật của chúng ta về cái ý nghĩa giấu mặt của những bề ngoài, là sự chiêm đoán của chúng ta về những sự vật trừu tượng thuộc về quan niệm. Tình cảm là nguyên do của những thay đổi và biến động được truyền báo trong ba hệ phân chia của cơ giác chúng ta:
  8. 1. Trong năm cơ quan cảm thụ: nhìn, nghe, ngửi, nếm, sờ; 2. Trong năm cơ quan hoạt động: hai tay, hai chân, cổ họng; 3. Trong năm cơ quan tâm thần: tâm trí, cơ quan của tư tưởng; trí khôn, cơ quan của lãnh hội; cái tôi, cơ quan của lòng vị kỷ; trái tim, cơ quan của tình cảm; và hệ thần kinh não. Tình cảm là động tác đầu tiên khiêu động Bản chất của chúng ta. Không có tình cảm, thì bản chất đó nằm yên, phẳng lặng, không ham muốn gì cả. Ở trạng thái bình thường của nó, Tâm giống như nước tinh khiết đựng trong cái bát gốm, hay giống như mặt nước bao la lặng ngắt. Tự nó, Tâm không có màu sắc, không chuyển động. Nhưng, khi mùa xuân đến mơn man nhưng đỉnh rừng xa lắc, khi những giọt mưa tí tác rơi nhỏ nhẹ, khi những áng mây trắng như những tấm voan cứ lờ lững trên bầu trời trong vắt một ngày thu, hay khi một làn gió động lướt trên mặt đất, thì bấy giờ Tâm bị những xúc động vô biên xâm chiếm, nhuốm sắc vui hay sầu, căng đầy hạnh phúc hay tuôn trào nước mắt.
  9. Chim, bướm, cỏ, cây, hoa, lá cũng cảm thấy những thay đổi mà trái đất trải qua: chim hót, bướm lượn, cỏ cây nở hoa, hoa tung cánh. Tất cả thiên nhiên đều bị Tình cảm kích động. Có thể nói rằng Tình cảm bỗng trở nên hữu thể, nhìn thấy được, hiện lên dưới những hình thức khác nhau: trong màu sắc của lá cây mùa xuân, trong sức mạnh của những chồi măng, trong chiều nghiêng ngả của những ngọn cây dưới bão tố, trong tao nhiễu khiếp khủng của sóng, hay trong tiếng thì thầm của những bụi cây, trong cách ngồi, cách đi, hay cách cau mày, trong nét uể oải của đôi mi cụp xuống, trong sự run rẩy của đôi môi, trong động tác lau dòng nước mắt hay cởi bỏ tấm voan choàng trên thân mình... Con mắt chúng ta có thể phát hiện ra những bộ dạng khác nhau và những biến đổi khác nhau của Hình tướng dưới tác động của Tình cảm. Nhưng, tất cả những gì do tình cảm biểu hiện ra bên ngoài, cái ý nghĩa ẩn giấu và đích thực của Tình cảm, chủ ý hay bản chất của mọi sự việc được ta nhìn nhận hay cảm nhận; tất cả những cái đó đều là đối tượng tri giác của riêng Tâm ta mà thôi. Những tiếng hót của loài chim kia báo hiệu cái gì thế nhỉ? Những màn hơi nước mùa đông kia che giấu cái gì thế nhỉ? Chiếc xe nào lăn bánh
  10. trên những đám mây đầy bão tố kia nhỉ? Chỉ Tâm mới có thể nói với chúng ta những điều đó, chứ không bao giờ con mắt của chúng ta nhìn thấy chúng cả! Tâm mà bị nỗi buồn xâm chiếm, thì ngay cả ánh mùa xuân ta cũng thấy đục ngầu, u ám. Khi đó mà vẽ cảnh vật thì anh sẽ làm cho niềm vui của thiên nhiên trở thành thảm đạm. Thế mới bảo rằng Tâm đã nhuộm sầu tất cả bức tranh, mà con mắt thì chỉ thấy cái vẽ hớn hở của một cảnh vật mùa xuân mà thôi. Những thay đổi về tư thái mà Hình tướng phải trải qua chỉ là khía cạnh hữu hình và cụ thể của Tình cảm mà thôi. Còn nếu chúng ta không nỗ lực để đạt tới và phát giác lên những gợi ý nằm khuất dưới cái khía cạnh hữu hình kia, thì chẳng bao giờ ta có thể làm nên một tác phẩm hoàn hảo cả. Cũng vậy, những hình ảnh thơ ca và âm nhạc cũng sẽ không hoàn hảo, nếu chúng không có cái Sức mạnh ám thị kia.
  11. Trong cuốn sách cổ Alamkara Shastes, người ta đã nói: "Chỉ những Hình tướng nào có Sức mạnh ám thị thì mới là siêu bạt". Chẳng cứ là thơ ca, hội họa, hay âm nhạc, tất cả những biểu thị nghệ thuật đều phải in dấu ấn của biểu hiện, nếu không chúng sẽ không có giá trị gì, sẽ không đáng gọi là tác phẩm nghệ thuật. Biểu hiện của Tình cảm giống như con rắn hổ mang quái gở có hai cái túi nhỏ chồng lên nhau mà mắt chúng ta chỉ nhận ra có một. Chúng ta vẽ và diễn tả hình mềm mại của nó bằng những đường nét, màu sắc, tư thái khác nhau. Nhưng, chỉ con mắt không thôi thì không thể phân biệt Sức ám thị của tình cảm, mà biểu tượng là cái túi thứ hai vô hình của con rắn. Ứng dụng những đặc chất biểu hiện này sao cho tác phẩm của chúng ta dẫn khởi được Tình cảm? Điều đó mới thật là khó khăn. Trình bày sự vật theo cách hạn định, mà lại buông thả nó rất nhiều trong vô định, nói cách khác là hạn định cái vô định. Đó, vấn đề mà nghệ sĩ chúng ta có trách nhiệm giải quyết.
  12. Trong thơ ca mà nói, biểu hiện nghệ thuật thường là cái người ta nhận ra trong thịnh lặng, chứ từ ngữ không thể nào nói lên được. Ta hãy đọc những dòng sau đây: "Có hề thay đổi chút gì đâu, Những mùi hương của mùa này vẫn ngọt, Vẫn mát lành con suối gió đìu hiu Và hình dáng diễm kiều người tôi yêu vẫn vậy, Vẫn y nguyên tự thưở bao giờ, Chỉ có tâm hồn tôi thay đổi, Và tưởng chừng thay đổi cả trần gian". Nhà thơ chủ tâm không nói đến cái mà ông muỗn diễn đạt. Nỗi buồn của tâm hồn ông được vạch ra bằng những gì ám thị niềm vui.
  13. Một họa sĩ cũng cần đạt đến điểm đó. Anh vùng vẫy trong một đại dương nhiều sóng, và không biết nên chọn nhặt cái gì và vứt bỏ cái gì. ám thị bằng ngôn từ thì còn dễ dàng hơn là bằng âm thanh hoặc màu sắc. Ví nhu cái bát của một người hành khất: chúng ta không thể ám thị sự nghèo khổ bằng cách chỉ vẽ nên hình thù bên ngoài của cái bát, bởi lẽ chúng ta đã từng thấy khối người chúng ta vẽ một cái bát bẩn thỉu, sứt sẹo, thì chúng ta cũng không gợi ý được rằng cái bát ấy là của một kẻ hành khất, chứ không phải là của một gã hà tiện. Hay là ta thử khắc phục khó khăn bằng cách vẽ thêm người hành khất vào tranh? Nhưng, như vậy thì cái bát sẽ không còn địa vị quan trọng của nó nữa. Rồi bức tranh của chúng ta lại sẽ là Người ăn mày, chứ không phải Cái bát của người ăn mày nữa. Trước những khó khăn đó, ta cầu trợ đến Sức mạnh của ám thị. Chúng ta sẽ không vẽ người hành khất, mà sẽ đặt vào đấy một cái gì đó gợi lên đời sống ăn mày: một miếng giẻ rách, vài mảnh nồi niêu. Chúng ta cũng có thể đặt cái bát ngoài ngưỡng của một lâu đài để gợi cái tương phản của những bậc thềm cẩm thạch. Người nghệ sĩ càng lớn, thì cách diễn đạt các sự vật càng tinh tế.
  14. Trong nghệ thuật, vai trò của Tình cảm là đặt cho các Hình tướng một tư thái thích hợp: vai trò của Sức ám thị là dấy động Tâm tưởng và ý nghĩa ẩn giấu sau tấm màn luôn luôn thay đổi của Hình tướng. Trong chương đầu tác phẩm Kavyaprakasha của Mammata Bhata, ta đọc thấy: "Tất cả những gì ta muốn trình bày, dù là bằng phương tiện âm thanh hay từ ngữ, sẽ tụt xuống hạ đẳng, nếu sức ám thị chuệch choạc". Quy tắc ấy, ta còn gặp lại trong ngôn ngữ thẩm mỹ của Nhật Bản, dưới cái tên là Yukash. Phải nói rằng, những quy tắc của thẩm mỹ Ấn Độ đã vọng dội vào Lục pháp luận của hội hoạ Trung Hoa. Chúng tôi còn tưởng rằng bố cục của Lục pháp luận Trung Hoa thiếu gắn bó và thống nhất, so với cái trật tự hoàn thiện của các quy tắc Ấn Độ. Trong chừng mực chúng tôi có thể suy đoán trên cơ sở các bản dịch, thì, trên danh mục các chuẩn Trung Hoa, ta thấy có nhiều quy tắc nằm
  15. trong một mối quan hệ rất thứ yếu, tưởng như chỉ là để lấp chỗ trống, hoặc để cho đủ con số sáu mà thôi (chẳng hạn như quy tắc Truyền di mô tả). Tình trạng thiếu hoạch định và thiếu thống nhất như vậy cho phép chúng ta nghĩ rằng, khi Tạ Hách lập danh mục này, thì nền thẩm mỹ được bảo chứng trong các quy tắc Ấn Độ (vốn có từ trước những quy tắc của Trung Hoa) đã thất truyền ở Trung Hoa, hoặc là Trung Hoa chỉ còn bảo lưu được một làn sóng hồi tưởng lưu truyền trong các nhà văn viết về nghệ thuật của họ mà thôi. LAVANYA – YOJANAM HAY CẢM THỨC VỀ CÁI ƯU NHÃ Lavanya - Yojanam là những phẩm chất nghệ thuật, là Cảm thức về cái Ưu nhã. Trong khi Cảm thức về các Giá trị đem đến cho Hình tướng những cấu trúc do tỷ lệ ấn định, thì Cảm thức về cái Ưu nhã hãm bớt Sức vận động thái quá của những Hình tướng chịu tác động của xúc động và
  16. tình cảm. Nó điều chỉnh, theo một mục đích thẩm mỹ, hoạt động của các biểu hiện. Bị những cảm xúc và dục vọng lôi đi, các Hình tướng sẽ mất hết khả năng tiết chế, và sẽ chiếm lấy những tư thái lơi lỏng về vẻ đẹp, về mức độ. Khi Cảm thức về cái Ưu nhã đến, chỉ vung chiếc gậy thần vào một cái, là gạt mọi vận động thái quá lần lần ra khỏi phẩm hạnh của tình cảm và vẻ đẹp của Hình tướng. Cảm thức về Tương quan áp đặt nền chuyên chế của nó lên Hình tướng, cuỡng nó bằng sức mạnh. Còn Cảm thức về cái Ưu nhã thì lại như một bà mẹ hay thương yêu, lấy lòng từ ái mà bao trùm và thâu nhiễm phẩm cách cũng như vẻ đẹp vào những biểu hiện khác nhau của Tình cảm. Mỹ học của phái Vaisnava bảo rằng: "Cảm thức về cái Ưu nhã, ở phương Đông, giống như một hạt ngọc quý: hình tướng tròn trịa của hạt ngọc không là gì cả, nếu không có cái chất lung linh toả sáng".
  17. Trong một bức tranh, một bài thơ, hay một bài hát cũng vậy, hình tướng, màu sắc và tỷ lệ không có nghĩa gì sất, nếu Cảm thức về cái Ưu nhã không thông báo được phẩm hạnh, vẻ đẹp và sự tịch lặng. Hệt như chúng ta ném muối vào thức ăn. Cảm thức về cái Ưu nhã cũng phải được sử dụng một cách chính xác và phân biệt. Cho vào liệu lượng quá cao hay quá thấp đều sẽ làm hỏng toàn bộ tác phẩm, khiến nó chối hoặc nhạt. Thà đừng Ưu nhã còn hơn là Ưu nhã quá đà. Bản thân chất Ưu nhã chính là sự tinh khiết và sự thận trọng. Đó là chỉ kim nhũ trên hòn đá thử vàng, hay là chỉ đỏ sắc nét ở mép tấm voan. Cái Ưu nhã in dấu ấn của mình lên tất cả những gì nó đụng phải hay khắc trảm vào. Cái Ưu nhã không bao giờ phiền nhiễu, cũng không bao giờ ồn ào. Chính nó là biểu trưng của phẩm cách. Trong nghệ thuật, đó là đặc chất kín đáo nhất. SADRISYAM HAY CÁC PHÉP SO SÁNH
  18. Sadrisyam có nghĩa là sự So sánh, sự Giống, sự Tương tự của các hình tướng và ý nghĩ. Hãy nghe một bà cụ hát ru: "Guồng xe chỉ này là con của ta, là con của ta, là tất cả bạc vàng châu báu của ta, và thế lực của nó đã xích nổi con voi trắng vào cổng nhà ta". Có khác chi đứa trẻ sơ sinh nhìn một mẩu gỗ cỏn con mà thấy được chiếc tàu thuỷ hay con ngựa, bà lão kia, trong khi hát, đã nhìn thấy trong guồng xe chỉ của mình một đứa con, một đứa cháu, hay một con voi trắng xích vào cổng nhà! Cái gì đã đưa bà lão đến chỗ so sánh hình tướng cái guồng xe chỉ với hình tướng cực kì khác biệt của đứac con bà, của đứa cháu bà, hay của một chú voi? ở đây, không phải là motọ hình tướng bắt chước một hình tướng khác, và tạo ra một ảo giác, ví dụ một bức tranh giả vờ làm chùm nho. ở đây, do liên tưởng, một hình tướng lại khơi động lên trong ta những tình
  19. cảm giống hệt những tình cảm dấy lên bởi một hình tướng hoàn toàn khác nó. Hãy đơn cử làm ví dụ việc so sánh một con rắn với một mớ tóc, mà các nhà thơ của chúng ta thường viện đến. Chúng ta chấp nhận sự so sánh này trong thơ ca, bởi nó chỉ là một sự tương tự đơn thuần về hình tướng, không hơn không kém. Nhưng nếu một hoạ sĩ mất trí nào đấy lại vẽ một mớ tóc vật vờ dưới đất, rồi một con rắn quấn tròn lên trán người đàn bà, thì thật là ghê tởm...Hoạ sĩ đã cưỡng hiếp những quy tắc của thiên nhiên và trật tự của sự vật. Anh ta không sáng tạo ra một so sánh đúng đắn, mà chỉ đẻ ra một biếm hoạ khó chịu. Con rắn và mớ tóc kia đều vô dụng, cho nên chết đờ, và một khi đã không còn ý nghĩa gì nữa, thì chúng không còn dấy lên trong ta một ấn tượng nào cả. Hãy thử một tỷ dụ khác: so sánh cái đuôi con bò với mớ tóc bay. Cả hai đều giống nhau về tính chất lẫn hình tướng. ở đây, sự so sánh bao giờ cũng đúng, kể cả khi vị trí tương hỗ của cái đuôi bò và mớ tóc bay bị đảo lộn.
  20. Hoạ hoằn lắm chúng ta mới gặp những vật giống nhau về cả hình tướng lẫn màu sắc, cho nên, để so sánh, chúng ta phải đặt chúng trên cơ sở tư chất và tư tưởng của sự vật, hơn là căn cứ vào sự tương tự bề ngoài. Khi là sự so sánh trong thơ ca, thì mục đích của nhà thơ không phải là soi sáng và xác định bản thân cái nhìn của anh đối với sự vật, mà là giao ứng cái nhìn của anh với cái nhìn của người đọc, đặng tạo sự tương đồng về ý nghĩa và ấn tượng. Trong thơ ca, sự tương tự về hình tướng không được coi trọng bằng sự tương tự về tình cảm và tư tưởng. Ví như khi một nhà thơ so sánh khuôn mặt thiếu nữ với mặt trăng, thì, ở đây, không phải là sự tương tự về hình tướng đã cảm tác nhà thơ, mà là sự tương tự giữa tình cảm thơm tho, hoan lạc, khi ta nhìn trăng mọc, với những tình cảm mà khuôn mặt tươi sáng của người yêu ta gọi đến. Cũng vậy, khi nhà điêu khắc tạc gót sen của một nữ thần, thì anh ta không tạc những bàn chân hoàn toàn giống như bông sen, mà cũng không tạc bông sen giống như bàn chân. Anh chỉ đặt bông sen đằng sau bàn chân bởi anh rất hiểu rằng, khi bàn chân và đoá sen hoàn toàn giống nhau, thì không còn ý nghĩa gì nữa: chúng không còn gợi được cái ấn tượng về sự tương tự cho đầu óc chúng ta, khi ta nhìn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2