intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá băn khoăn khi đọc bài này

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hôm trước đọc trên Soi bài này, tôi thấy thật hay, tiếc là ở tỉnh xa không tham gia được. Trong tưởng tượng của tôi: người tham gia sẽ được chuẩn bị trang phục không hoàn toàn theo kiểu đo ni đóng giày cho từng người, nhưng cũng có một sự đặc biệt nào đó, thí dụ tôi muốn vào nhóm Sói, bạn muốn vào nhóm Bà Ngoại, chị muốn vào nhóm Khăn Đỏ…, trang phục của mỗi nhóm sẽ khác nhau. Tôi tưởng tượng, tương tác giữa người diễn và người xem – mà theo ban tổ chức nói...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá băn khoăn khi đọc bài này

  1. Quá băn khoăn khi đọc bài này Hôm trước đọc trên Soi bài này, tôi thấy thật hay, tiếc là ở tỉnh xa không tham gia được. Trong tưởng tượng của tôi: người tham gia sẽ được chuẩn bị trang phục không hoàn toàn theo kiểu đo ni đóng giày cho từng người, nhưng cũng có một sự đặc biệt nào đó, thí dụ tôi muốn vào nhóm Sói, bạn muốn vào nhóm Bà Ngoại, chị muốn vào nhóm Khăn Đỏ…, trang phục của mỗi nhóm sẽ khác nhau. Tôi tưởng tượng, tương tác giữa người diễn và người xem – mà theo ban tổ chức nói là được “chuẩn bị trang phục và kịch bản” cho – sẽ ở một mức độ nào đó cho phép người xem bước lên sân khấu, dù chỉ một chút thôi. Đó sẽ là trải nghiệm rất tuyệt trong đời họ. Nhưng tôi cũng thắc mắc hôm đọc lời quảng cáo, 130 người xem mà cùng được đóng kịch thì đóng thế nào?…
  2. Hôm nay đọc bài sau trên VNExpress, tôi thấy vô cùng băn khoăn. * Mỹ Uyên hào hứng với sân khấu thể nghiệm Tối 7-8/7, tại Nhà hát Lệ Thanh, quận 5, TP HCM, hàng trăm khán giả thuộc nhiều độ tuổi góp mặt trong vở diễn Erasable (Tạm dịch: Tình trạng xóa). Mỹ Uyên là một trong những vị khách mời chen chân trong dòng người đến rạp vào buổi diễn thứ hai. Chị cho biết, tối 7/7 do bận lịch diễn ở sân khấu nhỏ 5B nên không dự được, nhưng vẫn quyết định dành ngày cuối tuần để đến xem các bạn trẻ sáng tạo như thế nào với loại hình sân khấu thể nghiệm. Trước khi vở diễn bắt đầu, mỗi khán giả đều được ban tổ chức phát cho một chiếc áo choàng đỏ rực, có mũ trùm đầu để khoác. Mỗi người cũng được nhận kịch bản với những lời dặn dò cẩn thận về cách tương tác với các nghệ sĩ trên sân khấu. Không chỉ vậy, mỗi người còn được phát một món đồ chơi như lục lạc, trống gỗ, đàn guitar bằng nhựa, kèn… Chúng là đạo cụ để mọi người phụ họa vào dàn âm thanh của vở diễn.
  3. Mặc trang phục vào rồi nhận đạo cụ là những món đồ chơi trẻ em. (Ảnh toàn bài: VNExpress) 18h, phần một của Erasable mở màn. Hơn 100 khán giả ngồi chen nhau vòng quanh sàn diễn và mọi người đều chìm trong màu đỏ. Ánh sáng mờ ảo cùng những tấm phim âm bản được treo lủng lẳng khắp phòng càng tô đậm không khí ảo ảo, thực thực.
  4. Tất cả khán giả có trang phục đồng nhất là áo trùm đỏ có mũ. Vở diễn Erasable kéo dài gần một giờ, gồm 5 phần. Phần đầu, các nghệ sĩ múa đương đại. Tiếp theo đó, 3 nghệ sĩ trình diễn trên sân khấu đồng loạt dùng guitar điện, đàn đáy, ống tre… để tạo nên một hỗn hợp âm thanh. Lúc này, khán giả được yêu cầu dùng các đạo cụ được phát trước đó để phụ họa. Tiếng trống, tiếng kèn, lục lạc, búa nhựa đồ chơi trẻ em… được dịp vang lên inh ỏi.
  5. Người diễn tạo âm thanh bằng các nhạc cụ, đạo cụ khác nhau. Sau hơn 10 phút, những đợt âm thanh dồn dập lắng xuống nhường chỗ cho các phần trình diễn của nhóm nghệ sĩ đến từ vũ đoàn Arasbeque. Họ sử dụng động tác múa đương đại kết hợp với dụng cụ sinh hoạt đời thường như điện thoại di động, chiếc gối, máy hút bụi, chiếc kéo… Nhiều sắc thái cảm xúc như tâm trạng dằn vặt, đau khổ, cô đơn, vô cảm… được diễn viên thể hiện trên nền nhạc.
  6. Màn cuối cùng, các khán giả lên sân khấu với diễn viên để dùng bút màu vẽ lên hai tấm toan lớn. Mọi người viết vẽ tùy thích những gì họ nghĩ ra được.
  7. Biên đạo múa Tấn Lộc (trái) và họa sĩ Nguyễn Thúy Hằng. Phía sau họ có lẽ là hai tấm toan lớn “tương tác”? Khi cuồng nhiệt lắc chiếc lục lạc trên tay, lúc trầm ngâm xem các bạn trẻ diễn, cuối chương trình nghệ sĩ Mỹ Uyên chia sẻ, rất thích không khí sôi động cùng ý tưởng về một sân khấu mở, nơi mà khán giả và diễn viên được hòa quyện, tương tác. Tuy vậy, chị mong muốn Erasable chuyển tải một nội dung, thông điệp sâu sắc hơn là sự phô diễn về kỹ thuật múa, hay hiệu ứng âm thanh, thị giác. Chị còn ngồi nán lại để cùng các khán giả giao lưu với êkíp thực hiện. Nhiều bạn trẻ bày tỏ, họ thật sự không hiểu vở này đề cập đến điều gì, nhưng rất vui vì cảm thấy được “xả stress” sau những mệt mỏi của công việc.
  8. Mỹ Uyên (giữa) cùng bạn bè đi xem "Erasable". Mỹ Uyên hiện là phó giám đốc của Nhà hát nhỏ 5B Võ Văn Tần, TP HCM. Erasable là một vở sân khấu kết hợp loại hình múa đương đại, âm nhạc, nghệ thuật thị giác. Nhóm nghệ sĩ thực hiện chương trình gồm có: biên đạo Ngô Thanh Phương, Tấn Lộc (giám đốc sân khấu), Nguyễn Thúy Hằng (phụ trách visual art và trang phục), Đào Duy Tùng (phụ trách âm thanh và hiệu ứng). Sau hai đêm diễn ở TP HCM, ban tổ chức dự định mang vở lưu diễn nhiều vùng nông thôn, các đại học, xí nghiệp khu vực phía Nam cũng như ra nước ngoài trình diễn ở các festival nghệ thuật đương đại. Chương trình được Quỹ phát triển văn hóa Đan mạch CDEF hỗ trợ 7.000 USD để thực hiện.
  9. Sau khi vở kết thúc, mọi người còn ngồi thành vòng tròn để trao đổi về vở diễn. * Băn khoăn của tôi càng lớn khi xem clip này ở cuối bài. Thật khó mà nói là nghệ thuật, khi mà vũ đạo của các bạn diễn viên không có (tôi tin rằng những đoạn trong clip đây đã là những đoạn tốt nhất). Âm thanh là một mớ hỗn độn, thậm chí cũng không thể gọi là “noise music”. Khán giả chỉ được chiếu lướt qua vài lần, nhưng lần nào cũng cho thấy tình trạng quay ngang quay ngửa thiếu tập trung, tôi đoán có lẽ do họ không hiểu gì cả. Trong clip, biên đạo Tấn Lộc nói, đại ý, đây là “mở”, không cần ý các em phải trùng với ý bọn anh, nhưng tôi nghĩ, “mở” không phải thô sơ như thế này. “Mở” sẽ dẫn người ta đến những cái để suy nghĩ hơn, phát hiện ra các chiều kích mới của bản thân, năng lượng mới, khả năng mới của cá nhân chẳng hạn… Tôi tiếc là không được dự, nhưng chỉ xem đoạn clip thôi đã thấy “tẩu hỏa”, cảm giác bản thân những người diễn cũng không có ý tưởng gì. Thử hỏi không có màu áo đỏ thì cả vở “kịch thể nghiệm” này sẽ là cái gì? Tôi thấy vui nhất là đoạn cuối của clip, với diễn viên Mỹ Uyên, sau một hồi khen rất nhiều thì đã phải chân thành khuyên là “nên sâu hơn”.
  10. Đã thể nghiệm mà còn “chưa sâu” thì còn nói gì nữa! Vậy thể nghiệm đó mang lại cái gì? Hình như đây là tình trạng chung của các nghệ sĩ: nặn tượng mà thẳng thớm thì sợ bị gọi là nghệ nhân nên sẽ bẻ vẹo đi (như một bài viết nào đó đã nói trên Soi), làm kịch mà có ý nghĩa thì sợ bị nói là kịch truyền thống. Nhưng hãy xem cái đoạn chuông điện thoại reng, diễn viên bứt bông gối rắc đầy sàn diễn thì thấy, họ vẫn không thoát được cái lối ẩn dụ cũ kỹ của kịch truyền thống. Cuối cùng là liệu có một sự “treo đầu dê bán thịt chó” ở đây không? Tôi tự hỏi các bạn đọc lời mời gọi đến để “được chuẩn bị trang phục và kịch bản” xong cuối cùng ngồi dưới chỉ là gõ, la, hét hùa theo trên sân khấu… thì cảm thấy thế nào? Và vẽ nguệch ngoạc trên hai tấm toan để làm gì? Để giải tỏa năng lượng chăng? Có lẽ chỉ có họa sĩ Nguyễn Thúy Hằng mới giải thích được. Erasable – có thể xóa được, chị Thúy Hằng thể nào cũng nói vậy, tôi đoán. Nhân đây tôi nghĩ, càng ngày trong nghệ thuật càng có nhiều thứ vô bổ, bản thân người làm ra cũng cảm thấy “vứt đi cũng được” nhưng lại vẫn cứ mời người khác ăn. Sắp tới nghe nói Erasable sẽ về nông thôn, vào xí nghiệp… Nếu suy nghĩ của tôi đúng như sau khi đọc bài trên VNE và xem clip, có lẽ các anh chị diễn viên, nghệ sĩ chỉ nên giữ lại vở diễn này “chơi” riêng với nhau, mang đến những chỗ người ta lao động thực thụ e rằng sẽ càng làm cho người ta thấy nghệ sĩ quả là một cái giới vừa điên, vừa vô tích
  11. sự, đầu óc hình như cũng chẳng có gì. Người ta lại thấy bất công, vì sao có những giới kiếm được tiền dễ vậy, như thế này mà được CDEF cho những 7.000 đô! *
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2