Quả mận thường có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua
vừa ngọt, giòn, nhiều nước, được nhiều người ưa thích.
Người Trung Quốc gọi mận là lý.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn
- Quả mận sinh tân dịch, tiêu thức ăn
Quả mận thường có màu đỏ sẫm hoặc xanh, ăn vừa chua
vừa ngọt, giòn, nhiều nước, được nhiều người ưa thích.
Người Trung Quốc gọi mận là lý.
Lý với đào đi đôi với nhau thành
"đào lý", thường được ví với
những gì tốt đẹp, chẳng hạn như cảnh đẹp thì có "xuân
phong đào lý"; người đẹp "tươi như đào lý". Người chân
- thành, trung thực có sức thu hút cũng được ví với đào lý,
chẳng hạn như: "Đào lý không nói mà người dưới vẫn tự
đến thành lối mòn".
Mận cũng như đào thường ra hoa vào mùa xuân. Hoa đào
đỏ thắm, hoa mận trắng ngần tô điểm cho sắc xuân thêm
tươi đẹp. Quả mận có thể ăn tươi hoặc chế biến thành
mận khô, mứt, mận hộp. Mận giàu chất dinh dưỡng, chứa
nhiều axit amin, protein, chất thiên môn đông, cenlulose
và nhiều loại muối khoáng, được các nhà dinh dưỡng học
đánh giá cao.
- Theo Đông y, quả mận tính hơi ấm, vị ngọt, chua, hơi
đắng, cả hoa, cành, lá, rễ, vỏ đều có thể dùng làm thuốc.
Mận có tác dụng thanh nhiệt, sinh tân dịch, giải khát, giúp
dễ tiêu hóa thức ăn, lợi thủy, tiêu thũng, dùng điều trị nóng
trong, ăn khó tiêu, viêm gan phúc thủy (bụng có báng
nước), khó tiểu tiện.
Tuy nhiên, nếu ăn nhiều mận sẽ sinh đờm, hại răng,
người bị suy nhược cơ thể nên ăn ít loại quả này. Theo
kinh nghiệm của người xưa, quả mận nào có vị đắng chát
- hoặc thả vào nước thấy nổi thì có độc tố, không được ăn.
Các bài thuốc chữa bệnh bằng mận
- Thanh nhiệt giải nóng: Nước mận, nước dưa hồng, nước
nho mỗi loại 10 gam, trộn đều uống.
- Kém ăn: Mận tươi vài quả, nho khô 6 gam, nhai ăn trước
mỗi bữa cơm.
- Da phù thũng: Vỏ rễ mận 30 gam, rễ nho 30 gam, sắc
- uống.
- Báng nước do bệnh gan: Vỏ rễ mận 30 gam, rễ khế 30
gam, phật thủ 6 gam, thanh bì 9 gam, xuyên luyện tử 6
gam, sắc uống.