intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình hình thành bệnh giun ở trẻ em

Chia sẻ: Vanthi Bichtram | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

80
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Hội chứng Loeffler : kém ăn, ho đôi khi sốt, có khi ho nhiều. Khám lâm sàng không đặc hiệu, có khi nghe ran phế quản phổi. X quang phổi có đốm mờ trắng không đồng nhất như thâm nhiễm, mất đi sau vài tuần lễ Trong giai đọan này, bạch cầu ái toan tăng trong máu. Khi có nhiều ấu trùng di chuyển vào phế nang và phế quản, có thể gây nên viêm phổi hay viêm phế quản, có khi gây viêm phế quản dạng hen...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình hình thành bệnh giun ở trẻ em

  1. BỆNH GIUN Ở TRẺ EM Ths. Bs. Nguyễn Thị Thu Cúc 3. GIUN ĐŨA Bệnh giun đũa là bệnh rất phổ biến ở trẻ em Việt Nam gần như hầu hết đều có giun đũa, tỉ lệ từ 70 - 90 % có nơi đến 100% không phân biệt giới tính 3.3. Bệnh cảnh lâm sàng và xét nghiệm Giun đũa có thể gây các bệnh lí lâm sàng như sau : 3.3.1. Hội chứng Loeffler : kém ăn, ho đôi khi sốt, có khi ho nhiều. Khám lâm sàng không đặc hiệu, có khi nghe ran phế quản phổi. X quang phổi có đốm mờ trắng không đồng nhất như thâm nhiễm, mất đi sau vài tuần lễ Trong giai đọan này, bạch cầu ái toan tăng trong máu. Khi có nhiều ấu trùng di chuyển vào phế nang và phế quản, có thể gây nên viêm phổi hay viêm phế quản, có khi gây viêm phế quản dạng hen 3.3.2. Ở da : trạng thái mẫn cảm có thể biểu hiện ngoài da bằng nổi mề đay, phát ban mẫn đỏ không đặc hiệu 3.3.3. Giai đọan ở ruột : khi giun trưởng thành ở ruột nhiều, sẽ gây nên đau bụng vùng rốn hay thượng vị, có khi nổi gò ở bụng, đau bụng gây nôn ói, tiêu chảy. Xét nghiệm : soi phân tươi tìm trứng giun đũa 3.4. Biến chứng : Giun có thể cuộn thành búi gây tắc ruột. Giun có thể chui vào các ống dẫn mật, ống tụy gây tắc, viêm túi mật, viêm tụy, áp xe gan có khi giun chui qua thành ruột gây viêm phúc mạc
  2. 3.5. Chẩn đoán Chẩn đoán chủ yếu dựa vào lâm sàng và trứng trong phân, đi tiêu ra giun, ói ra giun hay giun chui qua lỗ mũi. Điều này nói lên rằng chẩn đoán nhiễm giun đũa có thể thực hiện ở cộng đồng, không tốn kém. Bạch cầu ái toan cho ta gợi ý là mới bị nhiễm và giun đang di chuyển trong máu hay hội chứng Loeffler Siêu âm bụng hoặc X quang ruột có Baryte có thể phát hiện tình cờ 4. GIUN KIM Lứa tuổi bị nhiễm nhiều nhất từ 3 - 7 tuổi. Bệnh giun kim chỉ có ở người. 4.1. Đặc điểm và chu trình phát triển Giun kim cái dài 9 - 12 mm, giun đực 2 - 5 mm Trứng Miệng Ruột Ấu trùng Bám vào niêm mạc ruột Nở con Trưởng thành Tái nhiễm Xuống ruột già, hậu môn
  3. để đẻ trứng Bệnh sinh do nuốt trứng giun kim có ấu trùng. ấu trùng sống ở các đọan ruột non, dần dần lớn lên và trưởng thành, giun kim sẽ tuột xuống dần rồi từ trực tràng bò ra ngoài, đẻ trứng ngoài ruột nhất là ở các vết nhăn quanh hậu môn, vùng giữa da và niêm mạc hậu môn và ngay bộ phận sinh dục. Giun kim đẻ trứng vào chiều tối và trứng giun kim có thể lây bệnh vài ngày sau. Giun chết sau khi đẻ hết trứng, giun kim sống khoảng 1 tháng 4.2. Bệnh cảnh lâm sàng Giun kim ít gây triệu chứng lâm sàng rõ rệt. Trẻ bị giun kim thường thức giấc khóc đêm, đái dầm, ngủ nghiến răng, thỉnh thoảng đi tiêu phân lỏng bệnh nhi ngứa hậu môn chiều tối (lúc giun đẻ trứng) có khi ở bộ phận sinh dục. Bệnh nhi thường lấy tay gãi gây nhiễm trùng và khi bóc thức ăn sẽ gây tái nhiễm 4.3. Chẩn đoán - Lâm sàng : Triệu chứng ngứa hậu môn, nhìn mắt thường có thể thấy giun kim cái ở rìa hậu môn hay ở bề mặt phân - Cận lâm sàng : xét nghiệm phân không thấy trứng giun kim. Chẩn đoán dựa vào phương pháp quệt (swab) hậu môn hay còn gọi là phương pháp Graham : buổi sáng lúc chưa làm vệ sinh hậu môn dùng một miếng băng keo trong dính quệt vùng rìa hậu môn, sau đó dán miếng băng keo này lên miếng kính và quan sát dưới kính hiển
  4. vi. Xét nghiệm tìm trứng giun kim thường chỉ thực hiện từ tuyến huyện trở lên và ít tốn kém , có thể chấp nhận được. - Bạch cầu ái toan tăng vừa không quá 10% - Thường tìm thấy giun kim ở những tiêu bản mô học cắt ngang trong trường hợp viêm ruột thừa 5. GIUN MÓC Giun móc là 1 bệnh gây thiếu máu mãn ở trẻ em sống ở vùng làm rẩy, ruộng. Gồm 2 loại : - Ankylostoma Duodenale có ở châu Âu, Bắc Ấn Độ, Bắc Trung quốc, Nhật - Necator Americanus : Thường gặp ở miền Nam Hoa Kỳ, Trung và Nam Mỹ, á Châu và Phi Châu 5.3. Bệnh cảnh lâm sàng : - Biểu hiện ở da : vùng da ấu trùng xâm nhập có thể nốt mẫn đỏ, mụn nước, viêm da rõ rệt. triệu chứng này 3 - 4 ngày tự hết - Giai đoạn qua phổi : Ho nhất là vào buổi chiều, đàm nhớt, khan tiếng, khó nuốt - Giai đoạn ở ruột : + Rối loạn tiêu hoá : Đau bụng thượng vị, nôn ói, ăn không ngon, tiêu chảy có bọt, bệnh nhân gầy yếu, viêm tá tràng kéo dài 1 - 2 tháng, đôi khi đi tiêu phân nhày giống kiết lỵ + Hội chứng thiếu máu : Nặng nhẹ tùy mức độ nhiễm giun móc và tình trạng dinh dưỡng của bệnh nhân. Mỗi giun móc hút 0,37ml máu/ngày
  5. * Da xanh xao, khó thở, tim đập nhanh, hạ HA, gan to, tim to (XQ) Điều trị thiếu máu bệnh tim sẽ khỏi * Phù, mềm không đau ở mặt nhất là mi mắt -> chi dưới * Bất thường về móng : Mềm, dẹt hay cong + Xét nghiệm : Công thức máu (CTM): thiếu máu nặng, hồng cầu (HC) 2M (1M) huyết cầu tố giảm < 20%, HC máu nhược sắc. HC nhỏ với giảm lượng lớn, thể tích HC trung bình, HC lưới giảm, BC ái toan tăng, Fe giảm, đạm máu giảm, tỷ lệ A/G đảo lộn + Tiên lượng xấu ở trẻ em, làm chậm lớn, chậm phát triển tâm thần vận động, đôi khi tử vong vì bệnh quá nặng. nếu phụ nữ có thai, giun móc gây sanh non hay sanh thiếu tháng 5.4. Chẩn đoán - Dựa vào bệnh cảnh lâm sàng và vùng dịch tể, dung tích hồng cầu và huyết cầu tố giảm, BC ái toan tăng. Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng tươi hay phân được cố định trong dung dịch SAF (Sodium acetate, Acetic acid, Formol) trong 6 tháng. 6. Sán dẹp đường ruột : Có 3 loại - Taenia Saginata : Sán bò - Taenia Solium : Sán heo - Diphyllobothrium Latum : Sán cá Đó là do ăn thịt bò, heo, cá mắc phải bệnh không nấu chín. Sán trưởng thành rất dài (4-10m) và có nhiều đoạn : 1000 (T. Solium), 2000 (T. Saginata), 4000 (D.Latum)
  6. Rất hiếm thấy trứng trong phân đối với Taenia, thường thấy những đoạn rơi ra từ hậu môn, trong khi D.Latum có thể thấy trứng trong phân. 6.1. Bệnh cảnh lâm sàng : Đối với loại Taenia thường không biểu lộ triệu chứng lâm sàng và cũng không sử dụng chất dinh dưỡng của ký chủ nhiều. Triệu chứng thường gặp nhất là loại T. Saginata là các đoạn còn cử động rơi ra ngoài hậu môn. Đối với loại D.Latum, thường gây đau bụng mơ hồ. Có thể bị kén trong mô, nhất là loại T.Solium. Có thể gây triệu chứng thần kinh nếu kén ở não như co giật, liệt, tăng áp lực sọ não. Ngoài ra, khi có kén trong mô, thì bạch cầu ái toan tăng rất cao. Cả 3 loại đều gây thiếu máu do thiếu B12 vì ký sinh trùng trưởng thành hấp thu nhiều B12. 6.2. Chẩn đoán - Đối với Taenia, chẩn đoán bằng các đoạn ra ngoài hậu môn. Có thể thực hiện mọi tuyến (xã, huyện, tỉnh, thành phố,...) và không tốn kém. - Đối với D.Latum : chẩn đoán bằng tìm trứng trong phân. Có thực hiện từ tuyến huyện trở lên, ít tốn kém, có thể chấp nhận được. - Đối với kén thì chẩn đoán kết hợp dựa vào bệnh cảnh lâm sàng. X quang và chụp cắt lớp (CT Scan) để tìm kén não, mô mềm.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2