intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quá trình sản xuất ván ép thân tre

Chia sẻ: Hanh My | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

84
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tre ở Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa, trong giao thông ( làm cầu phà, thuyền, mảng), trong hầm mỏ thay gỗ chèn, trong nông nghiệp làm nông cụ... Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như : giường, chiếu, bàn ghế, mành, thúng mủng, rổ rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ sản xuất từ nguyên liệu tre ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá tiêu dùng trong nước hoặc...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quá trình sản xuất ván ép thân tre

  1. Quá trình sản xuất ván ép thân tre Tre ở Việt Nam đã được sử dụng rộng rãi từ rất lâu đời trong xây dựng nhà cửa, trong giao thông ( làm cầu phà, thuyền, mảng), trong hầm mỏ thay gỗ chèn, trong nông nghiệp làm nông cụ... Rất nhiều đồ dùng thông thường trong mỗi gia đình người Việt Nam như : giường, chiếu, bàn ghế, mành, thúng mủng, rổ rá, đến đũa ăn, tăm xỉa răng đều làm bằng tre. Hàng thủ công mỹ nghệ, nhạc cụ sản xuất từ nguyên liệu tre ngày càng nhiều và trở thành hàng hoá tiêu dùng trong nước hoặc xuất khẩu. Măng tre là món ăn phổ biến của mỗi người dân. Gần đây tre được sử dụng trong công nghiệp sản xuất giấy, chế biến ván thanh, ván ép, than hoạt tính... Việc phát triển gieo trồng, chế biến các mặt hàng tre nứa đã góp phần xoá đói, giảm nghèo, mang lại công ăn việc làm và nâng cao đời sống của người dân, đặc biệt người dân vùng nông thôn và miền núi. Với những giá trị và lợi ích nêu trên, tre đã được xác định là một trong những nhóm Lâm sản ngoài gỗ cần được ưu tiên trong quá trình phát triển rừng và LSNG của Việt Nam trong thời gian tới. Để cung cấp những kinh nghiệm về chế biến tre trúc của các nước trên thế giới rất mong các kinh nghiệm về chế biến tre của này sẽ được áp dụng một cách sáng tạo tại Việt Nam và góp phần phát triển một mặt hàng có nhiều giá trị về kinh tế, xã hội và môi trường này. Sau đây là nội dung cơ bản của quá trình sản xuất ván ép lớp thân tre như sau: Cưa đoạn thân tre chuốt sạch gọt mắt xẻ rãnh xử lý mềm hoá trải sấy định hình bào tiện bề mặt xếp lớp quét keo nén nhiệt cắt ngang dọc đánh bóng thành phẩm.
  2. 1. Cưa đoạn thân tre: Căn cứ vào độ dài sản phẩm mà cưa thân tre thành từng đoạn, thường trên 8cm, dày trên 5cm. 2. Cạo vỏ và ruột: Căn cứ vào lực học, cần cắt bỏ vỏ 0,2-0,5mm, bỏ ruột 0,5-1mm, đồng thời cắt bỏ mắt trong. Sau đó bổ ra 2 - 3 mảnh để dễ trải. Cần chú ý độ sâu và độ rộng để đảm bảo các kẽ hở khi xếp lớp, ngoài ra còn khắc tuyến, rãnh để tránh nứt sau này, tăng cường lực ép ngang. 3. Xử lý mềm hoá: Mục đích của xử lý mềm hoá là nâng cao tính co giãn của tre, khi trải ra ít kẽ hở. Do cường độ chống kéo ngang thấp (vân dọc 1630kg/cm2, hướng ngang 62kg/cm2). Bán kính độ cong lúc trải rộng rất nhỏ, cho nên, khi trải rộng ứng lực bên trong vượt xa cường độ chịu kéo ngang, dễ xẩy ra nứt. Căn cứ vào tính chất của lignin và hemicenlulose nâng cao hàm lượng nước thân tre và nhiệt độ bản thân thân tre, như vậy có thể tăng cường tính đàn hồi của thân tre, giảm bớt được sự nứt nẻ. Cho nên trước tre trải rộng cần phải xử lý nhiệt, chủ yếu là nâng cao hàm lượng nước và nhiệt độ của bản thân thân tre. Căn cứ vào nghiên cứu và kinh nghiệm sản xuất, đối với thân tre nhất thiết phải áp dụng xử lý mềm hoá trước lúc cắt sẽ tốt hơn. Nhiệt độ xử lý nhiệt cần đạt được 120-140oC. Phương pháp tăng nhiệt độ rất nhiều, có thể áp dụng đun sôi hoặc chưng cất hoặc xử lý dịch kiềm nhiệt độ cao để làm mềm xenluloza. 4. Trải thân tre, sấy định hình: Dựa vào tác dụng nén sau khi xử lý mềm hoá trải tre bán nguyệt thành dạng phẳng. Sau trải phẳng vẫn có tính đàn hồi nhất định, hàm lượng nước vẫn còn cao. Cho nên sau khi trải vẫn phải giữ nén vừa đề phòng biến dạng trở lại, lúc đó tiến hành sấy làm sao cho hàm lượng nứơc đạt đến yêu cầu công nghệ dán ( khoảng 6- 10%) để bảo đảm hình dạng ổn định. 5 Bào mặt, tiện mép: Sau khi trải tre, sấy định hình bề mặt và độ dày không đều, cần phải gia công bào mặt và tiện mép, cho mặt phẳng và đồng màu. Đồng thời để thoả mãn yêu cầu xếp lớp hai bên mép phải thẳng.
  3. 6. Xếp lớp quét keo: Dựa vào các phương pháp tạo ván quét keo để tạo thành ván khác nhau. Thân tre là loại có hướng đặc biệt để làm cho ván ổn định, đề phòng uốn, biến dạng và khuyết tật đồng thời bảo đảm cho chúng có cường độ lớn độ cứng lớn, mảnh tre cần phải bảo đảm những nguyên tắc sau: - Nguyên tắc đối xứng: Nghĩa là tầng đối xứng với hai bên trung tâm, độ dày, loài tre, hướng sợi, hàm lượng nước, số tầng đều như nhau. Như vậy mới bảo đảm tấm ván ổn định. - Nguyên tắc số lớp lẻ, do kết câu ván keo tre theo hướng sợi vuông góc lại vừa phù hợp với nguyên tắc đối xứng, cho nên tổng số tầng phải lá một số lẻ, như vậy khi tấm ván cong vênh ứng lực sẽ phân bố đều trên các mảnh tre. - Ván tre là một loại kết cấu công trình nên có tính năng chịu đựng khí hậu, cho nên chất dính keo thường chọn keo nhựa cây phenolaldehit để bảo đảm tính chịu nước và chịu khí hậu. Lượng keo quét khoảng 350- 400g/m2. 7. Nén nhiệt định hình: Ván tre nhiều lớp tuy dày, nhưng số lớp ít, nói chung là 3 lớp và 5 lớp. Cho nên có thể áp dụng công nghệ kéo, nén nhiệt ván dày. Lực nén là 20-30kg/cm2, nhiệt độ nén là 135-145oC, thời gian nén là 14-24phút (tuỳ theo độ dày mà xác định). Để bảo đảm chất lượng gắn keo, hạ nhiệt có thể chia ra 3 giai đoạn, nhất là áp lực cao chuyển sang cân bằng, phải giảm áp từ từ, để có đủ thời gian hơi nước trong ván dần dần thoát ra, bảo đảm chất lượng gắn keo ở các lớp tre. Sau khi thành ván, cần xếp lớp dày một thời gian để keo từ từ đông rắn, bảo đảm nâng cao rắn háo nhựa keo, cân bằng hàm lượng nước, thanh trừ ứng lực trong, đề phòng biến dạng. 8. Cắt mép đánh bóng: Tuỳ theo yêu cầu kích thước của ván mà tiến hành cưa mép ngang dọc và đánh bóng nhẵn, nâng cao chất lượng bề mặ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2