VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39<br />
<br />
QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC<br />
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG<br />
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG<br />
Trần Thị Thúy Hà - Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hải Châu, TP. Đà Nẵng<br />
Ngày nhận bài: 28/12/2017; ngày sửa chữa: 22/01/2018; ngày duyệt đăng: 28/02/2018.<br />
Abstract: The degradation of natural environment has been paid much attention of the society,<br />
thus environmental education for sustainable development is an urgent matter today. The article<br />
analyzes the role and significance of coordination among schools, families and the society in<br />
education of environmental protection for primary school students in Da Nang city. Also, the<br />
article suggests some recommendations to manage the coordination of educational organizations<br />
in environmental education for primary school students in the city.<br />
Keywords: Management, environmental education, students, education organization.<br />
tạo của trường học do IUCN/UNESCO tổ chức tại<br />
Nevada (Mĩ) năm 1970 đã định nghĩa về GDMT như<br />
sau: “GDMT là quá trình nhận ra các giá trị và làm rõ<br />
khái niệm để xây dựng những kĩ năng và thái độ cần thiết,<br />
giúp hiểu biết và đánh giá đúng mối tương quan giữa con<br />
người với nền văn hóa và môi trường vật lí xung quanh.<br />
GDMT cũng tạo cơ hội cho việc thực hành để ra quyết<br />
định và tự hình thành quy tắc ứng xử trước những vấn đề<br />
liên quan đến chất lượng môi trường” [1; tr 18].<br />
Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu khoa học GD quan<br />
niệm GDMT là quá trình nâng cao nhận thức, kĩ năng,<br />
tình cảm và đạo đức cho HS về vấn đề môi trường. Trên<br />
cơ sở đó, GDMT là “sự hình thành có mục đích phong<br />
cách, tư duy sinh thái, văn hóa và đạo đức sinh thái,<br />
những quan điểm sinh thái, luân lí, pháp luật cần thiết<br />
đối với thiên nhiên và nơi ở của con người, hình thành<br />
những hành vi đúng đắn và lập trường tích cực đối với<br />
môi trường xung quanh” [1; tr 19].<br />
2.1.2. Khái niệm “Quản lí hoạt động giáo dục môi<br />
trường”<br />
QL là những tác động của chủ thể QL trong việc huy<br />
động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, phối hợp<br />
các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài<br />
tổ chức (ngoài nhà trường) một cách tối ưu nhằm đạt<br />
được mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất.<br />
Theo tác giả Trần Thị Hương [2; tr 29], hoạt động<br />
GD là hoạt động, trong đó, dưới tác động chủ đạo của<br />
nhà GD, người được GD chủ động tự GD nhằm hình<br />
thành và phát triển những phẩm chất nhân cách phù hợp<br />
với yêu cầu của xã hội. Từ đó, có thể định nghĩa hoạt<br />
động GD môi trường cho HS là một hoạt động, trong đó,<br />
dưới tác động chủ đạo của nhà GD, người HS chủ động<br />
tự GD nhằm hình thành và phát triển nhận thức, tình<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Nghị quyết số 29-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung<br />
ương khóa XI nêu rõ mục tiêu tổng quát của GD-ĐT là<br />
giáo dục (GD) con người Việt Nam phát triển toàn diện<br />
và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của<br />
mỗi cá nhân, “GD nhà trường phải kết hợp với GD gia<br />
đình và xã hội”. Muốn thực hiện được mục tiêu GD toàn<br />
diện học sinh (HS), cần phải coi trọng cả GD nhà trường,<br />
GD gia đình và GD xã hội.<br />
Nói đến GD là nói đến nhà trường - nơi mà các hoạt<br />
động GD diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Chất lượng<br />
của một đơn vị nhà trường thể hiện ở chất lượng các hoạt<br />
động dạy học và hoạt động GD. Đối với trường tiểu học,<br />
chất lượng GD là chất lượng hoạt động dạy học các môn<br />
văn hóa, chất lượng hoạt động GD về môi trường, tiết<br />
kiệm năng lượng điện, về an toàn giao thông, vệ sinh<br />
thực phẩm, chất lượng hoạt động GD ngoài giờ lên lớp...<br />
Giáo dục môi trường (GDMT) ở tiểu học không phải<br />
là môn học chính thức. Hoạt động GDMT đã được Bộ<br />
GD-ĐT triển khai dưới nhiều hình thức tích hợp, lồng<br />
ghép vào các môn học, hoặc đưa vào hoạt động GD ngoài<br />
giờ lên lớp. Song, vấn đề quản lí (QL) hoạt động GDMT<br />
ở các trường học nói chung và QL công tác phối hợp giữa<br />
nhà trường với các lực lượng giáo dục (LLGD) ngoài nhà<br />
trường nói riêng vẫn chưa được quan tâm đúng mức,<br />
chưa thực hiện thường xuyên và chưa có tác động mang<br />
tính bền vững trong việc hình thành văn hóa môi trường<br />
cho HS.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Một số khái niệm về vấn đề quản lí hoạt động<br />
giáo dục môi trường<br />
2.1.1. Khái niệm “Giáo dục môi trường”<br />
Hội nghị quốc tế về GDMT trong Chương trình đào<br />
<br />
5<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39<br />
<br />
cảm, thái độ, hành vi ứng xử đúng đắn với các vấn đề về<br />
môi trường.<br />
QL hoạt động GDMT là tác động của chủ thể QL GD<br />
(Bộ GD-ĐT, Sở GD-ĐT, phòng GD-ĐT và hiệu trưởng)<br />
đến hoạt động GDMT trong nhà trường nhằm giúp hoạt<br />
động GDMT đạt được kết quả mong muốn. Thông qua<br />
tác động của nhà QL làm cho các LLGD trong và ngoài<br />
nhà trường, tùy theo vị trí công tác có nhận thức đúng<br />
đắn về tầm quan trọng và phát huy được trách nhiệm<br />
trong việc GDMT cho HS; nhằm trang bị cho HS những<br />
nhận thức cơ bản về môi trường, hình thành kĩ năng, thái<br />
độ và hành vi đúng đắn đối với các vấn đề môi trường và<br />
sự phát triển bền vững của trái đất.<br />
2.1.3. Quan niệm về “Lực lượng giáo dục ngoài nhà<br />
trường”<br />
LLGD là những người tham gia trực tiếp hoặc gián<br />
tiếp đến việc GD HS. LLGD gồm có LLGD trong nhà<br />
trường (Ban Giám hiệu, giáo viên, nhân viên, Tổng phụ<br />
trách Đội, Bí thư chi đoàn) và LLGD ngoài nhà trường<br />
(gia đình và xã hội). Các LLGD này tạo nên 3 môi trường<br />
GD lớn, có ảnh hưởng đến việc GD HS, đó là Nhà trường<br />
- Gia đình - Xã hội.<br />
2.2. Vai trò của giáo dục nhà trường, gia đình, xã hội<br />
trong công tác quản lí hoạt động giáo dục môi trường<br />
2.2.1. Vai trò của giáo dục nhà trường<br />
Nhà trường có vai trò quan trọng, là một thiết chế xã<br />
hội chuyên biệt, thực hiện những chức năng cơ bản là tái<br />
sản xuất sức lao động, phát triển nhân cách con người<br />
theo hướng ngày càng lên cao để duy trì sự phát triển của<br />
xã hội [3; tr 34]. Nhà trường tiểu học là cấp học đầu tiên<br />
- nền tảng của GD phổ thông để đào tạo những cơ sở ban<br />
đầu cơ bản và bền vững cho trẻ tiếp tục học lên bậc học<br />
trên, giúp trẻ hình thành những nét cơ bản của nhân cách.<br />
Do vậy, GD ở cấp tiểu học có tính chất đặc biệt, có<br />
bản sắc riêng, với tính sư phạm đặc trưng [3; 42]; nhà<br />
trường đóng vai trò trung tâm tổ chức phối hợp, dẫn dắt<br />
công tác GD của các LLGD [3; tr 67]. Để thống nhất và<br />
tăng cường vai trò của gia đình, xã hội trong việc GDMT<br />
cho HS, ngoài việc thực hiện tốt nhiệm vụ GD, nhà<br />
trường còn phải biết lôi cuốn, tổ chức, hướng dẫn gia<br />
đình và các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình<br />
GDMT cho HS ở mọi nơi, mọi lúc.<br />
2.2.2. Vai trò của giáo dục gia đình<br />
Gia đình là “tế bào” của xã hội, là nơi con người<br />
sinh sống, lớn lên và hình thành nhân cách của mình,<br />
“trong quá trình hình thành và phát triển nhân cách của<br />
mỗi người... thì gia đình luôn luôn là cái nôi ấp ủ cả về<br />
mặt thể chất lẫn tâm hồn, gia đình là môi trường sống,<br />
môi trường GD suốt đời của sự hình thành, phát triển,<br />
<br />
hoàn thiện nhân cách, mỗi người từ lúc lọt lòng đến lúc<br />
chết” [4; tr 205]. GDMT là việc làm thường xuyên, liên<br />
tục, ở mọi lúc, mọi nơi. Vì thế, gia đình là một LLGD<br />
không thể thiếu trong quá trình GD nói chung và<br />
GDMT cho HS nói riêng; trong đó, nhận thức, hành vi<br />
cùng sự hướng dẫn, GD của những người lớn trong gia<br />
đình về vấn đề môi trường có ảnh hưởng lớn đến nhận<br />
thức, hành vi của trẻ.<br />
2.2.3. Vai trò của giáo dục xã hội<br />
“Giáo dục xã hội theo nghĩa hẹp bao gồm hoạt động<br />
do các đoàn thể nhân dân tham gia gánh vác như Đoàn<br />
Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ... hoạt động<br />
của các cá nhân, những người coi việc giúp đỡ nhà<br />
trường và việc đảm nhiệm công tác GD thế hệ trẻ là hoạt<br />
động xã hội của bản thân” [3; tr 221]. Giáo dục của xã<br />
hội góp phần đắc lực cùng với nhà trường, gia đình trong<br />
việc cung cấp kiến thức, hình thành thái độ, hành vi ứng<br />
xử đối với môi trường cho HS, góp phần hình thành văn<br />
hóa môi trường cho thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai<br />
của đất nước.<br />
2.3. Ý nghĩa của công tác phối hợp các lực lượng giáo<br />
dục trong hoạt động giáo dục môi trường cho học sinh<br />
Ý nghĩa sâu sắc của việc phối hợp các LLGD đã được<br />
Bác Hồ chỉ ra từ lâu: “Giáo dục trong nhà trường chỉ là<br />
một phần, còn cần có sự GD ngoài xã hội và trong gia<br />
đình để giúp cho việc GD trong nhà trường được tốt hơn.<br />
Giáo dục trong nhà trường dù tốt đến mấy, nhưng thiếu<br />
GD trong gia đình và ngoài xã hội thì kết quả cũng không<br />
hoàn toàn”(Trích bài nói tại Hội nghị cán bộ Đảng trong<br />
ngành GD tháng 6/1957).<br />
“Bản chất của việc kết hợp là đạt được sự thống nhất<br />
về các yêu cầu GD cũng như các hành động GD của tất<br />
cả những người lớn, khiến cho nhân cách của trẻ được<br />
phát triển đúng đắn, đầy đủ và vững chắc” [4; tr 210].<br />
Như vậy, sự phối hợp giữa các LLGD là một nguyên tắc<br />
quan trọng tạo ra sự thống nhất thực hiện mục tiêu GD;<br />
sự liên tục về mặt thời gian, không gian; sự thống nhất và<br />
toàn vẹn của quá trình GDMT cho HS.<br />
2.4. Thực trạng công tác phối hợp trong hoạt động giáo<br />
dục môi trường cho học sinh ở một số trường tiểu học<br />
tại TP. Đà Nẵng<br />
Hoạt động GDMT cho HS ở các trường tiểu học tại<br />
TP. Đà Nẵng trong những năm gần đây được quan tâm<br />
đáng kể. Nhiều biện pháp QL được triển khai thực hiện;<br />
trong đó, công tác phối hợp giữa nhà trường với LLGD<br />
trong hoạt động GDMT đã có nhiều chuyển biến tích cực,<br />
bước đầu đã huy động được tiềm năng, nguồn lực trong<br />
phụ huynh học sinh (PHHS) và địa phương. Tuy nhiên,<br />
mức độ nhận thức và khả năng thực hiện công tác phối hợp<br />
<br />
6<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39<br />
<br />
với các LLGD ngoài nhà trường còn hạn chế; điều này thể nhiệm phối hợp của từng LLGD tham gia vào hoạt động<br />
hiện cụ thể qua kết quả thực trạng QL công tác phối hợp GDMT cho HS<br />
giữa nhà trường với các LLGD đối với 150 đối tượng gồm<br />
Cần coi sự phối hợp là việc thực hiện thường xuyên,<br />
CBQL, giáo viên và PHHS tại một số trường tiểu học trên liên tục ở mọi thời điểm và GD là quá trình lâu dài. Cả<br />
địa bàn TP. Đà Nẵng vào tháng 9/2017 (xem bảng).<br />
nhà trường, gia đình và xã hội phải luôn chủ động, sẵn<br />
Bảng. Thực trạng quản lí công tác phối hợp giữa nhà trường với LLGD ngoài nhà trường (gia đình, địa phương)<br />
STT<br />
<br />
1<br />
<br />
2<br />
<br />
3<br />
<br />
4<br />
<br />
5<br />
<br />
6<br />
<br />
Thực trạng công<br />
tác phối hợp<br />
Xây dựng kế hoạch<br />
phối hợp trong hoạt<br />
động GDMT<br />
Xác định các nội<br />
dung cần phối hợp<br />
trong GDMT<br />
Xác định trách<br />
nhiệm của từng<br />
LLGD tham gia<br />
GDMT<br />
Xây dựng cơ chế<br />
phối hợp trong<br />
GDMT cho HS<br />
Huy động sự tham<br />
gia của các LLGD<br />
trong GDMT<br />
Xác định đúng ý<br />
nghĩa của công tác<br />
phối hợp<br />
<br />
Mức độ thường xuyên (%)<br />
Rất<br />
Thường<br />
Thỉnh<br />
Không<br />
thường<br />
xuyên<br />
thoảng<br />
làm<br />
xuyên<br />
<br />
Rất<br />
hiệu<br />
quả<br />
<br />
Mức độ hiệu quả (%)<br />
Ít<br />
Không<br />
Hiệu<br />
hiệu<br />
hiệu<br />
quả<br />
quả<br />
quả<br />
<br />
5<br />
<br />
12,7<br />
<br />
67<br />
<br />
15,3<br />
<br />
11<br />
<br />
22<br />
<br />
30<br />
<br />
37<br />
<br />
10<br />
<br />
19,6<br />
<br />
58<br />
<br />
12,4<br />
<br />
14,5<br />
<br />
14,5<br />
<br />
42,5<br />
<br />
28,7<br />
<br />
15,5<br />
<br />
22,7<br />
<br />
26,8<br />
<br />
35<br />
<br />
22<br />
<br />
18<br />
<br />
36<br />
<br />
24<br />
<br />
8,5<br />
<br />
21,5<br />
<br />
42<br />
<br />
28<br />
<br />
28,8<br />
<br />
32<br />
<br />
34,2<br />
<br />
5<br />
<br />
27<br />
<br />
43<br />
<br />
25<br />
<br />
5<br />
<br />
20,5<br />
<br />
30<br />
<br />
42<br />
<br />
7,5<br />
<br />
23,6<br />
<br />
46<br />
<br />
27,9<br />
<br />
2,5<br />
<br />
34<br />
<br />
31<br />
<br />
25<br />
<br />
10<br />
<br />
sàng phối hợp; không trông chờ hay ỷ lại vào môi trường<br />
khác. Đồng thời, phải tạo điều kiện thuận lợi để cùng<br />
thực hiện mục tiêu GD toàn diện HS.<br />
Nhà trường kết hợp với các cơ quan chức năng, tăng<br />
cường tuyên truyền để nâng cao nhận thức, xác định vai<br />
trò, nhiệm vụ, nội dung của việc tổ chức phối hợp. Nhà<br />
trường cần thường xuyên tổ chức chuyên đề về GDMT,<br />
tổ chức tốt các phong trào thi đua, gắn kết với các cuộc<br />
vận động, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, tham quan<br />
dã ngoại; qua đó luôn nhắc nhở cán bộ, giáo viên có ý<br />
thức trách nhiệm GDMT cho HS và phối hợp các lực<br />
lượng liên quan cùng GD.<br />
Cuộc họp PHHS cần được tổ chức định kì. Thông qua<br />
các cuộc họp này, nhà trường và giáo viên chủ nhiệm tích<br />
cực tuyên truyền cho PHHS thấy được vị trí, vai trò quan<br />
trọng của gia đình đối với việc hình thành văn hóa môi<br />
trường cho HS; trách nhiệm của PHHS trong việc phối<br />
hợp với nhà trường, xã hội để GD HS. Nhà trường kết<br />
hợp cùng với các lực lượng xã hội và huy động cán bộ,<br />
giáo viên, PHHS tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa,<br />
<br />
Số liệu ở bảng trên cho thấy, nhà trường đã có nhận<br />
thức khá tốt về xác định đúng ý nghĩa của công tác phối<br />
hợp, thực hiện việc huy động các LLGD tham gia vào<br />
hoạt động GDMT cho HS tiểu học khá thường xuyên và<br />
đạt được hiệu quả khá cao. Song, việc xây dựng kế hoạch<br />
phối hợp, xác định cụ thể nội dung, trách nhiệm và xây<br />
dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường với các LLGD<br />
trong hoạt động GDMT cho HS tuy có quan tâm thực<br />
hiện nhưng chưa thường xuyên, có khi không thực hiện<br />
nên hiệu quả chưa cao.<br />
2.5. Giải pháp quản lí công tác phối hợp trong hoạt<br />
động giáo dục môi trường cho học sinh ở một số trường<br />
tiểu học tại TP. Đà Nẵng<br />
Từ thực trạng QL sự phối hợp giữa nhà trường với<br />
LLGD ngoài nhà trường đã phân tích ở trên, để tăng<br />
cường hiệu quả công tác phối hợp trong hoạt động<br />
GDMT cho HS ở một số trường tiểu học tại TP. Đà<br />
Nẵng, cần thực hiện đồng bộ một số giải pháp sau:<br />
2.5.1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công<br />
tác phối hợp, xác định vai trò, nhiệm vụ, ý thức trách<br />
<br />
7<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 5-8; 39<br />
<br />
dã ngoại để HS được trải nghiệm, qua đó góp phần<br />
GDMT cho HS.<br />
2.5.2. Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường - gia<br />
đình và xã hội trong hoạt động giáo dục môi trường cho<br />
học sinh<br />
GD HS là trách nhiệm chung của toàn xã hội nhưng<br />
nhà trường với vai trò chủ đạo, có trách nhiệm xây dựng<br />
kế hoạch phối hợp thống nhất các LLGD; tham mưu với<br />
các cấp lãnh đạo như Sở GD-ĐT, Quận uỷ, UBND quận<br />
để nhận được sự hỗ trợ cho kế hoạch đã xây dựng có tính<br />
khả thi. Khi xây dựng kế hoạch phối hợp GDMT cho HS<br />
thì cần lấy ý kiến của các LLGD trong và ngoài nhà<br />
trường nhằm cùng thống nhất các nội dung trong kế<br />
hoạch. Sau đó, nhà trường cần tổ chức triển khai đến các<br />
thành viên trong nhà trường, các lực lượng phối hợp để<br />
hiểu đầy đủ kế hoạch và cùng nhau thực hiện.<br />
Bản kế hoạch cần: xác định rõ vai trò, tầm quan trọng<br />
của công tác GDMT HS, sự cần thiết của việc phối hợp<br />
các LLGD; nêu rõ mục tiêu, nội dung, cách thức tiến<br />
hành, các điều kiện đảm bảo cho việc thực hiện kế hoạch<br />
và kết quả cần đạt tới. Về mục tiêu: Xây dựng một kế<br />
hoạch cụ thể, có tính khả thi và có tính hiệu quả cao,<br />
nhằm định hướng việc tổ chức và QL các hoạt động phối<br />
hợp. Về nội dung: căn cứ vào tình hình kinh tế - chính trị<br />
- xã hội của địa phương; bám sát phương hướng phát<br />
triển của nhà trường; căn cứ vào kế hoạch thực hiện<br />
nhiệm vụ của từng năm học, dựa vào những nội dung<br />
GDMT, vào ý thức BVMT của HS nhà trường và kết quả<br />
phối hợp giữa các LLGD trong thời gian qua, hiệu trưởng<br />
đề ra nội dung của hoạt động phối hợp trong thời gian<br />
tới; xác định rõ nội dung, biện pháp, hình thức tổ chức,<br />
thời gian, địa điểm tổ chức, các lực lượng tham gia và<br />
người chỉ đạo hoạt động phối hợp. Trong kế hoạch cần<br />
nêu rõ nguồn kinh phí, các phương tiện vật chất hỗ trợ<br />
cho hoạt động phối hợp sẽ được trích ra từ đâu, huy động<br />
từ nguồn nào, việc kiểm tra, đánh giá sự phối hợp sẽ được<br />
tiến hành như thế nào?... Về cách thức tiến hành: sau khi<br />
xác định được mục tiêu, nội dung, các điều kiện khách<br />
quan và chủ quan tác động đến tính khả thi của kế hoạch,<br />
hiệu trưởng tiến hành xây dựng Dự thảo kế hoạch phối<br />
hợp giữa các LLGD để GDMT cho HS. Sau khi đã xin ý<br />
kiến đóng góp của các LLGD để chỉnh sửa cho phù hợp,<br />
Dự thảo nói trên được đưa ra Hội đồng GD nhà trường<br />
thông qua và đưa vào thực hiện.<br />
2.5.3. Thống nhất mục tiêu, nội dung, phương pháp, hình<br />
thức tổ chức phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã<br />
hội để giáo dục môi trường cho học sinh<br />
Thống nhất mục tiêu, nội dung, hình thức tổ chức<br />
phối hợp giữa các LLGD, đảm bảo sự thống nhất trong<br />
nhận thức và hành động đối với vấn đề môi trường là một<br />
<br />
điều kiện cần thiết để từ đó tác động đến nhận thức, hành<br />
vi của HS, dần dần hình thành ở HS văn hóa môi trường.<br />
Muốn vậy, nhà trường cần thống nhất các nội dung<br />
GDMT cho HS tiểu học ở nhà, khi đến trường và khi đi<br />
ra ngoài xã hội; trao đổi phương pháp GD và xây dựng<br />
được những hình thức phối hợp GD đa dạng, phong phú<br />
giữa nhà trường với các LLGD.<br />
Tại nhà trường, mục tiêu, nội dung, phương pháp và<br />
hình thức GDMT được thực hiện theo các văn bản quy<br />
định, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT. Song, để hình thành ý<br />
thức môi trường, cần có sự tham gia của gia đình và xã<br />
hội. Gia đình và xã hội nắm vững mục tiêu, nội dung<br />
GDMT cho cấp tiểu học, từ đó cùng với nhà trường phối<br />
hợp hiệu quả. GDMT thông qua trải nghiệm, hoạt động<br />
ngoại khóa, dã ngoại, tham quan, nghiên cứu khoa học,<br />
khám phá... là những hình thức đem lại hiệu quả cao<br />
trong GDMT và cần có sự tham gia phối kết hợp giữa<br />
Nhà trường - Gia đình - Xã hội.<br />
Muốn tạo ra sự thống nhất mục tiêu, nội dung, hình<br />
thức tổ chức phối hợp, cần thực hiện tốt một số công việc<br />
sau: mỗi năm học, nhà trường tổ chức một số hội nghị<br />
liên quan đến vấn đề GD nói chung và GDMT nói riêng<br />
với sự tham gia của các thành viên trong hội đồng GD<br />
nhà trường và tuỳ theo nội dung của từng hội nghị có thể<br />
mời thêm đại biểu của các LLGD tham dự. Các hội nghị<br />
tập trung vào việc quán triệt về mục tiêu của GD cấp tiểu<br />
học, trong đó tăng cường GDMT HS là một nhiệm vụ<br />
cần thiết. Tại hội nghị đầu năm học với các thành phần<br />
như đã nêu trên, hiệu trưởng sẽ trình bày kế hoạch GD<br />
nói chung và kế hoạch phối hợp giữa các LLGD để<br />
GDMT HS nói riêng. Hội nghị sẽ thống nhất thông qua<br />
nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức phối hợp<br />
giữa các LLGD.<br />
2.5.4. Xây dựng cơ chế phối hợp để duy trì mối liên hệ<br />
thường xuyên, chặt chẽ trong tổ chức thực hiện<br />
Giữa nhà trường và gia đình có thể phối hợp thông<br />
qua Ban đại diện PHHS hoặc thông qua giáo viên chủ<br />
nhiệm, có thể gặp gỡ trực tiếp, qua điện thoại, sổ liên lạc<br />
truyền thống hoặc điện tử, các buổi họp PHHS để thông<br />
báo kịp thời cho gia đình về tình hình học tập, rèn luyện<br />
và những vấn đề liên quan đến HS.<br />
Sự phối trong công tác GDMT cho HS có thể được<br />
tiến hành thông qua định kì họp giao ban giữa nhà trường<br />
với chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị - xã hội<br />
trên địa bàn. Đặc biệt, giữa nhà trường và địa phương cần<br />
có quy chế phối hợp trong việc xây dựng và bảo vệ môi<br />
trường xanh - sạch - đẹp trong và ngoài nhà trường thông<br />
qua các hoạt động chủ điểm như “Ngày chủ nhật xanh”,<br />
“Cổng trường sạch - đẹp”, “Ngày công dân toàn cầu”...<br />
(Xem tiếp trang 39)<br />
<br />
8<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 36-39<br />
<br />
dung, các bài kiểm tra, đánh giá nên được tăng cường các<br />
phần thuộc loại nhận thức bậc cao trong bảng xếp loại<br />
Bloom, như: áp dụng, phân tích, tổng hợp và thẩm định<br />
nhằm giúp SV chú ý suy luận, nghiên cứu, phân tích, giải<br />
quyết vấn đề thường xuyên trong quá trình học tập, chấm<br />
dứt tình trạng “học vẹt”, “học tủ”, hay “dùng phao” để<br />
gian lận trong thi cử. Muốn vậy, GV cần khuyến khích<br />
SV tham khảo nhiều tài liệu khi làm bài ở nhà, có thể cho<br />
SV hợp tác theo nhóm hay sử dụng tài liệu trong các kì<br />
thi giữa học kì và cuối khóa.<br />
3. Kết luận<br />
Quá trình thực hiện phương thức đào tạo theo HCTC<br />
học phần NNLCB của chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trường<br />
Đại học Hạ Long còn nhiều khó khăn; song với sự cố<br />
gắng nỗ lực không ngừng của các GV trong tổ bộ môn<br />
và sự chỉ đạo sát sao của lãnh đạo nhà trường, những<br />
thành công bước đầu là tín hiệu khả quan khẳng định<br />
những lợi ích của hình thức đào tạo này phù hợp với<br />
người học, với xã hội và xu hướng giáo dục của thế giới.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Ban Chấp hành Trung ương (2005). Nghị quyết số<br />
14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 về việc đổi mới<br />
căn bản, toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai<br />
đoạn 2006-2020.<br />
[2] Bộ GD-ĐT (2007). Quyết định số 43/2007/QĐBGDĐT về việc ban hành Quy chế đào tạo đại học<br />
và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ.<br />
[3] Phạm Thị Loan (2014). Bài học kinh nghiệm qua 4<br />
năm thực hiện đào tạo theo hệ thống tín chỉ tại khoa<br />
Giáo dục Mầm non Trường Đại học Hải Phòng. Tạp<br />
chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí<br />
Minh, số 57, tr 60-65.<br />
[4] Bộ GD-ĐT (2012). Giáo trình Những nguyên lí cơ<br />
bản của chủ nghĩa Mác-Lênin. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (2007). Tài liệu hướng dẫn dạy học, học<br />
tập các môn khoa học Mác-Lênin và Tư tưởng Hồ<br />
Chí Minh.<br />
[6] Phan Trọng Ngọ (2005). Dạy học và phương pháp<br />
dạy học trong nhà trường. Trường Đại học Sư phạm<br />
TP. Hồ Chí Minh.<br />
QUẢN LÍ CÔNG TÁC PHỐI HỢP...<br />
(Tiếp theo trang 8)<br />
GD HS tại nhà trường là một quá trình không liên tục<br />
về cả mặt thời gian và không gian, vì thời gian nhà trường<br />
QL HS chỉ ở mức độ nhất định. Vì vậy, nhà trường cần<br />
<br />
39<br />
<br />
kết hợp với các lực lượng xã hội trong việc GD HS. Để<br />
làm tốt điều này, nhà trường cần tích cực vận động<br />
PHHS, các lực lượng xã hội ở địa phương tham gia GD<br />
HS theo kế hoạch chung của nhà trường. Điều này rất<br />
quan trọng vì chỉ khi hiểu rõ vai trò của sự phối hợp, sự<br />
cần thiết phải tạo ra tính thống nhất và liên tục của quá<br />
trình GD thì PHHS, các lực lượng xã hội sẽ tự giác tham<br />
gia vào quá trình GD do nhà trường đề ra.<br />
3. Kết luận<br />
Trong lí luận cũng như trong thực tiễn GD, sự thống<br />
nhất tác động GD từ nhà trường, gia đình và xã hội được<br />
xem là vấn đề có tính nguyên tắc đảm bảo cho mọi hoạt<br />
động GD có điều kiện đạt hiệu quả tốt. Vì vậy, trong công<br />
tác QL GD, nhà QL cần quan tâm QL sự phối hợp giữa<br />
nhà trường với các LLGD ngoài nhà trường. Sự phối hợp<br />
giữa các LLGD là một yếu tố rất quan trọng, quyết định<br />
chất lượng GD nói chung, chất lượng GDMT nói riêng.<br />
Nếu hiệu trưởng QL tốt sự phối hợp thì công việc QL sẽ<br />
gặp nhiều thuận lợi và ngược lại; vì vậy, nhà QL cần xác<br />
định các kênh phối hợp trong quá trình QL của mình.<br />
Thực tiễn công tác phối hợp trong hoạt động GD<br />
môi trường cho HS tiểu học TP. Đà Nẵng cho thấy, việc<br />
nâng cao nhận thức về quản lí công tác phối hợp, xây<br />
dựng kế hoạch phối hợp, xác định cụ thể nội dung, trách<br />
nhiệm và xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và<br />
các lực lượng giáo dục khác là rất quan trọng. Thực hiện<br />
đồng bộ, thống nhất và liên tục các giải pháp quản lí<br />
công tác phối hợp trong hoạt động GDMT là điều kiện<br />
giúp nâng cao hiệu quả GDMT cho HS tiểu học trên địa<br />
bàn TP. Đà Nẵng.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Nguyễn Hữu Dực - Vũ Thu Hương - Nguyễn Thị<br />
Vân Hương - Nguyễn Thị Thấn (2003). Giáo dục<br />
môi trường trong trường tiểu học. NXB Giáo dục.<br />
[2] Trần Thị Hương (2014). Giáo dục học phổ thông.<br />
NXB Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.<br />
[3] Nguyễn Dược (1986). Giáo dục bảo vệ môi trường<br />
trong nhà trường. NXB Giáo dục.<br />
[4] Hà Nhật Thăng - Lê Tiến Hùng (1995). Tổ chức hoạt<br />
động giáo dục. NXB Giáo dục.<br />
[5] Bộ GD-ĐT (1998). Các hướng dẫn chung về giáo<br />
dục môi trường dành cho người đào tạo giáo viên<br />
trường tiểu học. Dự án quốc gia VIE/95/041.<br />
[6] Bùi Minh Hiền (chủ biên, 2005). Quản lí giáo dục.<br />
NXB Đại học Sư phạm.<br />
[7] Bộ GD-ĐT. Chỉ thị số 02/2005/CT-BGDĐT ngày<br />
31/01/2005 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Về việc tăng<br />
cường công tác giáo dục bảo vệ môi trường.<br />
<br />