TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 139<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
QUẢN LÍ ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN<br />
DỰA VÀO NĂNG LỰC - CÁCH TIẾP CẬN HIỆU QUẢ<br />
TRONG QUẢN LÍ VÀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC<br />
<br />
Vũ Tiến Dũng<br />
Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội<br />
<br />
Tóm tắt: Quản lí dựa vào năng lực là cách tiếp cận thực chất và hiệu quả trong quản lí<br />
nguồn nhân lực hay quản lí nhân sự. Quản lý đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực sẵn có<br />
của họ là phương thức hữu hiệu nhằm phát huy thế mạnh của nguồn lực này trong bối<br />
cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Bài viết đưa ra một số trao đổi về bản chất và nguyên<br />
tắc của việc quản lý đổi ngũ giảng viên dựa vào năng lực.<br />
Từ khóa: Quản lí; giảng viên; phát triển; tiếp cận; năng lực<br />
<br />
Nhận bài ngày 08.7.2019; gửi phản biện, chỉnh sửa và duyệt đăng ngày 08.8.2019<br />
Liên hệ tác giả: Vũ Tiến Dũng; Email: dungmt71@gmail.com<br />
<br />
<br />
1. MỞ ĐẦU<br />
Trong bối cảnh đẩy mạnh đổi mới giáo dục nói chung, phát triển giáo dục đại học nói<br />
riêng hiện nay, đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về quản lí đội ngũ giảng viên theo<br />
tiếp cận quản lí nguồn nhân lực; về dạy học, giáo dục, đào tạo theo tiếp cận năng lực [1],<br />
[2], [3], [5]... Nhiều đề tài, bài báo khoa học về quản lí giáo dục có đề cập đến công tác<br />
quản lí, song tiếp cận năng lực lại là định hướng của dạy học hay đào tạo chứ không phải<br />
của quản lí hay quản lí giáo dục, quản lí nhân sự. Cũng có nhiều đề tài nghiên cứu quản lí<br />
đào tạo theo tiếp cận năng lực, nhưng không phải là tiếp cận dưới góc độ quản lí, mà là tiếp<br />
cận trong dạy học. Vấn đề quản lí nhân sự theo tiếp cận năng lực hay quản lí nhân sự dựa<br />
vào năng lực trong nhà trường chưa được nghiên cứu cụ thể. Coi quản lí đội ngũ giảng viên<br />
dựa vào năng lực là một cách tiếp cận hiệu quả, bài viết trao đổi thêm về bản chất, vai trò<br />
của quản lí dựa vào năng lực trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, giúp giảng<br />
viên phát triển năng lực nghề nghiệp dựa vào chính tiềm năng của mình.<br />
<br />
2. NỘI DUNG<br />
<br />
2.1. Quản lí đội ngũ giảng viên<br />
Quản lí đội ngũ giảng viên là một trong những nhiệm vụ quản lí giáo dục và quản lí<br />
nhà trường. Đặng Thành Hưng [6] xem quản lí là một dạng lao động đặc biệt nhằm gây<br />
140 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
ảnh hưởng, điều khiển, phối hợp lao động của người khác hoặc của nhiều người khác<br />
trong cùng tổ chức hoặc cùng công việc nhằm thay đổi hành vi và ý thức của họ, định<br />
hướng và tăng hiệu quả lao động của họ, để đạt mục tiêu của tổ chức hoặc lợi ích của<br />
công việc cùng sự thỏa mãn của những người tham gia. Từ quan niệm và khái niệm đội<br />
ngũ giảng viên - nguồn nhân lực giảng dạy ở trường cao đẳng, đại học - trên, có thể xác<br />
định khái niệm quản lí đội ngũ giảng viên như sau:<br />
Quản lí đội ngũ giảng viên là quản lí nhân sự và nguồn nhân lực giảng dạy, nghiên<br />
cứu khoa học và tham gia tư vấn khoa học kỹ thuật trong nhà trường theo luật định, chính<br />
sách nghề nghiệp, qui chế tổ chức và chuyên môn của nhà nước cũng như những qui định<br />
cụ thể của mỗi nhà trường trong điều kiện tự chủ và chịu trách nhiệm.<br />
Quản lí đội ngũ giảng viên thực hiện các chức năng chủ yếu sau:<br />
Định hướng hoạt động và phương hướng phát triển của tập thể và mỗi thành viên<br />
trong bộ máy giảng dạy của trường.<br />
Tạo điều kiện thuận lợi để sẵn sàng thay đổi cơ cấu, cải thiện chất lượng và hiệu quả<br />
hoạt động của đội ngũ giảng viên và cá nhân mỗi giảng viên khi cần thiết hoặc khi bước<br />
vào nhiệm vụ mới.<br />
Tạo ra sự phát triển trong cơ cấu, chất lượng và trình độ chuyên môn của đội ngũ<br />
giảng viên nói chung của trường và của mỗi giảng viên sau chu kỳ hay giai đoạn nhất định,<br />
tùy theo tầm nhìn và mục tiêu của nhà trường.<br />
<br />
2.2. Quản lí dựa vào năng lực<br />
Trong giáo dục, khái niệm “năng lực” (competency) được hiểu là thuộc tính cá nhân<br />
có bản chất sinh học, tâm lí và xã hội cho phép cá nhân thực hiện thành công hoạt động<br />
nhất định, đạt kết quả mong muốn trong những điều kiện cụ thể của dạy học hay giáo dục.<br />
Cũng theo Đặng Thành Hưng [4], [8] năng lực có cấu trúc phức tạp, song những thành tố<br />
cơ bản tạo nên cơ sở cấu trúc của nó gồm tri thức, kĩ năng và hành vi biểu cảm (thái độ).<br />
Đương nhiên trong mỗi thành tố này đã tích hợp nhiều yếu tố sinh học, tâm lí và văn hóa<br />
cá nhân. Năng lực không đơn giản là tri thức, thái độ và kĩ năng gộp lại mà phải qua trải<br />
nghiệm và làm việc mới có năng lực.<br />
Quản lí dựa vào năng lực hay còn gọi là cách tiếp cận (approach) là thuật ngữ thường<br />
được sử dụng trong khoa học và hoạt động thực tiễn. Khoa học quản lí mô tả rất nhiều cách<br />
tiếp cận có thể sử dụng trong thực tiễn quản lí. Trong đó có một số tiếp cận thích hợp với<br />
quản lí giáo dục. Do đó tiếp cận trong quản lí giáo dục là khái niệm chỉ con đường, cách<br />
thức, lí thuyết, quan điểm, phương pháp, mô hình quản lí chung được sử dụng để nghiên<br />
cứu hay xử lí nhiệm vụ quản lí nhất định có liên quan đến vấn đề khoa học quản lí giáo<br />
dục hay công tác thực tiễn quản lí giáo dục mà chủ thể quan tâm giải quyết [7].<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 141<br />
<br />
Quản lí đội ngũ giảng viên theo tiếp cận năng lực hay nói cách khác là quản lí đội ngũ<br />
giảng viên dựa vào năng lực là kiểu quản lí có tính 2 mặt: 1) Dựa vào năng lực của nhà<br />
giáo; 2) Phát triển năng lực của nhà giáo. Cả hai mặt này đều cần được quan tâm và khai<br />
thác tích cực để làm nền tảng, làm chỗ dựa của quản lí. Kết quả trước mắt và lâu dài của<br />
quản lí phải dựa vào năng lực của nhà giáo và phụ thuộc sự phát triển năng lực của họ.<br />
<br />
2.3. Bản chất và vai trò của quản lí dựa vào năng lực<br />
Quản lí dựa vào năng lực có những vai trò sau:<br />
Vai trò chuyên môn hóa nhiệm vụ: Nhờ dựa vào năng lực, nhà quản lí có thể thiết<br />
lập và phát triển những cá nhân hay tổ, đội trong bộ máy nhân sự có chức năng chuyên<br />
môn hóa đáp ứng tốt nhất nhiệm vụ nhất định. Như thế sẽ tránh được chồng chéo nhiệm vụ<br />
và lãng phí nguồn lực. Người giảng viên có năng lực rõ ràng là A thì giao cho nhiệm vụ A.<br />
Khi thực hiện tốt nhiệm vụ thì năng lực đó của cá nhân hay nhóm sẽ càng được cải thiện và<br />
phát triển cao hơn. Nếu giao việc B thì lãng phí lao động, nguồn lực, không những hỏng<br />
việc và còn làm hỏng chuyên môn của họ, chưa nói đến phát triển năng lực.<br />
Vai trò chuyên nghiệp hóa tay nghề: Khi quản lí dựa vào năng lực, nhà quản lí sẽ tạo<br />
dần văn hóa làm việc chuyên nghiệp trong nhà trường, tránh được bất hòa, tranh chấp, họp<br />
hành sự vụ không cần thiết và lãng phí thì giờ. Ai cũng biết rõ điểm mạnh, điểm yếu của<br />
mình không cần đôi co, khoái thác khi nhận việc, lĩnh trách nhiệm hay khi thực hiện nhiệm<br />
vụ. Tính chuyên nghiệp chính là yếu tố quan trọng của ngành giáo dục nước ta hiện nay, từ<br />
mầm non lên đến các cấp đào tạo sau đại học. Khi đã có tính chuyên nghiệp hóa tay nghề<br />
thì không phải chi phí nguồn lực bồi dưỡng liên miên vì tự họ sẽ học tập, rèn luyện một<br />
cách hiệu quả.<br />
Vai trò tạo lập môi trường học hỏi trong trường: Tiếp cận năng lực giúp nhà quản lí<br />
phân hóa nhân sự thành các nhóm có khác biệt về năng lực và giúp mỗi người bổ khuyết<br />
những điểm yếu, phát huy những điểm mạnh. Điều này khi đã thành hệ thống sẽ tạo ra môi<br />
trường hợp tác và học hỏi lành mạnh và năng động. Mọi người sẽ chủ động chia sẻ, chỉ bảo<br />
nhau học tập, rèn luyện. Ai hơn mình cái gì thì mình học cái đó. Mình có thể hỗ trợ ai học<br />
tập thêm điều gì thì sẵn sàng. Khi đó cũng bớt đi những tính toán thiệt hơn bởi vì khi nhà<br />
trường là một tổ chức học hỏi thì văn hóa học tập là một nét bền vững, nền tảng của sự<br />
phát triển đúng đắn và lâu dài. Môi trường học hỏi cao tất nhiên luôn có hòa khí và động<br />
lực làm việc, khó nảy ra những xung đột căng thẳng mà chỉ có những khác biệt văn hóa.<br />
Những khác biệt đó rất có ích cho tập thể trong phát triển.<br />
<br />
2.4. Quản lí dựa vào năng lực nhằm phát triển năng lực nghề nghiệp<br />
Trong quản lí đội ngũ giảng viên, tiếp cận năng lực cho phép nhà quản lí tạo ra những<br />
cơ hội và điều kiện để giúp nhà giáo phát triển năng lực nghề nghiệp của mình dựa vào<br />
142 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
chính tiềm năng và năng lực nền tảng đã có của chính nhà giáo. Như vậy, tác động của<br />
việc quản lí dựa vào năng lực giúp mỗi giảng viên, bên cạnh việc trực tiếp đảm bảo giảng<br />
dạy tốt, còn tạo ra nhu cầu và động lực giúp họ phát triển năng lực nghề nghiệp của mình<br />
trong dạy học [4]. Khi đó vai trò của tiếp cận năng lực là:<br />
Động viên, khuyến khích giảng viên và hoạt động dạy học: Do dựa vào năng lực của<br />
giảng viên mà quản lí nên tiền đề phát triển năng lực của họ luôn sẵn sàng. Người giảng<br />
viên sở trường việc A thì được giao việc A nên họ sẽ thành công. Thành công là yếu tố<br />
thúc đẩy nhu cầu cải thiện hoạt động và nâng đỡ toàn bộ sức mạnh của con người. Quản lí<br />
hướng tới phát triển năng lực của giảng viên nên làm cho giảng viên thấy triển vọng nghề<br />
nghiệp là tốt đẹp, luôn cảm nhận được mình liên tục tiến bộ và được quan tâm. Cách làm<br />
này cũng khuyến khích cạnh tranh lành mạnh về chuyên môn, giúp dạy học thêm động lực<br />
để tiến bộ.<br />
Hỗ trợ phát triển bền vững: Theo tiếp cận năng lực, giữa năng lực của giảng viên và<br />
nhiệm vụ của họ luôn có quan hệ cân xứng. Năng lực nền tảng (kinh nghiệm) luôn được<br />
xem xét, cải thiện và nâng cao; đồng thời các nhiệm vụ hay yêu cầu mới được giao lại vừa<br />
tầm họ. Đây là cơ sở của phát triển bền vững về nghề nghiệp và công việc. Luôn có cầu nối<br />
liên tục giữa năng lực nền tảng và năng lực mới rèn luyện mà có, nên sự phát triển nghề<br />
nghiệp của giảng viên bền vững, không gián đoạn, không chắp vá manh mún.<br />
Phát huy sáng tạo và tự bồi dưỡng của giảng viên: Quản lý giảng viên dựa vào phát<br />
triển năng lực đương nhiên tạo ra kì vọng khiến họ tự giác học tập, rèn luyện và khao khát<br />
sáng tạo nghề nghiệp. Đó là biểu hiện của nhu cầu tự khẳng định. Xuất phát từ nhu cầu tự<br />
khẳng định, con người nói chung tự giác trong mọi việc, từ suy nghĩ đến hành động. Họ<br />
không dễ bó tay buông xuôi công việc. Không một người làm nghề nào lại không có khát<br />
vọng giỏi nghề. Nhưng để có được giá trị đó thì phải hơn người. Muốn hơn người phải<br />
sáng tạo, không lặp lại các tiền lệ mà người ta đã làm. Đây là logic rất tự nhiên khi nhà<br />
giáo được vun đắp về năng lực thì họ sẽ luôn nỗ lực biểu hiện năng lực đó trong dạy học.<br />
<br />
2.5. Nguyên tắc quản lí đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực<br />
Kết hợp quản lí và tự quản lí: Trên thực tế, trong phạm vi quản lí nhà trường nói<br />
chung hay quản lí nhân sự nói riêng, nhà quản lí chỉ có thể quản lí được những biểu hiện<br />
bên ngoài của giảng viên dưới quyền mình. Chủ thể thực sự quản lí những gì người giảng<br />
viên nghĩ và làm là chính họ chứ không phải tổ trưởng hay giám hiệu. Nguyên tắc kết hợp<br />
quản lí của cấp trên và tự quản lí của giảng viên đòi hỏi tác động quản lí phải đến được ý<br />
thức và hành vi của mỗi giảng viên, điều mà các cấp quản lí trên không thể nào làm nổi<br />
nếu không coi trọng khả năng và tính sẵn sàng tự quản lí của họ. Khi các giảng viên chủ<br />
động trong tự quản lí (chỉ chính họ biết rõ hơn bất cứ ai rằng họ làm gì, nghĩ gì và thực lực<br />
TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 33/2019 143<br />
<br />
năng lực của họ ra sao, họ đang cần gì) thì quản lí của cấp trên mới thực sự có hiệu quả<br />
Error! Reference source not found..<br />
Huy động sự tham gia và hợp tác của giảng viên: Tiếp cận năng lực đòi hỏi quản lí<br />
đội ngũ giảng viên phải tạo ra cơ chế và môi trường tham gia, hợp tác rộng rãi cho tất cả<br />
mọi thành viên. Vì vậy, việc giải quyết những vấn đề chuyên môn từ góc độ quản lí cần<br />
dựa vào việc huy động nhiều ý tưởng, nhiều sáng kiến khác nhau từ mọi người để có nhiều<br />
cơ hội hơn khi lựa chọn giải pháp. Chỉ có quản lí nhân sự giỏi mới giúp hạn chế những<br />
xung đột, nâng cao hòa khí và tính hợp tác trong tập thể. Nhưng hợp tác tốt hay không là<br />
do quản lí nhân sự có hiệu quả hay không Error! Reference source not found..<br />
Khuyến khích nhu cầu và sự phát triển năng lực của giảng viên: Nguyên tắc này liên<br />
quan trực tiếp đến văn hóa học tập và tính chuyên nghiệp của giảng viên cũng như của hoạt<br />
động dạy học. Vậy nên phải bằng mọi cách, đặc biệt là kiên trì, khơi dậy và phát triển nhu<br />
cầu học tập của đội ngũ giảng viên để phát triển nghề nghiệp. Dưới ảnh hưởng của quản lí<br />
mà người giảng viên thỏa mãn với sự phát triển nghề nghiệp của mình và thành tựu giảng<br />
dạy của mình thì tín nhiệm của nhà trường càng tăng lên. Điều đó giúp tạo nên niềm tin<br />
của đội ngũ giảng viên vào cán bộ quản lí và đồng nghiệp.<br />
Đảm bảo sự thích ứng với năng lực của giảng viên: Nguyên tắc này nhắc đến vai trò<br />
chuyên môn hóa, chuyên nghiệp hóa của tiếp cận năng lực và là nguyên tắc then chốt. Khi<br />
việc quá tầm, người ta không làm được. Thất bại làm người ta nhụt chí. Khi nhụt chí rồi lại<br />
càng sợ thất bại. Sợ thất bại thì sẽ làm theo thói quen. Vòng luẩn quẩn ấy làm cho người<br />
giảng viên cùn mòn tay nghề và khát vọng nghề nghiệp rất nhanh. Cho nên giao việc, nhất<br />
là nhiệm vụ mới, nhiều vấn đề, thách thức cần phải cân nhắc. Người quản lý cần có tầm<br />
nhìn và sự tiên liệu để bảo đảm giao nhiệm vụ đúng người, đúng việc. Chỉ khi đó giảng<br />
viên mới được kích hoạt đầy đủ năng lực sẵn có, sẵn sàng vượt qua thách thức, phát triển<br />
cao hơn; đồng thời họ cũng tích lũy được kinh nghiệm quí để chia sẻ với người khác<br />
Error! Reference source not found..<br />
<br />
3. KẾT LUẬN<br />
Quản lí đội ngũ giảng viên dựa vào năng lực là quá trình có nhiều khác biệt so với<br />
cách quản lí thông thường. Nó có sự kết hợp hài hòa quản lí nguồn nhân lực, quản lí theo<br />
tiếp cận năng lực và tiếp cận hệ thống, trong đó tiếp cận năng lực là cốt lõi. Những tiếp cận<br />
đó làm nền tảng để xác định bản chất, nguyên tắc, nội dung quản lí nhân sự, đảm bảo tính<br />
định hướng rõ ràng và hợp lí cho các biện pháp quản lí đội ngũ giảng viên dựa vào năng<br />
lực ở các trường đại học, cao đẳng nước ta hiện nay.<br />
144 TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Cao Danh Chính (2012), “Dạy học theo tiếp cận năng lực thực hiện ở các trường đại học sư<br />
phạm kĩ thuật”, - Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.<br />
2. Nguyễn Hữu Lam (2010), “Phát triển ngăng lực giảng viên nhằm nâng cao chất lượng giáo<br />
dục và đào tạo trong các trường đại học và cao đẳng trong điều kiện toàn cầu hóa và bùng nổ<br />
tri thức”, - Nguồn htpp://www.cend.ueh.edu.vn<br />
3. Nguyễn Ngọc Hùng (2006), “Các giải pháp đổi mới quản lí dạy học thực hành theo tiếp cận<br />
năng lực thực hiện cho sinh viên sư phạm kĩ thuật”, - Luận án Tiến sĩ, Đại học Quốc gia<br />
Hà Nội.<br />
4. Đặng Thành Hưng (2012), “Năng lực và giáo dục theo tiếp cận năng lực”, Tạp chí Quản lí<br />
giáo dục, số 43.<br />
5. Phạm Thành Nghị (2008), Nghiên cứu việc bồi dưỡng cán bộ giảng dạy đại học và giáo viên<br />
dạy nghề, - Đề tài KHCN cấp Bộ.<br />
6. Đặng Thành Hưng (2010),“Bản chất của quản lí giáo dục”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 60.<br />
7. Đặng Thành Hưng (2014), Tiếp cận quản lí giáo dục hiện đại, - Nxb Đại học Sư phạm<br />
Hà Nội.<br />
8. Đặng Thành Hưng (2016), “Mô hình năng lực của nhà giáo hiện đại”, Tạp chí Khoa học dạy<br />
nghề, số 28-29.<br />
<br />
<br />
MANAGING LECTURERS BASED-ON THEIR CAPACITY –<br />
AN EFFECTIVE APPROACH TO HUMAN<br />
RESOURCES MANAGEMENT<br />
<br />
Abstract: Management based on competency is an effective approach to human resource<br />
management or personnel management. It is an appropriate management measures<br />
aiming to uphold both strong and weak sides of the lecturers in the context of current<br />
education innovation. The article points out some suggestions on nature and rules of<br />
personnel management based on competency.<br />
Keywords: Management; lecturers; development; approach; competency<br />