intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý, chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

Chia sẻ: Than Kha Tu | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

255
lượt xem
117
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bản thân nhiệt độ cơ thể gà đã xấp xỉ 410C, mặc dù nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm không đồng nhất, nhiệt độ cao giúp gà đền bù về tổn thất nhiệt, ngoài ra gà còn phải chịu tổn thất nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt lưu thông máu trong cơ thể nhất là đến các bộ phận như cánh, cổ, chân vì vậy mà người ta gọi đây là cơ chế PV (peripherial vasolidation)

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý, chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực

  1. Quản lý, chăn nuôi gà giò trong thời tiết nóng nực Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn Vì sao công nghệ chăn nuôi gà lại có liên quan đến nhiệt độ? Bản thân nhiệt độ cơ thể gà đã xấp xỉ 410C, mặc dù nhiệt độ giữa ban ngày và ban đêm không đồng nhất, nhiệt độ cao giúp gà đền bù về tổn thất nhiệt, ngoài ra gà còn phải chịu tổn thất nước, đây cũng là cơ chế giúp gà điều phối nhiệt, lưu thông máu trong cơ thể nhất là đến các bộ phận như cánh, cổ, chân vì vậy mà người ta gọi đây là cơ chế PV (peripherial vasolidation), nó có nhiệm vụ làm tăng lưu lượng máu tuần hoàn, đưa nhiệt từ trong cơ thể ra ngoài bề mặt da vì vậy mà gà là loại động vật bị tổn thất nhiệt nhiều nhất. Hiệu ứng stress nhiệt ở gà Khi nhiệt độ tăng cao các hoạt động của cơ thể bắt đầu thay đổi, cánh rã, để giữ cho cơ thể không tổn thất nhiệt độ, giảm hoạt động, tăng lượng nước tích tụ và giảm ăn, 75% năng lượng trao đổi trong cơ thể chuyển thành nhiệt độ để đền bù tổn thất nhiệt vì vậy mà việc giảm ăn là yếu tố quan trọng để giữ an toàn cho cơ thể giảm stress nhiệt ở gà. Quản lý gia cầm trong môi trường nuôi trong nhà Để tạo ra môi trường chăn nuôi lý tưởng và giảm tổn thất nhiệt cơ thể cho gà cần chú ý đến các vấn đề sau: - Phải có hệ thống thông gió thích hợp trong khi trời nóng. - Có hệ thống thoát không khí nhiệt thải của gà. - Có hệ thống làm lạnh không khí vào chuồng.
  2. Phương pháp tối ưu nhất hiện nay là áp dụng kỹ thuật thông gió và bốc hơi kiểu đường hầm (Tunnelventilation), có tác dụng điều phối nhiệt độ vào chuồng nuôi. Quản lý mật độ Chỉ nên nuôi với số lượng vừa phải, không nên quá đông sẽ làm cho lượng SX nhiệt trong đàn gà tăng cao buộc phải tăng thêm chi phí cho thiết bị thông gió. Quản lý nước Trong mùa nóng cần cấp nước đủ cho gà, đặc biệt là nước sạch. Mức nước cung cấp cho gà tăng 6% nếu nhiệt độ môi trường tăng lên 10C cho đến ngưỡng 200C số lượng tăng trung bình 1,8 – 2 lần so với mức bình thường. Ngoài ra cần bổ sung 8 gam bicacbonatnatri (sodium bicarbonate) vào cho 100 lít nước uống hoặc 2,5g/kg thức ăn nhất là đối với gà giò. Cũng có thể bổ sung các loại vitamin và chất electrolytes. Về thức ăn Trong mùa nóng nên bổ sung dưỡng chất vào thức ăn để làm tăng tính tiêu hóa cho gà, cần chú ý tới các vấn đề sau: - Protein và axít amino: Nên tăng cường các loại dưỡng chất này để làm tăng tính tiêu hóa cho gà. - Năng lượng: Thức ăn nên tăng cường mỡ và các chất carbohydrate. Tăng thành phần tạo năng lượng cho gà để đền bù với mức tổn thất nhiệt. - Tăng cường vitamin và khoáng chất: Vitamin E, D, A, C, B2, axít amino để giúp gà chống chọi lại bệnh stress nhiệt. Những chú ý khác Khi nhiệt độ tăng gà thường có khả năng duy trì sự cân bằng giữa quá trình SX nhiệt và tổn thất nhiệt vì vậy mà phải giảm lượng ăn đầu vào. Theo hướng dẫn
  3. thì cứ nhiệt độ tăng 10C thì giảm 1,25% thức ăn và giảm khoảng 5% trong phạm vi 32 – 380C. Ngoài ra thức ăn phải đảm bảo: - Chất lượng tốt, dễ ăn, dễ tiêu hóa. - Thức ăn không được lưu giữ quá 1 tuần. - Cho gà ăn trong hoàn cảnh thuận lợi nhất, mát mẻ, sau 2 giờ phải SX được năng lượng. - Không nên cho gà ăn vào thời điểm nóng nhất trong ngày. - Nên cho gà ăn trong điều kiện ánh sáng vừa phải. - Không nên ở nơi nóng quá, sáng quá hay quá tối.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2