intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở: Mô hình phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phối hợp với các lực lượng giáo dục tại các trường trung học cơ sở (THCS). Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kỹ năng sống và hướng nghiệp, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là yếu tố then chốt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường trung học cơ sở: Mô hình phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục

  1. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM, HƯỚNG NGHIỆP TẠI CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ: MÔ HÌNH PHỐI HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG VÀ CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC Nguyễn Thị Thu Hường Ủy ban nhân dân Quận 10 – Thành phố Hồ Chí Minh Email: thuhuongkata@gmail.com Tóm tắt: Nghiên cứu này tập trung nghiên cứu và đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo hướng phối hợp với các lực lượng giáo dục tại các trường trung học cơ sở (THCS). Trong bối cảnh chương trình giáo dục phổ thông mới yêu cầu phát triển toàn diện cho học sinh cả về kiến thức, kỹ năng sống và hướng nghiệp, sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng là yếu tố then chốt. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát tại các trường THCS quận 10, thành phố Hồ Chí Minh, và thu thập ý kiến từ cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự cần thiết phải nâng cao nhận thức của các bên liên quan, đồng thời nhấn mạnh vai trò của giáo viên trong việc tổ chức và định hướng cho học sinh. Bên cạnh đó, việc xây dựng quy trình quản lý chặt chẽ và đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cũng là yếu tố quan trọng để nâng cao hiệu quả của các hoạt động này. Các khuyến nghị cụ thể về việc cải thiện sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo dục khác nhằm đạt được mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh. Từ khóa: Quản lý giáo dục, trải nghiệm, hướng nghiệp, trung học cơ sở, phối hợp giáo dục, mô hình quản lý. MANAGEMENT OF EXPERIENTIAL AND CAREERORIENTED ACTIVITIES IN LOWER SECONDARY SCHOOLS: A COLLABORATIVE MODEL BETWEEN SCHOOLS AND EDUCATIONAL FORCES Nguyen Thi Thu Huong The People's Committee of District 10, Ho Chi Minh City Abstract: This article focuses on the study and proposal of management measures for experiential and career-oriented activities in lower secondary schools through collaboration with educational forces. In the context of the new general education program, which requires comprehensive development for students in terms of knowledge, life skills, and career orientation, the collaboration between schools, families, and communities is essential. The study surveyed the management situation of experiential and career-oriented activities in lower secondary schools in District 10, Ho Chi Minh City, collecting feedback from school administrators, teachers, parents, and students on the necessity and feasibility of proposed management measures. The results highlight the need to raise awareness among all stakeholders, emphasizing the role of teachers in organizing and guiding students. Furthermore, establishing a systematic management process and investing in infrastructure and equipment are crucial to improving the effectiveness of these activities. The article concludes with specific recommendations for enhancing collaboration between schools and external educational forces to achieve the goal of comprehensive student development. Keywords: Educational management, experiential learning, career orientation, lower secondary school, educational collaboration, management model. Nhận bài: 09/8/2024 Phản biện: 12/9/2024 Duyệt đăng: 16/9/2024 I. MỞ ĐẦU Trong bối cảnh hiện đại, giáo dục không chỉ về bản thân, xã hội và nghề nghiệp tương lai [1]. tập trung vào việc cung cấp kiến thức lý thuyết mà Theo chương trình giáo dục phổ thông 2018, còn phải giúp học sinh phát triển kỹ năng sống, các trường THCS phải triển khai hoạt động trải tư duy sáng tạo và khả năng tự định hướng nghề nghiệm nhằm định hướng học sinh về giá trị sống nghiệp. Hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp và khả năng lựa chọn nghề nghiệp, từ đó chuẩn bị đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển toàn cho các em một tương lai chủ động và tự tin [2]. diện học sinh, giúp các em có nhận thức sâu sắc Để các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp 20 Tập 30, số 09 (tháng 09/2024)
  2. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC đạt được hiệu quả cao, công tác quản lý đóng vai chức và quản lý hoạt động này vẫn còn tồn tại trò then chốt. Việc tổ chức các hoạt động này nhiều bất cập. cần sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục như Theo khảo sát thực hiện trên 48 cán bộ quản lý nhà trường, gia đình, cộng đồng và doanh nghiệp và giáo viên tại các trường THCS quận 10, có đến [3]. Tại các trường THCS, quản lý hoạt động trải 70% cho rằng các hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệm cần được thực hiện một cách có hệ thống, nghiệp tại trường vẫn chưa đạt được hiệu quả như đảm bảo các hoạt động không chỉ mang tính hình mong đợi. Nguyên nhân chính là sự thiếu nhất thức mà thực sự giúp học sinh phát triển kỹ năng quán trong việc lập kế hoạch, tổ chức và giám và nhận thức về nghề nghiệp. sát hoạt động. Ngoài ra, nhiều trường gặp khó Tuy nhiên, qua khảo sát tại các trường THCS khăn trong việc kết nối với các đối tác ngoài nhà quận 10, việc tổ chức và quản lý hoạt động trải trường để mở rộng phạm vi và nội dung của các nghiệm và hướng nghiệp vẫn còn nhiều hạn chế. hoạt động. Nhiều trường còn thiếu kỹ năng tổ chức các Cụ thể, các hạn chế trong việc quản lý hoạt hoạt động này, dẫn đến việc các hoạt động thiếu động trải nghiệm và hướng nghiệp tại các trường tính thực tiễn, không đáp ứng được yêu cầu của bao gồm: chương trình giáo dục phổ thông [4]. Nguyên • Thiếu nhận thức đúng đắn từ các bên liên nhân bao gồm: quan: Cán bộ quản lý, giáo viên, và phụ huynh • Thiếu nhận thức đúng đắn của các bên liên chưa nhận thức rõ vai trò của các hoạt động trải quan, bao gồm cán bộ quản lý, giáo viên, phụ nghiệm và hướng nghiệp trong việc phát triển kỹ huynh và học sinh [5]. năng sống và định hướng nghề nghiệp cho học • Thiếu kỹ năng và kiến thức tổ chức hoạt động sinh. Điều này dẫn đến sự thiếu quan tâm trong từ phía giáo viên [6]. việc tổ chức và tham gia vào các hoạt động này. • Hạn chế về cơ sở vật chất và kinh phí hỗ trợ • Thiếu kỹ năng và kiến thức của giáo viên: cho các hoạt động [7]. Hơn 60% giáo viên tham gia khảo sát thừa nhận • Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và các lực rằng họ chưa được trang bị đầy đủ về kỹ năng lượng giáo dục ngoài nhà trường [8]. và phương pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, Nghiên cứu này nhằm đề xuất các biện pháp hướng nghiệp. Họ gặp khó khăn trong việc thiết quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp theo kế các hoạt động có tính thực tiễn cao, đáp ứng hướng phối hợp với các lực lượng giáo dục trong nhu cầu phát triển của học sinh. và ngoài nhà trường. Các biện pháp sẽ tập trung • Thiếu cơ sở vật chất và kinh phí hỗ trợ: vào việc nâng cao nhận thức của các bên liên Nhiều trường học còn thiếu thốn về trang thiết bị quan, cải thiện kỹ năng của giáo viên, xây dựng và cơ sở vật chất để tổ chức các hoạt động trải quy trình quản lý, và đầu tư vào cơ sở vật chất nghiệm chất lượng. Điều này làm hạn chế sự sáng nhằm đảm bảo chất lượng tổ chức các hoạt động tạo và quy mô của các hoạt động hướng nghiệp, trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường THCS. đặc biệt là những hoạt động thực hành thực tế. Mục tiêu cụ thể bao gồm: • Thiếu sự phối hợp giữa nhà trường và các • Đánh giá thực trạng tổ chức và quản lý đối tác ngoài nhà trường: Sự liên kết giữa nhà hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại các trường với các doanh nghiệp, tổ chức xã hội còn trường THCS. lỏng lẻo, dẫn đến khó khăn trong việc triển khai • Đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả. các hoạt động hướng nghiệp ngoài lớp học, gây • Khảo sát và đánh giá tính khả thi của các biện hạn chế trong việc cung cấp những trải nghiệm pháp trong điều kiện thực tiễn. thực tế cho học sinh. II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.2. Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động 2.1. Thực trạng quản lý hoạt động trải trải nghiệm, hướng nghiệp nghiệm và hướng nghiệp tại các trường THCS Dựa trên các hạn chế thực tiễn đã phân tích, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh nghiên cứu đề xuất năm biện pháp quản lý nhằm Trong những năm gần đây, các trường THCS nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm, hướng tại quận 10 đã nỗ lực triển khai các hoạt động trải nghiệp tại các trường THCS, với trọng tâm là sự nghiệm và hướng nghiệp cho học sinh, nhằm đáp phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng giáo ứng yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình dục trong và ngoài nhà trường. giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, quá trình tổ Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ TÂM LÝ - GIÁO DỤC 21
  3. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh giá sau khi hoạt động kết thúc. Điều này giúp đảm Việc nâng cao nhận thức là bước đầu tiên và rất bảo hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp được quan trọng trong việc triển khai hiệu quả các hoạt tổ chức một cách khoa học và có hệ thống. động trải nghiệm và hướng nghiệp. Cán bộ quản Biện pháp 4: Phối hợp với các lực lượng lý cần nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động giáo dục trong và ngoài nhà trường này trong việc phát triển toàn diện học sinh. Giáo Sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng viên cần hiểu rằng họ không chỉ là người truyền giáo dục ngoài nhà trường là một trong những đạt kiến thức mà còn đóng vai trò là người hướng yếu tố quyết định đến sự thành công của các hoạt dẫn, tư vấn cho học sinh trong việc định hướng động trải nghiệm, hướng nghiệp. Nhà trường cần nghề nghiệp. Phụ huynh cũng cần nhận thức rõ xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với các doanh vai trò của mình trong việc đồng hành cùng nhà nghiệp, tổ chức xã hội và cộng đồng địa phương trường để hỗ trợ con em trong việc tham gia các để mở rộng quy mô và nội dung của các hoạt động hoạt động trải nghiệm. hướng nghiệp. Để thực hiện biện pháp này, nhà trường có thể Các hoạt động như tham quan doanh nghiệp, tổ chức các buổi tập huấn, hội thảo và tọa đàm để buổi nói chuyện chuyên đề với các chuyên gia, và tuyên truyền và nâng cao nhận thức cho các bên các khóa học kỹ năng do các tổ chức bên ngoài liên quan. Các buổi tọa đàm với sự tham gia của tổ chức sẽ giúp học sinh tiếp cận được nhiều kiến chuyên gia, doanh nghiệp và cộng đồng sẽ giúp thức thực tiễn hơn. Sự tham gia của các đối tác phụ huynh hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của hoạt này không chỉ giúp nâng cao chất lượng hoạt động động hướng nghiệp đối với con em mình. mà còn cung cấp cho học sinh cơ hội tiếp cận với Biện pháp 2: Nâng cao trình độ, kỹ năng cho môi trường làm việc thực tế. đội ngũ giáo viên Biện pháp 5: Đầu tư cơ sở vật chất và sử Giáo viên đóng vai trò quan trọng trong việc dụng hợp lý nguồn kinh phí tổ chức và hướng dẫn học sinh tham gia các hoạt Để các hoạt động trải nghiệm và hướng nghiệp động trải nghiệm, hướng nghiệp. Tuy nhiên, khảo diễn ra một cách hiệu quả, nhà trường cần đầu sát cho thấy nhiều giáo viên chưa được đào tạo tư vào cơ sở vật chất và trang thiết bị cần thiết. đầy đủ về phương pháp tổ chức và quản lý hoạt Ngoài ra, việc sử dụng hợp lý và hiệu quả nguồn động này. Do đó, cần thiết phải nâng cao trình độ kinh phí cũng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyên môn và kỹ năng tổ chức cho giáo viên duy trì các hoạt động này. Nhà trường cần lập kế thông qua các khóa đào tạo chuyên sâu. hoạch đầu tư cụ thể cho từng giai đoạn, đảm bảo Nhà trường cần tổ chức các chương trình tập rằng các nguồn lực được phân bổ một cách hợp lý huấn định kỳ, cung cấp cho giáo viên các kiến và minh bạch. thức và phương pháp giảng dạy mới, đặc biệt là 2.3. Khảo sát tính cấp thiết và khả thi của về kỹ năng tư vấn, tổ chức hoạt động trải nghiệm các biện pháp thực tế, và định hướng nghề nghiệp. Việc này Kết quả khảo sát cho thấy, hầu hết các biện không chỉ giúp giáo viên tự tin hơn trong việc tổ pháp được đề xuất đều được đánh giá cao về tính chức các hoạt động mà còn giúp nâng cao chất cấp thiết và khả thi. Biện pháp nâng cao nhận thức lượng giáo dục tổng thể. và phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài nhà Biện pháp 3: Xây dựng quy trình quản lý trường là hai biện pháp nhận được sự đồng thuận hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp cao nhất. Trong khi đó, biện pháp đầu tư cơ sở vật Việc thiếu quy trình quản lý rõ ràng là một chất gặp nhiều thách thức hơn do đòi hỏi nguồn trong những nguyên nhân chính dẫn đến sự thiếu kinh phí lớn. hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm, III. KẾT LUẬN hướng nghiệp. Do đó, nhà trường cần xây dựng Qua quá trình nghiên cứu và khảo sát thực trạng một quy trình quản lý chặt chẽ, bao gồm các giai quản lý hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp tại đoạn từ lập kế hoạch, tổ chức, giám sát đến đánh các trường THCS quận 10, nghiên cứu đã chỉ ra giá hoạt động. những hạn chế và đề xuất các biện pháp quản lý Quy trình này cần bao gồm các bước cụ thể hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng hoạt động như: phân công trách nhiệm cho từng cá nhân này. Các biện pháp đề xuất không chỉ tập trung hoặc bộ phận, lập kế hoạch chi tiết cho từng hoạt vào việc tổ chức và điều hành mà còn nhấn mạnh động, giám sát việc thực hiện và tiến hành đánh đến sự phối hợp giữa nhà trường và các lực lượng 22 Tập 30, số 09 (tháng 09/2024)
  4. TẠP CHÍ TÂM LÝ - GIÁO DỤC giáo dục trong và ngoài nhà trường. Điều này giúp Tuy nhiên, nghiên cứu cũng chỉ ra những thách tạo ra một hệ sinh thái giáo dục toàn diện, nơi học thức trong việc triển khai các biện pháp, đặc biệt sinh có thể phát triển cả về kiến thức, kỹ năng là vấn đề thiếu hụt cơ sở vật chất và nguồn kinh phí sống và nhận thức nghề nghiệp. hỗ trợ. Để giải quyết vấn đề này, nhà trường cần có Kết quả khảo sát từ 48 cán bộ quản lý và giáo kế hoạch đầu tư dài hạn và hợp lý, đồng thời tìm viên cho thấy các biện pháp được đề xuất đều có kiếm các nguồn tài trợ từ xã hội hóa giáo dục và sự tính cấp thiết và khả thi cao. Đặc biệt, biện pháp hỗ trợ từ các cấp quản lý giáo dục địa phương. nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên, Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm, phụ huynh và học sinh được đánh giá là rất cấp hướng nghiệp tại các trường THCS cần được triển thiết, bởi sự thay đổi nhận thức sẽ tạo tiền đề cho khai đồng bộ và linh hoạt. Sự phối hợp giữa nhà sự thay đổi toàn diện trong việc tổ chức và quản lý trường và các lực lượng giáo dục khác là yếu tố hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp. Đồng thời, quyết định để đảm bảo chất lượng và hiệu quả của việc phối hợp với các lực lượng giáo dục ngoài các hoạt động. Nếu các biện pháp này được thực nhà trường như doanh nghiệp, tổ chức xã hội cũng hiện đúng đắn, hoạt động trải nghiệm và hướng được đánh giá cao về tính hiệu quả và tính thực nghiệp sẽ thực sự trở thành cầu nối quan trọng tiễn, bởi điều này giúp mở rộng nội dung và nâng giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho cao chất lượng các hoạt động. tương lai và thị trường lao động đầy biến động. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chương trình giáo dục phổ thông 2018, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2018. [2] T. V. Nguyễn (2019), “Tầm quan trọng của hoạt động trải nghiệm trong giáo dục hiện đại,” Tạp chí Giáo dục, vol. 3, pp. 45-52 [3] N. T. Phạm (2020), “Định hướng nghề nghiệp cho học sinh THCS: Thực trạng và giải pháp,” Hội thảo Khoa học Quốc gia về Giáo dục, pp. 120-128, [4] P. H. Trần (2021), “Quản lý hoạt động hướng nghiệp tại các trường THCS: Vai trò của phối hợp giáo dục,” Tạp chí Quản lý giáo dục, vol. 5, pp. 33-40 [5] K. D. Lê (2021), “Khảo sát thực trạng hoạt động trải nghiệm tại các trường THCS quận Tây Hồ,” Nghiên cứu giáo dục, vol. 2, pp. 67-75 [6] M. Q. Phan (2020), “Nâng cao nhận thức về giáo dục trải nghiệm cho học sinh và phụ huynh,” Tạp chí Phát triển Giáo dục, vol. 1, pp. 27-32. [7] H. P. Nguyễn (2021), “Đào tạo giáo viên hướng nghiệp: Thực trạng và định hướng,” Tạp chí Khoa học giáo dục Việt Nam, vol. 7, pp. 88-95. [8] A. B. Vũ (2021), “Đầu tư cơ sở vật chất phục vụ hoạt động trải nghiệm tại các trường THCS: Thách thức và giải pháp,” Tạp chí Khoa học và Công nghệ, vol. 4, pp. 75-83. [9] Q. T. Đinh (2021), “Phối hợp giữa nhà trường và cộng đồng trong hoạt động trải nghiệm cho học sinh THCS,” Tạp chí Giáo dục, vol. 6, pp. 99-105. TÂM LÝ - GIÁO DỤC 23
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1