intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quản lý nợ công: Phần 2

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:160

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Các nội dung của tài liệu này tôn trọng tính khách quan của các tài liệu được tham khảo cũng như ý kiến các cơ quan được tham vấn, các chuyên gia tư vấn của Ngân hàng Phát triển châu Á, kinh nghiệm thực tiễn ở các nước. Các nhận định, ý kiến trong tài liệu này không phải là ý kiến chủ quan của Bộ Tài chính mà nhằm cung cấp thông tin tham khảo khách quan cho các độc giả quan tâm về quản lý nợ công. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung phần 2 dưới đây!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quản lý nợ công: Phần 2

  1. CHUYÊN ĐỀ 5 CHO VAY L I V N VAY N C NGOÀI C A CHÍNH PH H ai cách thức cơ bản để Chính phủ sử dụng vốn vay nước ngoài là cấp phát hoặc cho vay lại (có thể kết hợp cả hai cách thức này trong một chương trình, dự án). Khác với cấp phát là không phải trả lại, cơ chế cho vay lại yêu cầu Bên vay lại phải hoàn trả toàn bộ hoặc một phần vốn vay, bao gồm cả gốc và lãi, phí (nếu có). Mục tiêu của Chuyên đề này nhằm cung cấp cho các cơ quan, doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập, các đối tượng liên quan kiến thức tổng quan về phương thức cho vay lại vốn vay nước ngoài và yêu cầu quản lý ở Việt Nam đối với các khoản Chính phủ vay về cho vay lại. Chuyên đề gồm 5 phần: - Phần 1 - Tổng quan về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Phần 2 - Chi tiết các điều kiện cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Phần 3 - Quy trình, thủ tục cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Phần 4 - Quản lý cho vay lại - Phần 5 - Một số vấn đề thực tiễn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và đề xuất giải pháp hoàn thiện trên cơ sở kinh nghiệm quốc tế. [179]
  2. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI 1. TỔNG QUAN VỀ CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 1.1 Quy định pháp luật về cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ Theo quy định của pháp luật, việc cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải tuân thủ các nguyên tắc sau: - Đảm bảo công khai, minh bạch đúng đối tượng, mục đích, có hiệu quả và được cấp có thẩm quyền phê duyệt; - Chỉ cho vay lại nguồn vốn vay ODA, vay ưu đãi, không phát hành trái phiếu quốc tế, vay thương mại về cho vay lại; - Chính phủ cho vay lại toàn bộ hoặc một phần đến các đối tượng vay lại: (i) UBND cấp tỉnh: một phần hoặc toàn bộ; (ii) đơn vị sự nghiệp công lập: một phần hoặc toàn bộ; (iii) doanh nghiệp: toàn bộ. Đồng tiền vay lại là đồng tiền vay nước ngoài, thời hạn vay và thời gian ân hạn tối đa bằng thời hạn vay và thời gian ân hạn vay nước ngoài, lãi suất bằng lãi suất vay nước ngoài cộng phí quản lý cho vay lại và phí dự phòng rủi ro cho vay lại. Để được vay lại, Bên vay lại phải có phương án tài chính khả thi được cấp có thẩm quyền thẩm định. 1.2 Mục đích cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ Vốn vay nước ngoài của Chính phủ được sử dụng với mục đích chính là để bù đắp bội chi NSNN. Vay nước ngoài của Chính phủ chỉ được dùng cho chi đầu tư phát triển, không dùng để chi thường xuyên. Việc sử dụng vốn vay nước ngoài cho đầu tư phát triển được thực hiện chủ yếu thông qua phương thức cấp phát hoặc cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư. - Nếu theo mục đích vay để bù đắp bội chi NSNN thì số vốn cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư cần được tính ngoài bội chi NSNN. Do đó, hoạt động cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ cần được theo dõi riêng, vừa không tính trong bội chi NSNN, vừa cần phải tính toán đồng thời với dự toán NSNN, đặc biệt là số cho vay lại chính quyền địa phương (CQĐP). [180]
  3. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G Khi xem xét kinh nghiệm quốc tế về sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, hoạt động cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ có thể coi là một công cụ chính sách nhằm hỗ trợ vốn cho một pháp nhân nhất định. Trong trường hợp của Việt Nam, các pháp nhân này là UBND cấp tỉnh, đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) và doanh nghiệp. Cũng theo quan điểm của Ngân hàng Thế giới, để thực hiện thành công công cụ chính sách hỗ trợ này, pháp nhân được vay lại cần đảm bảo khả năng trả nợ vay lại và chương trình, dự án vay lại cần được đánh giá là khó hoặc không hiệu quả nếu phải huy động vốn theo điều kiện thị trường. - Cho CQĐP, ĐVSNCL, doanh nghiệp vay lại là một mục đích vay nước ngoài của Chính phủ. Theo Ngân hàng Thế giới, cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là một phương thức hỗ trợ vốn của Chính phủ cho các đối tượng được vay lại (CQĐP, ĐVSNCL, doanh nghiệp) để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư. Phương thức cho vay lại là biện pháp bổ trợ cho phương thức cấp phát từ NSNN truyền thống khi mức bội chi ngân sách trung ương cho đầu tư phát triển bị giới hạn và không đủ đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của Chính phủ. - Vì vốn vay nước ngoài về cho vay lại không bị tính vào bội chi ngân sách trung ương, Chính phủ có thể huy động thêm nguồn vốn vay nước ngoài với chi phí vay và mức rủi ro hợp lý để cho vay lại các chương trình, dự án đầu tư ưu tiên, tạo thêm nguồn vốn đầu tư dài hạn với chi phí vay thấp hơn thị trường (do Chính phủ được vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài) cho đầu tư phát triển của đất nước. 1.3 Phương thức cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ: - Bộ Tài chính trực tiếp cho vay lại đến UBND cấp tỉnh đối với các dự án/chương trình thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương. - Bộ Tài chính ủy quyền cho các ngân hàng chính sách (Ngân hàng phát triển Việt Nam và Ngân hàng chính sách) cho vay lại đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp thực hiện chương trình/dự án ưu tiên đầu tư của Nhà nước. Cơ quan cho vay lại (CQCVL) không chịu rủi ro tín dụng. - Bộ Tài chính ủy quyền cho tổ chức tín dụng cho vay lại đối với doanh nghiệp đầu tư các chương trình/dự án sản xuất kinh doanh. CQCVL chịu toàn bộ rủi ro tín dụng. [181]
  4. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI 1.4 Đối tượng được vay lại và cơ quan cho vay lại 1.4.1 Đối tượng được vay lại: Theo Luật QLNC, có 03 đối tượng được vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ là: (i) UBND cấp tỉnh; (ii) đơn vị sự nghiệp công lập (ĐVSNCL) và (iii) doanh nghiệp. Tuy đều là pháp nhân được Chính phủ hỗ trợ vốn từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ thông qua phương thức cho vay lại (toàn bộ hoặc một phần) để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư nhưng 03 đối tượng vay lại này có sự khác biệt cơ bản trong việc vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, cụ thể: + UBND cấp tỉnh là một cấp hành chính, được giao quản lý NSĐP cấp tỉnh. Do đó, UBND cấp tỉnh được vay lại để bù đắp bội chi của NSĐP và phải sử dụng nguồn thu và nguồn huy động hợp pháp của NSĐP để hoàn trả vốn vay lại. Vốn vay lại của UBND cấp tỉnh phải được sử dụng để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển KT- XH thuộc nhiệm vụ chi của NSĐP. + ĐVSNCL: Là tổ chức thuộc sở hữu Nhà nước có chức năng cung cấp dịch vụ công, do đó ĐVSNCL muốn vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ phải tự chủ tài chính ở mức độ nhất định (tự đảm bảo toàn bộ kinh phí thường xuyên và một phần kinh phí đầu tư) để có nguồn trả nợ vay lại. Vốn vay lại của ĐVSNCL được sử dụng để đầu tư các chương trình, dự án trong danh mục ưu tiên của Nhà nước. + Doanh nghiệp: Là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Do đó, doanh nghiệp muốn được vay lại phải chứng minh có đủ năng lực tài chính để thực hiện dự án đầu tư sản xuất - kinh doanh (dự án được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay) và trả nợ vay lại. 1.4.2 Cơ quan cho vay lại - Bộ Tài chính cho vay lại trực tiếp hoặc ủy quyền cho vay lại: + Bộ Tài chính là cơ quan đầu mối giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về nợ công, có nhiệm vụ cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ. + Để thực hiện nhiệm vụ cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, Bộ Tài chính thực hiện phương thức cho vay lại trực tiếp hoặc ủy quyền cho cơ quan cho vay lại. [182]
  5. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G + Bộ Tài chính chỉ trực tiếp cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh. Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp, Bộ Tài chính thực hiện phương thức ủy quyền cho vay lại. Trong trường hợp ủy quyền cho vay lại đối với ĐVSNCL, cơ quan cho vay lại là ngân hàng chính sách của Nhà nước và không phải chịu rủi ro tín dụng. Trường hợp ủy quyền cho vay lại đối với doanh nghiệp, cơ quan cho vay lại được ủy quyền là tổ chức tín dụng và tổ chức tín dụng này phải chịu toàn bộ rủi ro tín dụng. - Cơ quan cho vay lại và ngân hàng phục vụ: Trong hoạt động cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, rủi ro tín dụng là đặc biệt quan trọng và cần được xem xét, đánh giá, quy định một cách phù hợp, cẩn trọng nhằm đảm bảo NSNN tránh được tình trạng nợ xấu gia tăng quá mức, đồng thời tránh xảy ra tình trạng Chính phủ làm thay vai trò của thị trường vốn. Điều này đúng trong cả trường hợp UBND cấp tỉnh là người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ. Một mặt, UBND cấp tỉnh cần có quy định và biện pháp cụ thể để giảm thiểu và phòng ngừa rủi ro khi sử dụng vốn vay lại của Chính phủ cho các chương trình, dự án đầu tư của mình (trong trường hợp chương trình, dự án có hiệu quả kém). Mặt khác, UBND cấp tỉnh cũng phải cân nhắc giữa sử dụng vốn vay lại của Chính phủ với các nguồn vốn khác mà địa phương có thể huy động trên thị trường (như phát hành trái phiếu CQĐP hoặc vay của các tổ chức tín dụng). + Cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính hoặc ngân hàng chính sách của Nhà nước trong trường hợp cho vay lại ĐVSNCL, là tổ chức tài chính tín dụng trong trường hợp cho vay lại doanh nghiệp. + Ngân hàng phục vụ là ngân hàng được người sử dụng (chủ dự án) lựa chọn cho các dự án vay ODA, vay ưu đãi theo điều kiện thị trường, căn cứ danh sách và ý kiến của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về ngân hàng đủ điều kiện làm ngân hàng phục vụ. Ngân hàng phục vụ có trách nhiệm mở các tài khoản liên quan của dự án và thực hiện các giao dịch thanh toán, rút vốn theo quy định. + Như vậy, ngân hàng phục vụ không có trách nhiệm và không được ủy quyền để: (i) theo dõi, kiểm tra việc sử dụng vốn vay lại của bên vay lại; (ii) thu hồi vốn cho vay lại. Các trách nhiệm này chỉ được giao cho cơ quan cho vay lại. [183]
  6. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI - Cơ quan cho vay lại (được ủy quyền) chịu rủi ro tín dụng và cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng. + Cơ quan cho vay lại (được ủy quyền) chịu rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính trong mọi trường hợp theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại; đồng thời được hưởng toàn bộ dự phòng rủi ro cho vay lại, được quyết định đối với tài sản đảm bảo khoản vay lại do bên vay lại thế chấp, được quyết định đối với các đề nghị trả nợ trước hạn của bên vay lại, quyết định việc cơ cấu lại khoản nợ trong trường hợp bên vay lại gặp khó khăn trong trả nợ. + Cơ quan cho vay lại (được ủy quyền) không chịu rủi ro tín dụng (các ngân hàng chính sách của Nhà nước) không phải chịu trách nhiệm trả nợ đầy đủ, đúng hạn cho Bộ Tài chính, thay vào đó chịu trách nhiệm áp dụng biện pháp, chế tài theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn cho vay lại. Do đó, trường hợp cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng thì không được hưởng dự phòng rủi ro cho vay lại, không được quyết định đối với tài sản đảm bảo khoản vay lại do bên vay lại thế chấp mà phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ. 2. CÁC ĐIỀU KIỆN CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VỚI TỪNG ĐỐI TƯỢNG 2.1 UBND cấp tỉnh vay lại Trong trường hợp này, Cơ quan cho vay lại là Bộ Tài chính. Các điều kiện cho vay lại đối với UBND cấp tỉnh như sau: - Tỉ lệ cho vay lại: + Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 70% trở lên, tỉ lệ cho vay lại là 30% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. + Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP từ 50% đến dưới 70%, tỉ lệ cho vay lại là 40% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. + Địa phương có tỉ lệ bổ sung cân đối từ NSTW so với tổng chi cân đối NSĐP dưới 50%, tỉ lệ cho vay lại là 50% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. + Địa phương có điều tiết về NSTW (trừ thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh), tỉ lệ cho vay lại là 70% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. [184]
  7. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G + Thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh: tỉ lệ cho vay lại là 100% vốn vay ODA, vốn vay ưu đãi. - Đồng tiền vay lại: đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. - Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. - Lãi suất cho vay lại: bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại. + Phí quản lý cho vay lại: 0,25%/năm trên dư nợ vay do CQĐP cấp tỉnh chuyển trả Bộ Tài chính. + Dự phòng rủi ro cho vay lại: 0%/năm trên dư nợ. - Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài, phí ngân hàng trong và ngoài nước: + Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài (phí thu xếp, phí quản lý, phí cam kết, phí bảo hiểm, các khoản phí khác): UBND cấp tỉnh trả cho Bộ Tài chính. + Phí ngân hàng: UBND cấp tỉnh trả trực tiếp cho ngân hàng phục vụ. - Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn: Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn cho vay lại bằng thời gian trả nợ và thời gian ân hạn quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài. - Lãi phạt chậm trả: + Trường hợp có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng mức quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. + Trường hợp không có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng 150% lãi suất Chính phủ vay nước ngoài. + Đối với phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại: bằng 150% phí quản lý, dự phòng rủi ro theo quy định. - Số ngày tính lãi, phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại: tính trên số ngày thực tế và số ngày của một năm để tính lãi quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. - Thời điểm nhận nợ: cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ vay nước ngoài. - Thứ tự ưu tiên thu hồi nợ: + Nợ vay lại từ nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ phải được hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác. [185]
  8. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI + Trường hợp chỉ trả được một phần nghĩa vụ nợ, thứ tự ưu tiên: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại, lãi phạt chậm trả, lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn. 2.2 Đơn vị sự nghiệp công lập vay lại - Cơ quan cho vay lại: + Là Ngân hàng Phát triển Việt Nam (NHPTVN) đối với các dự án chương trình đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của Nhà nước. NHPTVNkhông chịu rủi ro tín dụng. + Là Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) đối với các dự án, chương trình chính sách xã hội thuộc kế hoạch đầu tư của Nhà nước. NHCSXH không chịu rủi ro tín dụng. - Các điều kiện cho vay lại: + Tỉ lệ cho vay lại: 100% đối với các đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư; 50% đối với đơn vị tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và một phần chi đầu tư. + Đồng tiền vay lại: đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. + Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. + Lãi suất cho vay lại: bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại. + Phí quản lý cho vay lại: 0,25%/năm trên dư nợ vay lại, cơ quan được ủy quyền CVL được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả Bộ Tài chính 0,1%/năm. + Dự phòng rủi ro cho vay lại: 1%/năm trên dư nợ vay lại. + Trích nộp dự phòng rủi ro cho vay lại: • Cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng: nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ. • Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại sử dụng theo quy định của pháp luật. + Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài, phí ngân hàng trong và ngoài nước. • Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài (phí thu xếp, phí quản lý, phí cam kết, [186]
  9. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G phí bảo hiểm, các khoản phí khác): bên vay lại trả thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại để trả cho Bộ Tài chính. • Phí ngân hàng: bên vay lại trả cho ngân hàng phục vụ. + Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn. • Thời hạn trả nợ: bằng thời gian hoàn vốn được xác định theo dự án đầu tư (F/S) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn vay nước ngoài. • Thời hạn gian ân hạn: bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động được xác định theo dự án đầu tư (F/S) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn vay nước ngoài. + Lãi phạt chậm trả: • Trường hợp có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng mức quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. • Trường hợp không có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng 150% lãi suất Chính phủ vay nước ngoài. • Đối với phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại: bằng 150% phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro theo quy định. + Số ngày tính lãi, phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại: tính trên số ngày thực tế và số ngày của một năm để tính lãi quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. + Thời điểm nhận nợ: cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ vay nước ngoài. + Thứ tự ưu tiên thu hồi nợ. • Nợ vay lại từ nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ phải được hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác. • Trường hợp chỉ trả được một phần nghĩa vụ nợ, thứ tự ưu tiên: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại, lãi phạt chậm trả lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn. 2.3 Doanh nghiệp vay lại - Cơ quan cho vay lại: + Là NHPTVN đối với các dự án chương trình đầu tư thuộc kế hoạch đầu tư của [187]
  10. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI Nhà nước. NHPTVN không chịu rủi ro tín dụng (RRTD). + Là NHCSXH đối với các dự án, chương trình chính sách xã hội thuộc kế hoạch đầu tư của Nhà nước. NHCSXH không chịu RRTD. + Là tổ chức tín dụng đối với dự án sản xuất kinh doanh. Tổ chức tín dụng chịu toàn bộ RRTD. Tổ chức tín dụng được xác định như sau: • Có xếp hạng tín nhiệm ngang bằng hoặc thấp hơn 1 bậc so với xếp hạng tín nhiệm quốc gia của Việt Nam. • Có đề xuất của cơ quan chủ quản dự án tại giai đoạn đề xuất dự án sau khi có sự chấp thuận của tổ chức tín dụng. - Các điều kiện cho vay lại: + Tỉ lệ cho vay lại: 100% nhưng không vượt quá 70% tổng mức đầu tư được duyệt. + Đồng tiền vay lại: đồng tiền Chính phủ vay nước ngoài. + Đồng tiền thu nợ cho vay lại là đồng tiền cho vay lại. + Lãi suất cho vay lại: bao gồm lãi suất Chính phủ vay nước ngoài, phí quản lý cho vay lại và dự phòng rủi ro cho vay lại . + Phí quản lý cho vay lại: 0,25%/năm trên dư nợ vay lại. + Bộ Tài chính cho vay lại doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại: bên vay lại trả 0,25%/năm trên dư nợ vay lại cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại; cơ quan được ủy quyền cho vay lại được hưởng 0,15%/năm và chuyển trả Bộ Tài chính 0,1%/năm. + Dự phòng rủi ro (DPRR) cho vay lại: 1,5% trên dư nợ vay lại. Trích nộp DPRR cho vay lại: • Cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu RRTD: nộp vào Quỹ Tích lũy trả nợ. • Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu RRTD: nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại. Cơ quan được ủy quyền cho vay lại sử dụng theo quy định của pháp luật. + Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài, phí ngân hàng trong và ngoài nước. • Phí liên quan đến khoản vay nước ngoài (phí thu xếp, phí quản lý, phí cam kết, phí bảo hiểm, các khoản phí khác): bên vay lại trả thông qua cơ quan được ủy quyền cho vay lại để trả cho Bộ Tài chính. [188]
  11. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G • Phí ngân hàng: bên vay lại trả cho ngân hàng phục vụ. + Thời hạn trả nợ và thời gian ân hạn: • Thời hạn trả nợ: bằng thời gian hoàn vốn được xác định theo dự án đầu tư (F/S) được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời hạn vay nước ngoài. • Thời hạn gian ân hạn: bằng thời kỳ xây dựng cho đến khi dự án được đưa vào hoạt động được xác định theo dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt nhưng không vượt quá thời gian ân hạn vay nước ngoài. + Lãi phạt chậm trả: • Trường hợp có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng mức quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. • Trường hợp không có quy định tại thỏa thuận vay nước ngoài: bằng 150% lãi suất Chính phủ vay nước ngoài. • Đối với phí quản lý cho vay lại, DPRR cho vay lại: bằng 150% theo quy định. + Số ngày tính lãi, phí quản lý cho vay lại, DPRR cho vay lại: tính trên số ngày thực tế và số ngày của một năm để tính lãi quy định trong thỏa thuận vay nước ngoài. + Thời điểm nhận nợ: cùng thời điểm Chính phủ nhận nợ vay nước ngoài. + Thứ tự ưu tiên thu hồi nợ: • Nợ vay lại từ nguồn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ phải được hoàn trả trước khi hoàn trả các khoản nợ khác. • Trường hợp chỉ trả được một phần nghĩa vụ nợ, thứ tự ưu tiên: phí quản lý cho vay lại, dự phòng rủi ro cho vay lại, lãi phạt chậm trả lãi quá hạn, lãi đến hạn, các khoản phí khác, gốc quá hạn, gốc đến hạn. 3. QUY TRÌNH, THỦ TỤC CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ 3.1 Thẩm định cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Cơ quan thẩm định cho vay lại: + Đối với UBND cấp tỉnh: Cơ quan thẩm định cho vay lại là Bộ Tài chính; [189]
  12. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI + Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: Cơ quan thẩm định cho vay lại là cơ quan cho vay lại được Bộ Tài chính ủy quyền. - Nội dung thẩm định cho vay lại + Đối với UBND cấp tỉnh: Đánh giá việc đáp ứng các điều kiện cho vay lại sau: • Có chương trình, dự án đầu tư phát triển KT-XH thuộc kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương do cấp có thẩm quyền phê duyệt, đã hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định của pháp luật; • Chương trình, dự án nêu trên có sử dụng vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài; • Không có nợ vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài quá hạn trên 180 ngày; • Mức dư nợ vay của NSĐP tại thời điểm đề nghị vay lại không vượt quá mức dư nợ vay của NSĐP theo quy định của pháp luật về ngân sách Nhà nước; • NSĐP cam kết trả nợ đầy đủ, đúng hạn. + Đối với đơn vị sự nghiệp công lập: • Tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư. • Có dự án hoàn thành thủ tục đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Không có nợ quá hạn tại thời điểm vay lại (nợ vay lại và nợ khác). • Thực hiện đảm bảo tiền vay theo quy định của pháp luật. • Thẩm định năng lực tài chính, tình hình vay nợ. • Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay & trả nợ, phương án đảm bảo tiền vay. • Đánh giá mức độ rủi ro, tính khả thi của biện pháp phòng ngừa, quản lý rủi ro trong phương án trả nợ của bên vay lại. + Đối với doanh nghiệp: • Là pháp nhân thành lập hợp pháp tại Việt Nam, hoạt động ít nhất 03 năm. • Có dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền cho phép sử dụng vốn vay, hoàn thành thủ tục đầu tư (dự án được duyệt Báo cáo tiền khả thi/Chủ trương đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi). • Có phương án tài chính khả thi được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trên cơ sở kết quả thẩm định của cơ quan cho vay lại. [190]
  13. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G • Có hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu không quá 3 lần theo báo cáo tài chính năm gần nhất so với năm thực hiện thẩm định. • Không bị lỗ trong 03 năm liền kề gần nhất theo báo cáo kiểm toán, trừ các khoản lỗ do thực hiện chính sách được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. • Không có nợ quá hạn tại thời điểm đề nghị vay lại. • Năng lực tài chính của bên vay lại theo quy định của pháp luật. • Tính khả thi của phương án sử dụng vốn vay, trả nợ, phương án đảm bảo tài sản. • Mức độ rủi ro, tính khả thi của biện pháp phòng ngừa, quản lý. - Hồ sơ thẩm định: + Đối với UBND cấp tỉnh: • Văn bản của hội đồng nhân dân hoặc thường trực hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phép huy động vốn để đầu tư hoặc góp vốn đầu tư vào dự án đối tác công - tư theo phương án vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ và nguồn trả nợ. • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư; Quyết định đầu tư, văn kiện dự án đầu tư (hoặc báo cáo nghiên cứu khả thi) được cấp có thẩm quyền phê duyệt, trong đó có phương án sử dụng vốn vay lại. • Báo cáo tình hình vay, trả nợ của địa phương tại thời điểm đề xuất vay lại, bao gồm chi tiết đối với tất cả các khoản vay đã phát sinh và còn dư nợ; báo cáo về mức dư nợ vay của NSĐP năm trước và ước tính mức dư nợ vay năm hiện tại, tỉ lệ trả nợ vốn vay lại trên thu NSĐP được hưởng theo phân cấp trong 03 năm gần nhất. • Dự toán ngân sách năm của địa phương do hội đồng nhân dân cấp tỉnh quyết định; phương án trả nợ và thuyết minh chi tiết kế hoạch và nguồn trả nợ, bao gồm nguồn vốn thu hồi từ chính dự án đầu tư (nếu có), vốn bố trí từ NSĐP và các nguồn vốn hợp pháp khác do cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Tài liệu khác có liên quan để chứng minh khả năng trả nợ của tỉnh (nếu có). + Đối với đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp: • Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư, văn kiện dự án / báo cáo nghiên cứu khả thi được cấp có thẩm quyền phê duyệt. [191]
  14. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI • Phương án sử dụng vốn vay và trả nợ, phương án bố trí vốn chủ sở hữu (doanh nghiệp); vốn đối ứng; phương án; phương án quản lý, xử lý tài sản đảm bảo; hồ sơ thuyết minh doanh thu - chi phí dự án được người quyết định đầu tư phê duyệt. • Báo cáo tài chính hàng năm được kiểm toán của 03 năm gần nhất tính đến thời điểm đề nghị thẩm định, báo cáo tình hình vay, trả nợ, dư nợ của bên vay lại. 3.2 Hợp đồng cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ và ủy quyền cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Sau khi thỏa thuận vay nước ngoài được ký kết, căn cứ phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, trong vòng 30 ngày làm việc, Bộ Tài chính ký hợp đồng cho vay lại với UBND cấp tỉnh theo Mẫu quy định tại Phụ lục I, Nghị định số 97/2018/NĐ-CP của CP về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ (Nghị định số 97/2018/NĐ-CP) hoặc ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại với cơ quan được ủy quyền cho vay lại. + Trường hợp cơ quan được uỷ quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng: theo mẫu tại Phụ lục II, Nghị định 97/2018/NĐ-CP. + Trường hợp cơ quan được quỷ quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: theo mẫu tại Phụ lục III, Nghị định 97/2018/NĐ-CP. - Trong vòng 30 ngày làm việc kể từ khi ký hợp đồng ủy quyền cho vay lại, cơ quan được ủy quyền cho vay lại ký hợp đồng vay lại với bên vay lại. + Nội dung hợp đồng cho vay lại căn cứ vào hợp đồng ủy quyền cho vay lại. 3.3 Tài sản đảm bảo - Tài sản đảm bảo bao gồm tài sản hình thành từ vốn vay lại của Chính phủ và các tài sản hợp pháp khác của bên vay lại. - Được Bộ Tài chính chấp thuận trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng hoặc được cơ quan được ủy quyền cho vay lại chấp thuận trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu rủi ro tín dụng. - Trị giá tài sản đảm bảo tối thiểu bằng 120% trị giá gốc khoản vay lại. Trường hợp giá trị tài sản đảm bảo thấp hơn 120%, bên vay lại phải bổ sung tài sản đảm bảo để đảm bảo mức tối thiểu. [192]
  15. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G 4. QUẢN LÝ CHO VAY LẠI 4.1 Quản lý vốn vay lại - Cơ quan được ủy quyền cho vay lại chịu trách nhiệm kiểm tra hồ sơ giải ngân. - Bên vay lại chủ động thực hiện các biện pháp quản lý khoản vay lại, thực hiện bảo hiểm rủi ro tín dụng, bảo hiểm rủi ro tỷ giá. 4.2 Quản lý thu hồi nợ vay lại - Định kỳ hàng quý, cơ quan được ủy quyền cho vay lại đối chiếu số liệu với bên vay lại. - Định kỳ hàng năm, cơ quan được ủy quền cho vay lại đối chiếu số liệu với Bộ Tài chính. 4.3 Quản lý tài sản đảm bảo - Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng cho vay lại, bên vay lại và cơ quan được ủy quyền cho vay lại phải ký hợp đồng đảm bảo tiền vay. - Trong vòng 30 ngày kể từ ngày ký hợp đồng đảm bảo tiền vay, bên vay lại thực hiện đăng ký biện pháp đảm bảo theo quy định về giao dịch đảm bảo. - Trường hợp chuyển nhượng, chuyển giao tài sản đảm bảo phải được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận trong trường hợp cơ quan được ủy quyền cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng hoặc của cơ quan được ủy quyền cho vay lại trong trường hợp cơ quan này chịu rủi ro tín dụng. - Bên vay lại có trách nhiệm mua bảo hiểm rủi ro đối với tài sản đảm bảo. - Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát việc sử dụng TSĐB, được thuê tổ chức độc lập để định giá kiểm tra và giám sát tài sản đảm bảo trong trường hợp phải cưỡng chế thực hiện theo quy định. Bên vay lại trả các chi phí này. 4.4 Chế độ báo cáo - UBND cấp tỉnh báo cáo Bộ Tài chính, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp báo cáo cơ quan được ủy quyền cho vay lại 1 năm 2 lần, không muộn hơn 31/1/ và 31/7 hàng năm. - Cơ quan được ủy quyền cho vay lại báo cáo Bộ Tài chính 1 năm 2 lần, lần 1 không muộn hơn 28/2 và lần 2 không muộn hơn 31/8. [193]
  16. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI - Hàng năm Bộ Tài chính tổng hợp báo cáo Chính phủ về tình hình cho vay lại trong báo cáo chung về nợ công. - Thông tư số 80/2018/TT-BTC ngày 28/8/2018 hướng dẫn mẫu biểu báo cáo về cho vay lại vốn vay ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ. 4.5 Kiểm tra giám sát - Cơ quan được ủy quyền cho vay lại quản lý, giám sát khoản vay lại định kỳ và đột xuất kiểm tra bên vay lại báo cáo Bộ Tài chính. - Bộ Tài chính định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra đối với cơ quan đươc ủy quyền cho vay lại và bên vay lại. 4.6 Quản lý và xử lý rủi ro - Phân loại nợ: Phân thành 5 nhóm đối với các khoản vay lại của đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp: + Nhóm 1: các khoản đang được trả đầy đủ đúng hạn; + Nhóm 2: có quá hạn 1 kỳ trả nợ; + Nhóm 3: có quá hạn từ 2 đến 3 kỳ trả nợ; + Nhóm 4: có nợ quá hạn từ 4 kỳ trả nợ trở lên; + Nhóm 5: khoản vay không có khả năng trả nợ. - Không áp dụng phân loại nợ đối với các khoản vay lại của UBND cấp tỉnh. - Đối với phương thức cho vay lại cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng: phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi rủi ro theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Quản lý rủi ro: + Đối với nợ quá hạn từ 1 kỳ trở lên: Bên vay lại báo cáo cơ quan được ủy quyền cho vay lại về doanh thu, chi phí, có cam kết bố trí đủ nguồn để trả nợ, không được xem xét vay mới; + Đối với nợ quá hạn từ 2 kỳ trở lên: Bên vay lại duy trì số dư tài khoản tại cơ quan được ủy quyền cho vay lại tối thiểu bằng 2 kỳ trả nợ tiếp theo, chậm nhất 15 ngày trước kỳ trả nợ tiếp theo; [194]
  17. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G + Đối với nợ quá hạn từ 3 kỳ trở lên: cơ quan cho vay lại được yêu cầu các ngân hàng nơi bên vay mở tài khoản trích tài khoản trả nợ theo ủy quỷ quyền của bên vay lại. - Xử lý rủi ro: + Khoanh nợ: • Điều kiện: nợ vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Bên vay lại gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng hoặc thay đổi chính sách bối cảnh kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến dự án dẫn đến bị lỗ trong 3 năm liên tiếp, không trả được nợ nợ cho chủ nợ khác, khó khăn trong đảm bảo nguồn vốn lưu động để hoạt động và thực hiện nghĩa vụ với người lao động, có đề án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Thời gian khoanh nợ: không quá 5 năm. • Trong thời gian khoanh nợ được miễn các trừ các khoản lãi, phí phát sinh với nợ được khoanh. • Thẩm quyền quyết định: trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo TTCP xem xét quyết định đối với dự án cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng. Đối với dự án cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, thẩm quyền thuộc cơ quan cho vay lại, cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm trả nợ cho Bộ Tài chính theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại. • Các tài liệu cần nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án khoanh nợ: Phương án trả nợ sau khi kết thúc thời gian khoanh nợ. Báo cáo tài chính được kiểm toán trong 3 năm gần nhất. Ý kiến của cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan về việc khó khăn trả nợ. Đề án cơ cấu lại tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Xóa một phần nợ: • Điều kiện: nợ vay lại của doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp công lập. Bên vay lại gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng hoặc thay đổi chính sách bối cảnh kinh tế trực tiếp ảnh hưởng đến dự án dẫn đến bị lỗ trong 05 năm liên tiếp không trả được nợ cho chủ nợ khác, khó khăn trong đảm bảo nguồn vốn lưu động để hoạt động [195]
  18. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI và thực hiện nghĩa vụ với người lao động, có đề án tái cơ cấu được cấp có thẩm quyền phê duyệt. • Thẩm quyền quyết định: trên cơ sở báo cáo thẩm định của cơ quan cho vay lại, Bộ Tài chính báo cáo TTCP xem xét quyết định đối với dự án cơ quan cho vay lại không chịu rủi ro tín dụng. Đối với dự án cho vay lại theo phương thức cơ quan cho vay lại chịu rủi ro tín dụng, thẩm quyền thuộc cơ quan cho vay lại, cơ quan cho vay lại chịu trách nhiệm trả nợ cho Bộ Tài chính theo hợp đồng ủy quyền cho vay lại. • Các tài liệu cần nộp cho cơ quan được ủy quyền cho vay lại để thẩm định khả năng trả nợ theo phương án khoanh nợ: Phương án trả nợ sau khi kết thúc thời gian khoanh nợ. Báo cáo tài chính được kiểm toán trong 5 năm gần nhất. Ý kiến của cơ quan chủ quản và các cơ quan liên quan về việc khó khăn trả nợ. Ý kiến của ít nhất một chủ nợ đồng ý về nguyên tắc cơ cấu lại một khoản nợ khác của bên vay lại. Đề án cơ cấu lại tài chính được cấp có thẩm quyền phê duyệt. + Xóa toàn bộ nợ: • Trường hợp bên vay lại là doanh nghiệp bị phá sản, giải thể, việc thu hồi nợ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giải thể, phá sản. • Đối với phần nợ không có khả năng thu hồi, Bộ Tài chính trình TTCP cho phép xóa nợ. 5. MỘT SỐ VẤN ĐỀ THỰC TIỄN CHO VAY LẠI VỐN VAY NƯỚC NGOÀI CỦA CHÍNH PHỦ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TRÊN CƠ SỞ KINH NGHIỆM QUỐC TẾ 5.1 Một số vấn đề thực tiễn cho vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ - Bội chi được phép của NSĐP hạn chế quy mô vay lại vốn vay nước ngoài của CQĐP. [196]
  19. N G H I Ệ P V Ụ Q U Ả N LÝ N Ợ C Ô N G Theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, hạn mức dư nợ vay của NSĐP được tính trên cơ sở số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp so với chi thường xuyên của NSĐP. Trừ thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh có hạn mức dư nợ vay cao hơn theo quy định về cơ chế, chính sách tài chính - ngân sách đặc thù (Điều 74 Luật Ngân sách Nhà nước), các địa phương khác có hạn mức dư nợ vay tối đa: (i) 20% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp nhỏ hơn hoặc bằng chi thường xuyên của NSĐP); 30% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (các địa phương có số thu NSĐP được hưởng theo phân cấp lớn hơn chi thường xuyên của NSĐP); 40% thu ngân sách được hưởng theo phân cấp (các thành phố Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ). Tuy nhiên, các hạn mức dư nợ vay nêu trên mới là hạn mức tối đa được phép vay. Số được vay trong năm ngân sách phải nằm trong tổng mức vay đã được Quốc hội quyết định và được Thủ tướng Chính phủ giao cho từng địa phương; tổng mức vay trong năm này được xác định phù hợp với bội chi NSĐP do Chính phủ trình Quốc hội quyết định. - Chưa phân định rõ giữa cơ chế cấp phát cho các đối tượng thuộc nhiệm vụ chi của NSNN với cơ chế cho vay lại Về bản chất, cơ chế cho vay lại là một phương thức hỗ trợ vốn đối với bên vay lại dưới hình thức cung cấp tín dụng ưu đãi từ nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ (toàn bộ hoặc một phần tổng vốn vay nước ngoài). Do đó, cơ chế cho vay lại cần có sự tách bạch rõ ràng với cơ chế cấp phát cho các đối tượng thuộc nhiệm vụ chi của NSNN áp dụng cho cùng nhóm đối tượng được vay lại. Ví dụ, đối với đơn vị sự nghiệp công lập, nếu các đơn vị sự nghiệp công lập không tự đảm bảo được chi thường xuyên, còn phải nhận vốn NSNN cấp phát để duy trì hoạt động thường xuyên thì không thể áp dụng chính sách vay lại. Trường hợp các đơn vị sự nghiệp công lập này có dự án đầu tư mong muốn được sử dụng vốn vay nước ngoài thì đánh giá mức độ cấp thiết đầu tư của dự án để hoặc chuyển sang cấp phát hoàn toàn bằng NSNN hoặc nếu sử dụng vốn vay nước ngoài của Chính phủ thì cũng cần áp dụng cơ chế cấp phát 100% từ nguồn vốn vay nước ngoài. Do đó, điều quan trọng là khi áp dụng cơ chế cho vay lại thì các rủi ro tín dụng cho vay lại cần được đánh giá một cách thận trọng và đầy đủ. Trường hợp rủi ro tín dụng là quá cao và/hoặc chi phí để dự phòng rủi ro tín dụng là không hợp lý thì cần từ chối việc cho vay lại và tìm phương thức cung cấp vốn khác cho dự án. [197]
  20. CỤC QUẢN LÝ NỢ & TÀI CHÍNH ĐỐI NGOẠI Một số nước có thông lệ tốt về cho vay lại: Bô-li-vi-a, Burkina Faso, Ethiopia, Nigeria (có Hướng dẫn về các thủ tục và chính sách về cho vay lại, bao gồm các hướng dẫn về yêu cầu đánh giá rủi ro tín dụng trước khi khoản vay được cho vay lại địa phương; đưa ra bộ giới hạn danh mục đầu tư, giới hạn lĩnh vực)… Các dự án vay nợ ở Thái Lan trước khi đề xuất vay lại nguồn vốn ODA phải tiến hành xác định và xem xét cẩn thận các bước: + Tính cấp thiết của dự án; + Mức vốn cần vay và nhu cầu/khả năng tự có của địa phương/đơn vị; + Hiệu quả sử dụng và khả năng hoàn trả vốn vay; Trên cơ sở các đề xuất của địa phương/đơn vị vay lại vốn ODA, Bộ Tài chính Thái Lan tiến hành xem xét, thẩm định, tính toán cẩn thận mới tiến hành cho vay lại. Đối tượng thụ hưởng cần bù đắp rủi ro mà Chính phủ phải chấp nhận hoặc nếu Chính phủ quyết định chỉ đảm bảo một phần rủi ro, các hình thức trợ cấp phải được làm rõ và đưa vào dự toán, đồng thời phải chuyển vào Quỹ tích lũy trả nợ. - Tiến trình nâng cao mức độ tự chủ tài chính của các đơn vị sự nghiệp công lập chậm hơn dự kiến, ảnh hưởng đến việc vay lại của các đơn vị sự nghiệp công lập. Theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP) quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập, việc phân loại các đơn vị sự nghiệp công lập theo mức độ tự chủ về tài chính có thời gian ổn định là 03 năm và phải tăng dần mức độ tự chủ về tài chính theo lộ trình quy định. Tuy nhiên trên thực tế, từ năm 2016 khi Bộ Nội vụ tiến hành phân loại chính thức các ĐVSNCL tới nay, mức độ tự chủ của các đơn vị sự nghiệp công lập hầu như không thay đổi. Vẫn chỉ khoảng 0,2% các đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo toàn bộ chi thường xuyên và chi đầu tư, trong khi theo quy định của Nghị định 97/2018/NĐ-CP, chỉ các đơn vị sự nghiệp công lập đạt mức độ tối thiểu tự đảm bảo một phần chi đầu tư mới đủ điều kiện được vay lại. Về nguồn trả nợ vay lại của đơn vị sự nghiệp công lập cũng phát sinh vấn đề cần giải quyết. Một trong các nguồn trả nợ vay lại chủ yếu của bất kỳ người vay lại nào là từ trích khấu hao tài sản cố định hình thành từ vốn vay lại. Tuy nhiên theo lộ trình tính đủ các chi phí vào giá dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí Nhà nước (Nghị định số 16/2015/NĐ-CP), đến năm 2020 (sau khi hiệu lực của Nghị định số 97/2018 về cho [198]
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2