Cũng như những loài thủy sản khác, cá cảnh sống trong các môi trường nước khác nhau. Mỗi loài cá thích ứng một loại nước, trực tiếp chịu những tác động nhiều mặt từ nguồn nước, có thể tốt hoặc xấu, tùy theo chất lượng môi trường.
AMBIENT/
Chủ đề:
Nội dung Text: Quản lý nước trong nuôi cá cảnh
- Quản lý nước trong nuôi cá cảnh
Nguồn: hoind.tayninh.gov.vn
Cũng như những loài thủy sản khác, cá cảnh sống trong các môi trường
nước khác nhau. Mỗi loài cá thích ứng một loại nước, trực tiếp chịu những tác
động nhiều mặt từ nguồn nước, có thể tốt hoặc xấu, tùy theo chất lượng môi
trường. Chất lượng môi trường các nguồn nước nuôi cá cảnh, tùy thuộc vào trình
độ và khả năng quản lý, chăm sóc của người trực tiếp theo dõi, điều hành hoạt
động trại cá cảnh. Những ảnh hưởng, tác động từ môi trường bao gồm các thay đổi
từ nguồn nước, các thông số môi trường. Những thay đổi đó, tùy theo mức độ tác
động nhiều hay ít mà gây ra ảnh hưởng với cường độ khác nhau đến sinh trưởng,
dinh dưỡng, sinh sản, dịch bệnh, màu sắc, tỉ lệ sống, độ đồng đều…Đối với cá
cảnh yếu tố màu sắc có vai trò rất quan trọng, quyết định đến giá trị và sức hấp
dẫn đối với người chơi, thưởng ngoạn. Một môi trường phù hợp, cá cảnh sẽ phát
huy tối đa, trưng hiện tất cả những màu sắc sặc sỡ nhất. Khi đó, gia trị, sức hấp
dẫn, lôi cuốn mới thể hiện hết vai trò. Môi trường phù hợp, cá dương các vây cờ,
tung tăng bơi lội, hoạt động tích cực. Môi trường phù hợp, cá tích cực sử dụng
thức ăn, tiêu hóa triệt để thức ăn, hấp thu nhiều dưỡng chất cần cho cơ thể. Mau
lớn, ít hao hụt, ít bệnh, đồng đều về kích cỡ…Khi môi trường nuôi có những thay
đổi theo chiều hướng xấu, từ thấp đến cao, từ nhẹ đến nặng, từ ít đến nhiều…sẽ
gây những đợt sốc, ảnh hưởng, làm qúa trình sinh trưởng, dinh dưỡng, sinh sản
giảm sút rất nhanh về số lượng, chất lượng, tốc độ, thời gian. Dịch bệnh phát sinh,
ảnh hưởng trực tiếp đến tỉ lệ sống, độ đồng đều, đặc biệt làm cho màu sắc cá nhợt
nhạt dần, đến mất màu. Quá trình mất màu có thể là tạm thời trong thời gian ngắn,
khi chúng ta có những biện pháp khắc phục tích cực, cải thiện lại môi trường hồ
nuôi, sớm ngăn chặn, khống chế dịch bệnh, cá sẽ phát huy trở lại những màu sắc
ban đầu. Nhưng đôi khi, do môi trường nước có những thay đổi quá lớn, liên tục,
- dịch bệnh không được phát hiện sớm. Người nuôi không có những biện pháp khắc
phục môi trường kịp thời, màu sắc trên cơ thể cá sẽ mất vĩnh viễn. Như vậy để
quản lý tốt nguồn nước nuôi cá cảnh, trước tiên cần xác định những nguyên nhân
làm môi trường nước thay đổi.Nguyên nhân đầu tiên, được xác định là việc xử lý
nước ban đầu. Người nuôi chưa quan tâm nhiều đến biện pháp xử lý nước, hoặc xử
lý rất sơ sài, đại khái. Không xác định rõ hàm lượng, thành phần, các chất quan
trọng trong nguồn nước, không nắm được đặc điểm sinh học về môi trường loài cá
thả nuôi. Do vậy, không có những biện pháp xử lý hữu hiệu, nên thông số môi
trường thường bất ổn. Nguyên nhân thứ hai đó là thức ăn, thức ăn cho cá nuôi
không đạt tiêu chuẩn về chất lượng, chủng loại, thành phần, số lượng theo yêu cầu
của cá. Khi cho ăn, do không phù hợp, nên cá ít hoặc không sử dụng thức ăn, làm
thức ăn dư thừa tích tụ nơi đáy hồ nuôi, gây ô nhiễm nước. Một yếu tố khác, tác
động đến môi trường nuôi cá cảnh đó là mật độ. Mật độ nuôi càng dày, lượng
phân, lượng nước tiểu, xác cá chết thải ra môi trường càng nhiều, gây hại trực tiếp
cho cá nuôi. Thời tiết-khí hậu là một trong những nguyên nhân tiếp theo, ảnh
hưởng trực tiếp đến môi trường nuôi cá cảnh. Khi thời tiết-khí hậu thay đổi, gián
tiếp làm thông số môi trường thay đổi theo, trực tiếp làm cá nuôi bị sốc do quá
trình diễn ra đột ngột, cá nuôi không kịp thích ứng. Ngoài những nguyên nhân phổ
biến đã trình bày phần trên, còn rất nhiều nguyên nhân khác, trực tiếp hoặc gián
tiếp tác động đến môi trường nuôi cá cảnh. Người nuôi cần có quá trình theo dõi,
đánh giá môi trường đúng mức, để đưa ra biện pháp xử lý kịp thời. Biện pháp
đánh gía thông qua hoạt động và màu sắc cá nuôi, thông qua việc kiễm tra diễn
biến các thông số môi trường, thông qua biểu hiện của màu nước, mùi nước, thủy
thực vật, các váng-bọt trên mặt nước. Thông thường, khi môi trường ô nhiễm, cá
nuôi mất màu từ từ, giảm ăn, ít hoạt động, hay xuất hiện trên mặt nước, chậm lớn,
hao hụt nhiều. Khi môi trường thay đổi, các thông số môi trường biến động rất lớn
trong ngày, sự biến động thông số môi trường sảy ra đột ngột, bất ngờ, quá cao
hoặc quá thấp, vượt ngưỡng chịu đựng của cá nuôi. Cá nuôi không kịp điều chỉnh,
thích ứng, nên hao hụt rất lớn, hoặc chai còi, chậm lớn. Khi môi trường ô nhiễm,
- nước thường có màu đen, nâu, hoặc trắng bạc. Nước có mùi khai, tanh, keo đặc,
trên mặt nước xuất hiện rất nhiều váng bọt, rong nhớt, rêu xanh. Thủy thực vật
như rong bèo, lục bình…tàn úa, thối nhũn dần. Người nuôi cần có những đánh giá
tổng thể, sớm phát hiện ra những thay đổi trên, đưa ra biện pháp khắc phục. Quản
lý nước trong nuôi cá cảnh, có thể thực hiện các biện pháp, như thay một phần
nước nuôi khi có dấu hiệu ô nhiễm. Lượng nước thay không quá 50%, tốt nhất là
thay 1/3 lượng nước cũ. Có thể dùng một số hóa chất, giúp cải thiện môi trường,
như dùng Carbonat Canxi:(CaCO3) hoặc dùng Zeolite. Liều lượng hai loại hóa
chất trên dùng từ 10-20g/m3. Chế phẩm sinh học cũng được đánh giá hiệu quả,
đặc biệt những chế phẩm sinh học nguồn gốc từ các vi sinh vật hữu ích. Được xem
là hiệu qủa nhất, trong việc ổn định các thông số môi trường hiện nay đó là hệ lọc.
Có nhiều loại lọc phổ biến hiện nay, như lọc thô, lọc cơ học, lọc sinh học, lọc
xuôi, lọc ngược, lọc tuần hoàn…Tùy điều kiện, qui mô, mà áp dụng cho phù hợp.
Môi trường nuôi cá cảnh luôn biến động, cần phải có những biện pháp can thiệp
chủ động, giảm thiểu những tác hại bằng các biện pháp phổ biến trên, nhằm ổn
định mô hình. Giảm giá thành sản xuất, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả kinh
tế.