Quản lý thai kỳ có tăng huyết áp mạn tính
lượt xem 2
download
Bài viết trình bày cập nhật những kiến thức mới giúp quản lý thai kỳ có tăng huyết áp mạn tính, nhấn mạnh đến công tác tư vấn, quản lý trước khi mang thai, tối ưu hóa sức khỏe mẹ và thai nhi, điều trị bằng thuốc.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý thai kỳ có tăng huyết áp mạn tính
- TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02), 14(01), 13 XX-XX, - 18,2016 QUẢN LÝ THAI KỲ 2018 CÓ TĂNG HUYẾT ÁP MẠN TÍNH Bùi Quang Trung Bệnh viện Mỹ Đức, TP. HCM Tóm tắt Tăng huyết áp mạn tính là tình trạng tăng huyết áp xuất hiện trước khi mang thai hoặc được phát hiện lần đầu trước 20 tuần tuổi thai hoặc tồn tại kéo dài trên 12 tuần sau sinh. Đa số là tăng huyết áp nguyên phát (90%), nhưng có khoảng 10% là thứ phát sau tình trạng bệnh lý bất thường. Tăng huyết áp mạn tính được ước tính có thể xuất hiện trong 1-5% thai kỳ và ngày càng phổ biến hơn. Những kết quả nghiên cứu lớn gần đây cho thấy tăng huyết áp mạn tính đưa tới nhiều kết quả bất lợi cho mẹ và thai nhi, cả ngắn và dài hạn. Do đó, thai kỳ ở phụ nữ có tăng huyết áp mạn tính cần phải lên kế hoạch và quản lý thật tốt. Bài viết trình bày cập nhật những kiến thức mới giúp quản lý thai kỳ có tăng huyết áp mạn tính, nhấn mạnh đến công tác tư vấn, quản lý trước khi mang thai, tối ưu hoá sức khoẻ mẹ và thai nhi, điều trị bằng thuốc. Abstract MANAGEMENT OF CHRONIC HYPERTENSION IN PREGNANCY Chronic hypertension in pregnancy is defined as blood pressure exceeding 140/90 mm Hg before pregnancy or before 20 weeks’ gestation or persistence of hypertension for >12 weeks after delivery. Primary hypertension is the most common cause of chronic hypertension in pregnant women (90%). Secondary hypertension can be due to one or more of the underlying disorders. Chronic hypertension is estimated to be present in 1% to 5% of pregnancies Tác giả liên hệ (Corresponding author): and is increasingly more commonly encountered. Reporting data Bùi Quang Trung, from recent studies of pregnant women with chronic hypertension, email: dr.trungbui@gmail.com Ngày nhận bài (received): 08/06/2018 shows that chronic hypertension in pregnancy is associated with Ngày phản biện đánh giá bài báo (revised): increased rates of adverse maternal and fetal outcomes both 25/06/2018 acute and long term. Thus, pregnancy in women with chronic Tháng 08-2018 Tháng 05-2016 Ngày bài báo được chấp nhận đăng Tập 14, số 04 Tập 16, số 02 (accepted): 29/06/2018 hypertension needs to be carefully planned and managed. This 13
- BÙI QUANG TRUNG TỔNG QUAN article aims to provide new knowledge to manage pregnant women with chronic hypertension, emphasises counselling, pre-pregnancy management, optimising of maternal and fetal health, drug treatment. rối loạn THA trong thai kỳ chỉ được phân vào bốn 1. Đại cương nhóm: TSG – SG; THA mạn tính đơn thuần (vì bất Tăng huyết áp (THA) mạn tính là một dạng của kỳ nguyên nhân nào); TSG ghép trên nền THA mạn rối loạn THA trong thai kỳ, có thể ảnh hưởng đến tính và THA thai kỳ. Phân loại này được đánh giá 1-5% thai kỳ, tuỳ thuộc vào dân số nghiên cứu, và là đơn giản, chính xác và phù hợp với thực hành có xu hướng ngày càng tăng. THA mạn tính ngày lâm sàng. Đồng thời còn giúp việc lưu trữ, quản lý càng tăng do tuổi mang thai ngày càng cao, tỉ lệ và nghiên cứu gặp nhiều thuận lợi hơn [6]. Chúng béo phì, tỉ lệ thai kỳ có kèm theo những bệnh lý ta thấy THA mạn tính được phân ra thành một khác như đái tháo đường, lupus, bệnh lý thận ngày nhóm riêng, không ghép chung với các dạng rối càng tăng [1-4]. loạn khác. Việc tách THA mạn tính làm một phân Phụ nữ có THA mạn tính xuất hiện các biến nhóm riêng cũng được thấy trong phân loại của chứng trong thai kỳ với tỷ lệ cao: TSG ghép trên nhiều tổ chức khác [7]. nền THA mạn tính (25,9%); mổ lấy thai (41,4%), THA mạn tính là tình trạng huyết áp tâm thu sinh non dưới 37 tuần (28,1%), trẻ cân nặng < (HATT) ≥ 140mmHg và hoặc huyết áp tâm trương 2500g (16,9%), trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc (HATTr) ≥ 90mmHg trong 2 lần đo cách nhau ít biệt (20.5%), và tử vong chu sinh (4,0%). Khi so nhất 4 giờ, xuất hiện trước khi mang thai hoặc được sánh với các tỷ lệ tương ứng trong dân số chung: phát hiện lần đầu trước 20 tuần tuổi thai hoặc THA nguy cơ tương đối của TSG ghép trên nền THA thai kỳ tồn tại kéo dài trên 12 tuần sau sinh [1]. mạn tính cao hơn 7,7 lần; mổ lấy thai cao hơn 1,3 THA hầu hết là nguyên phát và có khoảng 10% lần, sinh non dưới 37 tuần cao hơn 2,7 lần, trẻ là THA thứ phát sau một tình trạng bệnh lý bất nặng < 2500g cao hơn 2,7 lần, trẻ sơ sinh cần thường [1,8]. Các nguyên nhân gây THA thứ phát được chăm sóc đặc biệt cao hơn 3,2 lần và tử vong bao gồm các bệnh lý thận (viêm cầu thận, viêm thận chu sinh cao hơn 4,2 lần [5]. kẽ, thận đa nang, hẹp động mạch thận…); bệnh Đây là lý do để qua bài viết này chúng ta cùng liên quan đến chất tạo keo (viêm thận lupus, xơ cứng tìm hiểu về THA mạn tính, nhằm quản lý tốt hơn và bì, viêm đa động mạch nút); rối loạn nội tiết (biến đạt được kết cục thai kỳ tốt hơn. chứng mạch máu do đái tháo đường, cường giáp, cushing…); hẹp eo động mạch chủ [8-10]. 2. Chẩn đoán tăng huyết áp mạn tính 3. Quản lý trước khi mang thai Mục đích của phân loại các rối loạn THA trong Việc đánh giá sâu rộng trong giai đoạn này thai kỳ là để tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao giúp đánh giá được nguyên nhân, mức độ nghiêm tiếp giữa các nhân viên y tế, tạo ra các phân nhóm trọng, xác nhận hay loại trừ các tổn thương cơ quan có ý nghĩa tiên lượng khác nhau, kết cục khác đích do THA gây ra hay sự hiện diện của những nhau và tương ứng với mỗi nhóm có những cân vấn đề sức khoẻ khác kèm theo [1,3,8,9,11]. nhắc khác nhau trong việc quản lý, giám sát. Theo Các mục tiêu cần hướng tới bao gồm xác định Tháng 08-2018 Tập 16, số 02 đó, trong phân loại của ACOG năm 2013, các nguyên nhân THA, phân nhóm nguy cơ cao hay 14
- TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02), nguy cơ thấp, kiểm soát tốt tình trạng THA và xử trí chứng đối lập về sự an toàn trong thai kỳ [1]. Cần những rối loạn kèm theo [1,3,8,9,11]… thảo luận với những phụ nữ này về các thuốc được Với các trường hợp THA thứ phát, cần phải điều khuyến cáo sử dụng trong thai kỳ và trong giai trị nguyên nhân gây ra THA. Quá trình thăm khám đoạn trước khi mang thai là methyldopa, nifedipine 14(01), 13 và điều trị có thể phối hợp hoặc chuyển đến các hay labetalol [10]. tuyến chuyên khoa, các chuyên gia điều trị tăng Sau giai đoạn thăm khám, nhằm quản lý và tư XX-XX, - 18,2016 huyết áp [1,3,8,10]. vấn tốt hơn các thai kỳ có THA mạn tính, thai phụ Cần ghi nhận những đặc điểm làm gia tăng có THA mạn tính thường được chia thành 2 nhóm 2018 nguy cơ TSG ghép trên nền THA mạn tính như đái nguy cơ: nguy cơ cao và nguy cơ thấp [3,11]. Các tháo đường, béo phì, bệnh thận, THA nặng và kéo trường hợp nguy cơ thấp có khoảng 15% sẽ phát dài trước khi mang thai và THA thứ phát… Sau đó triển thành TSG ghép trên nền THA mạn tính, trong tư vấn bệnh nhân có hướng điều chỉnh phù hợp khi các trường hợp nguy cơ cao có thể lên đến trên trước khi mang thai [1,8]. 30% [3]. Kết cục thai kỳ ở thai phụ nguy cơ thấp Kết cục thai kỳ trước của mẹ và thai nhi, đặc không phát triển TSG thường tương tự như kết cục biệt cần ghi nhận tiền sử TSG, nhau bong non, sinh sản khoa nói chung [11]. Cần lưu ý những trường non, trẻ cân nặng nhỏ hơn so với tuổi thai, thai lưu hợp nguy cơ thấp có thể phát triển thành nguy cơ và các kết cục sơ sinh xấu khác [1,8,9]. cao trong giai đoạn sau của thai kỳ khi tuân thủ điều Các xét nghiệm cơ bản cần thực hiện bao trị kém, THA nặng, phải tăng liều thuốc hạ áp [11]. gồm creatinine huyết thanh và protein nước tiểu Bảng1: Bảng phân nhóm nguy cơ của THA mạn tính để đánh giá bệnh lý thận, đồng thời sử dụng để Nguy cơ thấp (khi có tất Nguy cơ cao (khi có một trong các đặc đối chiếu trong giai đoạn sau của thai kỳ hay để Đặc điểm cả các đặc điểm) điểm) giúp chẩn đoán khi có những dấu hiệu nghi ngờ THA nặng ≥ 160/110 mmHg trước khi Mức độ THA HA < 160/110 mmHg mang thai hay từ lần khám đầu tiên TSG [1,3,8,9]. Nếu bệnh thận mạn tính được chẩn THA nguyên phát không đoán hay có tiền sử gia đình thì cần thực hiện siêu Loại THA THA thứ phát biến chứng âm thận để loại trừ bệnh thận đa nang [1]. Số lượng thuốc điều trị ≤ 1 loại Cần ≥ 2 loại thuốc để kiểm soát huyết áp Với các trường hợp THA mạn tính kéo dài, nhất Có bằng chứng tổn thương thận, rối loạn Tổn thương cơ quan đích Không chức năng thất trái, bệnh lý võng mạc, là THA nặng cần đo điện tâm đồ và siêu âm tim để tiền sử đột quỵ đánh giá chức năng thất trái cũng như chức năng Tử vong chu sinh, nhau bong non, chấm Tiền sử thai kỳ trước Không có kết cục xấu tim toàn bộ [1,3,9]. dứt thai kỳ < 34 tuần Mức độ tuân thủ điều trị Tốt Tuân thủ điều trị kém Với những thai phụ có nguy cơ bị đái tháo đường thai kỳ cần thực hiện sớm nghiệm pháp dung nạp đường [1]. Đồng thời có thể xét nghiệm HbA1C để xác định xem có bệnh lý đái tháo đường trước khi 4. Quản lý trong thai kỳ mang thai không [3]. Bước tiếp cận ban đầu Những xét nghiêm cơ bản khác cũng cần thực Khi tiếp cận với một thai phụ có tình trạng THA hiện là điện giải đồ, acid uric, men gan, số lượng mạn tính đã biết trước đó hay mới được chẩn đoán, tiểu cầu chủ yếu sử dụng để đối chiếu trong giai việc đầu tiên là cần xác nhận hay loại trừ THA thứ đoạn sau của thai kỳ [1,8,11]. phát (nếu chưa được thăm khám trước khi mang Đối với những phụ nữ đang điều trị THA, cần thai), thực hiện các khảo sát để đánh giá tình trạng tìm hiểu kỹ về thời gian THA, thời gian sử dụng thốc các cơ quan đích, các vấn đề bệnh lý kèm theo nếu hạ huyết áp, các loại thuốc và đáp ứng của mỗi chưa có những khảo sát tương tự trước khi mang loại [9]. Một điều cần lưu ý đó là các thuốc ức chế thai [1,3,8]. men chuyển và thuốc ức chế thụ thể angiotensin Điều trị tăng huyết áp mạn tính và thuốc đối kháng mineralocorticoid cần tư vấn Trong thai kỳ mục tiêu điều trị chủ yếu tập trung phải ngưng sử dụng trước khi mang thai, bởi có vào việc ngăn ngừa những biến chứng cấp tính của thể gây hại cho thai nhi [1,8,10]. Các thuốc nhóm THA gây ra cho mẹ và duy trì thai kỳ khoẻ mạnh Tháng 08-2018 Tháng 05-2016 Tập 14, số 04 Tập 16, số 02 statin cũng cần tránh sử dụng bởi có những bằng lâu nhất có thể [1,8]. 15
- BÙI QUANG TRUNG TỔNG QUAN Các biện pháp điều trị không dùng thuốc như hoặc nifedipine uống [1,14]. Để điều trị duy trì THA các chế độ ăn uống có lợi và vận động phù hợp mạn tính trong thai kỳ, các thuốc được khuyến cáo được khuyến cáo tiếp tục duy trì, giảm cân và hạn lựa chọn đầu tay là labetalol đường uống, nifedipine chế muối không được khuyến cáo trong thai kỳ có phóng thích chậm và methyldopa [1,8,10]. THA mạn tính [1]. Dự phòng TSG ghép trên nền THA Năm 2013, ACOG đưa ra khuyến cáo điều trị mạn tính bằng thuốc cho THA mạn tính khi HATT ≥ 160 mmHg Trong một nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu vừa được hoặc HHATr ≥ 105 mmHg. Khuyến cáo tập trung chủ công bố đánh giá về hiệu quả của điều trị dự phòng yếu vào ngưỡng HATTr, với ngưỡng điều trị thấp hơn TSG ở thai phụ THA mạn tính theo khuyến cáo của 5 mmHg so với tiêu chuẩn THA nặng [1]. Đến thời ACOG năm 2016 (Aspirin liều thấp từ 60 – 150 mg/ điển hiện tại y văn vẫn chưa có thêm khuyến cáo mới ngày, bắt đầu trong khoảng 12 – 28 tuần và kéo dài hơn về ngưỡng điều trị cho THA mạn tính [3,11]. đến khi sinh) so với thời điểm chưa có khuyến cáo Với THA từ nhẹ đến trung bình, ACOG năm này. Trong số 715 thai phụ có THA mạn tính đủ điều 2013 khuyến cáo không điều trị thuốc hạ huyết áp kiện tham gia nghiên cứu, có 80 thai kỳ sau khuyến cho thai phụ THA mạn tính có HATT < 160 mmHg cáo và 635 thai kỳ trước khuyến cáo của ACOG hoặc HHATr < 105 mmHg mà không có bằng 2016 không khác biệt về các đặc điểm nhân khẩu chứng tổn thương cơ quan đích [1]. học. Aspirin 81 mg được sử dụng sau khi khuyến cáo Ngưỡng huyết áp mục tiêu khi điều trị ở thai phụ ra đời. Kết quả, tỷ lệ TSG ghép trên nền THA mạn THA mạn tính được ACOG khuyến cáo là từ 80 – 105 tính sau khi khuyến cáo ra đời là 25 % (20/80), thấp mmHg với HATT và 120 – 160 mmHg với HATTr. Đối hơn 57% so với trước khi khuyến cáo ra đời (37%, với riêng những trường hợp có bằng chứng tổn thương 232/635) (OR 0.43; 95% CI 0.26-0.73). Đồng thời, các cơ quan đích như có bệnh lý thận hay tim mạch, phân tích còn cho thấy hiệu quả đạt cao nhất khi thai ngưỡng huyết áp được khuyến cáo thấp hơn (HATT < phụ không có các yếu tố nguy cơ khác, với tỷ lệ tương 140 mmHg và HHTTr < 90 mmHg) để tránh diễn tiến ứng 4/41 (10%) so với 106/355 (30%) (OR 0.25; nặng của THA và những biến chứng khác trong thai 95% CI 0.08-0.73). Đặc biệt, TSG nặng cũng giảm kỳ. Ngưỡng thấp hơn nữa không được khuyến cáo do nhiều 2/41 (5%) so với 65/355 (18%) (OR 0.22; nguy cơ giảm tuần hoàn tử cung – nhau [1]. 95% CI 0.54-0.97) [15]. Có dữ liệu cho thấy nếu THA mạn tính nhẹ đến Quản lý thai kỳ THA mạn tính nguy trung bình và kiểm soát tốt thì không làm tăng nguy cơ thấp cơ TSG, sản giật khi ngưng thuốc hạ huyết áp trong Đối với thai phụ nhóm nguy cơ thấp, ngoài ưu tam cá nguyệt đầu tiên [12]. Do đó, việc ngưng tiên trong thai kỳ là kiểm soát huyết áp ở ngưỡng điều trị thuốc hạ huyết áp khi huyết áp đã ở mức khuyến cáo, theo dõi các dấu hiệu và triệu chứng thấp hơn huyết áp mục tiêu hay thấp hơn ngưỡng của TSG ghép trên nền THA mạn tính là những vấn cao của huyết áp mục tiêu và sử dụng lại khi huyết đề cần quan tâm [3]. áp tăng lên có thể là một chọn lựa phù hợp trên Thai phụ cần được hướng dẫn theo dõi và ghi thực thế lâm sàng, tất nhiên cần đánh giá kỹ lưỡng chép các chỉ số huyết áp hằng ngày, theo dõi và từng trường hợp cụ thể, đồng thời phải có quá trình báo cáo lại những triệu chứng nghi ngờ TSG. Tuỳ giám sát chặt chẽ khi quyết định ngưng thuốc. Tốt thuộc tình trạng THA và những diễn tiến khác, có nhất cần thảo luận kỹ với thai phụ trước khi đưa ra thể có chỉ định sử dụng thuốc hạ huyết áp phù hợp quyết định tiếp tục hay ngưng điều trị [1]. [1,3]. Lịch thăm khám phù hợp nên là mỗi 3 tuần Về thuốc, ngoài những lưu ý về các loại thuốc có cho đến 28 – 30 tuần, sau đó là mỗi 2 tuần cho chống chỉ định hay hạn chế sử dụng trong thai kỳ, đến 36 tuần, rồi mỗi tuần cho đến khi CDTK. Tất việc lựa chọn thuốc sẽ phụ thuộc trước hết vào mục nhiên, có thể thăm khám gần ngày hơn nếu tình tiêu điều trị, vào những tác động có thể có của thuốc trạng THA không được kiểm soát tốt [3]. lên sức khoẻ của thai phụ và thai nhi [1,8,13]. Về phía thai nhi, cần thực hiện tầm soát dị tật trong Với THA nặng, khuyến cáo chọn lựa đầu tay là TCN đầu tiên, cũng như thực hiện các siêu âm khảo Tháng 08-2018 Tập 16, số 02 labetalol tiêm tĩnh mạch, hydralazin tiêm tĩnh mạch, sát dị tật ở TCN thứ 2 [3]. Một vấn đề cần đặc biệt 16
- TẠP CHÍ PHỤ SẢN - 16(02), quan tâm đó là nguy cơ thai hạn chế phát triển trong thấp hơn nữa không được khuyến cáo do nguy cơ tử cung (FGR) ở những thai phụ THA mạn tính. Để giảm tuần hoàn tử cung – nhau [1,3,11]. tầm soát, cần chú ý đo bề cao tử cung và siêu âm ước Ngoài những lưu ý tương tự nhóm thai phụ nguy lượng trọng lượng thai nhi, tốt nhất là cần ghi chú và cơ thấp, cần thực hiện nghiệm pháp dung nạp 14(01), 13 theo dõi trọng lượng thai nhi liên tục qua các lần khám đường sớm ở TCN thứ nhất và xem xét lặp lại ở thai [1]. Tần suất siêu âm có thể nên thực hiện cùng TCN thứ hai cho nhóm thai phụ nguy cơ cao. Mật XX-XX, - 18,2016 thời điểm mỗi lần khám thai của mẹ như đã nêu ở độ thăm khám có thể dày hơn, với những lưu ý cao trên, với việc theo dõi sát diễn tiến cân nặng bắt đầu từ hơn về các triệu chứng của TSG. Các xét nghiệm 2018 34 tuần [3]. Việc phát hiện sớm và quản lý thích hợp chức nặng thận, công thức máu và các xét nghiệm FGR có thể giúp giảm được 20% thai lưu [16]. sinh hoá khác có thể cần xem xét lặp lại ở mỗi TCN. Nếu có bằng chứng của FGR thì những khảo Nếu có những vấn đề sức khoẻ khác kèm theo, có sát về tuần hoàn nhau – thai ví dụ khảo sát siêu âm thể phối hợp gửi khám các chuyên khoa khác [3]. doppler động mạch rốn được khuyến cáo [1,3]. Trong Đối với thai nhi, cần đánh giá nghiêm ngặt hơn đó khuyết dòng chảy cuối tâm trương hay dòng chảy về sự tăng trưởng của thai nhi. Siêu âm khảo sát đảo ngược là những dấu hiệu cần phải chấm dứt thai sự tăng trưởng của thai nhi nên bắt đầu từ 28 tuần kỳ CDTK [1]. Ngoài ra các khảo sát sức khoẻ thai nhi và thực hiện mỗi 3 tuần hoặc có thể sớm hơn nếu (NST) cần thực hiện ở mỗi lần thăm khám, nếu có lo lắng về FGR. NST hoặc BPP nên thực hiện hàng điều kiện có thể thực hiện khảo sát sinh trắc diện vật tuần, bắt đầu từ tuần 28 – 30 tuần và kéo dài cho lý (BPP), đồng thời hướng dẫn thai phụ theo dõi cử đến thời điểm CDTK [3,11]. động của thai nhi giúp tăng cơ hội phát hiện các tình Có thể cần nhập viện nhiều lần để kiểm soát trạng nguy hiểm có thể xảy ra [1,3]. huyết áp nếu huyết áp khó kiểm soát hoặc những Hiện tại chưa có dữ liệu nghiên cứu về thời điểm vấn đề khác như TSG ghép trên nền THA mạn tính, CDTK tối cứu cho thai phụ có THA mạn tính để giảm FGR…[11]. Đa số các ý kiến chuyên gia đều cho kết cục xấu cho mẹ và thai nhi. Tuy nhiên, ngoại suy rằng, những thai phụ này cần có một ngưỡng nhập từ những kết quả nghiên cứu ở nhóm thai phụ THA viện thấp hơn vì những nguy cơ về một kết cục thai thai kỳ và TSG, ACOG khuyến cáo với nhóm thai phụ kỳ bất lợi cao hơn, cũng như nguy cơ tổn thương THA mạn tính nguy cơ thấp việc CDTK trước 38 tuần các cơ quan đích cao hơn [3]. không được khuyến cáo [1]. Thởi điểm CDTK phù hợp Với thai kỳ ≥ 34 tuần, nếu xuất hiện bất kỳ biến được khuyến cáo là từ 38 – 39 tuần [2,3,11,17]. chứng nào đều có chỉ định CDTK [11]. Với những Quản lý thai kỳ THA mạn tính nguy trường hợp khác, cân nhắc CDTK khi thai 36 – 37 cơ cao tuần [11] hay khi đủ 37 tuần [3]. Đối với thai phụ nhóm nguy cơ cao, xu hướng theo dõi sớm thai kỳ và quản lý chặt chẽ hơn là cần thiết do kết cục thai kỳ thường nặng nề hơn cho mẹ và 5. Quản lý giai đoạn hậu sản thai nhi, đồng thời còn có những nguy cơ tổn thương Phụ nữ có THA mạn tính nguy cơ cao và nguy các cơ quan lâu dài. Đây cũng là chìa khoá để có cơ thấp nhưng có những diễn biến phức tạp (như một thai kỳ thành công [3,11]. Với nhóm nguy cơ TSG hay cơn THA nặng) có nguy cơ gia tăng các cao này, cần duy trì thuốc hạ huyết áp nếu HATT biến chứng trong giai đoạn hậu sản như phù phổi, ≥ 160 mmHg hoặc HHATr ≥ 105 mmHg. Với các bệnh não THA, suy tim sung huyết, suy thận. Đặc trường hợp không có bằng chứng tổn thương cơ quan biệt nghiêm trọng nếu có phát triển TSG, nhau đích, ý kiến chuyên gia cho rằng nên duy trì ngưỡng bong non hay có tổn thương các cơ quan đích. Ở 140 – 150 mmHg với HATT và 90 – 100 mmHg với những bệnh nhân này, huyết áp phải được kiểm HATTr [11]. Đối với những trường hợp có bằng chứng soát chặt chẽ ít nhất đến 48 giờ sau khi sinh để tổn thương các cơ quan đích ngưỡng huyết áp được tránh những biến chứng nghiêm trọng hơn [3,9]. khuyến cáo thấp hơn (HATT < 140 mmHg và HHTTr Trong giai đoạn hậu sản, huyết áp thường cao < 90 mmHg) để tránh diễn tiến nặng của THA và hơn so với giai đoạn trước khi sinh, đặc biệt trong Tháng 08-2018 Tháng 05-2016 Tập 14, số 04 Tập 16, số 02 những biến chứng khác trong thai kỳ. Lưu ý, ngưỡng 1 – 2 tuần đầu. Huyết áp mục tiêu trong giai đoạn 17
- BÙI QUANG TRUNG TỔNG QUAN hậu sản được đề nghị là HATT < 160 mmHg và Một điều cần lưu ý nữa khi sử dụng thuốc hạ huyết HHTTr < 100 mmHg [1]. Tuỳ mức độ huyết áp, có áp trong giai đoạn này, đó là khả năng phù hợp với thể sử dụng labetalol tiêm tĩnh mạch, hydralazine việc cho con bú. Hầu hết các thuốc hạ huyết áp đều có tiêm tĩnh mạch, hoặc nifedipine uống để hạ nhanh thể tìm thấy trong sữa mẹ, dù nồng độ thường thấp hơn huyết áp xuống mục tiêu mong muốn [14]. Với trong huyết tương. Tuy nhiên, vì lợi ích của việc cho con trường hợp phù phổi hay ứ trệ tuần hoàn, cần xem bú, nên phụ nữ THA mạn tính vẫn được khuyến khích xét sử dụng thuốc lợi tiểu [9]. cho con bú trong giai đoạn hậu sản, kể cả những phụ Việc duy trì các thuốc hạ huyết áp đường uống nữ phải tiếp tục điều trị hạ huyết áp [1-3]. có thể cần thiết trong giai đoạn hậu sản. Trong giai đoạn này, việc chọn lựa thuốc trở nên đơn giản hơn, có thể tiếp tục sử dụng các thuốc đã được sử 6. Kết luận dụng trong thai kỳ hoặc sử dụng trở lại các thuốc THA mạn tính trong thai kỳ có liên quan với kết trước khi mang thai. Điều quan trọng là phải biết cục xấu ở mẹ và thai nhi, cả kết cục cấp tính và dài chọn lựa loại thuốc phù hợp với từng cá nhân [3,9]. hạn. Quản lý thai kỳ có THA mạn tính nên được bắt Ví dụ, với phụ nữ có tiền sử nhồi máu cơ tim hoặc đầu từ trước lúc có thai hoặc ngay từ lần khám thai bệnh đái tháo đường thì thuốc ức chế men chuyển đầu tiên. Để thuận lợi cho việc quản lý, những phụ nữ là lựa chọn phù hợp [3]. Trong giai đoạn hậu sản, này nên được chia ra làm hai nhóm: nguy cơ thấp và nếu huyết áp vẫn còn nghiêm trọng dù đã sử dụng nguy cơ cao với những lưu ý khác nhau trong quản đầy đủ liều lượng của hai loại thuốc hạ huyết áp lý thai kỳ. Việc quản lý thai kỳ THA mạn tính dựa vào khác nhau thì cần gửi bệnh nhân đến chuyên gia những chứng cứ hiện nay trong y văn có thể giúp cho THA để tìm nguyên nhân THA thứ phát [1]. tiên lượng của thai kỳ trở nên tốt hơn. Tài liệu tham khảo Himmelfarb C, et al. 2017 ACC/AHA/AAPA/ABC/ACPM/AGS/APhA/ASH/ 1. ACOG. Chronic Hypertension in Pregnancy and Superimposed ASPC/NMA/PCNA Guideline for the Prevention, Detection, Evaluation, and Preeclampsia. In: Pregnancy TFoHi, editor. Hypertension in pregnancy Task Management of High Blood Pressure in Adults: Executive Summary: A Report Force on Hypertension in Pregnancy, ACOG ACOG; 2013. of the American College of Cardiology/American Heart Association Task Force 2. Seely EW, Ecker J. Chronic Hypertension in Pregnancy. Circulation. on Clinical Practice Guidelines. Hypertension. 2018;71(6):1269-324. 2014;129(11):1254-61. 11. Sibai BM. Chronic Hypertension. In: John T. Queenan CYS, Charles J. 3. Ankumah NE, Sibai BM. Chronic Hypertension in Pregnancy: Diagnosis, Lockwood, editor. Protocols for High-Risk Pregnancies: An Evidence-Based Management, and Outcomes. Clinical obstetrics and gynecology. Approac. 6 ed. USA: Wiley blackwell; 2015. 2017;60(1):206-14. 12. Nakhai-Pour HR, Rey E, Bérard A. Discontinuation of antihypertensive 4. Bateman BT, Bansil P, Hernandez-Diaz S, Mhyre JM, Callaghan WM, drug use during the first trimester of pregnancy and the risk of preeclampsia Kuklina EV. Prevalence, trends, and outcomes of chronic hypertension: a and eclampsia among women with chronic hypertension. American journal of nationwide sample of delivery admissions. American journal of obstetrics and obstetrics and gynecology. 2009;201(2):180.e1-.e8. gynecology. 2012;206(2):134.e1-8. 13. Duley L, Meher S, Jones L. Drugs for treatment of very high blood 5. Bramham K, Parnell B, Nelson-Piercy C, Seed PT, Poston L, Chappell LC. pressure during pregnancy. The Cochrane database of systematic reviews. Chronic hypertension and pregnancy outcomes: systematic review and meta- 2013(7):Cd001449. analysis. Bmj. 2014;348. 14. ACOG. Committee Opinion No. 692: Emergent Therapy for Acute-Onset, 6. ACOG. Classification of Hypertensive Disorders. In: Pregnancy TFoHi, Severe Hypertension During Pregnancy and the Postpartum Period. Obstetrics editor. Hypertension in pregnancy Task Force on Hypertension in Pregnancy, and gynecology. 2017;129(4):e90-e5. ACOG 2013b. 15. Banala C, Cruz Y, Moreno C, Schoen C, Berghella V, Roman A. Impact of 7. Gillon TER, Pels A, von Dadelszen P, MacDonell K, Magee LA. Hypertensive ACOG Guideline Regarding Low Dose Aspirin for Prevention of Superimposed Disorders of Pregnancy: A Systematic Review of International Clinical Practice Preeclampsia [27O]. Obstetrics & Gynecology. 2018;131:170S. Guidelines. PloS one. 2014;9(12):e113715. 16. Imdad A, Yakoob MY, Siddiqui S, Bhutta ZA. Screening and triage of 8. ACOG. Practice Bulletin No. 125: Chronic Hypertension in Pregnancy. intrauterine growth restriction (IUGR) in general population and high risk Obstetrics & Gynecology. 2012;119(2):396-407. pregnancies: a systematic review with a focus on reduction of IUGR related 9. Chronic Hypertension in Pregnancy [Internet]. The Global Library Of stillbirths. BMC Public Health. 2011;11(Suppl 3):S1-S. Women’s Medicine. 2008. Available from: http://www.glowm.com/section_ 17. Spong CY, Mercer BM, D’Alton M, Kilpatrick S, Blackwell S, Saade Tháng 08-2018 Tập 16, số 02 view/heading/Chronic Hypertension in Pregnancy/item/156 - ref. G. Timing of indicated late-preterm and early-term birth. Obstetrics and 10. Whelton PK, Carey RM, Aronow WS, Casey DE, Jr., Collins KJ, Dennison gynecology. 2011;118(2 Pt 1):323-33. 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng Chăm sóc và quản lý thai nghén
9 p | 323 | 20
-
Chương trình đào tạo tăng cường năng lực quản lý đào tạo liên tục tại bệnh viện
9 p | 100 | 9
-
Bài giảng Rối loạn cao huyết áp trong thai kỳ
58 p | 99 | 7
-
Nghiên cứu tỷ lệ và kết cục thai kỳ ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Sản-Nhi Cà Mau
8 p | 23 | 7
-
Quản lý thai kỳ cho phụ nữ ung thư
5 p | 12 | 6
-
Kết quả sản khoa của các thai phụ đái tháo đường thai kỳ tại một số Bệnh viện tỉnh Thái Nguyên
6 p | 10 | 6
-
Mối liên quan giữa nồng độ ferritin huyết thanh với bệnh lý đái tháo đường thai kỳ
5 p | 11 | 5
-
Đái tháo đường thai kỳ tăng tỷ lệ mang liên cầu khuẩn nhóm B
7 p | 23 | 5
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Vấn đề liên quan đến các thuật ngữ: Thai nhỏ so với tuổi thai (SGA), thai với tăng trưởng trong tử cung bị giới hạn (FGR)(IUGR)
2 p | 38 | 4
-
Bài giảng Các vấn đề thường gặp của nửa sau thai kỳ: Rối loạn tăng trưởng thai nhi: Thai chậm tăng trưởng trong tử cung – thai to
3 p | 24 | 3
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Nhận biết và đánh giá các bệnh lý tăng huyết áp thai kỳ
3 p | 38 | 3
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Dự phòng các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ - Quan điểm hiện nay
2 p | 29 | 3
-
Bài giảng Quản lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Sinh bệnh học của các bệnh lý tăng huyết áp trong thai kỳ: Các đợt xâm nhập của nguyên bào nuôi
3 p | 45 | 3
-
Nghiên cứu tỷ lệ và kết cục thai kỳ ở sản phụ có đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Tiền Giang
7 p | 22 | 3
-
Đánh giá kết quả quản lý rối loạn tăng huyết áp thai kỳ ở thai phụ từ tam cá nguyệt thứ hai đến khám tại Bệnh viện Chuyên khoa Sản Nhi Tỉnh Sóc Trăng năm 2020-2021
8 p | 8 | 2
-
Tỷ lệ đái tháo đường thai kỳ trên phụ nữ có thai từ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
5 p | 32 | 2
-
Bệnh viêm lợi trên phụ nữ mang thai mắc đái tháo đường thai kỳ tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội năm 2023
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn