Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
lượt xem 8
download
Tiếp nội dung phần 1, cuốn Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số: Phần 2 trình bày các nội dung chính sau: công tác tư vấn tâm lý học đường; mối quan hệ giữa doanh nghiệp - nhà trường - người học. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 2
- CHỦ ĐỀ 4 CÔNG TÁC TƯ VẤN TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
- SỨC KHỎE TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Nguyễn Thị Huyền, Nguyễn Hoàng Hà, Nguyễn Hương Giang Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Tóm tắt: Bài viết nhằm nghiên cứu những biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên. Với 985 phiếu khảo sát sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐHKTQD), nghiên cứu đã chỉ ra biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường ĐHKTQD rất phong phú trong: học tập, định hướng nghề nghiệp, các mối quan hệ tình cảm và tình trạng tài chính. Mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên ở mức tương đối nhẹ, giảm tập trung và mệt mỏi. Hơn 70% sinh viên Trường ĐHKTQD tham gia khảo sát có mong muốn được chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Trường. Nguyên nhân gây ra những sức khỏe tinh thần học đường bắt nguồn từ áp lực học tập và lo lắng về định hướng nghề nghiệp, đặc biệt trong bối cảnh ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình và giải pháp hỗ trợ chăm sóc sức khoẻ tâm lý học đường cho sinh viên đang theo học tại Trường. Điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả học tập và chất lượng đào tạo của Trường ĐHKTQD. Từ khóa: tâm lý, tâm lý học đường, sức khỏe tinh thần, sinh viên, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 1. Đặt vấn đề Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO): 14% trẻ em trên toàn cầu đang bị rối loạn tâm thần, trầm cảm, lo âu. Tự tử đứng hàng thứ tư trong các nguyên nhân tử vong của trẻ em. Trẻ em đang có khá nhiều áp lực, trong đó áp lực học tập là lớn nhất, sau đó là áp lực gia đình, các vấn đề tác động của xã hội9. Trầm cảm và lo âu đang ngày càng trở nên phổ biến ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) vừa có Công văn số 3734/BGDĐT-GDCTHSSV gửi các Sở GDĐT; các đại học, học viện; trường đại học, trường cao đẳng sư phạm về việc hỗ trợ học sinh, sinh viên (HSSV) bị ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19 và chuẩn bị cho năm học mới 2021 - 202210. Thống kê dịch tễ được thực hiện trên mẫu đại diện quốc gia với 10 trên tổng số 63 tỉnh/thành phố cho thấy tỷ lệ trẻ em đang gặp phải những vấn đề tâm lý nghiêm trọng, trong đó có cả trầm cảm và lo âu, là khoảng 12% (Weiss và c.s., 2014). Nghiên cứu của Nguyen, Dedding, Pham, Wright, và Bunders (2013) cho thấy tỷ lệ mắc phải lo âu và trầm cảm ở học sinh cấp hai lần lượt là 22,80% và 41,10%. Trong số những yếu tố có ảnh hưởng đến khả năng mắc phải trầm cảm và lo âu ở trẻ em và thanh thiếu niên, cách nuôi dạy con của cha mẹ có thể trở thành yếu tố bảo vệ nhưng cũng có thể là yếu tố nguy cơ (Huberty, 2012). Nghiên cứu của Perry C Francis và Aaron S. Horn (2017) cho thấy: Trầm cảm và lo lắng là hai vấn đề tâm lý 9 https://thanhnien.vn/can-quan-tam-den-suc-khoe-tam-than-cua-hoc-sinh-post1446937.html, truy cập 16:00 ngày 27/6/22 10 https://moet.gov.vn/tintuc/Pages/tin-tong-hop.aspx?ItemID=7499, truy cập lúc 13h45 ngày 18/07/2022 333
- phổ biến nhất ở sinh viên đại học. Tỷ lệ sinh viên cảm thấy lo lắng lên đến 38-55%, được cho là do các vấn đề về: thành tích học tập, áp lực phải thành công, kế hoạch sau khi tốt nghiệp, mối quan tâm về tài chính, chất lượng giấc ngủ, mối quan hệ với bạn bè, mối quan hệ với gia đình, sức khỏe tổng thể, việc tự cảm nhận cơ thể và lòng tự trọng. Tuy nhiên, trầm cảm tiếp tục là một vấn đề nghiêm trọng trong các trường đại học, ảnh hưởng đến khoảng 12-33% sinh viên mỗi năm. Trong đó, nhiều sinh viên cảm thấy mọi thứ trở nên vô dụng (7%); choáng ngợp với tất cả những gì họ phải làm (16%); rất cô đơn (11%); buồn bã (11%); quá chán nản nên không thể hoạt động được nữa (5%); và lo lắng bao trùm (9%). Sinh viên Trường ĐHKTQD có biểu hiện đổi ngành, bỏ học, căng thẳng… ngày càng có xu hướng gia tăng. Hiện tượng này bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, trong đó có những nguyên nhân từ sức khỏe tinh thần học đường biểu hiện trong: trong hoạt động học tập, mối quan hệ, định hướng nghề nghiệp và tài chính. Các tác giả Paola Pedrelli, Maren Nyer, Albert Yeung, Courtney Zulauf và Timothy Wilens (2014) đã chỉ ra: Rối loạn lo âu là vấn đề tâm thần phổ biến nhất ở sinh viên đại học, với khoảng 11,9% sinh viên đại học bị rối loạn lo âu. Khoảng 3,2% sinh viên đại học đáp ứng các tiêu chí về rối loạn lưỡng cực (BAD). Rối loạn ăn uống như ăn vô độ, biếng ăn và ăn uống vô độ là phổ biến và thường khởi phát ở tuổi vị thành niên với nguy cơ gia tăng nhanh chóng trong thời kỳ đầu trưởng thành. Một cuộc khảo sát trên 2.822 sinh viên đại học báo cáo rằng 9,5% sinh viên được sàng lọc dương tính với chứng rối loạn ăn uống, trong đó tỷ lệ sinh viên nữ cao hơn sinh viên nam (tương ứng là 13,5 so với 3,6%). Theo kết quả nghiên cứu của Sarah Ketchen Lipson (2015). Nhìn chung, 35,5% sinh viên đại học đáp ứng các tiêu chí về ít nhất một vấn đề sức khỏe tâm lý, với tỷ lệ trên các ngành học nằm trong khoảng từ 28,3% (sức khỏe cộng đồng) đến 45,3% (nghệ thuật và thiết kế). Trong số sinh viên đại có vấn đề sức khỏe rõ ràng, 39,4% được điều trị trong năm qua, với tỷ lệ từ 25,1% (kỹ thuật) đến 49,9% (công tác xã hội). Theo tổng kết của Palmer, S. - Puri, A. (2006), sinh viên đại học thường gặp phải những khó khăn chủ yếu như sau: (1) Khó khăn khi rời mái ấm gia đình và bắt đầu cuộc sống ở trường đại học, xa gia đình, người thân và bạn bè; (2) Khó khăn khi sống ở môi trường mới, cùng với những người khác; (3) Khó khăn trong việc đảm bảo ăn uống có lợi cho sức khỏe với điều kiện kinh phí hạn hẹp; (4) Khó khăn liên quan đến học tập và sự mong chờ của cá nhân đối với khóa học; (5) Khó khăn liên quan đến quan hệ xã hội; (6) Khó khăn về kinh tế. Nhìn chung, những nghiên cứu trong nước và nước ngoài về những biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên rất đa dạng. Các tác giả hầu hết là những giảng viên ở các trường đại học, các nhà tâm lý học có mối liên kết chặt chẽ với sinh viên, vì vậy mà cách nhìn 334
- nhận và đánh giá được chính xác và khách quan hơn. Những phân tích của họ dựa trên nhiều khía cạnh mang tính cá nhân như: cảm xúc, nhận thức, thái độ,…; nghiên cứu dựa trên các góc nhìn như: ngành học, xuất thân, thời gian theo học và phân chia thành các lĩnh vực học tập, hoạt động xã hội, gia đình. Nhóm nghiên cứu cho rằng, những biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên trường đại học được thể hiện trong các khía cạnh như: (1) học tập; (2) các mối quan hệ; (3) định hướng nghề nghiệp; và (4) quản lý chi tiêu. Những biểu hiện sức khỏe tinh thần này nếu kéo dài sẽ gây ra những trở ngại lớn trong học tập, sinh hoạt và sự phát triển của sinh viên. Sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên biểu hiện rất đa dạng và phong phú. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu trọng tâm xem xét các mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên từ thấp đến cao qua các khía cạnh như: học tập, định hướng nghề nghiệp, tài chính, mối quan hệ tình cảm và năng lực thích ứng với điều kiện mới của sinh viên. Mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên từ thấp đến cao qua 11 cấp độ như sau: Căng thẳng nhẹ và ngắn; Căng thẳng vừa và dài; Mức độ nặng và kéo dài; Mất ngủ, khó ngủ, bị thức giấc; Chán ăn, ăn không ngon; Mệt mỏi, chán nản; Khó chịu, bực bội, cáu giận, khó kìm chế hành vi và ngôn ngữ; Giảm cân hoặc tăng cân rõ rệt; Giảm khả năng tập trung và hiệu quả làm việc kém; Hoang tưởng (có suy nghĩ mình là người đặc biệt, có tài, có giá trị hơn… trong khoảng 1 tháng trở lên; Có ảo giác trong lúc thức tỉnh; Cử chỉ, hành vi quá cứng nhắc, méo miệng lặp đi lặp lại. 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Trường ĐHKTQD có quy mô sinh viên lớn, với khoảng 45.000 sinh viên. Hiện tại, Nhà trường có 21 khoa, 38 chuyên ngành, 11 viện và 8 trung tâm, 1 bộ môn, 9 phòng ban chức năng và 4 đơn vị phục vụ khác. Dựa trên các dữ liệu đã thu thập, nhóm nghiên cứu tiến hành mã hóa và xử lý phần mềm thống kê SPSS 20.0 với các phương pháp phân tích dữ liệu như sau: phân tích thống kê mô tả, đánh giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố EFA, phân tích hồi quy và kiểm định giả thiết. Số lượng phiếu khảo sát hợp lệ là 985 phiếu, đây là số phiếu sau khi loại bỏ phiếu không hợp lệ như trả lời sai câu hỏi, bỏ câu. Mục tiêu của nghiên cứu là nhằm thu được kết quả khách quan, phản ứng đúng bản chất, bức tranh chung của thực trạng những biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên qua các khía cạnh như học tập, định hướng nghề, mối quan hệ, tài chính và năng lực thích ứng; đồng thời, xác định mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường ĐHKTQD từ thấp đến cao. Kết quả thu được từ thực trạng là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu đưa ra các khuyến nghị kịp thời giúp sinh viên chủ động khắc phục những vấn đề sức khỏe tinh thần và sự hỗ trợ của các bên liên quan trong quá trình học tập tại Trường. 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận Nghiên cứu được thực hiện với đối tượng khảo sát là những sinh viên đang học tập tại Trường ĐHKTQD, gồm sinh viên năm thứ nhất, thứ hai, thứ ba và thứ tư của các khóa K60; K61; K62; và K63. Tổng cộng có 991 bảng khảo sát online được thu về, loại ra 6 bảng không đạt yêu cầu, còn lại 985 bảng hợp lệ, đạt tỷ lệ 85% số phiếu hợp lệ trên tổng số phiếu khảo sát online. 335
- Bảng 1: Mẫu khách thể nghiên cứu Khách thể Số lượng Tỷ lệ % Nữ 716 72,7 Giới tính Nam 269 27,3 Tổng 985 100 Năm thu 1 218 22,1 Năm thu 2 350 35,5 Sinh viên Năm thu 3 305 31,0 Năm thu 4 112 11,4 Tổng 985 100 Ký túc xá 546 55,4 Ở cùng gia đình 132 13,4 Nơi sống Trọ cùng bạn 152 15,4 Trọ một mình 155 15,7 Tổng 985 100 Thành phố lớn 476 48,3 Thị trấn, miền núi 188 19,1 Quê quán Thị trấn, thị xã 239 24,3 Nông thôn miền núi 82 8,3 Tổng 985 100 Không tham gia 450 45,7 Có nhưng không thường xuyên 324 32,9 Tham gia CLB Thường xuyên 211 21,4 Tổng 985 100 Không làm thêm 385 39,1 Có nhưng ít 340 34,5 Đi làm thêm Thường xuyên 260 26,4 Tổng 985 100 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu, 2022) Kết quả khảo sát cho thấy, khách thể tham gia khảo sát chủ yếu là nữ với 716 sinh viên chiếm 72,7%, trong đó nam giới là 269 sinh viên chiến 27,3%. Khách thể được khảo sát cho thấy phần lớn là nữ đang theo học năm thứ hai và sống trong ký túc xá (KTX). Những sinh viên này đến từ thành phố lớn của các tỉnh, ít tham gia câu lạc bộ và không đi làm thêm. Tìm hiểu những thông tin cá nhân có ý nghĩa quan trọng giúp nhóm nghiên cứu có được bức tranh tổng thể các yếu tố ảnh hưởng đến đời sống tâm lý, tình cảm của sinh viên và là cơ sở để nhóm nghiên cứu tiếp tục khai thác sâu những mức độ biểu hiện sức khoẻ tinh thần của sinh viên đang học tập tại Trường ĐHKTQD. 336
- Những biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường chung của sinh viên Bảng 2: Biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Biểu hiện Điểm TB Mức độ Tuần suất Tỷ lệ % Chưa bao giờ 32 3,2 Hiếm khi 161 16,3 Căng thẳng nhẹ 3,49 Phân vân 83 8,4 Thường xuyên 709 72,0 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 293 29,7 Hiếm khi 237 24,1 Căng thẳng 2,51 Phân vân 119 12,1 trung bình Thường xuyên 336 34,1 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 468 47,5 Hiếm khi 255 25,9 Căng thẳng kéo 1,95 Phân vân 108 11,0 dài Thường xuyên 154 15,6 Tổng 468 47,5 Chưa bao giờ 246 25,0 Hiếm khi 310 31,5 Mất ngủ 2,55 Phân vân 68 6,9 Thường xuyên 361 36,6 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 260 26,4 Hiếm khi 365 37,1 Chán nản 2,36 Phân vân 110 11,2 Thường xuyên 250 25,4 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 106 10,8 Hiếm khi 178 18,1 mệt mỏi 3,18 Phân vân 137 13,9 Thường xuyên 564 57,3 Tổng 985 100 337
- Biểu hiện Điểm TB Mức độ Tuần suất Tỷ lệ % Chưa bao giờ 179 18,2 Hiếm khi 228 23,1 Khó chịu 2,82 Phân vân 167 17,0 Thường xuyên 411 41,7 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 328 33,3 Hiếm khi 281 28,5 Giảm cân 2,31 Phân vân 121 12,3 Thường xuyên 255 25,9 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 125 12,7 Hiếm khi 107 10,9 Mất tập trung 3,24 Phân vân 161 16,3 Thường xuyên 592 60,1 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 595 60,4 Hiếm khi 152 15,4 Ảo giác 1,79 Phân vân 90 9,1 Thường xuyên 148 15,0 Tổng 985 100 Chưa bao giờ 649 65,9 Hiếm khi 167 17,0 Hoang tưởng 1,62 Phân vân 62 6,3 Thường xuyên 107 10,9 Tổng 985 100 (Nguồn: Xử lý từ dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu, 2022) Kết quả khảo sát cho thấy, sinh viên Trường ĐHKTQD gặp khó khăn trong định hướng nghề nghiệp và học tập có điểm trung bình (ĐTB) cao nhất với lần lượt là 3,93 và 3,68. Điều này cho thấy, tại thời điểm nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát là thời gian chuyển giao giữa giãn cách xã hội và chấm dứt giãn cách. Sinh viên trong thời gian này vừa phải học tập online và vừa tiến hành chấm dứt giãn cách xã hội sau đại dịch Covid-19. Vì thế, những khó khăn tâm lý về học tập và định hướng nghề nghiệp là những khó khăn mà đại đa số người lao động phải đối mặt, không chỉ sinh viên Trường ĐHKTQD. Tiếp đến là sức khoẻ tinh thần về tài 338
- chính có ĐTB là 3,63 và có ĐTB thấp nhất là 2,66 là những áp lực mà sinh viên gặp phải khi đang học tập tại Trường. Mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên thu được kết quả như sau: Phần lớn sinh viên Trường ĐHKTQD có biểu hiện “Căng thẳng nhẹ” với ĐTB là 3,49; tiếp đến là có biểu hiện “Giảm tập trung” có ĐTB là 3,24 và biểu hiện “Mệt mỏi” có ĐTB là 3,18. Chỉ số ít sinh viên có biểu hiện ở mức độ nặng như “Ảo giác”, “Hoang tưởng” và “Căng thẳng kéo dài” có ĐTB lần lượt là 1,62; 1,79 là 1,95. - Kiểm định sự khác biệt ANOVA cho thấy có sự khác biệt về mức độ biểu hiện sức khỏe tâm lý học đường theo giới, năm học, tham gia câu lạc bộ, quê quán, nơi ở. Kết quả cho thấy, có đến hơn 70% sinh viên được khảo sát có mức độ biểu hiện thi thoảng và thường xuyên gặp những sức khỏe tâm lý trong học tập. Đây là một dấu hiệu cảnh báo, đáng chú ý. Chỉ có 6,7% sinh viên chưa bao giờ có biểu hiện sức khỏe tâm lý trong học tập. Biểu hiện sức khoẻ tinh thần học đường của SV trường ĐHKTQD 4.5 4 3.89 3.48 3.44 3.5 3.5 3.5 3.41 3.39 3.29 3.33 3.19 3.13 3.11 3.08 3.02 3 2.82 2.87 2.86 2.79 2.74 2.71 2.57 2.6 2.44 2.5 2.5 2.41 2.4 2.34 2.29 2.3 2.21 2.18 2.12 2.05 1.94 1.91 1.96 2 1.87 1.83 1.71 1.74 1.73 1.64 1.49 1.5 1.26 1 0.5 0 Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam Nam thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 thu 1 thu 3 Stressnhe Stressvua Stressdai Matngu Channan Metmoi Bucboi GiamcanGiamtaptrung Hoangtuong Aogiac Hình 1: Biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường Đại học Kinh tế Quốc dân Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư có ĐTB biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường nặng hơn các năm học khác. Để làm rõ hơn kết quả này, nhóm nghiên cứu sử dụng phương pháp phỏng vấn và quan sát sinh viên của năm thứ nhất và năm thứ tư cho ra kết quả phù hợp 339
- với kết quả định lượng. Giải thích về nhận định này, nhóm nghiên cứu cho rằng, năm thứ nhất khi sinh viên mới chuyển từ trung học phổ thông lên đại học, sinh viên phải làm quen với phương pháp, nội dung và môi trường học tập mới. Trong khi đó, sinh viên năm thứ tư thường đứng áp lực trước nhu cầu tìm kiếm việc làm, môi trường lao động cạnh tranh nên mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần như căng thẳng, mệt mỏi và giảm tập trung đã phản ánh đúng thực trạng. Kết quả này là cơ sở để nhóm nghiên cứu đề xuất những giải pháp nhằm hỗ trợ và chăm sóc tinh thần kịp thời cho sinh viên. Biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường ĐHKTQD Sinh viên trường ĐHKTQD có biểu hiện sức khỏe tinh thần đa dạng, phức tạp. Sức khỏe tinh thần của sinh viên biểu hiện trong hoạt động học tập và định hướng nghề nghiệp, mối quan hệ và tài chính. Kết quả này phản ảnh phù hợp với kết quả nghiên cứu của Palmer, S. - Puri, A. (2006); R. Beiter, R. Nash, M. McCrady, D. Rhoades, M. Linscomb, M. Clarahan, S. Sammut (2014) và Perry C Francis và Aaron S. Horn (2017)… Sinh viên phải thích ứng với bối cảnh nên phương thức học tập online là một trong những hình thức học tập mới. Vì thế, sinh viên có biểu hiện sức khỏe tinh thần trong học tập và định hướng nghề nghiệp là hoàn toàn phản ánh đúng thực trạng. Mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên qua 11 mức độ từ thấp đến cao. Phần lớn sinh viên trường ĐHKTQD có biểu hiện “Căng thẳng nhẹ”, “Mệt mỏi” và “Giảm tập trung” trong quá trình học tập. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Perry. C Francis và Aaron S. Horn (2017); Brian J. Mistler, David R. Reetz, Brian Krylowicz, Ph.D. Victor Barr (2012). Những phương pháp kiểm soát và giảm căng thẳng hiệu quả mà sinh viên cần áp dụng là: thường xuyên rèn luyện sức khỏe (luyện tập thể dục thể thao đều đặn, tập thiền, tập yoga,...); ăn uống khoa học (ăn đầy đủ nhóm chất, không bỏ bữa, không ăn đồ ăn nhanh hoặc chất kích thích như rượu bia,...); kiểm soát cảm xúc (thư giãn, nghe nhạc, đọc sách, trồng cây, nấu ăn,...); thiết lập nhiều mối quan hệ tích cực, lành mạnh; châm cứu, massage. Căng thẳng nếu không được điều trị có thể dẫn tới biến chứng nguy hại đến sức khỏe như: bệnh rối loạn thần kinh, các bệnh tim mạch, bệnh đường tiêu hóa, sinh lý giảm sút và cơ thể dần dần suy yếu dễ mắc những bệnh truyền nhiễm,... Những phương pháp để sinh viên phòng ngừa căng thẳng hiệu quả là: giữ tinh thần lạc quan, vui vẻ; sắp xếp công việc, học tập hợp lý có xen kẽ với nghỉ ngơi; duy trì mối quan hệ tốt đẹp; đặt mục tiêu thực tế; ngủ đủ giấc… Nguyên nhân ảnh hưởng đến những sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường ĐHKTQD Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’Alpha là 0,77 của 6 items đủ để nhóm nghiên cứu tiến hành phân tích sâu. Sinh viên có những biểu hiện sức khỏe tinh thần chủ yếu từ những yếu tố trong học tập như phương pháp học tập mới của đại học khác với phổ thông; nội dung học tập khó; khó tìm kiếm tài liệu thông tin do ĐHKTQD đã tiến hành số hóa tài liệu học tập, đặc biệt là các bạn sinh viên năm thứ nhất. 340
- Bảng 3: Kết quả hồi quy các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần của sinh viên Trường ĐHKTQD Coefficientsa Standardized Unstandardized Coefficients Coefficients Model B Std. Error Beta t Sig. 1 (Constant) 1,838 ,064 28,507 ,000 Gia đình ,053 ,016 ,100 3,403 ,001 Học tập ,158 ,017 ,276 9,398 ,000 Mối quan hệ ,080 ,015 ,159 5,191 ,000 Nghề nghiệp ,041 ,016 ,083 2,607 ,009 Sức khoẻ ,100 ,017 ,186 5,799 ,000 Tài chính ,043 ,016 ,088 2,744 ,006 a. Dependent Variable: Bieuhien sức khỏe tinh thần (Nguồn: Dữ liệu khảo sát của nhóm nghiên cứu, 2022) Kết quả hồi quy cho thấy, những yếu tố ảnh hưởng thuận đến biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường ĐHKTQD. Trong đó, yếu tố bắt nguồn từ “học tập” có xu hướng ảnh hưởng lớn nhất, với 15,8% đến những biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường ĐHKTQD. Yếu tố về sức khỏe có ảnh hưởng 10%, còn lại là xu hướng ảnh hưởng từ các nguyên nhân ở các mức độ, xu hướng ảnh hưởng khác nhau. Kiểm định sự khác biệt giữa các nhóm nhân khẩu học: Với hệ số Sig. < 0,005 đủ ý nghĩa thống kê. Có sự khác biệt giữa sinh viên các năm học. Sinh viên năm thứ nhất và năm thứ tư đối mặt với những vấn đề về sức khỏe tinh thần học đường nhiều hơn sinh viên năm thứ hai và thứ ba. Hệ số tương quan và Hồi quy mô hình cho thấy, các nhóm yếu tố có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong đó, yếu tố học tập, nghề nghiệp có xu hướng ảnh hưởng mạnh đến mức độ biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường ĐHKTQD. Có sự thống nhất giữa kết quả khảo sát qua phiếu và kết quả phỏng vấn trực tiếp sinh viên, quan sát sinh viên trong quá trình học tập. Kết hợp với phỏng vấn cố vấn học tập, đại diện Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên nhằm nắm bắt những biểu hiện sức khỏe tinh thần của sinh viên. Thực trạng hoạt động của “Góc tâm lý”: Phần lớn sinh viên có biểu hiện sức khỏe tinh thần và mong muốn được tham gia tham vấn tâm lý trực tiếp. Hơn 70% sinh viên kỳ vọng sẽ có phòng tham vấn tâm lý để được gặp gỡ tư vấn trực tiếp với các thầy cô có chuyên môn, muốn được lắng nghe và chia sẻ kịp thời của các chuyên gia tư vấn. Như vậy, kết quả khảo sát thực trạng này là cơ sở quan trọng để nhóm nghiên cứu xây dựng qui trình tham vấn tâm lý học đường cho sinh viên Trường ĐHKTQD và đề xuất các giải pháp nhằm chăm sóc sức khỏe tinh thần cho sinh viên ngày càng tốt hơn. 341
- 4. Đề xuất và khuyến nghị giải pháp Từ kết quả nghiên cứu thực trạng biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường của sinh viên Trường ĐHKTQD, nhóm tiến hành tham khảo mô hình tham vấn tâm lý học đường của một số trường đại học trong nước như: Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Ngoại thương; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội; Trường Đại học Kinh tế Tài chính Thành phố Hồ chí Minh. Nhóm nghiên cứu đề xuất mô hình tham vấn tâm lý học đường của Trường ĐHKTQD như sau: mô hình phòng tham vấn tâm lý học đường gồm 03 nội dung cơ bản sau: tham vấn tâm lý học đường (cho sinh viên và cán bộ giảng viên); tư vấn định hướng nghề nghiệp; đào tạo các khóa về kỹ năng cho sinh viên. Tham vấn tâm lý học Tư vấn định hướng Đào tạo các khoá kỹ đường nghề nghiệp năng cho SV •Sinh viên •Kết nối với doanh nghiệp •Nghiên cứu các đề tài •Giảng viên •Cơ hội nghề nghiệp, việc •Hợp tác nghiên cứu làm •Triển khai đào tạo kỹ năng Hình 2: Mô hình trung tâm tham vấn tâm lý học đường Trường ĐHKTQD Phòng Tham vấn tâm lý học đường - Mục tiêu: Nhằm nâng cao nhận thức cho sinh viên, cán bộ giảng viên của Trường về các dấu hiệu sức khỏe tinh thần và hỗ trợ kịp thời khi có những biểu hiện sức khỏe tinh thần trong quá trình học tập, rèn luyện và làm việc tại Trường. - Phương pháp: Tham vấn tâm lý trực tiếp và gián tiếp tuỳ vào nhu cầu và mức độ/nhu cầu của thân chủ - Cách tiến hành: nhằm đạt được mục tiêu, phòng tham vấn tâm lý hoạt động hiệu quả, trở thành địa chỉ tin cậy cho sinh viên, giảng viên, nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất quy trình tham vấn hỗ trợ thân chủ qua các bước cụ thể như sau: Phòng tham vấn sẽ có 01 trưởng phòng phụ trách trực tiếp về mặt chuyên môn. Bước 5: Đánh giá sau tham vấn Bước 4: Theo dõi sự tiến triển Bước 3: Triển khai tham vấn trực tiếp Bước 2: Phân luồng, sắp xếp lịch Bước 1: Tiếp nhận nhu cầu Hình 3: Quy trình tham vấn tâm lý của Trung tâm Hỗ trợ tâm lý học đường Trường ĐHKTQD 342
- Khuyến nghị (1) Đối với sinh viên Cuộc sống xa nhà, tâm lý của nhiều sinh viên năm thứ nhất bị choáng ngợp trước cuộc sống, sinh hoạt, môi trường học tập, mối quan hệ bạn bè, thầy cô mới. Những thay đổi này ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ tinh thần của sinh viên, đặc biệt trong hoạt động học tập. Nhằm giúp sinh viên sớm nhận diện và biết cách khắc phục những biểu hiện tâm lý tiêu cực, lệch chuẩn, căng thẳng mệt mỏi kéo dài là việc làm rất cần thiết. Bản thân sinh viên cần chủ động tìm hiểu những hoạt động hỗ trợ tâm lý, chăm sóc sức khỏe tinh thần tại Trường và sẵn sàng tìm đến “Góc tâm lý” tìm kiếm sự hỗ trợ kịp thời. (2) Đối với giảng viên và các Khoa/ Viện Khoa/Viện và giảng viên là những cá nhân và tổ chức trực tiếp quản lý và làm việc với sinh viên. Đặc biệt là giảng viên cần sát sao nắm bắt diễn biến tâm lý của sinh viên trong quá trình học tập, chẳng hạn như những biểu hiện tâm lý chán nản, mất tập trung, mệt mỏi… Giảng viên cần tổ chức các hoạt động giảng dạy phong phú giúp sinh viên hứng thú, tích cực, chủ động với hoạt động học tập. Với Khoa/Viện cần nắm bắt được những đặc điểm tâm lý lứa tuổi, những biểu hiện tâm lý bất thường và kết hợp chặt chẽ với giảng viên và cố vấn học tập để kịp thời hỗ trợ sinh viên khi gặp những vấn đề về sức khỏe tinh thần. (3) Đối với cố vấn học tập Cố vấn học tập là người tư vấn và hỗ trợ sinh viên phát huy tối đa khả năng học tập, rèn luyện và nghiên cứu khoa học, lựa chọn đăng ký học phần phù hợp để đáp ứng mục tiêu tốt nghiệp và khả năng tìm được việc làm sau khi ra trường, theo dõi quá trình học tập, rèn luyện của sinh viên nhằm giúp sinh viên điều chỉnh kịp thời hoặc đưa ra một lựa chọn đúng trong quá trình học tập, đồng thời quản lý, hướng dẫn và chỉ đạo lớp được phân công phụ trách. (4) Đối với Phòng Công tác chính trị và Quản lý sinh viên Phòng là đơn vị đầu mối quản lý số lượng sinh viên lớn toàn trường. Để chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho sinh viên, phòng cần hoàn thiện hệ thống qui trình tiếp nhận và phản hồi sinh viên kịp thời. Đồng thời bố trí cán bộ có chuyên môn, am hiểu diễn biến tâm lý lứa tuổi sinh viên và các mẫu trắc nghiệm đánh giá phân loại mức độ cần can thiệp tâm lý. (5) Đối với Ban Giám hiệu nhà trường Sinh viên toàn trường đã và đang nhận được sự quan tâm, chăm sóc từ những chính sách hỗ trợ của Ban Giám hiệu. Tuy nhiên, trong bối cảnh có nhiều biến đổi, cạnh tranh thị trường lao động ngày càng khốc liệt và những biểu hiện sức khỏe tinh thần học đường ngày càng phong phú, phức tạp là những rào cản ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động nhận thức của sinh viên. Nhóm nghiên cứu mạnh dạn đề xuất quy trình và mong rằng sẽ nhận được sự quan tâm, quyết liệt của Ban Giám hiệu nhằm đưa vào vận hành phòng tham vấn tâm lý chính thức cho sinh viên. Đây là hoạt động thiết thực nhằm chăm sóc và hỗ trợ kịp thời cho, từng bước góp phần không nhỏ vào nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và khẳng định thương hiệu của một trường đại học đầu ngành của các nước, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vững mạnh./. 343
- Tài liệu tham khảo 1. Ausubel, D. P. (1963), The psychology of meaningful verbal learning. 2. Christie, N. G., & Dinham, S. M. (1991), Institutional and external influences on social integration in the freshman year. The Journal of Higher Education, 62(4), 412-436. 3. https://www.academia.edu/42843016/Mental_Health_Issues_and_Counseling_Services_ in_US _Higher_Education_An_Overview_of_Recent_Research_and_Recommended_Practices 4. Piaget, J., & Campell, R. L. (2014), Studies in reflecting abstraction. Psychology Press. 5. Kimberly Jacobs, Lindsay M. Havlincek (2009), Tư vấn tâm lý học đường tại các trường học ở Việt Nam: Những điều đang có và những thứ họ cần, NXB Hà Nội. 6. Liên hiệp Phát triển Tâm lý học đường quốc tế (2016), Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế tâm ý học học đường lần thứ 5: “Phát triển tâm lý học học đường trên thế giới và ở Việt Nam”, NXB Thông tin và Truyền thông. 7. Merrell, K. W., Ervin, R. A., & Peacock, G. G. (2011), School psychology for the 21st century: Foundations and practices. Guilford Press. 8. Ross Dorothy (1972), G. Stanley Hall: The Psychologist as Prophet, Chicago: University of Chicago Press. 9. Trịnh Vĩnh Hà (2017), Khi đời sống tinh thần của học sinh bị bỏ quên, Báo Tuổi trẻ online thứ Bảy ngày 11/3/ 2017. 10. Võ, T.M.C.(2011), Nghiên cứu ứng dụng tâm lý học học đường trong nhà trường phổ thông, B2009-17-173TĐ, Đề tài khoa học và công nghệ cấp Bộ, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 344
- ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HỖ TRỢ, TƯ VẤN HỌC TẬP VÀ TÂM LÝ CHO SINH VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Nguyễn Việt Tiến, Nguyễn Thị Anh Thư Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Tóm tắt: Theo số liệu thống kê hàng năm của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, số lượng sinh viên tiến hành bảo lưu, tạm dừng học tập tại trường gia tăng rất nhiều, nhất là trong thời điểm xảy ra dịch bệnh Covid-19. Nhằm góp phần giảm thiểu số lượng sinh viên bảo lưu, tạm dừng học tập và tìm hiểu nguyên nhân, kịp thời tư vấn, giải đáp, giúp đỡ cho nên việc ứng dụng công nghệ thông tin được xác định vừa là yêu cầu, vừa là giải pháp quan trọng nhất để thực hiện các mục tiêu, nội dung và xây dựng quy trình thực hiện trong việc hỗ trợ tư vấn học tập và tâm lý cho sinh viên. Bài viết nêu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong việc truyền thông, xây dựng tiến trình, quy trình nhằm hỗ trợ tư vấn học tập cũng như như tâm lý của sinh viên, đồng thời đề xuất các giải pháp để tiếp tục có nhưng đổi mới về công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động này. Từ khóa: công nghệ thông tin, truyền thông, tư vấn học tập, tư vấn tâm lý 1. Đặt vấn đề Hiện nay, việc tư vấn tâm lý học đường cho sinh viên còn khá mới mẻ ở Việt Nam, bởi vì nhiều người cho rằng, sinh viên là đối tượng trưởng thành nên không cần đến hoạt động này. Tuy nhiên, khi bước chân vào giảng đường đại học, nhiều sinh viên lần đầu tiên phải xa gia đình, các em sẽ có không ít bỡ ngỡ và bị “sốc” về văn hóa, cách thức học tập, đời sống cũng như các mối quan hệ tình cảm, xã hội,... Trong ba năm liên tục gần đây (năm 2018, 2019 và 2020), Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (ĐHBK HN) đã thực hiện khảo sát và trong Báo cáo số 86/BC-CTSV ngày 27/12/2021 đã chỉ ra có khoảng 10% sinh viên (trên 2000 sinh viên) gặp khó khăn bị cảnh báo học tập và có vấn đề về tâm lý. Theo ghi nhận của Phòng Công tác Sinh viên, khi tiếp xúc với sinh viên gặp khó khăn trong học tập hoặc có vấn đề về tâm lý, thì có tới trên 60% khó khăn tâm lý liên quan đến động lực học tập và định hướng tương lai; 50% số sinh viên gặp vấn đề khó khăn tâm lý trong quá trình vận dụng các kỹ năng mềm (giao tiếp, thuyết trình, thuyết phục, làm việc nhóm…); 30% số sinh viên gặp khó khăn tâm lý liên quan đến phương pháp học tập; trên 20% số sinh viên gặp khó khăn tâm lý liên quan đến chuyện tình cảm và các mối quan hệ xã hội. Các kết quả thống kê và khảo sát cho thấy, bên cạnh việc gặp trực tiếp người hỗ trợ như bác sĩ tâm thần, nhà tâm lý…, sinh viên còn có nhu cầu được tư vấn tâm lý thông qua các phương tiện công nghệ, như qua mạng xã hội, email, điện thoại. Nghiên cứu của tác giả Bùi Thị Thanh Diệu (2014) cho thấy hình thức tham vấn qua email, thư từ là hình thức được các bạn 345
- sinh viên lựa chọn nhiều nhất khi có nhu cầu tham vấn. Khi được khảo sát về lý do các em không muốn trực tiếp đến phòng tư vấn, hầu hết các em trả lời rằng nếu Trường có phòng tư vấn, các em rất muốn đến nhưng sợ các bạn nhìn và sợ thầy/cô giáo biết mặt. Tỷ lệ sinh viên sử dụng các phương tiện công nghệ cao cùng với sự phát triển của các nền tảng học trực tuyến và mạng xã hội là cơ hội tiềm năng cho việc cung cấp các dịch vụ tư vấn học tập và tâm lý dựa trên công nghệ thông tin khá hiệu quả. Tại Trường ĐHBK HN, việc ứng dụng CNTT nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác hỗ trợ, tư vấn học tập và tâm lý cho sinh viên đã được thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại những hạn chế, bất cập. Bài viết khảo sát thực trạng việc ứng dụng CNTT trong hỗ trợ, tư vấn học tập và tâm lý sinh viên Trường ĐHBK HN để thấy được những lợi ích mà CNTT mang lại, đồng thời chỉ ra những bất cập của việc ứng dụng CNTT trong công tác tư vấn, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhằm nâng cao chất lượng trong việc tư vấn cho sinh viên. 2. Tổ chức và phương pháp nghiên cứu Chúng tôi đã thực hiện khảo sát về thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên và nhu cầu tư vấn tâm lý của các em thông qua bảng hỏi tự thuật. Khách thể gồm 4.037 sinh viên của Trường, trong đó có 74,5% nam, 25,5% nữ; Nghiên cứu này sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng tự hỏi tự thuật. Nội dung bảng hỏi được xây dựng dựa trên tham khảo các công cụ sau: thang DASS phiên bản 21 câu để đo đạc các vấn đề về cảm xúc; bảng hỏi về những vấn đề khó khăn tâm lý, bảng hỏi về nhu cầu tham vấn, bảng trắc nghiệm mức độ trầm cảm, bảng trắc nghiệm mức độ lo âu. 3. Kết quả nghiên cứu và giải pháp 3.1. Sơ lược về tình hình học tập và nhu cầu tham vấn tâm lý của sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Đôi nét về hoạt động học tập của sinh viên Trường ĐHBK HN, chúng tôi thấy rằng, điểm thi đầu vào của sinh viên cao và đồng đều nhau, song các bạn sinh viên lại có những biểu hiện khác nhau về tính tích cực nhận thức trong quá trình học tập: có sinh viên tích cực, chăm chỉ, tự giác, say mê học tập; có sinh viên chỉ hoàn thành nhiệm vụ khi có sự giám sát chặt chẽ của giáo viên; thậm chí có một bộ phận không ít sinh viên lười học, chán học, lưu ban hoặc bỏ học. Trong phân tích động cơ học tập của sinh viên Trường ĐHBK HN của tác giả Dương Thị Kim Oanh (2018), kết quả khảo sát thực tiễn cho thấy, nhìn chung cả 4 loại động cơ học tập (Động cơ nhận thức - khoa học; Động cơ xã hội; Động cơ định hướng nghề nghiệp; Động cơ tự khẳng định mình) của sinh viên Trường ĐHBK HN đều đạt mức trên trung bình hoặc cao. Trong số 4 loại động cơ học tập được khảo sát thì “Động cơ tự khẳng định mình” xếp ở vị trí thứ nhất và được sinh viên Trường ĐHBK HN ý thức như một động lực định hướng một cách rõ rệt nhất với mức độ tập trung của các câu trả lời cao. Để khẳng định được vai trò và vị trí của mình trong xã hội, mà trước hết là trong học tập thì hầu hết sinh viên đều muốn học tập để làm chủ cuộc sống tương lại của bản thân (92,5%) và không muốn sau này lệ thuộc vào ai 346
- đó (90,7%). Phần lớn các em cố gắng học tập để khẳng định được năng lực của bản thân (86,2%), được gia đình, bạn bè, xã hội thừa nhận (78,4%). Trong học tập, chính sự cạnh tranh giữa các bạn học để không thua kém bạn, không bị cho là người học dốt có ý nghĩa rất lớn đối với nhiều sinh viên Trường ĐHBK HN. Đánh giá này cho ta thấy việc được giáo viên, bạn học đánh giá cao về năng lực và thành tích học tập của bản thân có ý nghĩa rất quan trọng đối với sinh viên. Điều này cũng làm không ít các bạn sinh viên thấy áp lực khi không đạt được những kỳ vọng như mình mong muốn dẫn đến lo âu, trầm cảm, stress. Bên cạnh những khó khăn tâm lý về cảm xúc, khó khăn trong học tập, “Động cơ định hướng nghề nghiệp” cũng chiếm mốt số lượng không nhỏ. Trong các nghiên cứu và khảo sát việc các bạn sinh viên ĐHBK HN luôn cố gắng học tập để nắm vững kiến thức nghề nghiệp và các kỹ năng, kỹ xảo của nghề tương lai (81,2%) và (84,1%), xem việc nắm vững kiến thức lý thuyết và có khả năng thực hành nghề là điều quan trọng nhất. Đối với sinh viên ngành kỹ thuật, ngoài việc nắm vững kiến thức lý thuyết để có thể trở thành người lao động có tay nghề cao trong tương lai thì khả năng ứng dụng và thực hành nghề là rất quan trọng. Từ năm 2019 đến 2021, đại dịch Covid-19 xảy ra, đã làm cho nền kinh tế có nhiều biến động, cũng như vấn đề về việc làm hạn chế rất nhiều gây nên tình trạng lo âu, căng thẳng cho các bạn sinh viên, các em cảm thấy khó khăn trong việc xác định lý tưởng, nghề nghiệp tương lai và năng lực bản thân. Ngoài ra, hầu hết sinh viên Trường ĐHBK HN lựa chọn “Động cơ xã hội” (92,3%), hướng tới việc trở thành người có ích cho gia đình và xã hội. Trong quá trình học tập, những kích thích từ bên ngoài như sự khen ngợi, động viên của bố mẹ, thầy/cô giáo và bạn học cũng có ý nghĩa to lớn, thúc đẩy không ít sinh viên trong học tập (67,6%). Nhiều sinh viên cố gắng học tập để làm vui lòng cha mẹ (71,5%) và muốn mình là tấm gương cho các em trong gia đình (61,9%). Với đặc điểm muốn được công nhận là người lớn và khẳng định mình, tính cách tự chủ cao nên một số bạn sinh viên dễ gặp khó khăn trong các mối quan hệ đặc biệt là mối quan hệ với cha mẹ dẫn đến rơi vào trạng thái khó chia sẻ, trầm cảm, lo âu lan tỏa. “Động cơ nhận thức - khoa học” của sinh viên Trường ĐHBK HN cũng có phần nào ảnh hưởng đến tâm sinh viên lý của sinh viên nhưng chiếm tỷ lệ ít nhất trong 4 động cơ được khảo sát và nghiên cứu. Do các bạn này trong học tập, có thiên hướng với việc thỏa mãn nhu cầu nhận thức và sinh viên ý thức rõ về vai trò của hoạt động nghiên cứu khoa học (74,2%) và dành nhiều thời gian cho hoạt động học tập (73,9%) và tự nghiên cứu thêm tài liệu liên quan đến ngành học nên các bạn có tư duy khoa học và cách thức lên kế hoạch sắp xếp thời gian biểu học tập, công việc, gia đình và xã hội khá tốt. Khó khăn tâm lý trong học tập, định hướng nghề nghiệp và các vấn đề về xã hội cũng là ba khó khăn mà các bạn sinh viên cảm thấy cần thiết để được tư vấn nhiều nhất. Và hình thức mà các bạn sinh viên mong muốn được tư vấn là trực tuyến (97%), qua quá trình thí điểm thực tế cũng như khảo sát sinh viên gặp vấn đề về tâm lý vào tháng 8/2020 việc hạn chế của tư vấn truyền thống, gặp mặt trực tiếp chính là các bạn sinh viên còn e dè và ngại chia sẻ. Nếu ứng dụng các nền tảng CNTT để có các bước sàng lọc ban đầu, các bạn sinh viên sẽ có thể biết được mình có nguy cơ gặp khó khăn tâm lý gì mà chưa cần đến gặp chuyên gia tư vấn tâm lý trực tiếp. 347
- 3.2. Thực trạng sau khi ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào tư vấn học tập và tham vấn tâm lý sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trước khi ứng dụng CNTT vào tư vấn học tập và tham vấn tâm lý sinh viên thì các hoạt động tư vấn tâm lý đều được triển khai theo Hình 1. Hình 1: Tiếp nhận thông tin và phân loại các thông tin sinh viên cần tư vấn Mô hình và quy trình trên cho thấy ứng dụng theo cách thức truyền thống mất khá nhiều thời gian truyền thông và tiếp cận với thông tin vấn đề cần tư vấn mà sinh viên đang gặp phải. Chính vì vậy, nhiều khi sinh viên có xu hướng đi tìm tư vấn từ bạn bè, người thân hoặc các mối quan hệ xã hội khác. Tuy nhiên, việc ứng dụng CNTT, cụ thể là các ứng dụng trên điện thoại di động thông minh, mạng xã hội, nền tảng học tập trực tuyến, đã giúp cho sinh viên nhanh chóng tiếp cận và giao tiếp với những chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp, quá trình tham vấn được thực hiện trên các quy tắc khoa học, chuẩn mực và đạo đức, bởi vì nếu người tham vấn không có chuyên môn, không phân tích được đúng tình huống cần xử lý kết quả đôi khi phản tác dụng. - Số lượng sinh viên sử dụng điện thoại thông minh chiếm 95%. Căn cứ vào số liệu đó, Phòng Công tác Sinh viên đã xây dựng ứng dụng trên điện thoại di động có tên là iCTSV và đưa vào sử dụng cho sinh viên và giảng viên toàn trường bắt đầu từ năm 2018. Ứng dụng này giúp sinh viên và giảng viên theo dõi thông tin học tập, đăng ký tham gia các sự kiện, hoạt động ngoại khóa nâng cao kỹ năng mềm, nâng cao sức khỏe, tâm sinh lý ổn định hơn. Ứng dụng của iCTSV cũng giúp cho sinh viên lập kế hoạch, thời gian biểu học tập và kết nối nhanh chóng nhất với các chuyên viên phụ trách tư vấn tâm lý, các chuyên gia để gỡ rối nhanh nhất cho vấn đề sinh viên gặp phải. - Duy trì 03 buổi tư vấn online mỗi tuần cho sinh viên toàn trường, bao gồm: 01 buổi gỡ rối về vấn đề liên quan đến học tập, 01 buổi liên quan đến hỗ trợ giải tỏa áp lực tâm lý, 01 buổi trao đổi chia sẻ các nội dung bổ trợ, cách sống hay (Sách hay, Tình yêu, kỹ năng sống). 348
- Các buổi tư vấn có tham gia của các chuyên gia, khách mời cho các sinh viên gặp vấn đề về tâm lý, hoặc gặp khó khăn về học tập không tự giải quyết được. - Các buổi tư vấn nhóm được thực hiện theo hình thức Online kết hợp phần mềm đánh giá mức độ rối loạn tâm lý cần hỗ trợ , với nhiều quy mô khác nhau (từ hàng nghìn, vài trăm đến vài chục sinh viên một buổi), diễn giả kết hợp đa dạng bởi cán bộ phòng ban, chuyên gia, khách mời và sinh viên các trường bạn. - Vấn đề cũng được nhiều sinh viên quan tâm trong việc xin giúp đỡ tư vấn tâm lý đó là các chuyên gia cam kết bảo mật thông tin, nguyên tắc trung lập hay không đánh giá khi tham vấn. Vì vậy, việc ứng dụng các nền tảng CNTT giúp cho sinh viên làm việc độc lập với những chuyên gia tâm lý chuyên nghiệp và có thể thoải mái bày tỏ chuyện riêng tư. - Các trường hợp tư vấn chuyên sâu được sàng lọc kỹ càng đồng thời tiếp cận với sinh viên và tư vấn tâm lý bằng việc sử dụng các hệ thống mạng xã hội Yammer của Microsoft, Fakebook…; sử dụng các công cụ nhắn tin mà giới trẻ thường xuyên sử dụng trên internet như Messenger của Facebook, Zalo, Viber, Telegram… Điều này giúp kết nối nhanh nhất và đạt hiệu quả cao trong quá trình theo dõi thông tin hỗ trợ gỡ rối các vấn đề tâm lý cho sinh viên. 3.3. Một số kết quả nổi bật của hoạt động tư vấn hỗ trợ học tập và tư vấn tâm lý cho sinh viên thuộc đối tượng cần quan tâm - Thiết lập được kênh thông tin quảng bá hoạt động và liên hệ của Bộ phận tư vấn trên Microsoft Teams, Email: ssu@hust.edu.vn, Cổng thông tin (mục hoạt động). https://ctt.hust.edu.vn/, Fanpage: https://www.facebook.com/phongtuvantamlydhbkhn hỗ trợ việc thông báo Lịch hoạt động hàng tuần của Bộ phận tư vấn, trao đổi trực tuyến với sinh viên và cán bộ quản lý lớp, tiếp nhận/phản hồi các thắc mắc yêu cầu hỗ trợ của sinh viên. - Năm 2021 đã có 69.000 lượt sinh viên đăng ký tham gia hoạt động tư vấn nhóm, trong đó 19.000 lượt sinh viên tham gia với thời lượng tư vấn hơn 40 phút/chương trình, tương ứng 12.000 sinh viên tham gia, trong đó tân sinh viên khóa 66 có hơn 3.000 sinh viên tham gia. - 2.845 sinh viên thuộc diện bị cảnh báo học tập (kỳ 20201) (kỳ 1 của năm học 2020 - 2021) được nhắc nhở email hàng tuần. Theo kết quả thống kê kết quả học tập của kỳ 20202 (kỳ 2 của năm học 2020 - 2021) tỷ lệ sinh viên có tiến bộ trong học tập tăng đáng kể, cụ thể: có 1.905 có tiến bộ trong học tập, 1691 giảm mức cảnh báo, 1.276 không còn cảnh báo học tập. Học kỳ 20211 (kỳ 1 của năm học 2021 - 2022), có khoảng 2000 sinh viên đang thuộc diện cảnh báo học tập như vậy. Kết quả này cho thấy số lượng giảm hơn 800 sinh viên so với năm trước, vậy hiểu quả của việc tư vấn học tập và tâm lý sinh viên đạt hiệu quả. - Trong năm học 2021 - 2022 đã có 60 buổi tư vấn nhóm được tổ chức, với hơn 19.545 lượt sinh viên tương ứng 12.780 sinh viên, 300 lượt giáo viên quản lý lớp tham gia các buổi tư vấn, chia sẻ kinh nghiệm. - 100% sinh viên có yêu cầu tư vấn đều được tư vấn, đánh giá của 4.037 sinh viên được tư vấn, 90% hài lòng với việc tư vấn. 349
- 3.4. Một số giải pháp nhằm nâng cao ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông (CNTT-TT) trong hoạt động tư vấn tâm lý và kết nối sinh viên tại Trường Đại học Bách khoa Hà Nội Trước thực trạng như trên, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng quản lý và tư vấn thông qua ứng dụng một cách mạnh mẽ CNTT-TT, góp phần nâng cao hiệu quả trong tư vấn học tập và tâm lý cho sinh viên tại Trường ĐHBK HN, chúng tôi đề xuất một số giải pháp như sau: - Đầu tư, nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng CNTT-TT. Đây là giải pháp cơ bản nhất mà Nhà trường cần quan tâm, bởi lẽ chỉ với một môi trường cơ sở hạ tầng tốt, ổn định thì các hoạt động khai thác CNTT-TT vào hỗ trợ, tư vấn và các hoạt động sự kiện mới đạt kết quả tốt. Hiện nay, hệ thống máy chủ, mạng internet vẫn chưa đồng bộ dẫn đến một số sự kiện trực tuyến có hàng nghìn sinh viên tham gia đôi khi hay bị gặp sự cố làm ảnh hưởng đến quá trình tổ chức tham vấn cho sinh viên. - Hiện tại, Nhà trường cũng chú trọng đầu tư một số các phần mềm, ứng dụng đánh giá tâm lý, mạng xã hội riêng dành cho sinh viên, bản quyền hệ thống học tập thi online, email…; tuy nhiên còn mốt số hạn chế trong việc mở rộng tác vụ, ứng dụng chuyên sâu yêu cầu trả phí giúp hỗ trợ cho giáo viên, chuyên gia tiếp cận tốt hơn các nguồn thông tin phục vụ quá trình tư vấn gỡ rối tâm lý. - Nguồn kinh phí dành cho hoạt động tư vấn tâm lý còn hạn chế; trang thiết bị phục vụ hoạt động hỗ trợ và tư vấn chưa có, với các hoạt động tư vấn của các chuyên viên và chuyên gia chủ yếu dùng máy cá nhân. - Chưa có cơ chế kiểm tra, giám sát và thi đua khen thưởng cho các tập thể và cá nhân trong vấn đề đổi mới và ứng dụng CNTT-TT trong quản lý lớp hiệu quả giúp nắm bắt nhanh nhất tâm sinh lý của sinh viên. Hiện nay, Nhà trường chưa có cơ chế, quy định giám sát và thi đua khen thưởng cho hoạt động ứng dụng CNTT-TT. 4. Kết luận Việc ứng dụng CNTT vào công tác tư vấn học tập và tâm lý cho sinh viên đã được thực hiện và đạt được những kết quả tích cực, tuy nhiên vẫn còn tồn tại không ít những hạn chế bất cập. Cơ sở vật chất hỗ trợ cho công tác ứng dụng CNTT trong tư vấn chưa đồng bộ, nguồn kinh phí dành cho các hoạt động còn hạn chế. Vì triển khai ứng dụng trên không gian mạng internet ngoài tính tiện lợi và bảo mật sinh viên cần tư vấn nhưng đôi khi lại gặp nhiều các tình huống ngoài lề, không liên quan đến vấn đề học tập hay tâm lý gẫy nhiễu, mất thời gian của chuyên gia và hệ thống phải xử lý các thông tin thừa. Do đó, một trong những nhiệm vụ cấp thiết là Trường ĐHBK HN cần phải tìm hiểu nghiên cứu thêm các công cụ, phần mềm nguồn mở hỗ trợ quản lý, nâng cao ứng dụng CNTT trong công tác tư vấn học tập và tâm lý sinh viên nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ chung của Nhà trường, ngày càng nâng cao chất lượng sinh viên cả về chất và lượng. 350
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hỗ trợ kỹ thuật “Chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mô”
3 p | 304 | 77
-
Quản lý dự án nhà ở Mức phí, Khu vực chung
49 p | 164 | 53
-
Dự án Phòng Chống Buôn người Khu vực Châu Á (ARTIP)
2 p | 127 | 21
-
Hệ thống văn bản pháp luật về hỗ trợ người nghèo: Phần 1
201 p | 131 | 15
-
Sách hướng dẫn chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
88 p | 97 | 13
-
Kiến nghị nâng cao công tác giải quyết khiếu nại bảo hiểm con người - 8
11 p | 164 | 12
-
Quản lý và hỗ trợ người học trong bối cảnh chuyển đổi số - Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia: Phần 1
342 p | 25 | 10
-
Bồi thường thiệt hại, hỗ trợ tái định cư khi nhà nước thu hồi đất - Sổ tay hỏi đáp về pháp luật: Phần 2
143 p | 71 | 10
-
Báo cáo đánh giá hiệu quả phân bổ và sử dụng ngân sách trong thực hiện các chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã giai đoạn 2017-2020
76 p | 18 | 9
-
Giải pháp công nghệ trong quản lý hệ thống hạ tầng kỹ thuật nông thôn
4 p | 15 | 7
-
Quản lý thuế đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
8 p | 91 | 6
-
Dự án: Hỗ trợ cải cách hành chính tại thành phố Hồ Chí Minh 2007-2011
42 p | 79 | 5
-
Cơ chế, chính sách về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư theo chủ trương, định hướng của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước
6 p | 18 | 5
-
Phát triển mô hình dữ liệu TPS trong GIS 3D quản lý dữ liệu dân cư
10 p | 42 | 3
-
Báo cáo thường niên Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng năm 2019
38 p | 25 | 3
-
Nghị định Số 47/CP ngày 12-8-1996 của Chính phủ Về quản lý vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ
6 p | 87 | 2
-
Tác động của quản lý nguồn nhân lực bền vững đến hiệu quả công việc của nhân viên
15 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn