intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hỗ trợ kỹ thuật “Chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mô”

Chia sẻ: Truong Truong | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:3

306
lượt xem
77
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu chung của HTKT: hỗ trợ phát triển khu vực tài chính vi mô chính thức ở Việt Nam để có thể cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô chất lượng đảm bảo, đáng tin cậy và bền vững cho người nghèo, đặc biệt ở khu vực nông thôn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hỗ trợ kỹ thuật “Chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mô”

  1. TÓM TẮT HỖ TRỢ KỸ THUẬT “CHÍNH THỨC HÓA CÁC TỔ CHỨC TÀI CHÍNH VI MÔ” Tên dự án: Hỗ trợ kỹ thuật “Chính thức hóa các tổ chức tài chính vi mô” Mục tiêu chung của HTKT: hỗ trợ phát triển khu vực tài chính vi mô chính thức ở Việt Nam để có thể cung cấp các dịch vụ tài chính vi mô chất lượng đảm bảo, đáng tin cậy và bền vững cho người nghèo, đặc biệt ở khu vực nông thôn. Mục tiêu cụ thể:(i) hỗ trợ chuyển đổi thí điểm tối đa 5 tổ chức tài chính vi mô thành tổ chức tài chính vi mô chính thức, hoạt động theo sự điều chỉnh của Nghị định 28 và Nghị định 165; (ii) tăng cường năng lực cho các tổ chức tài chính vi mô; (iii) cung cấp các khoá đào tạo nâng cao năng lực giám sát của cán bộ NHNN và tăng cường nhận thức cho các cán bộ cơ quan Chính phủ. Loại hình dự án: Hỗ trợ kỹ thuật viện trợ không hoàn lại Tổ chức tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á Tóm tắt các nội dung chính của HTKT: HTKT bao gồm 4 cấu phần Cấu phần A: Rà soát thể chế • Đánh giá năng lực, hạn chế và khả năng của các TCTCVM bán chính thức và các chương trình tài chính vi mô để chuyển đổi thành các TCTCVM chính thức hoạt động theo các quy định tài chính vi mô (Nghị định 28, Nghị định 165 và Thông tư 02), xác định các TCTCVM tham gia chuyển đổi. • Rà soát chuyên sâu các quy định về TCVM của NHNN để đưa ra những đề xuất, khuyến nghị nhằm giải quyết được những khó khăn trong quá trình triển khai. Cấu phần B : Các hoạt động đào tạo tài chính vi mô Dự án dự kiến sẽ bao gồm các hoạt động đào tạo dưới đây : • Các hội thảo nâng cao nhận thức: Các hội thảo này nhằm nâng cao nhận thức về các nghị định tài chính vi mô 28 và 165 và khả năng cung cấp các dịch vụ tài chính bền vững cho người nghèo, và các thông lệ quốc tế tốt nhất sẽ được biên soạn thành sổ tay cho các cơ quan chính quyền trung ương cũng như địa phương, các tổ chức đoàn thể, các NGO, các nhà tổ chức tài trợ và các đơn vị liên quan khác.
  2. • Đào tạo cho các TCTCVM: một loạt các hội thảo đào tạo sẽ được tổ chức cho các thành viên hội đồng quản trị của TCTCVM, cũng như các nhà quản lý và nhân viên TCTCVM nhằm tăng cường năng lực và nâng cao khả năng hoạt động. Ngoài ra các hoạt động đào tạo đơn lẻ, chỉ việc tại chỗ cũng sẽ được tiến hành để đáp ứng được những yêu cầu cụ thể. • Đào tạo cho NHNN và tăng cường nhận thức cho các cơ quan chính phủ về TCVM: Dự án sẽ cung cấp các hội thảo đào tạo được thiết kế đặc biệt cho NHNN nhằm cải thiện năng lực giám sát, tập trung vào các thủ tục và việc thực hiện giám sát từ xa và thanh tra tại chỗ đối với các hoạt động của TCTCVM; chuẩn hóa các quy trình báo cáo tài chính của TCTCVM; giám sát trên cơ sở rủi ro, vai trò cũng như trách nhiệm của NHNN trong việc điều hành khu vực tài chính vi mô. Cấu phần C : Thí điểm chuyển đổi một số tổ chức tài chính vi mô Trên cơ sở các TCTCVM được lựa chọn tại cấu phần A, cấu phần C sẽ được tiến hành với các hoạt động chính dưới đây : • Xây dựng báo cáo về tình hình tài chính và đánh giá mức độ rủi ro của các tổ chức tài chính vi mô được lựa chọn. • Xây dựng và thực hiện các thủ tục quản lý các nguồn tài trợ đến các tổ chức tài chính vi mô (tiêu chuẩn phù hợp, các thủ tục đánh giá, điều khoản tài trợ, các điều kiện và hợp đồng). • Có từ hai đến năm tổ chức tài chính vi mô thực hiện chuyển đổi và hoạt động đúng theo quy định của ngân hàng nhà nước và các thông lệ tài chính vi mô quốc tế tốt nhất • Dự án sẽ cung cấp tài trợ cho các chi phí chuyển đổi, cải thiện dịch vụ và danh mục khoản vay, và tăng cường năng lực thể chế để hỗ trợ việc chuyển đổi thí điểm của các tổ chức tài chính vi mô • Dự án sẽ góp phần đa dạng hoá các sản phẩm và dịch vụ do các tổ chức tài chính vi mô cung cấp. Tăng số lượng khách hàng (đặc biệt là các khách hàng nghèo ở các vùng nông thôn) nhận được các dịch vụ tài chính cung cấp bởi các tổ chức tài chính vi mô chuyển đổi Cấu phần D: Quản lý dự án, giám sát và đánh giá • Thành lập và vận hành hoạt động Ban Quản lý dự án tại NHNN • Thành lập và vận hành hoạt động các Tổ thực hiện dự án tại TCTCVM tham gia dự án • Xây dựng các báo cáo đầu kỳ, hàng quý, giữa kỳ và cuối kỳ trên cơ sở báo cáo của chuyên gia tư vấn. • Xây dựng các báo cáo tiến độ và kiểm toán việc sử dụng nguồn tài trợ cho các TCTCVM thí điểm và báo cáo đánh giá tác động dự án
  3. Cơ quan điều hành dự án: Ngân hàng Nhà nước Cơ quan thực hiện dự án: Ngân hàng Nhà nước, các Tổ chức tài chính vi mô được lựa chọn sau khi thực hiện Cấu phần A Tổng kinh phí dự án: 1.650.000USD Trong đó: + Phía ADB : tài trợ khoảng 1.500.000 USD trên cơ sở viện trợ không hoàn lại từ Quỹ giảm nghèo Nhật Bản. + Phía Chính phủ : NHNN đóng góp vốn đối ứng dự kiến khoảng 150.000 USD. + Các TCTCVM : các TCTCVM được lựa chọn tham gia thí điểm sẽ phải đảm bảo có đủ khả năng tài chính để đóng góp ít nhất một nửa chi phí chuyển đổi. Một nửa chi phí còn lại sẽ được ADB tài trợ không hoàn lại trong phạm vi dự án. Tổ chức thực hiện: Ban Quản lý dự án đã được thành lập theo quyết định số 2973/QĐ-NHNN của Thống đốc thành lập Ban Quản lý dự án Thời gian thực hiện: dự kiến 24 tháng kể từ tháng 12/2009
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2