YOMEDIA
ADSENSE
quiet - sức mạnh của người hướng nội: phần 2
71
lượt xem 11
download
lượt xem 11
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
sau đây là nội dung phần 2 cuốn sách. quiet - sức mạnh của người hướng nội của susan cain là cuốn sách luôn nằm trong danh mục best seller 2013 trên amazon với trên 2000 phản hồi từ bạn đọc, một cuốn sách thể loại none fiction gây ảnh hưởng nhất trong khoảng vài năm trở lại đây.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: quiet - sức mạnh của người hướng nội: phần 2
7. TẠI SAO PHỐ WALL SỤP ĐỔ VÀ WARREN<br />
BUFFETT THÀNH CÔNG?<br />
Người Hướng Nội và Hướng Ngoại Suy Nghĩ (và Xử lý Dopamine) Khác<br />
Nhau Như Thế Nào<br />
Tocqueville đã thấy rằng kiểu sống với liên tục những hành động và quyết<br />
định, được đồng hành bởi tính dân chủ và tính chuyên nghiệp của người Mỹ<br />
đặt nặng ưu tiên vào sự mạnh bạo và sẵn sàng của suy nghĩ, những quyết<br />
định nhanh chóng, vào việc biết nắm thời cơ ngay tức khắc—và tất cả những<br />
hoạt động này đều không thuận lợi cho những sự cân nhắc kỹ lưỡng, những<br />
soạn thảo tỉ mỉ, và những sự chính xác trong suy nghĩ.<br />
—RICHARD HOFSTADTER, trong cuốn “Anti-Intellectualism in<br />
America”<br />
Chỉ vừa ngay sau thời điểm 7:30 ngày 11 tháng 12 năm 2008, năm của cuộc<br />
sụp đổ chứng khoán kỷ lục, điện thoại của tiến sĩ Janice Dorn đổ chuông.<br />
Các thị trường chứng khoán đã bắt đầu mở cửa trở lại trên khu vực Bờ Đông,<br />
chỉ để đón nhận tiếp một cơn thảm họa khác nữa. Giá nhà ở tăng nhanh đột<br />
biến, thị trường tín dụng đóng băng, và tập đoàn GM thì đang bấp bênh trên<br />
bờ vực phá sản.<br />
Dorn nhận cuộc điện thoại từ phòng ngủ của mình, như bà hay làm, vẫn đang<br />
mang tai nghe gắn microphone và nhoài mình trên tấm mền xanh của mình.<br />
Căn phòng được trang trí rất xuềnh xoàng. Thứ rực rỡ nhất trong căn phòng<br />
này chính là Dorn, với mái tóc đỏ rực buông dài, nước da trắng ngà, và cặp<br />
kính viền dầy, trông bà như một phiên bản lớn tuổi của Lady Godiva vậy.<br />
Dorn có một bằng Tiến sĩ ngành khoa học thần kinh, với chuyên ngành giải<br />
phẫu não. Bà đồng thời cũng là một bác sỹ y khoa được đào tạo về bệnh học<br />
tâm thần, một nhà đầu tư tích cực vào thị trường vàng, và một “bác sĩ tâm lý<br />
tài chính”, đã từng tư vấn cho ước tính gần sáu trăm nhà giao dịch.<br />
“Chào Janice!”, người gọi đến vào buổi sáng hôm đó nói, một người đàn ông<br />
với giọng nói tự tin có tên Alan. “Cô có chút thời gian nói chuyện không?”<br />
Tiến sĩ Dorn không có thời gian. Là một nhà giao dịch luôn tự hào với việc<br />
ra vào thị trường cứ mỗi nửa giờ, bà đang rất nóng lòng muốn đầu tư ngay.<br />
Nhưng Dorn cảm thấy như có một cảm giác tuyệt vọng trong giọng nói của<br />
Alan. Bà đồng ý nói chuyện.<br />
<br />
Alan là một người miền trung Tây sáu mươi tuổi, người mà Alan có ấn<br />
tượng là dạng người hết sức tốt bụng, thật thà, chăm chỉ và trung thành. Ông<br />
có thái độ hồ hởi và đầy tự tin của một người hướng ngoại, và ông đã duy trì<br />
thái độ vui vẻ đó ngay cả trong lúc kể cho Dorn về câu chuyện thảm họa của<br />
mình. Alan cùng vợ đã làm lụng chăm chỉ suốt cả một đời, và xoay sở cất<br />
giữ được khoảng một triệu đô-la để dưỡng già. Nhưng bốn tháng trước đó<br />
ông đã có một ý tưởng rằng, bất chấp việc không có chút kinh nghiệm nào<br />
trong thị trường chứng khoán, ông sẽ mua một trăm ngàn đô-la cổ phiếu của<br />
GM, dựa trên những báo cáo cho rằng chính phủ Mỹ có thể sẽ trợ giúp cho<br />
ngành công nghiệp xe hơi. Ông tự tin rằng đây sẽ là một khoản đầu tư<br />
không-thể-lỗ được.<br />
Sau khi việc mua bán đã thành công, các phương tiện đại chúng bỗng dưng<br />
thông báo rằng việc chính phủ Mỹ trợ giúp cho thị trường xe hơi có lẽ sẽ lại<br />
không xảy ra nữa. Cả thị trường vội bán tống tháo cổ phiếu của GM, và giá<br />
cổ phiếu rớt thảm hại. Nhưng Alan mơ tưởng đến niềm sung sướng của việc<br />
thắng lớn. Nó thật đến nỗi ông như có thể chạm thấy được. Ông vẫn giữ chặt<br />
đám cổ phiếu và không chịu bán ra. Giá cổ phiếu thì cứ giảm, giảm nữa, và<br />
tiếp tục giảm cho đến khi Alan cuối cùng cũng phải bán, với một mức lỗ<br />
khổng lồ.<br />
Mọi chuyện còn tệ hơn nữa. Khi luồng tin tức tiếp theo gợi ý rằng sự trợ<br />
giúp của chính phủ rút cục sẽ vẫn xảy ra thôi, Alan lại đầy hào hứng như cũ,<br />
và quyết định đầu tư thêm một trăm nghìn đô-la nữa, mua thêm nhiều cổ<br />
phiếu hơn với mức giá đang rất thấp. Nhưng điều tương tự như lần trước lại<br />
xảy ra: sự trợ giúp của chính phủ bắt đầu trở nên không chắc chắn.<br />
Alan suy luận rằng giá không thể xuống thấp hơn được nữa. Ông giữ lại cổ<br />
phiểu, nhấm nháp ý tưởng về việc ông và vợ sẽ vui sướng đến đâu khi được<br />
thoải mái tiêu tất cả chỗ tiền ông sẽ tạo ra. Lại một lần nữa giá cổ phiếu<br />
xuống thấp hơn. Khi cuối cùng nó chạm đến mức bảy đô-la một cổ phiếu,<br />
Alan mới bán. Và rồi lại mua lại một lần nữa, trong một cơn phấn khích, khi<br />
ông nghe được tin rằng gói trợ giúp từ chính phủ rút cuộc rồi sẽ đến thôi...<br />
Đến thời điểm giá cổ phiếu của GM rơi xuống chỉ còn hai đô một cổ phiếu,<br />
Alan đã mất bảy trăm ngàn đô-la Mỹ, tức 70% món tiền dưỡng già của ông.<br />
Ông trở nên hoàn toàn suy sụp. Ông hỏi Dorn liệu bà có cách nào giúp ông<br />
gỡ gạc lại món tiền đã mất không. Bà không có cách nào hết. “Nó đã mất<br />
hẳn rồi”, bà bảo với ông. “Ông sẽ không bao giờ kiếm lại được số tiền đó<br />
đâu”.<br />
<br />
Alan hỏi rằng ông ấy đã làm sai ở đâu.<br />
Dorn có rất nhiều ý tưởng về việc này. Là một người không chuyên, ngay từ<br />
đầu Alan đã không nên tham gia buôn bán cổ phiếu mới phải. Và ông đã lại<br />
mạo hiểm quá nhiều tiền; lẽ ra ông chỉ nên giới hạn mức thử của mình ở mức<br />
5% món tiền để dành của ông, tức tối đa là 50.000 đô mà thôi. Nhưng vấn đề<br />
lớn nhất có lẽ nằm ngoài tầm kiểm soát của Alan: Dorn tin rằng ông ấy đã<br />
phải trải qua một mức cao hơn bình thường rất nhiều của một thứ mà các nhà<br />
tâm lý học vẫn gọi là “sự nhạy cảm về phần thưởng” (reward sensitivity).<br />
Một người nhạy-cảm-về-phần-thưởng sẽ có ham muốn rất mạnh mẽ trong<br />
việc tìm kiếm phần thưởng—từ việc được thăng cấp cho đến trúng số, cho<br />
đến một buổi tối chơi bời thật thỏa thích với bạn bè. Sự nhạy cảm về phần<br />
thưởng tạo động lực để chúng ta theo đuổi những mục tiêu như tiền bạc hay<br />
tình dục, địa vị hay quyền lực xã hội. Nó thúc giục chúng ta leo lên các bậc<br />
thang và với tới những nhánh cây ở xa hơn nữa, để thu gom được những trái<br />
ngon nhất của cuộc sống.<br />
Nhưng đôi lúc chúng ta lại quá nhạy cảm với các phần thưởng. Sự nhạy cảm<br />
với phần thưởng, khi quá độ, có thể lôi con người ta vào đủ loại rắc rối.<br />
Chúng ta có thể trở nên hết sức hào hứng trước viễn cảnh của những phần<br />
thưởng hấp dẫn, như thắng lớn trên thị trường chứng khoán, đến mức chúng<br />
ta dám chấp nhận những sự mạo hiểm lớn khổng lồ và tảng lờ đi những cảnh<br />
báo nguy hiểm rất hiển nhiên ngay trước mắt.<br />
Alan đã được cho xem vô khối các dấu hiệu nguy hiểm như thế, nhưng ông<br />
đã quá bị hớp hồn bởi viễn cảnh thắng lớn đến độ không thể thấy chúng. Quả<br />
thực, ông đã rơi vào quy luật điển hình của một sự nhạy cảm phần thưởng<br />
đang làm loạn: tại đúng những thời điểm khi mà các dấu hiệu nguy hiểm cho<br />
thấy nên chậm lại, ông lại tăng tốc lên—đổ đi những đồng tiền ông không<br />
thể để mất được, vào hàng loạt những cuộc mua bán chỉ dựa trên suy đoán<br />
của mình.<br />
Lịch sử ngành tài chính đầy ắp các ví dụ về những người chơi đã tăng tốc<br />
trong khi đúng ra họ nên đạp phanh. Các nhà kinh tế học hành vi (behavioral<br />
economists) đã từ lâu để ý thấy rằng các giám đốc điều hành khi mua các<br />
công ty khác thường quá phấn khích trong việc muốn đánh bại đối thủ cũng<br />
muốn mua đến độ bỏ qua những dấu hiệu cho thấy rằng họ đang trả giá quá<br />
cao. Điều này xảy ra thường xuyên tới mức nó có cái tên: “cơn sốt của giao<br />
dịch”, theo sau bởi “lời nguyền của kẻ chiến thắng”. Vụ sát nhập giữa AOL<br />
và Time Warner, thứ đã làm sụt giảm giá trị cổ phiếu của Time Warner tới<br />
<br />
200 tỷ đô-la Mỹ, là một ví dụ điển hình. Đã có rất nhiều cảnh báo cho thấy<br />
rằng cổ phiếu của AOL, thứ được dùng làm đơn vị thanh toán cho cuộc sát<br />
nhập, đã được định giá quá cao; ấy vậy nhưng ban giám đốc của Time<br />
Warner vẫn quyết định nhất trí hoàn toàn với thỏa thuận.<br />
“Tôi đã làm thế với mức độ hào hứng và nhiệt thành như lần đầu tiên tôi làm<br />
tình cách đây hơn bốn mươi hai năm vậy”, Ted Turner, thành viên của ban<br />
giám đốc, và là một trong những cổ đông lớn nhất, kêu lên. “TED TURNER:<br />
NÓ CÒN TUYỆT HƠN CẢ SEX”, tờ New York Post hôm sau đó giật tít<br />
này, thông báo rằng thỏa thuận đã được ký kết; một cái tiêu đề chúng ta sẽ<br />
còn trở lại bởi sức mạnh của nó trong việc lý giải tại sao những người thông<br />
minh lại đôi lúc có thể quá nhạy-cảm-với-phần-thưởng.<br />
Có thể bạn sẽ thắc mắc điều này thì có liên quan gì đến tính hướng nội với<br />
hướng ngoại. Chẳng phải tất cả chúng ta đều có những lúc nhất thời bồng bột<br />
hay sao?<br />
Câu trả lời là đúng vậy, chỉ trừ việc là một số trong chúng ta làm thế nhiều<br />
hơn những người khác. Dorn đã để ý thấy rằng các khách hàng hướng ngoại<br />
của bà thường có xu hướng cao là người nhạy-cảm-cao- với-phần-thưởng,<br />
trong khi những người hướng nội thường có xu hướng để tâm nhiều hơn đến<br />
các dấu hiệu nguy hiểm. Họ thành công hơn trong việc điều hòa tham vọng<br />
hoặc cảm giác phấn khích của mình. Họ tự bảo vệ bản thân mình tốt hơn<br />
trước những hậu quả xấu. “Những nhà giao dịch hướng nội tôi từng làm việc<br />
với thường sẽ rất hay nói ‘OK, Janice, tôi có cảm thấy niềm hưng phấn đang<br />
trào dâng đây, nhưng tôi hiểu rằng tôi không thể hành động dựa vào chúng<br />
được’. Những người hướng nội giỏi hơn nhiều trong việc vạch ra một kế<br />
hoạch, theo sát một kế hoạch, và rất giữ kỷ luật”.<br />
Để hiểu tại sao người hướng nội và người hướng ngoại lại phản ứng khác<br />
nhau trước viễn cảnh về phần thưởng, Dorn nói, ta cần phải biết một chút về<br />
cấu trúc của não bộ. Như chúng ta đã thấy ở chương 4, hệ viền (limbic<br />
system) của chúng ta, thứ chúng ta chia sẻ chung với những loài động vật có<br />
vú nguyên thủy nhất, và là thứ Dorn gọi là phần “bộ não cổ xưa”, điều khiển<br />
cảm xúc và bản năng. Nó bao gồm nhiều lớp cấu trúc, trong đó có cả thùy<br />
hạnh nhân (amygdala), và nó có liên kết tương tác rất chặt chẽ với vùng nhân<br />
não nucleus accumbens, đôi lúc còn được gọi là trung khu khoái cảm của<br />
não. Chúng ta đã biết về mặt lo lắng của bộ não cổ xưa khi khám phá vai trò<br />
của thùy hạnh nhân đối với mức độ phản ứng cao và sự hướng nội. Giờ<br />
chúng ta sẽ sắp sửa được thấy mặt tham lam của nó.<br />
<br />
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn