YOMEDIA
ADSENSE
quy che tai chinh cty TNHH MTV moi 2010
450
lượt xem 189
download
lượt xem 189
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
QUY CHEÁ TAØI CHÍNH COÂNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAØ PHEÂ ÑAÊK NOÂNG QUY CHẾ NÀY GỒM HAI PHẦN PHẦN THƯ NHẤT QUY CHẾ TÀI CHÍNH CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐIỀU 1:
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: quy che tai chinh cty TNHH MTV moi 2010
- QUY CHEÁ TAØI CHÍNH COÂNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN CAØ PHEÂ ÑAÊK NOÂNG QUY CHẾ NÀY GỒM HAI PHẦN PHẦN THƯ NHẤT QUY CHẾ TÀI CHÍNH CHƯƠNG I NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG ĐIỀU 1: Quy chế tài chính của Công ty được xây dựng trên cơ sở Luật Doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29/11/2005, Thông tư số 24/2007/TT-BTC ngày 27/03/2007 thông tư Bộ Tài Chính; Thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010 thông tư Bộ Tài Chính , Phaùp l eänh Keá t oaùn t hoáng keâ vaø Ñ eàu i l eä Coâng ty . ĐIỀU 2: Quy chế tài chính này áp dụng trong nội bộ Công ty. Đối tượng thi hành Quy chế Tài chính là toàn thể nhân sự làm việc trong hệ thống Công ty. ĐIÊU 3 : Tổng công ty cà phê Việt Nam là chủ sở hữu đối với Công ty TNHH MTV cà phê Đăk Nông. CHƯƠNG II QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÔNG TY TNHHMTV. A > QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VỐN, TÀI SẢN TẠI CÔNG TY ĐIỀU 4: VỐN VÀ TÀI SẢN 4.1 Vốn của Công ty là phần vốn tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh bao gồm: - Vốn điều lệ - Vốn huy động - Vốn tiếp nhận - Vốn vay - Vốn tích lũy - Vốn khác 4.1.1 Vốn điều lệ, Tăng, giảm vốn điều lệ : Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm chuyển đổi theo quyết định số 1115/QĐ-BNN-ĐMDN ngày 28/4/2010 của Bộ Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn và được ghi trong điều lệ Công ty: a) Tăng vốn điều lệ :
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cà phê Đăk Nông đang hoạt động có nhu cầu tăng vốn điều lệ: Căn cứ vào mục tiêu, nhiệm vụ, chiến lược phát triển và nguồn bổ sung vốn điều lệ, Công ty lập phương án trình chủ sở hữu phê duyệt tăng vốn điều lệ cho công ty. - Phương pháp xác định vốn điều lệ tăng thêm áp dụng Thông tư số 117/2010/TT- BTC ngày 05/8/2010. - Nguồn vốn bổ sung tăng vốn điều lệ: + Lợi nhuận sau thuế được chia theo nguồn vốn nhà nước; + Quỹ đầu tư phát triển + Chênh lệch tiền thu từ việc bán bớt phần vốn nhà nước đầu tư tại các công ty cổ phần. + Quỹ hỗ trợ sắp xếp doanh nghiệp tại công ty sau khi có quyết định của Thủ tướng Chính phủ cho phép bổ sung. + Các nguồn vốn khác theo quy định của pháp luật Trường hợp tăng vốn điều lệ bằng việc huy động thêm phần vốn góp của người khác, Công ty sẽ đăng ký chuyển đổi thành Công ty TNHH hai thành viên trở lên. b) Giảm vốn điều lệ :Công ty TNHH một thành viên không được giảm vốn điều lệ. - Trường hợp chủ sở hữu Công ty rút vốn bằng cách chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn điều lệ cho tổ chức khác thì phải chịu liên đới trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của Công ty. 4.1.2 Huy động vốn : 4.1.2.1. Hình thức huy động vốn: Phát hành trái phiếu; vay vốn của các tổ chức ngân hàng, tín dụng, các tổ chức tài chính khác, của cá nhân, tổ chức ngoài công ty; vay vốn của người lao động và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của pháp luật. 4.1.2.2. Nguyên tắc huy động vốn: - Việc huy động vốn phải đảm bảo khả năng thanh toán nợ và có phương án được cấp có chủ sở hữu phê duyệt. Chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về đảm bảo vốn huy động được sử dụng đúng mục đích, đúng đối tượng và có hiệu quả. - Việc vay vốn của cá nhân, tổ chức kinh tế: Công ty tiến hành các thủ tục ký hợp đồng vay vốn với tổ chức kinh tế, cá nhân cho vay theo quy định của pháp luật; Mức lãi suất vay vốn tối đa không vượt quá mức lãi suất cho vay cùng thời hạn của ngân hàng thương mại nơi công ty mở tài khoản giao dịch tại thời điểm vay vốn; Trường hợp công ty mở tài khoản giao dịch ở nhiều ngân hàng thì mức lãi suất huy động vốn trực tiếp tối đa không được vượt quá lãi suất cho vay cao nhất cùng thời hạn của ngân hàng thương mại mà công ty mở tài khoản giao dịch. -Việc huy động vốn của các tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý nợ nước ngoài. - Việc huy động vốn dưới hình thức phát hành trái phiếu để phục vụ cho ngành nghề kinh doanh chính thực hiện theo quy định của pháp luật về phát hành trái phiếu.
- 4.1.2.3. Thẩm quyền phê duyệt phương án huy động vốn: - Công ty được quyền chủ động huy động vốn phục vụ sản xuất kinh doanh trong phạm vi hệ số nợ phải trả trên vốn điều lệ của Công ty không vượt quá 3 lần. Trong đó Chủ tịch công ty quyết định các phương án huy động vốn có giá trị không vượt quá giá trị vốn điều lệ hoặc tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty, hoặc không vượt quá mức giá trị tối đa quy định tại Điều lệ công ty. - Chủ sở hữu Công ty quyết định và chịu trách nhiệm về các hợp đồng vay vốn có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50 % tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của Công ty. Trường hợp khác theo điều lệ Công ty.Các dự án vay vốn còn lại do chủ tịch Công ty quyết định. - Công ty mẹ được quyền bảo lãnh cho các công ty con do công ty mẹ sở hữu 100% vốn điều lệ vay vốn của ngân hàng, các tổ chức tín dụng theo quy định của pháp luật. - Công ty chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn vay, có trách nhiệm hoàn trả vốn đã huy động và lãi vay cho chủ nợ theo cam kết. 4.1.3 Quyền và nghĩa vụ của Công ty trong việc quản lý sử dụng vốn, bảo toàn vốn : - Công ty có quyền quản lý và sử dụng linh hoạt toàn bộ số vốn chủ sở hữu đã đầu tư và các loại nguồn vốn hợp pháp khác vào hoạt động sản xuất kinh doanh với mục tiêu thu lợi nhuận, đồng thời chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu về bảo toàn , phát triển vốn và đảm bảo quyền lợi liên quan đến Công ty như các chủ nợ, khách hàng, người lao động theo các hợp đồng đã giao kết. - Trường hợp Công ty sử dụng các quỹ do Công ty quản lý khác với mục đích sử dụng quỹ đã quy định thì Công ty phải đảm bảo đủ nguồn để đáp ứng nhu cầu chi của quỹ đó khi có yêu cầu sử dụng. Việc sử dụng vốn quỹ để đầu tư xây dựng phải theo các quy định của pháp luật về đầu tư và xây dựng. Trường hợp công ty được Nhà nước giao nhiệm vụ đặc biệt thì phải tập trung vốn và các nguồn lực khác để hoàn thành nhiệm vụ này. Công ty có trách nhiệm bảo toàn vốn bằng các biện pháp : + Thực hiện đúng chế độ quản lý, sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính khác và chế độ kế toán theo quy định của Nhà nước; + Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật; + Hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không thu được và trích lập các khoản dự phòng rủi ro theo quy định hiện hành sau : • Dự phòng giảm giá hàng tồn kho. • Dự phòng các khoản phải thu khó đòi. • Dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính dài hạn. ► Hệ số bảo toàn vốn: Mức độ bảo toàn vốn được xác định theo hệ số H:
- Vốn chủ sở hữu của Công ty tại thời điểm báo cáo H = Vốn chủ sở hữu của Công ty cuối kỳ trước liền kề với kỳ báo cáo Nếu hệ số H>1 Công ty đã phát triển được vốn; H = 1 Công ty bảo toàn được vốn và nếu H
- - Mua công trái, trái phiếu để hưởng lãi; - Các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật. 4.1.5 Thẩm quyền quyết định phương án đầu tư vốn ra ngoài công ty: - Chủ tịch công ty quyết định các dự án đầu tư ra ngoài công ty trong phạm vi tổng giá trị đầu tư tài chính của công ty thấp hơn 50% vốn điều lệ; Đối với dự án đầu tư có giá trị từ 50% vốn điều lệ trở lên, công ty báo cáo chủ sở hữu quyết định. - Chủ sở hữu công ty quyết định việc góp vốn liên doanh với nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư hoặc góp vốn đầu tư thành lập công ty ở nước ngoài; quyết định việc mua công ty thuộc thành phần kinh tế khác; đầu tư ra bên ngoài của công ty được thiết kế thực hiện chủ yếu, thường xuyên, ổn định các sản phẩm, dịch vụ công ích; quyết định các dự án đầu tư tài chính khác còn lại không thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch công ty . - Ngoài các trường hợp không được tham gia góp vốn theo quy định tại khoản 4.1.4 Điều này, Công ty còn không được đầu tư các hình thức như sau: +Không được đầu tư góp vốn vào Tổng Công ty ( Công ty mẹ). + Không được góp vốn cùng Công ty mẹ để thành lập doanh nghiệp mới, không được góp vốn mua cổ phần khi cổ phần hóa đơn vị trong cùng Tổng Công ty hoặc Công ty hạch toán phụ thuộc Tổng Công ty (Công ty mẹ). 4.1.6 ản lý phần vốn đầu tư ra ngoài công ty Qu : - Công ty thực hiện quyền, nghĩa vụ của cổ đông, thành viên góp vốn thông qua đại diện của mình tại doanh nghiệp khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác. Công ty giao nhiệm vụ và yêu cầu người đại diện phần vốn góp của công ty xin ý kiến về những vấn đề quan trọng của doanh nghiệp khác trước khi biểu quyết như: phương hướng, chiến lược, kế hoạch kinh doanh, huy động thêm cổ phần, vốn góp, chia cổ tức; Trường hợp nắm ít cổ phần hoặc vốn góp tại doanh nghiệp khác thì công ty có thể không cử người đại diện phần vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác, nhưng phải tổ chức theo dõi số vốn đã đầu tư và số lợi tức được chia từ phần vốn đầu tư tại doanh nghiệp khác và phân công người thực hiện các quyền của cổ đông, người góp vốn theo quy định của pháp luật và Điều lệ của doanh nghiệp khác. 4.1.7 Chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài công ty : Công ty có thể chuyển nhượng một phần hoặc toàn bộ số vốn của công ty đã đầu tư vào doanh nghiệp khác để thu hồi vốn. Thẩm quyền quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài Công ty: Người quyết định đầu tư ra ngoài Công ty là người quyết định chuyển nhượng vốn đầu tư ra ngoài công ty.
- - Việc nhượng bán cổ phần hay vốn đầu tư vào doanh nghiệp khác được thực hiện theo điều lệ của doanh nghiệp khác và các quy định của pháp luật. Giá nhượng bán thực hiện theo giá thị trường. 4.2 Tài sản: Gồm tài sản cố định và tài sản lưu động. 4.2.1. Tài sản cố định của công ty bao gồm tài sản cố định hữu hình và tài sản cố định vô hình. Tiêu chuẩn (về thời gian và giá trị) và nguyên giá tài sản cố định xác định theo quy định của Bộ Tài chính. 4.2.2. Khấu hao tài sản cố định: Tài sản cố định của công ty được quản lý, sử dụng theo quy định của nhà nước và Điều lệ công ty. Mức trích khấu hao tối thiểu xác định theo thời gian sử dụng tối đa quy định tại phụ lục số 1 ban hành kèm theo Quyết định 206/2003/QĐ- BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và các văn bản sửa đổi, bổ sung Quyết định 206/2003/QĐ-BTC ngày 12/12/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Không khống chế mức khấu hao tối đa, nhưng phải đảm bảo sản xuất kinh doanh không bị lỗ. Chủ tịch Công ty quyết định mức trích khấu hao cụ thể nhưng không được thấp hơn mức khấu hao tối thiểu. 4.2.3. Công ty được lựa chọn các phương án đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản cố định, đổi mới thiết bị công nghệ hoặc thay đổi cơ cấu tài sản cố định phù hợp với mục tiêu kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và vốn. Riêng các phương án đầu tư sau đây phải được Chủ sở hữu phê duyệt hoặc chấp thuận: - Các phương án đầu tư có mức vốn đầu tư bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính quý gần nhất của Công ty. - Các phương án đầu tư có mức vốn đầu tư thuộc nhóm A và nhóm B theo quy định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. 4.2.4. Trình tự, thủ tục tiến hành các dự án đầu tư thực hiện theo qui định của pháp luật về quản lý đầu tư và xây dựng. Chủ tịch Công ty có trách nhiệm tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước Chủ sở hữu về tiến độ, chất lượng các dự án đã quyết định đầu tư. . Cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản : Công ty được cho thuê, thế chấp, cầm 4.2.5 cố các tài sản thuộc quyền sở hữu của Công ty theo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn và bảo đảm tuân thủ theo đúng quy định của Bộ luật dân sự và các quy định khác của Nhà nước. - Chủ sở hữu công ty quyết định các hợp đồng cho thuê, thế chấp, cầm cố tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Trong trường hợp đặc biệt, chủ sở hữu có thể uỷ quyền cho Chủ tịch Công ty quyết định các hợp đồng này. - Các trường hợp còn lại do Chủ tịch Công ty quyết định. 4.2.6. Thanh lý, nhượng bán tài sản cố định: Công ty chủ động xây dựng phương án và trình Chủ sở hữu Công ty quyết định việc thanh lý, nhượng bán tài sản cố
- định khi không có nhu cầu sử dụng hoặc tài sản đã hư hỏng không sử dụng được để thu hồi vốn. - Chủ sở hữu công ty quyết định thanh lý, nhượng bán tài sản cố định có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính quý gần nhất của công ty hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn quy định tại Điều lệ công ty. Các trường hợp còn lại do Chủ tịch Công ty quyết định - Việc thanh lý, nhượng bán tài sản được thực hiện thông qua tổ chức bán đấu giá hoặc do công ty tự tổ chức thực hiện công khai theo đúng trình tự, thủ tục quy định của pháp luật về bán đấu giá tài sản. Trường hợp giá trị tài sản nhượng bán nhỏ (nguyên giá từ một trăm triệu đồng trở xuống) thì Chủ tịch Công ty quyết định lựa chọn bán theo phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận nhưng không thấp hơn giá thị trường. Khoản chênh lệch giữa giá trị thu hồi (nếu có) khi thanh lý, nhượng bán tài sản với giá trị còn lại của tài sản trên sổ sách và chi phí thanh lý được hạch toán vào kết quả kinh doanh của công ty. - Trường hợp phương án nhượng bán tài sản cố định của công ty không có khả năng thu hồi đủ vốn thì công ty phải báo cáo chủ sở hữu và cơ quan tài chính cùng cấp trước khi nhượng bán tài sản cố định để thực hiện giám sát. - Riêng trường hợp tài sản cố định mới đầu tư do không mang lại hiệu quả kinh tế theo như phương án phê duyệt ban đầu, Công ty không có nhu cầu tiếp tục khai thác sử dụng mà việc nhượng bán tài sản không có khả năng thu hồi đủ vốn đầu tư dẫn tới Công ty không trả được nợ vay theo khế ước hoặc hợp đồng vay vốn thì phải làm rõ trách nhiệm của những người có liên quan để báo cáo Chủ sở hữu xử lý theo quy định của pháp luật. - Việc chuyển nhượng tài sản của công ty gắn liền với đất được thực hiện theo quy định của Luật đất đai. 4.2.7. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính : Việc nhượng bán các khoản đầu tư tài chính thực hiện theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Chứng khoán, trong đó: a) Phương thức bán: Tùy theo hình thức góp vốn công ty được thực hiện chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính phù hợp với quy định của pháp luật, điều lệ của doanh nghiệp có vốn góp của công ty và các cam kết tại các hợp đồng liên doanh, liên kết của các bên. - Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần đã niêm yết trên thị trường chứng khoán hoặc đăng ký giao dịch trên sàn giao dịch UPCOM thì công ty được chủ động thực hiện theo các phương thức khớp lệnh, đấu giá, thỏa thuận hoặc chào bán cạnh tranh nhưng không được thấp hơn giá thị trường tại thời điểm bán. - Đối với chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính tại công ty cổ phần chưa niêm yết thì công ty chủ động lựa chọn phương thức đấu giá hoặc thỏa thuận trực tiếp để chuyển nhượng trên nguyên tắc công khai, minh bạch, bảo toàn vốn và không thấp hơn giá thị trường. Trong đó:
- + Trường hợp chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá trên 10 tỷ đồng thì công ty phải thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. Chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính có giá trị tính theo mệnh giá dưới 10 tỷ đồng công ty được lựa chọn thuê tổ chức tài chính trung gian (các công ty chứng khoán) bán đấu giá, hoặc tự tổ chức đấu giá tại công ty, hoặc thực hiện đấu giá qua Sở Giao dịch chứng khoán. + Việc bán thỏa thuận chỉ được thực hiện sau khi tổ chức đấu giá công khai nhưng chỉ có một người đăng ký mua và phải đảm bảo giá bán sát với giá trị trường tại thời điểm bán; Trong trường hợp này, giá thị trường tại thời điểm bán cần căn cứ vào báo giá của ít nhất 03 công ty chứng khoán có thực hiện giao dịch chứng khoán của doanh nghiệp có vốn góp của công ty, trường hợp không có giao dịch thì giá bán không thấp hơn giá ghi trên sổ sách kế toán của đơn vị có vốn góp của công ty. b) Tiền thu từ bán bớt, bán toàn bộ phần vốn đầu tư còn lại tại công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được chuyển đổi từ công ty thành viên hoặc đơn vị phụ thuộc công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (theo quyết định sắp xếp, chuyển đổi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, được cấp giấy phép đăng ký kinh doanh lần đầu), kể cả tiền đặt cọc không phải trả lại cho nhà đầu tư sau khi trừ giá trị phần vốn đầu tư ghi trên sổ kế toán, chi phí bảo lãnh phát hành, chi phí bán, chênh lệch còn lại hạch toán vào thu nhập tài chính. c) Thẩm quyền quyết định việc nhượng bán các khoản đầu tư tài chính: - Chủ sở hữu quyết định nhượng bán các khoản đầu tư tài chính tại các Công ty cổ phần được chuyển đổi từ Tổng Công ty (Công ty mẹ). - Chủ tịch công ty quyết định việc chuyển nhượng các khoản đầu tư tài chính thuộc thẩm quyền quyết định đầu tư của mình theo quy định của pháp luật. ĐIỀU 5. QUẢN LÝ CÁC KHOẢN CÔNG NỢ: 5.1. Đối với các khoản công nợ, công ty có trách nhiệm: - Ban hành quy chế quản lý các khoản công nợ, phân công và xác định rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân trong việc theo dõi, thu hồi, thanh toán các khoản công nợ theo đúng thời hạn đã cam kết: - Mở sổ theo dõi đầy đủ các khoản công nợ ngắn hạn, dài hạn theo từng đối tượng nợ (gồm cả các khoản lãi). - Thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ, xác định những khoản nợ khó đòi và thực hiện trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi. - Định kỳ ( Cuối niên độ kế toán) đánh giá, phân loại nợ theo quy định hiện hành để kịp thời phát hiện các khoản nợ quá hạn, nợ khó đòi, phân tích rõ nguyên nhân và có biện pháp xử lý kịp thời. - Trước khi khoá sổ kế toán để lập báo cáo tài chính năm phải kiểm kê, đối chiếu các khoản công nợ với khách nợ và chủ nợ. 5.2. Công ty được quyền bán các khoản nợ phải thu theo quy định của pháp luật để thu hồi vốn. Giá bán các khoản nợ do các bên tự thoả thuận. Chênh lệch giữa giá trị thu hồi được và giá trị khoản nợ phải thu được xử lý như đối với khoản nợ
- phải thu không đòi được, cụ thể: Số nợ không đòi được sau khi trừ tiền bồi thường của cá nhân, tập thể có liên quan được bù đắp bằng khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính, nếu thiếu hạch toán vào chi phí kinh doanh của công ty. Nếu tổng số nợ không thu hồi được trong năm lớn, hạch toán vào chi phí trong năm dẫn đến kết quả kinh doanh bị lỗ thì được phân bổ một phần cho năm tiếp theo nhưng tối đa không quá hai năm tài chính. Giám đốc Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản phải thu khó đòi, nợ không thu hồi được. Nợ không có khả năng thu hồi sau khi xử lý như trên, công ty vẫn phải theo dõi trên tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán và tổ chức thu hồi. Số tiền thu hồi được hạch toán vào thu nhập của công ty. 5.3. Đối với các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ, công ty phải hạch toán toàn bộ chênh lệch tỷ giá phát sinh của số dư nợ phải trả vào kết quả kinh doanh trong kỳ. Trường hợp hạch toán chênh lệch tỷ giá vào chi phí làm cho kết quả kinh doanh bị lỗ thì có thể phân bổ một phần chênh lệch tỷ giá cho năm sau để công ty không bị lỗ nhưng mức hạch toán vào chi phí trong năm ít nhất cũng phải bằng chênh lệch tỷ giá của số ngoại tệ phải trả trong năm đó. ĐIÊU 6. QUAN LÝ HÀNG TỒN KHO: 6.1. Hàng tồn kho là hàng mua về để bán còn tồn kho, nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ tồn kho hoặc đã mua đang đi trên đường, sản phẩm dở dang đang trong quá trình sản xuất, sản phẩm hoàn thành nhưng chưa nhập kho, thành phẩm tồn kho, thành phẩm đang gửi bán. 6.2. Công ty có quyền và chịu trách nhiệm xử lý ngay những hàng hoá tồn kho kém, mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, ứ đọng, chậm luân chuyển để thu hồi vốn. Thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định tại tiết 4.2.6 điều 4 mục A chương II quy chế này. 6.3. Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho thực hiện theo quy định tại chuẩn mực kế toán số 02 Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về ban hành và công bố chuẩn mực kế toán Việt Nam. 6.4. Cuối kỳ kế toán, nếu giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được thì công ty sẽ trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo quy định. 6.5. Tài sản lưu động là công cụ, dụng cụ lao động sau khi đã phân bổ hết giá trị vào chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty trong 1 hoặc 2 năm mà vẫn còn sử dụng được thì công ty phải tiếp tục mở sổ theo dõi chi tiết để quản lý. ĐIỀU 7: KIỂM KÊ TÀI SẢN
- - Trước khi khoá sổ kế toán để lập Báo cáo tài chính năm hoặc sau khi xảy ra thiên tai, địch hoạ hoặc vì lý do khác gây ra biến động tài sản của công ty hoặc theo chủ trương của Nhà nước, Công ty phải tổ chức kiểm kê, xác định lại số lượng tài sản (tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn, tài sản lưu động và các khoản đầu tư ngắn hạn), đối chiếu số liệu ghi sổ kế toán để xác định số thừa thiếu, xác định rõ nguyên nhân, trách nhiệm của những người có liên quan và xác định mức bồi thường vật chất (nếu có) theo quy định. ĐIỀU 8: XỬ LÝ TỔN THẤT TÀI SẢN 8.1. Tổn thất về tài sản là tài sản do mất mát, thiếu hụt, hư hỏng, kém phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, tồn kho ứ đọng trong kiểm kê định kỳ và kiểm kê đột xuất. Công ty sẽ xác định giá trị đã bị tổn thất, nguyên nhân trách nhiệm và xử lý như sau: - Nếu nguyên nhân do chủ quan của tập thể và cá nhân thì người gây tổn thất phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Chủ tịch Công ty quyết định mức bồi thường và chịu trách nhiệm về quyết định của mình. - Tài sản đã mua bảo hiểm nếu tổn thất thì xử lý theo hợp đồng mua bảo hiểm. - Giá trị tổn thất sau khi đã bù đắp bằng tiền bồi thường của cá nhân, tập thể, của tổ chức bảo hiểm, nếu thiếu được bù đắp bằng quỹ dự phòng tài chính của công ty. Trường hợp quỹ dự phòng tài chính không đủ bù đắp thì phần thiếu được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. 8.2. Những trường hợp tổn thất đặc biệt do nguyên nhân khách quan, bất khả kháng gây thiệt hại nghiêm trọng như thiên tai, hoả hoạn, sâu bệnh, ... Công ty đã huy động các nguồn vốn hợp pháp để bù đắp, nhưng vẫn không thể khắc phục được thì Công ty lập phương án xử lý tổn thất trình chủ sở hữu và Bộ Tài chính. Sau khi có ý kiến của Bộ Tài chính, chủ sở hữu quyết định việc xử lý tổn thất theo thẩm quyền. 8.3. Công ty có trách nhiệm xử lý kịp thời các khoản tổn thất tài sản, trường hợp để các khoản tổn thất tài sản không được xử lý thì Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm trước chủ sở hữu nh trêng hîp b¸o c¸o kh«ng trung thùc t×nh h×nh tµi chÝnh doanh nghiÖp. ĐIỀU 9 ĐÁNH GIÁ LẠI TÀI SẢN: Công ty thực hiện đánh giá lại tài sản trong các trường hợp sau: - Theo quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Thực hiện chuyển đổi sở hữu công ty. - Dùng tài sản để đầu tư ra ngoài công ty. Việc đánh giá lại tài sản phải theo đúng các quy định của Nhà nước. Các khoản chênh lệch tăng hoặc giảm giá trị do đánh giá lại tài sản thực hiện theo quy định của Nhà nước đối với từng trường hợp cụ thể.
- ĐIỀU 10: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ VỐN VÀ TÀI SẢN: 10.1. Nguyên tắc chung: Tất cả các cấp quản trị và nhân viên của Công ty phải đảm bảo vốn & tài sản được quản trị và sử dụng trên cơ sở bảo toàn, phát triển và mang lại hiệu quả. Đồng thời phải hoàn toàn chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tình trạng tổn thất tài sản. Tổn thất tài sản là sự mất mát, hư hỏng làm giảm giá trị hay ứ đọng vốn và tài sản của Công ty. 10.2. Các cấp quản trị là trưởng phòng ban, giám đốc Nông trường, Xí Nghiệp sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty không được tự ý thay đổi cơ cấu vốn và tài sản mà Công ty giao cho đơn vị mình để hoạt động sản xuất kinh doanh. 10.3. Các cấp quản trị trên không được phép nhượng bán, cho thuê, cầm cố thế chấp, thanh lý tài sản được giao. 10.4. Mọi vi phạm các nguyên tắc quản trị vốn và tài sản các cấp quản trị và cá nhân trực tiếp gây ra phải chịu trách nhiệm trước nhà nước, hội đồng quản trị và pháp luật: bị xử phạt hành chính, bồi thường vật chất, truy cứu trách nhiệm hình sự,… 10.5. Các cấp quản trị phải xây dựng kế hoạch, thực hiện, kiểm tra và cải tiến công tác quản trị vốn và tài sản được giao. B > QUẢN TRỊ DOANH THU, CHI PHÍ, GIÁ THÀNH, VÀ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH ĐIỀU 11: NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ: 11.1. Ban Giám đốc điều hành Công ty xây dựng kế hoạch, tổ chức và kiểm tra chặt chẽ các chỉ tiêu, doanh thu, chi phí và giá thành sản phẩm, dịch vụ với mục tiêu cuối cùng là hiệu quả doanh nghiệp. 11.2. Các cấp quản trị đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc phải tính đúng, tính đủ chi phí kinh doanh, bảo đảm các chi phí này được trang trải bằng doanh thu, đồng thời hoạt động sản xuất kinh doanh phải có hiệu quả. 11.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp của các khoản doanh thu, chi phí, và kết quả kinh doanh trong phạm vi ra quyết định của mình. ĐIỀU 12: QUẢN TRỊ DOANH THU: 12.1. Doanh thu Công ty gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh đã được khách hàng chấp nhận thanh toán và doanh thu từ các hoạt động khác như: Thu từ bán vật tư, hàng hoá, tài sản dôi thừa, công cụ, dụng cụ đã phân bổ hết giá trị, bị hư hỏng hoặc không cần sử dụng, các khoản phải trả nhưng không trả được vì nguyên nhân từ phía chủ nợ, thu chuyển nhượng, thanh lý tài sản, nợ khó đòi đã khoanh, nay thu hồi được, và các khoản thu bất thường khác.Các khoản doanh thu được xác định theo quy định tại chuẩn mực số 14 Doanh thu và thu nhập khác ban hành kèm theo quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính. 12.2. Toàn bộ doanh thu của đơn vị phát sinh trong kỳ phải được thể hiện trên các hoá đơn, chứng từ hợp lệ và phải được phản ánh đầy đủ vào các sổ sách kế toán theo chế độ nhà nước quy định.
- 12.3. Các cấp quản trị của Công ty hoàn toàn chịu trách nhiệm về các khoản doanh thu, thu nhập để ngoài sổ sách. Đơn vị hoặc cá nhân vi phạm hay có liên quan tuỳ theo mức độ vi phạm đều bị quy trách nhiệm, truy nộp, thu đền bù và xử phạt theo chế độ hiện hành, trường hợp nghiêm trọng phải truy cứu trách nhiệm hình sự. ĐIỀU 13: QUẢN TRỊ CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH. Chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bao gồm chi phí phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động sản xuất khác trong năm tài chính bao gồm : 13.1 Chi phí hoạt động kinh doanh : Chi phí nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, động lực,bán thành phẩm, dịch vụ - mua ngoài (tính theo mức tiêu hao thực tế và giá gốc thực tế). Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ, dụng cụ lao động, chi phí sửa chữa tài sản cố định, chi phí trích trước, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định, chi phí bằng tiền khác. Mức tiêu hao vật tư: + Chủ tịch Công ty phê duyệt hệ thống định mức tiêu hao vật tư đối với từng ngành hàng cụ thể và cần thiết. + Các cấp quản trị của Công ty phải lập kế hoạch tổ chức, kiểm tra và cải tiến các khâu: dự trữ, cung ứng, sử dụng và xác định vật tư, việc quyết toán, đối chiếu vật tư sử dụng với định mức tiêu hao phải được thực hiện định mức tuỳ theo quy trình sản xuất kinh doanh. Giá vật tư: + Các cấp quản trị của Công ty phải bảo đảm giá vật tư mua vào là giá thực tế của thị trường trên cơ sở hai yếu tố: Chất lượng và hợp lý. Các chi phí phân bổ công cụ, dụng cụ : Các chi phí phát sinh và ảnh hưởng đến nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh phải được tập hợp và phân bổ theo đúng tính chất và đặc điểm, không phân bổ tràn lan hoặc tráo lại tuỳ tiện gây ra tình hình lỗ giả hoặc lời giả. - Chi phí khấu hao tài sản cố định : Áp dụng mức khấu hao theo quy định hiện hành có tính đến yếu tố hoàn vốn và tái đầu tư. - Chi phí tiền lương, tiền công, tiền ăn ca, chi phí có tính chất lương phải trả cho người lao động theo hướng dẫn của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền: * Chủ sở hữu phê duyệt định mức quỹ lương, đơn giá tiền lương và quy đổi đơn giá tiền lương hàng năm trên tấn sản phẩm quy đổi . * Chi phí này phải được quản trị chặt chẽ và không ngừng cải tiến định mức để phù hợp với tình hình thực tế phát sinh, trở thành đòn bẩy kinh tế thực sự đối với người lao động. - Kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế cho người lao động mà công ty phải trích nộp theo quy định; - Chi phí giao dịch, môi giới, tiếp khách, tiếp thị, xúc tiến thương mại, quảng cáo, hội họp tính theo chi phí thực tế phát sinh. - Chi phí bằng tiền khác gồm: Các khoản thuế tài nguyên, thuế đất, thuế môn bài; tiền thuê đất, trợ cấp thôi việc, mất việc cho người lao động; đào tạo nâng cao năng lực quản lý, tay nghề cho người lao động; chi cho công tác y tế; chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ; thưởng sáng kiến cải tiến, thưởng tăng năng suất lao động, thưởng tiết kiệm vật tư và chi phí. Mức thưởng do Chủ tịch
- Công ty quyết định căn cứ vào hiệu quả công việc mang lại nhưng không cao hơn số tiết kiệm chi phí do công việc đó mang lại trong 01 năm; chi phí cho lao động nữ; chi cho công tác bảo vệ môi trường; chi cho công tác Đảng, đoàn thể tại Công ty (phần chi ngoài kinh phí của tổ chức Đảng, đoàn thể được chi từ nguồn quy định) và các khoản chi bằng tiền khác theo quy định của pháp luật. - Giá trị tài sản tổn thất thực tế, nợ phải thu không có khả năng thu hồi theo quy định tại điểm 5.2 điều 5 và điều 9 phÇn A Chương II quy chế này - Giá trị các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng trợ cấp mất việc làm, thôi việc trích lập theo quy định của Nhà nước; chênh lệch tỷ giá theo số dư khoản nợ vay dài hạn bằng ngoại tệ, chi phí trích trước bảo hành sản phẩm, các khoản dự phòng theo quy định của pháp luật; - Chi phí hoạt động tài chính, bao gồm: các khoản chi liên quan đến đầu tư ra ngoài Công ty, tiền lãi phải trả do huy động vốn, chênh lệch tỷ giá khi thanh toán, chi phí chiết khấu thanh toán, chi phí cho thuê tài sản, dự phòng giảm giá các khoản đầu tư dài hạn. 13.2 Chi phí khác, bao gồm: - Chi phí nhượng bán, thanh lý tài sản cố định gồm cả giá trị còn lại của tài sản cố định khi thanh lý, nhượng bán; - Chi phí cho việc thu hồi các khoản nợ khó đòi đã xoá sổ kế toán; - Chi phí để thu tiền phạt; - Chi phí về tiền phạt do vi phạm hợp đồng; - Các chi phí khác. 13.3 Không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh các khoản đã có nguồn khác đảm bảo hoặc không liên quan đến sản xuất kinh doanh sau đây: - Chi phí mua sắm, xây dựng, lắp đặt tài sản cố định hữu hình, vô hình; - Chi phí lãi vay vốn đầu tư được tính vào chi phí đầu tư và xây dựng, chênh lệch tỷ giá ngoại tệ của các khoản đầu tư xây dựng phát sinh trước thời điểm đưa công trình vào sử dụng; - Các khoản chi phí khác không liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; các khoản chi không có chứng từ hợp lệ; - Các khoản tiền phạt về vi phạm pháp luật không mang danh Công ty mà do cá nhân gây ra. ĐIỀU 14: QUẢN LÝ GIÁ THÀNH THÀNH PHẨM ,DỊCH VỤ TIÊU THỤ - Tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ bao gồm: giá thành sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ; chi phí quản lý công ty phát sinh trong kỳ; chi phí bán hàng, dịch vụ phát sinh trong kỳ. Nguyên tắc và phương pháp xác định giá thành sản phẩm, dịch vụ theo quy định sau: thành sản xuất sản phẩm, dịch vụ gồm: 14.1. Giá - Chi phí về nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu và động lực sử dụng trực tiếp cho sản xuất sản phẩm, dịch vụ. Các khoản phải trả người lao động trực tiếp sản xuất như: tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp có tính chất lương, chi ăn giữa ca, chi bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế và kinh phí công đoàn.
- - Chi phí sản xuất chung: Chi phí tiền lương và các chế độ của bộ phận quản lý trực tiếp phân xưởng, đội sản xuất.Chi phí chung phát sinh ở các phân xưởng, bộ phận kinh doanh như tiền lương, phụ cấp, ăn giữa ca, chi phí vật liệu, công cụ, dụng cụ, khấu hao tài sản cố định, chi phí dịch vụ mua ngoài và các chi phí bằng tiền khác. 14.2. Giá thành toàn bộ sản phẩm, dịch vụ đã tiêu thụ gồm: - Giá thành sản xuất của sản phẩm, dịch vụ quy định tại điểm 14.1 nêu trên. - Chi phí bán hàng : các chi phí phát sinh trong quá trình tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá dịch vụ như tiền lương, các khoản phụ cấp phải trả cho nhân viên bán hàng, hoa hồng đại lý, hoa hồng môi giới, tiếp thị, đóng gói, vận chuyển, bảo quản, chi phí vật liệu, bao bì, dụng cụ, đồ dùng, chi phí dịch vụ mua ngoài .... - Chi phí quản lý công ty: các chi phí quản lý kinh doanh, quản lý hành chính và các chi phí chung khác có liên quan đến hoạt động của công ty. Toàn bộ chi phí bán hàng và chi phí quản lý công ty được kết chuyển cho sản phẩm, dịch vụ tiêu thụ trong năm để xác định kết quả kinh doanh. Đối với sản phẩm có thời gian sản xuất trên một năm thì chi phí quản lý công ty phát sinh trong năm được phân bổ cho sản phẩm dở dang. ĐIỀU 15: LỢI NHUẬN THỰC HIỆN Lợi nhuận thực hiện trong năm của Công ty là tổng của lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi nhuận hoạt động khác.Lợi nhuận được hạch toán tổng hợp tại Công ty. 15.1. Lợi nhuận hoạt động kinh doanh gồm: - Chênh lệch giữa doanh thu từ việc bán sản phẩm hàng hoá, cung cấp dịch vụ với tổng giá thành toàn bộ sản phẩm, hàng hoá hoặc chi phí tiêu thụ trong kỳ. - Chênh lệch giữa doanh thu từ hoạt động tài chính với chi phí hoạt động tài chính phát sinh trong kỳ. Các khoản lợi nhuận thu được do việc đầu tư ra ngoài doanh nghiệp của công ty nếu đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp ở công ty này thì vẫn hạch toán vào lợi nhuận hoạt động tài chính. Việc tính thuế thu nhập doanh nghiệp với khoản thu nhập này thực hiện theo quy định của pháp luật thuế hiện hành. 15.2. Lợi nhuận hoạt động khác là chênh lệch giữa thu nhập từ hoạt động khác với chi phí hoạt động khác phát sinh trong kỳ. C >. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN VÀ CÁC QUỸ ĐIỀU 16. PHÂN PHỐI LỢI NHUẬN: Lợi nhuận thực hiện của công ty, sau khi nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của luật thuế thu nhập doanh nghiệp và bù đắp các khoản lỗ năm
- trước không được trừ vào lợi nhuận trước thuế, chủ sở hữu quyết định sử dụng theo hướng sau : 16.1. Trích 10% vào quỹ dự phòng tài chính; khi số dư quỹ này bằng 25% vốn điều lệ thì không phải trích nữa; 16.2. Sau khi trừ đi khoản 16.1 phần lợi nhuận còn lại được dùng để: + Trích tối đa 10% lập quỹ khen thưởng, 10% lập quỹ phúc lợi; nhưng mức trích tối đa cho 2 quỹ khen thưởng và phúc lợi không quá 3 tháng lương thực tế với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch và không quá 2 tháng lương thực tế đối với trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế thấp hơn kế hoạch. + Trích tối đa 5% lập quỹ thưởng Ban quản lý, điều hành công ty. Ban quản lý điều hành công ty gồm Chủ tịch công ty và trưởng các phong ban, giám đốc Nông trường, Xí Nghiệp. Mức trích một năm của quỹ này không vượt quá, 100 triệu đồng với điều kiện tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế trên vốn chủ sở hữu của công ty phải bằng hoặc lớn hơn tỷ suất lợi nhuận kế hoạch; trường hợp tỷ suất lợi nhuận thực hiện trước thuế thấp hơn kế hoạch thì phải giảm trừ tương ứng. + Trích tối thiểu 30% vào quỹ đầu tư phát triển. Phần còn lại chủ sở hữu quyết định để lại tiếp tục bổ sung quỹ đầu tư phát triển của công ty hoặc điều động đầu tư cho doanh nghiệp khác hoặc nộp Ngân sách. ĐIỀU 17 MỤC ĐÍCH SỬ DỤNG CÁC QUỸ 17.1. Quỹ đầu tư phát triển: - Dùng để bổ sung vốn điều lệ cho công ty. - Đầu tư hình thành tài sản của công ty. 17.2. Quỹ dự phòng tài chính được dùng để: - Bù đắp những tổn thất, thiệt hại về tài sản công nợ khó đòi, thiên tai, địch hoạ, rủi ro xảy ra trong quá trình kinh doanh; - Bù đắp lỗ của công ty theo quyết định của Chủ tịch công ty; 17.3. Quỹ khen thưởng được dùng để: - Thưởng cuối năm hoặc thường kỳ trên cơ sở năng suất lao động và thành tích công tác của mỗi cán bộ, công nhân viên, người lao động trong công ty; Mức thưởng do Chủ tịch Công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến Chủ tịch công đoàn công ty.
- - Thưởng đột xuất cho những cá nhân, tập thể trong công ty có sáng kiến cải tiến kỹ thuật, mang lại hiệu quả kinh doanh; Mức thưởng do Chủ tịch Công ty quyết định. - Thưởng cho những cá nhân và đơn vị ngoài công ty có mối quan hệ hợp đồng kinh tế đã hoàn thành tốt các điều kiện của hợp đồng, có đóng góp nhiều cho hoạt động sản xuất kinh doanh, công tác quản lý của công ty. Mức thưởng do Chủ tịch Công ty quyết định. 17.4. Quỹ phúc lợi dùng để: - Đầu tư xây dựng hoặc sửa chữa các công trình phúc lợi của công ty; - Chi cho các hoạt động phúc lợi công cộng của tập thể người lao động trong công ty, phúc lợi xã hội; - Góp một phần vốn để đầu tư xây dựng các công trình phúc lợi chung trong ngành, hoặc với các đơn vị khác theo hợp đồng; - Ngoài ra có thể sử dụng một phần quỹ phúc lợi để trợ cấp khó khăn đột xuất cho những người lao động kể cả những trường hợp về hưu, về mất sức, lâm vào hoàn cảnh khó khăn, không nơi nương tựa, hoặc làm công tác từ thiện xã hội. Việc sử dụng quỹ phúc lợi do ban giám đốc hoặc giám đốc công ty quyết định sau khi tham khảo ý kiến của Chủ tịch công đoàn công ty. 17.5. Quỹ thưởng Ban quản lý điều hành công ty được sử dụng để thưởng cho, Ban giám đốc công ty, Nông trường, Xí nghiệp mức thưởng do Chủ sở hữu quyết định gắn với kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trên cơ sở đề nghị Chủ tịch Công ty. -Việc sử dụng các quỹ trên phải thực hiện công khai theo quy chế công khai tài chính, quy chế dân chủ ở cơ sở và quy định của Nhà nước. - Công ty không được chi các quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi, quỹ thưởng quản lý điều hành khi chưa thanh toán đầy đủ các khoản nợ và các nghĩa vụ tài chính khác đến hạn phải trả. D. CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH - KẾ TOÁN – KIỂM TOÁN ĐIỀU 18: CÔNG TÁC KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH Căn cứ vào chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu do chủ sở hữu giao, Công ty xây dựng kế hoạch tài chính hàng năm và dài hạn phù hợp với kế hoạch phát triển kinh doanh của Công ty. Chậm nhất là ngày 31/03 của năm kế hoạch, Chủ tịch công ty báo cáo Chủ sở hữu kế hoạch tài chính của công ty để làm căn cứ giám sát và đánh giá kết quả quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của Chủ tịch công ty. ĐIỀU 19: CÔNG TÁC KẾ TOÁN, KIỂM TOÁN
- - Công ty thực hiện chế độ kế toán đơn vị sản xuất kinh doanh theo các quy định của Luật kế toán, chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành. Cuối kỳ kế toán (quý, năm) Công ty phải lập báo cáo tài chính theo chế độ quy định về tài chính trong quy chế này, các văn bản hướng dẫn khác về tài chính kế toán có liên quan và Điều lệ của Công ty. - Tất cả các cấp quản trị của Công ty có trách nhiệm bảo đảm cho công tác thống kê kế toán được thực hiện xuyên suốt và có hiệu quả. - Hàng năm Công ty phải lập báo cáo tài chính tổng hợp theo chuẩn mực kế toán và các văn bản hướng dẫn thực hiện chuẩn mực kế toán của Bộ Tài chính, theo thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010. Báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh toàn bộ vốn, tài sản, nợ, tình hình kinh doanh, kết quả tài chính, việc phân phối và sử dụng lợi nhuận của các đơn vị được tập hợp trong báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo tài chính tổng hợp được gửi cho chủ sở hữu, Bộ Tài chính đồng thời gửi cho các cơ quan chức năng theo quy định tại chế độ kế toán doanh nghiệp của Bộ Tài chính theo thông tư số 117/2010/TT-BTC ngày 05/8/2010. Chủ tịch Công ty chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của số liệu báo cáo tài chính, số liệu quyết toán và các thông tin tài chính khác. - Công ty phải thực hiện chế độ kiểm toán tài chính theo quy định của pháp luật; - Việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của Công ty thực hiện theo Quyết định số 224/2006/QĐ-TTg ngày 06/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế giám sát và đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước và văn bản hướng dẫn liên quan. - Mọi hành vi vi phạm pháp lệnh kế toán thống kê và chế độ báo cáo tài chính của Công ty tùy mức độ sẽ chịu xử phạt về kinh tế, hành chiùnh hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định của pháp luật. ĐIỀU 20: KIỂM SOÁT VIÊN 20.1. Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm một đến ba Kiểm soát viên với nhiệm kỳ không quá ba năm. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và chủ sở hữu công ty về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ nêu tại điểm 21.2, phần D, Chương II Thông tư này. 20.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm soát viên: - Kiểm soát viên kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Chủ tịch kiêm Giám đốc Công ty trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty; Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và các báo cáo khác trước khi trình Chủ sở hữu công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan; trình Chủ sở hữu công ty báo cáo thẩm định; Kiến nghị chủ sở hữu công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty; và các nhiệm vụ khác quy định tại Điều lệ Công ty hoặc theo yêu cầu, quyết định của chủ sở hữu Công ty; - Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty tại trụ sở chính hoặc chi nhánh, văn phòng đại diện của Công ty. Chủ tịch kiêm Giám đốc
- và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của kiểm soát viên. CHƯƠNG III: TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ TÀI CHÍNH. ĐIỀU 21: TRÁCH NHIỆM CỦA CHỦ TỊCH CÔNG TY BAN GIÁM ĐỐC ĐIỀU HÀNH CÔNG TY. 21.1 Trách nhiệm của chủ tịch Công ty : - Chủ tịch Công ty nhân danh chủ sở hữu tổ chức thực hiện các quyền nghĩa vụ về tài chính của Công ty. Chịu trách nhiệm trước pháp luật và Chủ sở hữu về thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao theo quy định của luật doanh nghiệp. 21.2. Trách nhiệm của kế toán trưởng Công ty 21.2.1 Quản trị tài chính Công ty : Tiến hành tổng hợp, phân tích và đánh giá tình hình tài chính của Công ty; xây dựng các chương trình hoạt động tài chính theo mục tiêu kế hoạch hoạt động hàng năm của Công ty; Đồng thời hoạch định chiến lược tài chính đảm bảo sự tồn tại và phát triển cho Công ty. 21.2.2. Thực hiện các biện pháp điều hành tài chính một cách chặt chẽ, duy trì khả năng dự phòng và thanh khoản cho Công ty . Đồng thời đảm bảo các loại tài sản của Công ty được kiểm soát và xử dụng hợp lý. 21.2.3. Thiết lập cơ cấu và chính sách tài chính an toàn. Đảm bảo cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và đầu tư của Công ty vận hành hiệu quả. 21.2.4. Được ủy quyền xem xét ký hợp đồng kinh tế về mặt tài chính, hoặc duyệt chi theo ủy quyền của giám đốc Công ty; giải quyết và xử lý các vấn đề tài chính thông thường của Công ty. 21.3. Trách nhiệm của các phó Giám đốc: - Tuỳ theo chức năng điều hành cụ thể, các phó Giám đốc đều phải có trách nhiệm quản trị tài chính, bảo đảm việc sử dụng, bảo toàn, phát triển việc sử dụng, vốn và tài sản của Công ty đồng thời tạo điều kiện hỗ trợ công tác thông kê, kế toán và kiểm toán của các bộ phận chuyên ngành. - Thực hiện ký kết hợp đồng hoặc duyệt chi theo ủy quyền của Chủ tịch Công ty - Duyệt chi mức dưới 2.000.000 đồng đối với các khoản chi trong kế hoạch đã được Chủ tịch Công ty phê duyệt và trong lĩnh vực phụ trách. ĐIỀU 22: TRÁCH NHIỆM CỦA BỘ PHẬN CHUYÊN TRÁCH NGHIỆP VỤ 22.1. Trách nhiệm của phó Kế toán trưởng Công ty. - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy chế bộ phận. - Hoạch định và đưa ra những quyết định tài chính ngắn hạn. - Hoạch định, tổ chức, kiểm tra, duy trì và đổi mới theo hướng hiệu quả các nghiệp vụ quản trị Kế toán, Tài chính. - Tổ chức công tác thống kê - kế toán của Công ty. Kieå m tra vieäc ua û n q trò taøi chính cuûa caùc ñôn vò saûn xuaát kinh doan h tröïc thuoäc.
- 22.2. Traùch hieä m n cuûa toå Kieå m toaùn noäi boä N e á u ( coù) : - Tr ö c t huoäc Ban G aù m Ñoác ñi eàu haønh Coâng ty vaø ï i t höï c hi eän vi eäc ki eå m t oaùn noäi boä t heo quy cheá ki eå m t oaùn. - Chịu trách nhiệm về số liệu và ký xác nhận kết luận kiểm toán của các báo cáo kiểm toán nội bộ.. Điều 23. TRÁCH NHIỆM CỦA GIÁM ĐỐC NÔNG TRƯỜNG, XÍ NGHIỆP ĐƠN VỊ KINH DOANH TRỰC THUỘC 23.1 Chịu trách nhiệm trực tiếp về việc sử dụng vốn và tài sản được Công ty giao phục vụ kinh doanh theo phương án sử dụng, bảo toàn và phát triển vốn được Giám đốc Công ty thông qua, bảo đảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị và thực hiện đầy đủ các khoản nghĩa vụ nộp Ngân sách theo quy định. 23.2 Quản trị thực hiện và kiểm tra việc chi phí trên cơ sở tuân thủ các dự toán, định mức được duyệt. Đồng thời có kế hoạch cũng như tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh mang lại doanh thu và hiệu quả cao nhất cho đơn vị. 23.3 Thực hiện chế độ báo cáo tài chính đúng quy định và chịu trách nhiệm cuối cùng về số liệu báo cáo. 23.4 Chịu trách nhiệm lập quy chế tài chính đơn vị trên cơ sở quy chế tài chính Công ty . Điều 24: TRÁCH NHIỆM PHÁT HIỆN VI PHẠM Tất cả các cấp quản trị Công ty có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát việc quản trị tài chính theo phần hành của mình đồng thời phải báo cáo ngay cho cấp trên khi phát hiện có các vi phạm quy chế quản trị tài chinh của Công ty. Mọi thiệt hại do chậm trễ báo cáo sẽ bị quy trách nhiệm liên đới. CHƯƠNG VI: ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 25: - Bản quy chế này có hiệu lực thi hành từ ngày được ban hành. Các quy định trước đây trái với các điều khoản của Quy chế này đều bãi bỏ. - Các cấp quản trị là Trưởng phòng ban, giám đốc Nông trường, Xí nghiệp các Đơn vị sản xuất kinh doanh trực thuộc Công ty, có trách nhiệm phổ biến Quy chế Tài chính này. - Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, các đơn vị phụ thuộc và các bộ phận chuyên trách chuyên môn cần phản ánh kịp thời về Công ty để nghiên cứu bổ sung hoặc sửa đổi cho phù hợp. GIÁM ĐỐC CÔNG TY
- PHẦN II MÔT SỐ QUY ĐINH KHAC ̣ ́ A. QUY ĐỊNH VỀ ĐỊNH MỨC CHI TIÊU. I. Quy định chung - Tất cả các khoản chi tiêu đều phải có hóa đơn, chứng từ hợp lý, hợp lệ theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước. - Trên hoá đơn phải ghi đầy đủ các yếu tố theo đúng quy định như : tên, địa chỉ, mã số thuế, chữ ký, dấu (nếu có) của cả người bán và người mua. - Việc thực hiện thu chi, tạm ứng thanh quyết toán thực hiện theo đúng quy định và hướng dẫn của Công ty (Phần B Quy định về chi tiết thủ tục thanh toán) - Các khoản tạm ứng chi phí thường xuyên, phải thực hiện hoàn ứng trong vòng 01 tháng kể từ ngày nhận ứng, trừ trường hợp đặc biệt được chủ tịch Công ty phê duyệt thì chỉ được phép kéo dài tối đa 02 tháng trường hợp khác do chủ tịch Công ty xem xét. Các khoản tạm ứng chi phí theo vụ việc, phải thực hiện hoàn ứng trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận ứng và trước khi nhận các khoản tạm ứng mới. Quá thời hạn quy định, Công ty sẽ xem xét và xử lý trừ trực tiếp vào thu nhập của người nhận tạm ứng. II. Định mức một số khoản chi phí.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn