BỘ CÔNG THƯƠNG<br />
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU<br />
DỰ ÁN HỖ TRỢ CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI<br />
VÀ ĐẦU TƯ CỦA CHÂU ÂU<br />
<br />
QUY CHẾ ƯU ĐÃI<br />
<br />
THUẾ QUAN PHỔ CẬP (GSP)<br />
CỦA LIÊN MINH CHÂU ÂU<br />
GIAI ĐOẠN 2014-2023<br />
<br />
GIỚI THIỆU VỀ EU-MUTRAP<br />
<br />
<br />
Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của<br />
châu Âu (EU-MUTRAP) tiếp nối 15 năm hợp tác thành<br />
công giữa Liên minh châu Âu và Bộ Công Thương Việt Nam<br />
trong lĩnh vực hỗ trợ kỹ thuật liên quan đến thương mại.<br />
EU-MUTRAP sẽ hỗ trợ đầu tư và thương mại quốc tế bền<br />
vững của Việt Nam trong giai đoạn 2012 đến 2017 với<br />
tổng ngân sách 16,5 triệu Euro (trong đó Liên minh châu<br />
Âu tài trợ 15 triệu Euro, Chính phủ Việt Nam đóng góp<br />
1,5 triệu Euro).<br />
<br />
Mục tiêu tổng thể của Dự án là hỗ trợ Việt Nam hội<br />
nhập sâu hơn vào hệ thống thương mại toàn cầu, ASEAN và<br />
hợp tác tiểu vùng, tăng cường quan hệ thương mại và đầu<br />
tư giữa Việt Nam và Liên minh châu Âu, tối đa hóa lợi ích của<br />
quá trình phát triển kinh tế, bao gồm tăng trưởng kinh tế<br />
toàn diện và xóa đói giảm nghèo.<br />
<br />
Mục tiêu cụ thể của Dự án là hỗ trợ Bộ Công Thương<br />
tiến hành thuận lợi hóa thương mại quốc tế và đầu tư thông<br />
qua việc tăng cường năng lực hoạch định chính sách, tham<br />
vấn chính sách, đàm phán và thực thi các cam kết liên quan,<br />
đặc biệt là trong quan hệ với Liên minh châu Âu.<br />
<br />
Bản quyền tiếng Việt của Dự án Hỗ trợ Chính sách Thương mại và Đầu tư của<br />
châu Âu (EU-MUTRAP) và Vụ Thị trường Châu Âu, Bộ Công Thương.<br />
Cuốn sách này do Liên minh châu Âu (EU) tài trợ dịch và in bản tiếng Việt.<br />
<br />
LỜI MỞ ĐẦU<br />
<br />
Liên minh châu Âu là một trong những đối tác thương mại quan trọng<br />
hàng đầu của Việt Nam, một trong các thị trường hấp dẫn nhưng đầy tính<br />
cạnh tranh.<br />
<br />
Nhằm giúp doanh nhân Việt Nam hiểu thêm những ưu đãi trong chính<br />
sách thương mại EU, Vụ châu Âu - Bộ Công Thương biên soạn cuốn sách Quy<br />
chế ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) mới của Liên minh châu Âu (EU) áp dụng<br />
từ 1/1/2014. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý, giai đoạn từ năm 2014<br />
đến năm 2016 sẽ là giai đoạn quá độ quan trọng để các doanh nghiệp có thể<br />
tận dụng một hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và EU trong tương<br />
lai.<br />
<br />
Ngoài giới thiệu khái quát về GSP, những ưu đãi chung, ưu đãi phát<br />
triển và khuyến khích đặc biệt, tài liệu còn nêu danh sách các nước đang<br />
phát triển được hưởng GSP, mã danh mục hàng hóa xuất khẩu và thuế suất<br />
ưu đãi phổ cập.<br />
<br />
Hy vọng cuốn sách này sẽ là một trong các tài liệu tham khảo có giá<br />
trị khi xuất khẩu vào EU.<br />
<br />
Vụ Thị trường châu Âu, Bộ Công Thương xin trân trọng cảm ơn Dự án<br />
EU-MUTRAP đã hỗ trợ dịch và xuất bản cuốn sách này.<br />
<br />
VỤ TRƯỞNG<br />
VỤ THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU<br />
<br />
Đặng Hoàng Hải<br />
<br />
Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)<br />
của Liên minh châu Âu giai đoạn 2014-2023<br />
<br />
QUY ĐỊNH (EU) SỐ 978/2012 CỦA NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU VÀ<br />
HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU<br />
Giới thiệu về EU-MUTRAP<br />
<br />
3<br />
<br />
ngày 25 tháng 10 năm 2012<br />
<br />
Lời mở đầu<br />
<br />
5<br />
<br />
áp dụng quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập và bãi bỏ Quy định Hội đồng<br />
(EC) số 732/2008<br />
<br />
Quy định<br />
<br />
7<br />
<br />
NGHỊ VIỆN CHÂU ÂU VÀ HỘI ĐỒNG LIÊN MINH CHÂU ÂU,<br />
<br />
Chương I: Các điều khoản chung<br />
<br />
15<br />
<br />
Chương II: Thỏa thuận chung<br />
<br />
19<br />
<br />
Căn cứ vào Hiệp ước về chức năng của Liên minh châu Âu và đặc biệt là Điều<br />
207 của Hiệp ước.<br />
<br />
Chương III: Thỏa thuận ưu đãi đặc biệt cho sự phát triển<br />
bền vững và quản trị tốt<br />
<br />
25<br />
<br />
Căn cứ vào đề xuất của Ủy ban châu Âu,<br />
<br />
Chương IV: Thỏa thuận đặc biệt dành cho các nước kém<br />
phát triển nhất<br />
<br />
33<br />
<br />
Sau khi thông báo dự thảo văn bản pháp quy này cho Quốc hội các nước<br />
thành viên,<br />
<br />
Chương V: Điều khoản tạm thời thu hồi chung cho tất cả các<br />
thỏa thuận<br />
<br />
37<br />
<br />
Chương VI: Các điều khoản phòng vệ và theo dõi<br />
<br />
43<br />
<br />
CHƯƠNG VII: Điều khoản chung<br />
<br />
49<br />
<br />
CHƯƠNG VIII: Các điều khoản cuối cùng<br />
<br />
55<br />
<br />
Phụ lục<br />
<br />
59<br />
<br />
Quy định<br />
<br />
Quy định<br />
<br />
QUY ĐỊNH<br />
<br />
Quy chế Ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP)<br />
của Liên minh châu Âu giai đoạn 2014-2023<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Hỏi và đáp<br />
<br />
Thực hiện theo đúng thủ tục pháp lý thông thường (1),<br />
<br />
123<br />
<br />
Trong đó:<br />
(1) Từ năm 1971, Cộng đồng châu Âu đã cấp ưu đãi thương mại cho<br />
các nước đang phát triển theo quy chế ưu đãi thuế quan phổ cập.<br />
(2) Chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu được điều<br />
chỉnh bởi các quy tắc và các mục tiêu được quy định trong các điều khoản<br />
chung về nguyên tắc đối ngoại của Liên minh, quy định tại Điều 21 của<br />
Hiệp ước về Liên minh châu Âu (TEU).<br />
(3) Liên minh châu Âu đặt mục tiêu xác định và theo đuổi các chính<br />
sách và các hoạt động chung nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội<br />
và môi trường bền vững của các nước đang phát triển, với mục tiêu trước<br />
tiên là xóa đói giảm nghèo.<br />
(4) Chính sách thương mại chung của Liên minh châu Âu là để phù<br />
hợp với và để củng cố các mục tiêu của chính sách Liên minh châu<br />
<br />
6<br />
<br />
(1) Vị trí, vai trò của Nghị viện châu Âu ngày 13 tháng 6 năm 2012 (chưa được đăng trên<br />
Công Báo) và Quyết định của Hội đồng ngày 4 tháng 10 năm 2012.<br />
<br />
7<br />
<br />