intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy định quản lý phòng thí nghiệm

Chia sẻ: Nguyen Tu Tu | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:5

256
lượt xem
28
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quy định quản lý phòng thí nghiệm của khoa Kỹ thuật - Công nghệ - Môi trường thuộc Trường Đại học An Giang. Tài liệu hướng đến trình bày các vấn đề cơ bản như: Giới thiệu về phòng thí nghiệm; nhiệm vụ và mục tiêu của phòng thí nghiệm; nhân sự phòng thí nghiệm;...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy định quản lý phòng thí nghiệm

  1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG CỘNG HÒA XàHỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM KHOA KỸ THUẬT ­ CÔNG NGHỆ  Độc lập ­ Tự do ­ Hạnh phúc ­ MÔI TRƯỜNG ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­ ­­­­­­­­­­­­­­ Long Xuyên, ngày 15 tháng 01 năm 2008        Qui định quản lý phòng thí nghiệm 1.  Giới thiệu về phòng thí nghiệm.  Phòng thí nghiệm Bộ môn Môi Trường và Phát triển bền vững, Khoa Kỹ thuật – Công   nghệ ­ Môi trường, trường Đại học An Giang là đơn vị sự nghiệp giáo dục phục vụ công tác   nghiên cứu và giảng dạy trong hệ  thống giáo dục nhà nước và các hoạt động dịch vụ  khác  theo yêu cầu của các tổ chức, cá nhân.  Phòng thí nghiệm được xây dựng qui mô và hiện đại, có đội ngũ, giảng viên, chuyên  viên, kỹ  thuật viên được đào tạo trong và ngoài nước, bài bản và làm việc chuyên nghiệp;   trang thiết bị thí nghiệm hiện đại; với số lượng lớn thiết bị mua sắm mới hàng năm. Phòng thí nghiệm đã và đang đóng góp tích cực vào công tác giảng dạy, nghiên cứu phục  vụ  cộng đồng, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như  các hoạt động   nghiên cứu khoa học của tổ chức, cá nhân. Với những nỗ  lực của đội ngũ cán bộ  chuyên nghiệp và tầm nhìn phát triển các hoạt   động của mình để thích nghi với tác động và những thách thức do quá trình hội nhập kinh tế  quốc tế, khoa Kỹ thuật ­ Công nghệ ­ Môi trường  nói riêng và trường Đại học An Giang nói   chung đã trở  thành một trong những đơn vị  cung cấp dịch vụ  hàng đầu trong tỉnh An Giang   trong lĩnh vực đào tạo và nghiên cứu. 2.  Nhiệm vụ và mục tiêu của phòng thí nghiệm.  Mục tiêu của phòng thí nghiệm: Phục vụ tốt nhất cho công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong khoa. Trung tâm phân tích có uy tín. Phòng thí nghiệm Bộ môn Môi trường và Phát triển bền vững  là đơn vị sự nghiệp giáo  dục phục vụ công tác nghiên cứu và giảng dạy trong hệ thống giáo dục nhà nước và các hoạt   động dịch vụ  khác theo yêu cầu của các tổ  chức, cá nhân. Nhiệm vụ  chính của phòng thí  nghiệm: Thử nghiệm chất lượng các sản phẩm về đất, nước, thủy sản, thực phẩm… theo yêu   cầu; Giảng dạy cho sinh viên các môn học thực hành; Hướng dẫn cho sinh viên làm đề tài, tiểu luận; Phục vụ cho giảng viên làm nghiên cứu, đề tài trong nước và ngoài nước; Tư vấn áp dụng các hệ thống quản lý, cải tiến chất lượng môi trường.; Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ  thuật tiêu chuẩn về  đo lường và chất   lượng môi trường. 3.  Nhân sự phòng thí nghiệm:  Số: QT04  lần soát xét:00 ngày: 05/11/2008   Trang 1/5
  2. Bên cạnh đội ngũ giảng viên, chuyên viên kỹ  thuật và chuyên gia có nhiều kỹ  năng và   kinh nghiệm trong các lĩnh vực chuyên ngành, Phòng thí nghiệm có mạng lưới cộng tác viên là   các chuyên gia, giáo sư  có trình độ  chuyên môn sâu từ  các ngành công nghiệp, Viện nghiên   cứu, Trường đại học... 4.  Các qui định khi làm việc tại phòng thí nghiệm:  Qui định về giờ làm việc: Phòng thí nghiệm sẽ mở cửa phục vụ hoạt động học tập và nghiên cứu từ  thứ  hai đến   thứ bảy với lịch làm việc như sau: Sáng: 7h00 – 11h00; Chiều: 1h00 – 5h00. Nội qui chung khi làm việc tại phòng thí nghiệm: NỘI QUY PHÒNG THÍ NGHIỆM Sự an toàn phòng thí nghiệm là vấn đề được đặt lên hàng đầu. Vì vậy, tất cả sinh viên   thực hành tại phòng thí nghiệm và cán bộ  giảng dạy, cán bộ  làm công tác nghiên cứu tại   phòng thí nghiệm phải thực hiện theo đúng nội quy sau:       1.Đọc kỹ tài liệu thực tập, nắm vững nguyên tắc, vật liệu, phương pháp thực hành bài  tập trước khi bước vào phòng thí nghiệm và thực hiện đúng theo nội quy của phòng thí   nghiệm trong quá trình thực tập, nghiên cứu.       2.Mặc áo blouse trong suốt thời gian thực tập và nghiên cứu tại phòng thí nghiệm. Chỉ  mang những tài liệu tối thiểu cần thiết cho thực tập vào chỗ  làm, tất cả  các vật dụng   khác phải để ở vị trí cách ly riêng.       3.Không ăn uống, hút thuốc, trang điểm, nghe nhạc, đùa giởn trong phòng thí nghịêm.       4.Phải vệ sinh thật sạch vị trí thực tập, thiết bị, dụng cụ thí nghiệm trước và sau khi   thực tập, nghiên cứu.       5.Đổ hoá chất ra ngoài phải lau sạch ngay, chai hoá chất phải có tên hoá chất. Tuyệt   đối không dùng dụng cụ lấy cùng lúc nhiều loại hoá chất.       6.Cấm tuyệt đối không dùng miệng để  hút hoá chất, không dùng mũi ngửi hoá chất.   Pha các dung môi và các chất độc hại trong tủ hút khí độc có mang khẩu trang và găng tay   chống khí độc.        7.Tuân thủ  nghiêm túc các hướng dẫn của cán bộ  phụ  trách phòng thí nghiệm trong   việc sử  dụng hoá chất, dụng cụ  và thiết bị.... Nếu có trường hợp xảy ra tai nạn, sự  cố  phải báo ngay cho cán bộ phụ trách để có biện pháp xử lý kịp thời.  8. Khi ra khỏi phòng phải tắt đèn, quạt. Nếu vi phạm những quy định trên, tuỳ theo mức độ vi phạm mà sinh viên, cán bộ sẽ bị  hình thức kỷ luật theo mức độ vi phạm.                                                                   Các thủ tục khi liên hệ với phòng thí nghiệm: Số: QT04  lần soát xét:00 ngày: 05/11/2008   Trang 2/5
  3. Giáo viên liên hệ sử dụng phòng thí nghiệm để dạy thực hành cho sinh viên: ­ Đăng kí giờ dạy và nội dung giảng dạy với nhân viên phòng thí nghiệm; ­ Nộp bảng dự trù thiết bị và hoá chất cần dùng (đã được duyệt của BGH); ­ Không được tự  ý sử  dụng thiết bị  nằm ngoài dự  trù thiết bị, cũng như  thiết bị  chưa   được sự hướng dẫn sử dụng hoặc chưa được sự đồng ý của nhân viên phòng thí nghiệm. Giáo viên ­ Sinh viên sử dụng phòng thí nghiệm để thực hành: ­ Thực hành đúng theo thời gian đã đăng kí; ­ Thực hiện đúng nội qui của phòng thí nghiệm. Giáo viên ­ Sinh viên sử  dụng phòng thí nghiệm làm luận văn, tiểu luận, nghiên cứu   khoa học: Ngoài việc thực hiện đúng nội qui phòng thí nghiệm, khi làm thí nghiệm phải: ­ Sinh viên phải làm theo sự hướng dẫn của giáo viên hướng dẫn; ­ Liên hệ với cán bộ phòng thí nghiệm để mượn dụng cụ và thiết bị cần thiết; ­ Tuyệt đối không được sử dụng thiết bị máy móc khi chưa tìm hiểu cách vận hành. ­ Làm thí nghiệm phải có ít nhất hai thành viên (tuyệt đối không làm thí nghiệm một   mình). Nếu vi phạm, sẽ không được phép làm việc tiếp tục tại phòng thí nghiệm. Các qui định khi sử dụng hoá chất: Ngoài qui định chung, khi sử dụng hoá chất, tuyệt đối tuân thủ theo các thủ tục sau: ­ Chỉ được phép sử dụng các hoá chất đã được dán nhãn, hoặc theo kí hiệu riêng; ­ Khi làm việc với hoá chất phải mang dụng cụ bảo hộ lao động, tuyệt đối không được   đùa giởn nhất là khi làm việc với các hoá chất độc hại (như axít, …); ­ Phải biết được các kí hiệu trên chai chứa hoá chất do nhà sản xuất qui định; như là: Chất độc môi  Chất độc sức khỏe  Chất dễ cháy  Chất ăn mòn  trường  Số: QT04  lần soát xét:00 ngày: 05/11/2008   Trang 3/5
  4. Nơi nguy hiểm về  Không phải vòi  Nơi giữ hóa  Nơi có bình chữa  điện  nước uống  chất độc  cháy  Lối thoát hiểm  Nơi có tác nhân nguy  Nơi có chất  Nơi cấm lửa  phóng xạ  hiểm sinh học  ­ Khi sử dụng xong phải đặt hoá chất đúng nơi qui định. Các qui định khi sử dụng thiết bị, máy móc trong phòng thí nghiệm: ­ Khi có nhu cầu sử dụng thiết bị, máy móc phải liên hệ với cán bộ phòng thí nghiệm; ­ Ghi vào sổ nhật ký mỗi khi sử dụng thiết bị, máy móc;  ­ Làm vệ sinh máy và khu vực xung quanh của thiết bị (hoặc máy). Các qui định khi mượn thiết bị, máy móc để khảo sát hiện trường: ­ Giáo viên phải làm đơn (theo mẫu của phòng thí nghiệm) xác định rõ các nội dung sau:  tên thiết bị, mục đích sử dụng, tên hiện trường được khảo sát, ngày mượn, ngày trả… ­ Ghi vào nhật ký sử dụng thiết bị (máy móc); ­ Ký nhận mỗi khi trả thiết bị (máy móc). 5.  Kế hoạch bảo trì & bảo dưỡng thiết bị trong phòng thí nghiệm.  Trong giai đoạn chưa có phòng thí nghiệm chính thức: Trong giai đoạn này tất cả  các thiết bị  đều nằm trong tình trạng không hoạt động; kế  hoạch bảo trì như sau: Lập danh sách các thiết bị;  Cất giữ  các thiết bị trong thùng giấy hoặc bao bọc bởi bao nylon đặt trong tủ  và nơi   thoáng mát tránh ẩm thấp; Kiểm tra mối, gián và làm vệ sinh bên ngoài định kì 2 tuần một lần. Trong giai đoạn phòng thí nghiệm đi vào hoạt động chính thức.  Số: QT04  lần soát xét:00 ngày: 05/11/2008   Trang 4/5
  5. Trong giai đoạn này các thiết bị đã đi vào hoạt động; kế hoạch chung để bảo trì thiết bị  của phòng thí nghiệm như sau: Làm vệ sinh hàng ngày bên ngoài thiết bị;  Theo dõi chế  độ  hoạt động của thiết bị  dựa vào sổ  nhật kí đi theo thiết bị  để  có   phương án bảo dưỡng thích hợp.  Tuy nhiên, sẽ có những chỉ dẫn để bảo trì riêng cho từng loại thiết bị; ví dụ: Đối với máy đo pH: làm vệ sinh bên ngoài thiết bị hàng ngày và sau mỗi lần sử dụng;   thường xuyên theo dõi và châm dung dịch KCl bão hoà để  bảo vệ  điện cực. Cứ  ½   tháng thay dung dịch bảo vệ điện cực và hiệu chỉnh máy một lần. Đối với máy sắc kí lỏng: bắt buộc phải sử dụng thiết bị phụ kèm theo là bộ tích điện   để  bảo vệ  máy, tránh tình trạng nguồn điện lên xuống bất thường. Làm vệ  sinh bên  ngoài thiết bị hàng ngày, ghi chép cẩn thận vào sổ nhật kí sử dụng máy sau mỗi lần sử  dụng. Kiểm tra tính ổn định của máy định kì 1 tháng 1 lần. BAN CHỦ NHIỆM KHOA BỘ MÔN Số: QT04  lần soát xét:00 ngày: 05/11/2008   Trang 5/5
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2