Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần D (2017): 1-12<br />
<br />
DOI:10.22144/jvn.2017.624<br />
<br />
QUY ĐỊNH VỀ HẠN CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ<br />
TRONG BỘ LUẬT DÂN SỰ NĂM 2015<br />
Thân Thị Ngọc Bích<br />
Khoa Luật, Trường Đại học Cần Thơ<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận: 03/11/2016<br />
Ngày chấp nhận: 28/02/2017<br />
<br />
Title:<br />
Restrictions on civil act<br />
capacity in the 2015 Civil<br />
code<br />
Từ khóa:<br />
Hạn chế năng lực hành vi,<br />
phá tán tài sản, nghiện ma<br />
túy, nghiện ngập<br />
Keywords:<br />
Addiction, damage<br />
properties, drug addiction,<br />
restrictions on civil act<br />
capacity<br />
<br />
ABSTRACT<br />
The 2015 Civil code succeeds the 1995 Civil code and the 2005 Civil code.<br />
Among its articles, this new Code provides restrictions on civil act<br />
capacity. However, the contents of this article remain unchanged in<br />
comparison with those of the two previous laws, leading to some<br />
shortcomings. This note is aimed to provide some analyses in forensic<br />
drug test for drug addicted individuals and suggest how to define whether<br />
such person has squandered his/her family properties. Followed by some<br />
examines focusing on the ability to act other civil rights, such as asking for<br />
divorce, of the person who are being restricted on civil act capacity, and<br />
therefore, a system to protect such person is needed. Finally, definitions of<br />
some legal terms and some solutions to reform the relevant provisions<br />
were provided.<br />
TÓM TẮT<br />
Bộ luật dân sự năm 2015 kế thừa Bộ luật dân sự năm 2005 và Bộ luật dân<br />
sự năm 1995, tiếp tục quy định về trường hợp “hạn chế năng lực hành vi<br />
dân sự”. Tuy nhiên, nội dung quy định lại hầu như không thay đổi dù còn<br />
nhiều vấn đề bất cập. Trong bài viết này, tác giả phân tích, làm rõ các vấn<br />
đề nổi bật, gồm có: Vấn đề chưa quy định về giám định việc nghiện ma<br />
túy, chất kích thích khác; Vấn đề quy định tác nhân gây nghiện chưa sát<br />
thực tiễn; Vấn đề tài sản bị phá tán; Vấn đề về khả năng thực hiện quyền,<br />
nghĩa vụ dân sự của người hạn chế năng lực hành vi dân sự; Vấn đề thiếu<br />
cơ chế bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người hạn chế năng lực hành vi<br />
dân sự. Song song việc trình bày bất cập, tác giả giải thích một số thuật<br />
ngữ khác mà luật chưa làm rõ và đề xuất giải pháp hoàn thiện.<br />
<br />
Trích dẫn: Thân Thị Ngọc Bích, 2017. Quy định về hạn chế năng lực hành vi dân sự trong Bộ luật Dân sự<br />
năm 2015. Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ. 48d: 1-12.<br />
thực tiễn. Tác giả tiến hành phân tích, làm rõ các<br />
vấn đề này thông qua việc nghiên cứu về: Điều<br />
kiện xác định người hạn chế năng lực hành vi dân<br />
sự; Hậu quả pháp lý về khả năng thực hiện quyền,<br />
nghĩa vụ dân sự của người hạn chế năng lực hành<br />
vi dân sự.<br />
<br />
1 ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Trường hợp hạn chế năng lực hành vi dân sự<br />
được đề cập qua nhiều văn bản ở các thời kỳ khác<br />
nhau, từ Bộ luật dân sự (BLDS) năm 1995, BLDS<br />
năm 2005 và mới nhất có BLDS năm 2015. Tuy<br />
nhiên, hầu như các văn bản không thay đổi nhiều<br />
khi quy định về trường hợp hạn chế năng lực hành<br />
vi dân sự. Do vậy, trường hợp này vẫn còn nhiều<br />
bất cập, nhiều nội dung chưa được làm rõ, chưa sát<br />
<br />
2 ĐIỀU KIỆN XÁC ĐỊNH NGƯỜI HẠN<br />
CHẾ NĂNG LỰC HÀNH VI DÂN SỰ - BẤT<br />
CẬP VÀ HƯỚNG HOÀN THIỆN<br />
<br />
1<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần D (2017): 1-12<br />
<br />
2.1 Điều kiện xác định người hạn chế năng<br />
lực hành vi dân sự<br />
<br />
chú trọng khuyến khích, động viên cai nghiện hơn<br />
là giới hạn giao dịch tài sản.<br />
<br />
Trước hết, cần làm rõ thuật ngữ “năng lực hành<br />
vi dân sự đầy đủ” bởi vì các BLDS từ trước đến<br />
nay chưa đưa ra khái niệm của thuật ngữ này. Theo<br />
Từ điển tiếng Việt, “đầy đủ” nghĩa là “có đủ tất cả,<br />
không thiếu thứ gì so với yêu cầu” (Hoàng Phê,<br />
1998). Kết hợp với Điều 19 BLDS năm 2015 có<br />
thể định nghĩa: “Năng lực hành vi dân sự đầy đủ là<br />
trường hợp cá nhân có khả năng bằng hành vi của<br />
mình xác lập, thực hiện tất cả các quyền, nghĩa vụ<br />
dân sự”. Một người từ đủ 18 tuổi trở lên là người<br />
có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp<br />
bị mất năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức, làm<br />
chủ hành vi.<br />
<br />
Ví dụ: Trường hợp nhà ông Nguyễn Văn Nam,<br />
quận Đống Đa, Hà Nội, con trai ông Nam nghiện<br />
ma túy và đang áp dụng hình thức cai nghiện ma<br />
túy tại gia đình được khoảng 1 tháng. Tuy nhiên,<br />
ông Nam theo dõi thấy cháu vẫn có hành vi lén lút<br />
bán tài sản của cá nhân và gia đình. Để tránh việc<br />
con ông phá tán tài sản, ông có thể làm đơn yêu<br />
cầu Tòa án tuyên bố con ông bị hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự (Nguyễn Văn Hải, 2011).<br />
Hơn nữa, những người chưa đủ 18 tuổi về mặt<br />
pháp lý chỉ có thể thực hiện những giao dịch dân<br />
sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp<br />
với lứa tuổi (người chưa đủ 6 tuổi thì xác lập, thực<br />
hiện giao dịch dân sự thông qua người đại diện),<br />
trừ một số trường hợp ngoại lệ khác (Điều 21<br />
BLDS năm 2015, Điều 18, Điều 20, Điều 21 BLDS<br />
năm 2005). Đối với các giao dịch dân sự vượt<br />
ngoài phạm vi sinh hoạt hàng ngày và mang tính<br />
chất phá tán tài sản, người đại diện theo pháp luật<br />
của người chưa thành niên có quyền yêu cầu Tòa<br />
án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu nếu giao dịch<br />
đã thực hiện nhưng chưa có sự đồng ý của người<br />
đại diện (Điều 125 BLDS năm 2015). Đồng thời,<br />
pháp luật cũng có quy định bảo vệ người chưa<br />
thành niên bằng việc bắt buộc phải có đại diện theo<br />
pháp luật (Điều 21, Điều 47, Điều 136 BLDS năm<br />
2015 và các quy định khác trong Luật hôn nhân &<br />
gia đình năm 2014) nên có thể không cần áp dụng<br />
quy định ở Điều 24 BLDS năm 2015 về người hạn<br />
chế năng lực hành vi dân sự cho những người chưa<br />
thành niên lâm vào tình trạng nghiện ngập (Hoàng<br />
Thế Liên, 2008).<br />
<br />
Cũng theo Từ điển tiếng Việt, “hạn chế” là giữ<br />
lại, ngăn lại trong một giới hạn nhất định, không để<br />
vượt qua, như hạn chế chi tiêu (Hoàng Phê, 1998).<br />
Thông qua nghĩa của từ “hạn chế”, suy ra “hạn chế<br />
hành vi” mang ý nghĩa tiêu cực, nhằm giới hạn chủ<br />
thể không thực hiện hành vi mà đáng lẽ ra mình<br />
được phép thực hiện vì một lý do nào đó. Vì vậy,<br />
hạn chế năng lực hành vi dân sự tức là một người<br />
bình thường đã có năng lực hành vi đầy đủ nhưng<br />
vì lý do nào đó bị giới hạn lại khả năng tự mình<br />
thực hiện một số quyền và nghĩa vụ đã có. Qua đây<br />
có thể đưa ra định nghĩa về hạn chế năng lực hành<br />
vi dân sự như sau:“Hạn chế năng lực hành vi dân<br />
sự là trường hợp cá nhân bị giới hạn khả năng tự<br />
mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự<br />
so với trước khi bị Tòa án ra quyết định tuyên bố<br />
hạn chế năng lực hành vi dân sự”.<br />
Tình trạng hạn chế năng lực hành vi dân sự dựa<br />
trên tiền đề là tình trạng “nghiện” ma túy, chất kích<br />
thích của cá nhân. Do vậy, BLDS không quy định<br />
độ tuổi của người bị tuyên bố hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự. Cũng vì thế, người hạn chế năng<br />
lực hành vi có thể là người thành niên hoặc người<br />
chưa thành niên. Trên thực tế, nếu gia đình có<br />
người nghiện ngập thì người thân thích của người<br />
nghiện hay đặt vấn đề làm cách nào để giới hạn<br />
khả năng giao dịch đối với người nghiện thành<br />
niên, tránh cho họ phá tán tài sản. Còn nếu người<br />
nghiện chưa thành niên hầu như người thân thích<br />
của người nghiện không đặt vấn đề giới hạn giao<br />
dịch dân sự. Trường hợp này, gia đình chủ yếu tìm<br />
cách để người chưa thành niên cai nghiện. Người<br />
viết cho rằng, tâm lý của người chưa thành niên<br />
chưa phát triển toàn diện. Nếu yêu cầu Tòa án<br />
tuyên bố họ hạn chế năng lực hành vi dân sự sẽ dễ<br />
ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển tâm lý, bởi xét<br />
cho cùng, hạn chế năng lực hành vi dân sự là chế<br />
tài dân sự áp dụng cho người vi phạm quyền, lợi<br />
ích của người khác. Đối với người chưa thành niên,<br />
<br />
Qua phân tích, có thể thấy hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự là trường hợp luật định nhằm giới<br />
hạn lại những quyền, nghĩa vụ dân sự đáng lẽ ra<br />
một cá nhân được thụ hưởng. Việc giới hạn quyền<br />
này mang ý nghĩa tiêu cực, như một chế tài dân sự<br />
nhằm hạn chế người nghiện phá tán tài sản gia<br />
đình. Bên cạnh đó, việc tuyên bố hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự có mục đích chính là nhằm bảo vệ<br />
quyền lợi của chính người bị tuyên hạn chế năng<br />
lực hành vi (cụ thể là bảo vệ khối tài sản của người<br />
hạn chế năng lực hành vi do cho rằng người này ở<br />
trong tình trạng nghiện ngập nên khả năng nhận<br />
thức lệch lạc, có hành vi phá tán tài sản của bản<br />
thân và gia đình); qua đó, gián tiếp bảo vệ lợi ích<br />
của gia đình người này.<br />
Điều 24 BLDS năm 2015 đặt ra ba điều kiện để<br />
cá nhân bị tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân<br />
sự. Ba điều kiện này cho thấy hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự có thể hiểu như chế tài dân sự. Cụ<br />
thể như sau:<br />
2<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần D (2017): 1-12<br />
<br />
Cá nhân phải ở trong tình trạng nghiện ma<br />
túy, nghiện các chất kích thích khác;<br />
<br />
giác quan hoặc hệ thần kinh (Hoàng Phê, 1998). Có<br />
thể thấy, tác động cuối cùng của hoạt động “kích<br />
thích” là tác động lên hệ thần kinh vì hệ thần kinh<br />
là bộ phận điều khiển nhận thức, hành vi của con<br />
người. Do vậy, chất kích thích là những chất tác<br />
động lên hệ thần kinh của con người.<br />
<br />
Việc nghiện ngập dẫn đến hậu quả phá tán<br />
tài sản gia đình;<br />
Tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân hạn<br />
chế năng lực hành vi dân sự.<br />
2.1.1 Cá nhân phải ở trong tình trạng nghiện<br />
ma túy, nghiện các chất kích thích khác<br />
<br />
Hơn nữa, trên phương diện y học, chất<br />
kích thích thần kinh được định nghĩa là các<br />
chất khi đưa vào cơ thể làm tăng cường hoạt<br />
động của hệ thần kinh trung ương. Chất kích<br />
thích bao gồm: Amphetamine và các chất giống<br />
Amphetamine (Amphetamine and Amphetamine like); cocaine; các ma túy hợp pháp: cà phê, thuốc lá;<br />
một số thuốc chống trầm cảm, thuốc chống tiết<br />
Acetylcholine khi dùng liều cao, kéo dài. Các chất<br />
này có tác dụng dược lý như: Thay đổi nhịp<br />
tim, huyết áp, giãn đồng tử, đổ mồ hôi, ớn lạnh, nôn,<br />
ói mửa; tăng hoạt động, nhận xét sai lệch, dễ bị kích<br />
động; lạm dụng kéo dài sẽ thay đổi hành vi: hung<br />
hăng, liều lĩnh, nóng giận, nghi ngờ, trường<br />
hợp nặng bị loạn thần, hoang tưởng kịch phát.<br />
Ngừng thuốc sau một thời gian dài sử dụng, với liều<br />
cao sẽ bị hội chứng cai: cơ thể mệt mỏi, ủ rũ, mất ngủ,<br />
có thể dẫn đến mê sảng (Trung tâm Điều dưỡng và Cai<br />
nghiện ma túy Thanh Đa, 2016). Vậy, chất kích thích<br />
nói chung có thể được định nghĩa như sau: “Chất<br />
kích thích là chất khi đưa vào cơ thể làm tăng<br />
cường hoạt động của hệ thần kinh trung ương, có<br />
thể gây tình trạng nghiện cho người sử dụng”.<br />
Ngoại trừ ma túy là một dạng chất kích thích đã<br />
được văn bản pháp luật giải thích những chất khác<br />
nếu phù hợp với khái niệm vừa nêu sẽ được xem là<br />
“chất kích thích khác” được đề cập trong Điều 24<br />
BLDS năm 2015.<br />
<br />
Theo Điều 24 BLDS năm 2015, điều kiện đầu<br />
tiên để tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành vi<br />
dân sự là cá nhân phải ở trong tình trạng nghiện ma<br />
túy, nghiện các chất kích thích khác (Điều 24<br />
BLDS năm 2015 quy định tương tự Điều 23 BLDS<br />
năm 2005). Vấn đề là BLDS năm 2015 không quy<br />
định một người sử dụng ma túy, chất kích thích<br />
khác ở mức độ như thế nào được cho là “nghiện”,<br />
và BLDS năm 2015 cũng không định nghĩa “ma<br />
túy”, “chất kích thích khác”. Vậy, cần làm rõ ba<br />
nội dung: định nghĩa “ma túy”, định nghĩa “chất<br />
kích thích khác”, xác định tình trạng “nghiện”.<br />
Một là, làm rõ về việc xác định chất “ma túy”<br />
theo quy định pháp luật. Theo Điều 1 Nghị định số<br />
82/2013/NĐ-CP ngày 19/7/2013 của Chính phủ<br />
ban hành danh mục các chất ma túy và tiền chất thì<br />
chất ma túy là các chất gây nghiện, chất hướng<br />
thần được quy định trong các danh mục do Chính<br />
phủ ban hành. Trong đó, “chất gây nghiện là chất<br />
kích thích hoặc ức chế thần kinh, dễ gây tình trạng<br />
nghiện đối với người sử dụng; chất hướng thần là<br />
chất kích thích, ức chế thần kinh hoặc gây ảo giác,<br />
nếu sử dụng nhiều lần có thể dẫn tới tình trạng<br />
nghiện đối với người sử dụng” (Điều 2 Văn bản<br />
hợp nhất số 13/VBHN-VPQH của Văn phòng<br />
Quốc hội ngày 23/7/2013). Điểm khác nhau giữa<br />
chất gây nghiện và chất hướng thần là: Chất gây<br />
nghiện chỉ cần một lần sử dụng cũng dễ gây<br />
nghiện; Chất hướng thần thì có thể dẫn đến tình<br />
trạng nghiện nếu sử dụng nhiều lần. Các chất được<br />
cho là ma túy theo quy định vừa dẫn có thể liệt kê<br />
như sau:<br />
<br />
Ba là, làm rõ vấn đề xác định việc “nghiện”<br />
được đề cập tại Điều 24 BLDS năm 2015. Chính<br />
phủ đã ban hành Nghị định 94/2010/NĐ-CP vào<br />
ngày 09/9/2010 quy định về tổ chức cai nghiện ma<br />
túy tại gia đình, tại cộng đồng. Theo đó, đối tượng<br />
cai nghiện là những người nghiện ma túy, được xác<br />
định theo kết quả giám định. Như vậy, muốn biết<br />
một người “nghiện” ma túy thì cần phải giám định.<br />
Đối với việc nghiện chất kích thích khác, theo tác<br />
giả cũng được giám định bởi các chủ thể có thẩm<br />
quyền như Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định,<br />
bởi, việc sử dụng hóa chất sẽ tác động lên cơ thể<br />
con người nên không thể chỉ dựa vào biểu hiện bên<br />
ngoài để xác định việc nghiện mà cần được giám<br />
định bởi chủ thể có chuyên môn. Theo Điều 5<br />
Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT-BCA của Bộ Lao động, Thương binh và Xã<br />
hội-Bộ Y tế-Bộ Công an quy đinh<br />
̣ chi tiế t và hướng<br />
dẫn thi hành một số điều của Nghị định số<br />
94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ<br />
<br />
Chất gây kích thích thần kinh dễ gây tình<br />
trạng nghiện;<br />
Chất gây ức chế thần kinh dễ gây tình trạng<br />
nghiện;<br />
Chất kích thích, ức chế thần kinh nếu sử<br />
dụng nhiều lần có thể dẫn đến tình trạng nghiện;<br />
Chất gây ảo giác nếu sử dụng nhiều lần có<br />
thể dẫn đến tình trạng nghiện.<br />
Hai là, làm rõ việc xác định “chất kích thích<br />
khác” theo quy định pháp luật. Hiện chưa có văn<br />
bản hướng dẫn về chất kích thích khác. Theo Từ<br />
điển tiếng Việt, “kích thích” tức là tác động vào<br />
3<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần D (2017): 1-12<br />
<br />
quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình,<br />
cai nghiện ma túy tại cộng đồng:<br />
<br />
dịch định đoạt làm sụt giảm giá trị tài sản, hao hụt<br />
khối tài sản gia đình. Hai là, người nghiện thực<br />
hiện những giao dịch không mang tính chất định<br />
đoạt tài sản nhưng gián tiếp làm hao hụt tài sản<br />
khác trong khối tài sản. Ví dụ: A đem cầm cố máy<br />
tính bảng của anh trai để lấy tiền mua heroin hít.<br />
Anh trai A phải dùng tiền để chuộc máy tính về.<br />
Trong tình huống này, A không trực tiếp định đoạt<br />
máy tính của anh trai, nhưng anh trai A phải tiêu<br />
tốn khoản tài sản khác mới chuộc được máy tính<br />
về. Ba là, người nghiện không thực hiện các hành<br />
vi không phải giao dịch dân sự nhưng hậu quả dẫn<br />
đến tiêu hủy tài sản hoặc là gia đình phải tiêu tốn<br />
tài sản để khắc phục hậu quả do hành vi của người<br />
nghiện gây ra. Ví dụ: sau khi A hít heroin thì tinh<br />
thần hưng phấn dẫn đến đập phá tài sản gia đình để<br />
phát tán sự hưng phấn.<br />
<br />
“Người có thẩm quyền xác định người nghiện<br />
ma túy khi đủ các điều kiện sau:<br />
1. Là bác sỹ hoặc y sỹ có chứng chỉ hành nghề<br />
khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của Luật<br />
Khám bệnh, chữa bệnh và có chứng chỉ tập huấn<br />
về điều trị cắt cơn nghiện ma túy do Sở Y tế các<br />
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cấ p.<br />
2. Thuộc trong các đối tượng sau<br />
Trạm trưởng trạm Y tế cấp xã;<br />
Bệnh xá trưởng Bệnh xá Quân y;<br />
Giám đốc, Trưởng khoa Khám bệnh các<br />
Phòng khám khu vực, Bệnh viện cấ p huyê ̣n trở<br />
lên;<br />
<br />
Theo khoản 2 Điều 3 Luật hôn nhân & gia đình<br />
năm 2014: “Gia đình là tập hợp những người gắn<br />
bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống<br />
hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền<br />
và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của<br />
Luật này”. Như vậy, tài sản gia đình sẽ là khối tài<br />
sản thuộc sở hữu của những người có mối quan hệ<br />
hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng. Người nghiện<br />
có thể có phần quyền sở hữu hoặc không có phần<br />
quyền sở hữu khối tài sản gia đình. Trong Điều 24<br />
BLDS năm 2015 không quy định rõ về việc người<br />
nghiện có quyền hay không có quyền sở hữu khối<br />
tài sản gia đình bị phá tán. Cho nên, việc phá tán<br />
tài sản của người nghiện bao gồm phá tán tài sản<br />
gia đình mà người nghiện có quyền sở hữu và phá<br />
tán tài sản gia đình mà người nghiện không có<br />
quyền sở hữu. Nhìn chung, phá tán tài sản gia đình<br />
là hành vi của người nghiện gây ảnh hưởng tiêu<br />
cực đến tài sản thuộc sở hữu của những người có<br />
mối quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng<br />
với nhau, trong đó, người nghiện có thể là đồng sở<br />
hữu của khối tài sản này.<br />
2.1.3 Tòa án ra quyết định tuyên bố cá nhân<br />
hạn chế năng lực hành vi dân sự<br />
<br />
Giám đốc, Trưởng Phòng Y tế của Trung<br />
tâm cai nghiện ma túy”.<br />
Mặc dù Điều 24 BLDS năm 2015 không quy<br />
định việc “nghiện” có buộc phải giám định hay<br />
không. Tuy nhiên, Tòa án muốn ra quyết định<br />
tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành vi dân sự<br />
thì phải dựa trên tài liệu, chứng cứ đương sự giao<br />
nộp để chứng minh yêu cầu của họ là có căn cứ,<br />
hợp pháp. Đồng thời, Bộ y tế đã ban hành hướng<br />
dẫn chẩn đoán người nghiện ma túy nhóm Opiats<br />
(Quyết định số 5075/QĐ-BYT ngày 12/12/2007<br />
của Bộ y tế hướng dẫn chẩn đoán người nghiện ma<br />
túy nhóm Opiats). Điều này cho thấy việc xác định<br />
tình trạng “nghiện” phải qua chẩn đoán, giám định<br />
của cơ quan chuyên môn. Do vậy, để xác định một<br />
người có nghiện hay không khi xét đơn yêu cầu<br />
tuyên bố một người hạn chế năng lực hành vi dân<br />
sự, Tòa án phải cần kết quả giám định từ những tổ<br />
chức chuyên môn, tương tự như quy định trong<br />
Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXHBYT-BCA.<br />
2.1.2 Việc nghiện ngập dẫn đến hậu quả phá<br />
tán tài sản gia đình<br />
<br />
Dựa trên yêu cầu của người có quyền, lợi ích<br />
liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa<br />
án tuyên bố người nghiện hạn chế năng lực hành vi<br />
dân sự (Điều 24 BLDS năm 2015, Điều 23 BLDS<br />
năm 2005). Căn cứ Điều 24 BLDS năm 2015, có<br />
hai nhóm chủ thể có quyền yêu cầu: Một là, người<br />
có quyền, lợi ích liên quan; Hai là, cơ quan, tổ<br />
chức hữu quan. BLDS năm 2005 và BLDS năm<br />
2015 không giải thích rõ về người có quyền, lợi ích<br />
liên quan và cơ quan, tổ chức hữu quan. Theo tác<br />
giả, hạn chế năng lực hành vi dân sự là loại năng<br />
lực hành vi được xác định trong phạm vi quan hệ<br />
dân sự, dùng để bảo vệ tài sản gia đình. Cho nên<br />
quyền, lợi ích liên quan của người yêu cầu chính là<br />
<br />
Giữa việc nghiện ngập và phá tán tài sản phải<br />
có mối quan hệ nhân quả với nhau, “nghiện” là<br />
nguyên nhân và “phá tán” là hậu quả. Nếu việc phá<br />
tán tài sản không do nghiện ngập gây ra thì chưa đủ<br />
điều kiện tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành<br />
vi dân sự. Cho nên, việc xác định hành vi “phá tán”<br />
và “tài sản gia đình” rất quan trọng. Tuy nhiên,<br />
BLDS năm 2015 không giải thích về “phá tán tài<br />
sản” và “tài sản gia đình”.<br />
Theo Từ điển tiếng Việt, “phá tán” là làm cho<br />
tan nát hết, thường nói về của cải (Hoàng Phê,<br />
1998). Suy đoán có ba trường hợp dẫn đến “phá<br />
tán” tài sản. Một là, người nghiện thực hiện giao<br />
4<br />
<br />
Tạp chı́ Khoa học Trường Đại học Cầ n Thơ<br />
<br />
Tập 48, Phần D (2017): 1-12<br />
<br />
quyền dân sự, lợi ích dân sự liên quan đến tài sản<br />
gia đình bị người hạn chế năng lực hành vi dân sự<br />
phá tán.<br />
<br />
ra, đối với việc dân sự, cơ quan, tổ chức hữu quan<br />
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình mới<br />
có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố cá nhân hạn chế<br />
năng lực hành vi dân sự. Để khắc phục thiếu sót<br />
này, pháp luật tố tụng dân sự cần bổ sung quy định<br />
về cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu<br />
Tòa án giải quyết việc dân sự nói chung, yêu cầu<br />
tuyên bố người hạn chế năng lực hành vi dân sự nói<br />
riêng. Cụ thể, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu có<br />
thể là cơ quan, tổ chức có nhiệm vụ, quyền hạn<br />
quản lý nhà nước về vấn đề cai nghiện, tệ nạn xã<br />
hội.<br />
2.2 Bất cập và hướng hoàn thiện điều kiện<br />
để tuyên bố cá nhân hạn chế năng lực hành vi<br />
dân sự<br />
2.2.1 Quy định về tác nhân gây nghiện<br />
<br />
Ví dụ: Ông A có vợ, con và đang phụng dưỡng<br />
mẹ già. Tuy nhiên, A nghiện ma túy nhiều năm,<br />
ngày nào cũng tiêu phí tiền của để thỏa mãn cơn<br />
nghiện, đồng thời mỗi lần sử dụng ma túy xong<br />
ông A lại đánh vợ, con và chửi mắng mẹ già. Nếu<br />
như A tiêu phí hết tài sản do vợ chồng ông A tạo<br />
lập thì mẹ, vợ và con ông A sẽ không đủ khả năng<br />
tài chính để duy trì cuộc sống. Mẹ ông A (không có<br />
quyền sở hữu đối với tài sản đang bị ông A phá<br />
tán) trong trường hợp này có quyền yêu cầu Tòa án<br />
tuyên bố ông A bị hạn chế năng lực hành vi dân sự<br />
để ngăn chặn ông A phá tán tài sản vì mẹ ông A có<br />
quyền được nhận cấp dưỡng từ ông A, nếu ông A<br />
phá tán tài sản thì có thể không đủ điều kiện tài<br />
chính để thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.<br />
<br />
Bất cập<br />
Theo Điều 24 BLDS năm 2015, tác nhân gây<br />
nghiện là ma túy, chất kích thích khác, tức là hóa<br />
chất. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy thực tiễn cá nhân<br />
có thể bị những tác nhân khác gây “nghiện”. Theo<br />
Nguyễn Khắc Dũng – bác sĩ Bệnh viện tâm thần<br />
ban ngày Mai Hương: “Nghiện là sự lệ thuộc, thèm<br />
muốn 1 tác nhân (1 chất,1 thứ gì đó) mà khi giảm<br />
hoặc ngừng có thể dẫn đến các triệu chứng đặc thù<br />
về cơ thể, sinh lý và tâm thần”. Theo đó, ngoài<br />
nghiện ma túy, chất kích thích khác, cá nhân còn<br />
có thể bị tác nhân phi vật chất gây ra tình trạng<br />
nghiện – còn gọi là “nghiện hành vi”. Ví dụ:<br />
nghiện cờ bạc, nghiện game, nghiện tình dục…<br />
Một mặt, để thỏa mãn ham muốn, người “nghiện”<br />
hoang phí tài sản – đặc biệt là nghiện cờ bạc,<br />
nghiện game. Mặt khác, các rối loạn nghiện cờ bạc<br />
thường kết hợp với rối loạn nhân cách như rối loạn<br />
sự thích ứng, rối loạn phân ly, tự yêu, trạng thái<br />
phụ thuộc hoặc nhân cách bệnh chống xã hội<br />
(Nguyễn Khắc Dũng, 2016). Dĩ nhiên, hậu quả vẫn<br />
chưa đến mức không có khả năng nhận thức, điều<br />
khiển hành vi đủ để yêu cầu tuyên bố người nghiện này<br />
mất năng lực hành vi dân sự theo Điều 22 BLDS năm<br />
2015.<br />
<br />
Ngoài việc quy định chủ thể có quyền yêu cầu<br />
là người có quyền, lợi ích liên quan, Điều 24<br />
BLDS năm 2015 còn cho phép cơ quan, tổ chức<br />
hữu quan cũng có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố<br />
người nghiện hạn chế năng lực hành vi dân sự.<br />
Luật chưa quy định cụ thể về “cơ quan, tổ chức<br />
hữu quan”. Theo từ điển tiếng Việt (1998) của<br />
Hoàng Phê, “hữu quan” là có liên quan. Vậy, cơ<br />
quan, tổ chức hữu quan đề cập trong Điều 24<br />
BLDS năm 2015 là cơ quan, tổ chức có liên quan<br />
đến việc tuyên bố người nghiện hạn chế năng lực<br />
hành vi. Sự “liên quan” mà luật đề cập có thể là<br />
liên quan về nhiều mặt như: liên quan về quyền, về<br />
lợi ích, về thẩm quyền quản lý… Tuy nhiên, cơ<br />
quan, tổ chức hữu quan không phải là cơ quan, tổ<br />
chức có liên quan về quyền, lợi ích mà là liên quan<br />
về thẩm quyền quản lý vì Điều 24 đã đề cập đến<br />
“người có quyền, lợi ích liên quan” – “người” ở<br />
đây được hiểu gồm cá nhân và tổ chức.<br />
Tại Phần thứ 6 của Bộ luật tố tụng dân sự<br />
(BLTTDS) năm 2015 quy định về thủ tục giải<br />
quyết việc dân sự không quy định cơ quan, tổ chức<br />
hữu quan nào có quyền yêu cầu giải quyết việc dân<br />
sự. Tuy nhiên, Điều 361 BLTTDS năm 2015 cho<br />
phép áp dụng quy định ở phần khác nếu như Phần<br />
thứ 6 của BLTTDS năm 2015 không quy định.<br />
Theo đó, Điều 187 BLTTDS năm 2015 quy định<br />
về “Quyền khởi kiện vụ án dân sự để bảo vệ quyền<br />
và lợi ích hợp pháp của người khác, lợi ích công<br />
cộng và lợi ích của Nhà nước”, trong Điều 187 này<br />
không quy định về cơ quan, tổ chức có quyền yêu<br />
cầu Tòa án tuyên bố một người hạn chế năng lực<br />
hành vi dân sự.<br />
<br />
Một ý kiến khác, theo Bùi Quang Huy, Chủ<br />
nhiệm Khoa Tâm thần, Bệnh viện 103 thì: “Với<br />
người nghiện cờ bạc, đa số bệnh nhân và người<br />
nhà chỉ cho đó là hư hỏng. 100% bệnh nhân không<br />
chịu thừa nhận mình mắc bệnh, nên công tác chữa<br />
trị chỉ được thực hiện khi bệnh nhân gây ra nhiều<br />
hậu quả lớn về kinh tế, tinh thần...”. Bên cạnh các<br />
trò cờ bạc, trên thực tế, cá độ online ngày càng phổ<br />
biến và nguy hiểm ở chỗ những hình ảnh, âm nhạc,<br />
con số người đặt gây ra kích thích trung khu gây<br />
hưng phấn cờ bạc. Khi đó mọi hưng phấn về công<br />
việc, âm nhạc, chơi thể thao… sẽ suy giảm,<br />
nhường chỗ cho hưng phấn cờ bạc, kích thích con<br />
<br />
Căn cứ Điều 187, cơ quan, tổ chức muốn khởi<br />
kiện vụ án dân sự thì vụ án dân sự đó phải nằm<br />
trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Suy<br />
5<br />
<br />