intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy luật về tính linh hoạt trong kinh doanh

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

217
lượt xem
39
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đây có thể coi là một phát hiện quan trọng khi thực hiện việc nghiên cứu về các cá nhân thành đạt. Khi đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân và lập kế hoạch thực hiện, bạn thường có ý tưởng khá rõ ràng về những gì cần làm để đạt được những điều mình muốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng theo đúng như những dự định, chuẩn bị của bạn. Thay đổi luôn tiềm ẩn trong quá trình thực hiện và những thay đổi ấy có thể đòi hỏi bạn phải điều...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy luật về tính linh hoạt trong kinh doanh

  1. Quy luật về tính linh hoạt trong kinh doanh Đây có thể coi là một phát hiện quan trọng khi thực hiện việc nghiên cứu về các cá nhân thành đạt. Khi đã đặt ra mục tiêu cụ thể cho bản thân và lập kế hoạch thực hiện, bạn thường có ý tưởng khá rõ ràng về những gì cần làm để đạt được những điều mình muốn. Tuy nhiên, không phải lúc nào mọi việc cũng theo đúng như những dự định, chuẩn bị của bạn. Thay đổi luôn tiềm ẩn trong quá trình thực hiện và những thay đổi ấy có thể đòi hỏi bạn phải điều chỉnh kế hoạch ban đầu của mình. Người sáng tạo và lạc quan nhất là người luôn cởi mở, linh hoạt và dễ dàng thích nghi khi đối diện với những thay đổi liên tục và không thể tránh được trong cuộc sống.
  2. Hệ quả thử nhất: Sự chịu đựng và thất vọng thường là dấu hiệu cho thấy bạn đang đi sai đường. Bạn hãy tổ chức tư duy và cách làm việc như một việc lập trình viên máy tính. Sau khi xây dựng hoàn tất một chương trình phần mới, lập trình viên biết rằng chương trình vẫn còn nhiều lỗi vì xác xuất chương trình phần mềm làm việc hoàn hảo ngay trong lần chạy đầu tiên là rất thấp. Tuy nhiên, anh chấp nhận điều này như một thực tế hiển nhiên và vẫn cứ cho chạy thử nghiệm chương trình rồi sau đó mới bắt đầu rà soát lại toàn bộ từng chi tiết để khắc phục những khiếm khuyết đến khi chương trình hoạt động suôn sẻ. Tương tự, bất cứ khi nào bạn cảm thấy kết quả đạt được vẫn không như mong muốn hoặc kế hoạch của bạn tiến triển chậm chạp dù đã cố gắng rất nhiều, bạn hãy dừng lại và kiểm tra tổng thể. Hãy đảm bảo rằng bạn đang đi đúng định hướng mục tiêu và áp dụng chiến lược phù hợp. Nếu cần thiết, hãy thay đổi cách tiếp cận vấn đề. Đừng nhìn nhận sự việc bằng cái tôi cá nhân, mà hãy tập trung quan tâm đến những điều thỏa đáng hơn để bạn có thể khắc phục sai sót, tự tin bước về phía trước.
  3. Hệ quả thứ hai: Bạn sẽ không còn cảm thấy ràng buộc nếu có nhiều giải pháp lựa chọn được triển khai hoàn hảo. Việc phát triển những giải pháp thay thế khi giải pháp đầu tiên không thành công sẽ đem lại cho bạn cảm giác hài lòng và không bị ràng buộc. Càng lập kế hoạch kỹ lưỡng, bạn càng cảm thấy yên tâm hơn vì biết rằng mình có thể sẵn sàng chuyển sang phương án khác nếu một phương hướng hành động không phát triển như mong đợi. Chính việc triển khai các giải pháp thay thế giúp bạn linh hoạt và sáng suốt hơn trong suy nghĩ. Càng có nhiều chọn lựa, bạn càng có nhiều khả năng, một trong những chọn lựa ấy sẽ có hiệu quả và cho phép bạn đạt được mục tiêu của mình. Hệ quả thứ ba: Khủng hoảng thật ra là một hình thức thay đổi đang diễn ra. Bất cứ khi nào bạn gặp khủng hoảng hay một trở ngại ngại khó khăn, hãy
  4. bình tĩnh và tự hỏi: “Liệu khủng hoảng này sẽ kéo theo sự thay đổi nào?” Bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể xảy ra khủng hoảng: công việc, các mối quan hệ cá nhân, sức khỏe, gia đình…. Trong phần lớn các trường hợp, khủng hoảng là dấu hiệu cho thấy có điều gì đó hoàn toàn sai lầm và việc tìm kiếm giải pháp hành động tương tự như trước kia sẽ chỉ làm tình hình thêm tồi tệ. Hệ quả thứ tư: Những giả định sai lầm là căn nguyên của mọi thất bại. Những giả định phù hợp với thực tế thường giúp bạn đưa ra những quyết định chính xác và đạt mục tiêu theo kế hoạch. Nếu bạn gặp phải thất bại và kháng cự từ xung quanh, có thể có điều gì không đúng trong giả định của bạn. Theo nghiên cứu, hầu hết mọi thất bại đều bắt nguồn từ những giả định ban đầu không chính xác. Vì vậy, khi mọi việc không tiến triển tốt đẹp như mong đợi, bạn cần làm rõ và đặt lại vấn đề cho các giả định của mình. Đó có thể là những giả định sai lầm mà bạn đã chấp nhận một cách vô thức, không chút hoài nghi.
  5. Nhiều người đi đến khánh kiệt sau một thời gian kinh doanh vì họ chủ quan tin rằng thị trường đã đủ lớn cho sản phẩm hay dịch vụ mà họ cung cấp. Họ nghĩ rằng khi sản phẩm của họ hiện diện trên thị trường, khách hàng sẽ bỏ nhà cung cấp hiện tại để tìm đến họ. Cũng có người cho rằng chỉ cần có khả năng cung cấp sản phẩm hay dịch vụ với giá cạnh tranh là họ có thể thu được lợi nhuận. Những giả định này có thể đúng nhưng cũng có thể sai và dĩ nhiên kết quả cũng sẽ khác nhau theo từng trường hợp. Vì vậy, bạn sẽ làm gì khi biết những giả định của mình là không đúng với thực tế? Bạn sẽ thay đổi như thế nào và có phương hướng hành động ra sao? Bạn hãy sẵn sàng kiểm tra lại những giả định và thừa nhận những sai lầm. Đây là thái độ đúng đắn đưa bạn đến thành công lớn sau này. Tính linh hoạt có lẽ là phẩm chất quan trọng nhất mà bạn cần có để kinh doanh thành công trong một nền kinh tế luôn cạnh tranh và thay đổi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2