intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 1)

Chia sẻ: Kata_4 Kata_4 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

171
lượt xem
23
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

1. Chọn giống ngô Nên chọn giống ngô tốt, năng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp. Trên cơ sở giống ngô đã khuyến cáo để lựa chọn giống ngô cho phù hợp trong từng vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng ở địa phương. Né tránh những bất lợi, tận dụng tối đa những thuận lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh sáng.... Hiện nay, một số giống ngô tốt cho năng suất cao đang được khuyến cáo sử dụng như: T3, T5, T6, Bio-Seed,, VN10, VN14 và một số giống địa phương: Mỡ, vàng nghệ......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 1)

  1. Quy trình kỹ thuật cây Ngô (Phần 1) 1. Chọn giống ngô Nên chọn giống ngô tốt, năng suất cao, có thời gian sinh trưởng phù hợp. Trên cơ sở giống ngô đã khuyến cáo để lựa chọn giống ngô cho phù hợp trong từng vụ, phù hợp với cơ cấu cây trồng ở địa phương. Né tránh những bất lợi, tận dụng tối đa những thuận lợi về đất đai, nhiệt độ, ánh sáng.... Hiện nay, một số giống ngô tốt cho năng suất cao đang được khuyến cáo sử dụng như: T3, T5, T6, Bio-Seed,, VN10, VN14 và một số giống địa phương: Mỡ, vàng nghệ... 2. Thời vụ Là 1 yếu tố khá quan trọng tuy nhiên, tùy điều kiện cụ thể từng nơi mà chọn thời vụ trồng ngô cho thích hợp. - Đối với ngô đông xuân thì gieo từ 15/11- 15/12. - Đối với ngô xuân thì gieo từ 15/1- 15/2. - Đối với ngô hè thu thì gieo từ đấu tháng 6 đến giữa tháng 7. 3. Xử lý hạt giống trước khi gieo. Để phòng trừ sâu bệnh giai đoạn đầu vụ đồng thời tạo điều kiện thích hợp để thúc đẩy quá trình mọc mầm của hạt ngô ta cần tiến hành xử lý hạt giống trước khi gieo
  2. bằng phương pháp: Ngâm hạt vào nước vôi trong khoảng 4-8h để diệt nấm bệnh hoặc ngâm vào nước ở nhiệt độ 30-400C (2 sôi + 3 lạnh). Ngoài ra có thể sử dụng một số hóa chất để ngâm hạt đem lại hiệu quả cao. 4. Đất trồng ngô Trồng ngô thích hợp nhất là trên đất thịt nhẹ, độ màu mỡ cao, dễ thoát nước, đủ ẩm nhưng không bị úng. Do đó khi trồng ngô phải làm đất tơi xốp, sâu, thoáng, giữ ẩm tốt, bừa kỹ sạch cỏ dại. 5. Mật độ khoảng cách Mỗi vùng, mỗi giống cần áp dụng khoảng cách gieo hợp lý, để tận dụng tối đa dinh dưỡng đất và thời gian chiếu sáng, cũng như cường độ chiếu sáng nhằm đạt năng suất cao nhất. Đối với đất tốt hoặc cường độ chiếu sáng yếu thì cần trồng ngô với mật độ thưa. Tùy thuộc vào thời gian sinh trưởng của giống và đặc tính của giống ngô. + Đối với giống ngắn ngày: Mật độ 6-8 vạn cây/ha. Khoảng cách: 60cm x 25cm x 1cây. + Đối với giống trung bình: Mật độ 5-7 vạn cây/ha Khoảng cách: 80cm x 40-50cm x 2cây.
  3. + Đối với giống dài ngày:Mật độ 4-5 vạn cây/ha. Khoảng cách: 70-80cm x 25cm x 1 cây hoặc 70cm x 40-50cm x 2 cây. 6. Bón phân cho Ngô Muốn cho ngô dạt năng suất cao phải bón đủ lượng phân bón và khi bón phân phải dựa vào mùa vụ, khả năng phát triển của rễ, thân, nhu cầu sinh lý về phân bón, đồng thời dựa vào hàm lượng dinh dưỡng trong đất. Lượng phân bón: + Phân chuồng: 10-15 tấn/ha. + Đạm Ure: 300-400 kg/ha. + Supe lân: 300-450 kg/ha. + Kali: 120-150 kg/ha. Đối với đất bãi ven sông được bồi hàng năm, đất phát triển trên đá bazan thì không cần bón phân chuồng. * Cách bón: -Đối với điều kiện ít phân với giống ngô dài ngày + Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt). + Bón thúc: bón làm 2 đợt: Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/2 kali - Đối với điều kiện nhiều phân và giống ngô dài ngày
  4. + Bón lót: bón toàn bộ phân chuồng + toàn bộ lân + 1/3 đạm + 1/3 kali (bón vào rãnh hoặc vào hốc lấp 1 lớp đất mỏng rồi mới gieo hạt). + Bón thúc: bón làm 3 đợt: Đợt 1: khi ngô 3-4 lá bón 1/3 đạm Đợt 2: khi ngô 7-9 lá bón 1/3 đạm + 1/3 kali Đợt 3: bón trước trổ cờ: 1/3 kali 7. Chăm sóc - Dặm hạt khi điều kiện thời tiết thuận lợi. - Dặm bầu khi tranh thủ thời vụ lúc ngô 3-4 lá. - Tỉa định cây lúc cây ngô 5 lá và ổn định mật độ khi ngô 6-7 lá. - Xới sáo để đất tơi xốp và giữ ẩm, xới phá ván sau mưa vào kỳ cây con - Vun gốc vừa kết hợp làm cỏ sau khi bón thúc đợt 1. - Vun cao gốc kết hợp làm cở lần cuối cho ngô khi bón thúc lần 2. - Tưới nước: đựa vào nhu cầu sinh trưởng của cây tưới nước 3 lần: + Lần 1: khi cây 7-9 lá tưới ngập 1/3 luống sau khi bón thúc + Lần 2: trước trổ cờ 10-15 ngày tưới ngập 2/3 luống thấm đều rồi rút cạn. + Lần 3: sau thụ tinh xong tưới ngập 1/3 luống rồi rút cạn. Đồng thời khi tưới nước cần dựa vào thời tiết, ẩm độ đất, đặc điểm giống. - Sau khi cây trổ cờ phun râu ta có thể tiến hành bấm bỏ 10-15% cờ trên cây sấu, hoặc bẻ cờ sau khi thụ tinh xong để tập trung đinh dưỡng về bắp hoặc thụ phấn bổ
  5. khuyết.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2