intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình kỹ thuật nhân giống khoai sọ

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

7
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quy trình kỹ thuật nhân giống khoai sọ" trình bày quy trình kỹ thuật nhân giống khoai sọ, hướng dẫn bạn đọc cách chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh cho cây khoai sọ đạt chất lượng. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình kỹ thuật nhân giống khoai sọ

  1. QUY TRÌNH KỸ THUẬT NHÂN GIỐNG KHOAI SỌ THÔNG TIN CHUNG 1. Nhóm tác giả: ThS. Hà Mạnh Phong, TS. Lưu Ngọc Quyến, ThS. Nguyễn Văn Chinh, ThS. Lê Thiết Hải, KS. Phạm Văn Trình, Hà Văn Ngọc, Nguyễn Văn Huấn. 2. Cơ quan tác giả: Viện Khoa học kỹ thuật nông lâm nghiệp miền núi phía Bắc. 3. Nguồn gốc, xuất xứ: Từ kết nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu phát triển một số giống khoai sọ, khoai môn phục vụ sản xuất hàng hóa tại tỉnh Cao Bằng”. 4. Phạm vi áp dụng: Tại tỉnh Cao Bằng và các địa phương có điều kiện tương tự. 5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh khoai sọ, khoai môn NỘI DUNG QUY TRÌNH 1. Xử lý mẫu giống: - Chọn giống: Chọn những cây khoai tốt, không bị sâu bệnh để làm giống. Gốc hom được cắt từ nách lá (sẹo lá) thứ 3 từ trên xuống, cắt bỏ các dọc lá ở phía trên, chỉ để lại phần dọc dài 25 - 30 cm. - Vệ sinh củ giống: Cho củ giống vào xô hay chậu nước, lắc đi lắc lại cho đất rơi ra xong vớt củ ra rồi đổ nước đi. Làm lại vài lần cho sạch đất mới cho vào xử lý. (Chú ý trong quá trình rửa không được tách củ giống đề phòng thối nhũn trong quá trình ủ). - Ngâm thuốc xử lý: Dùng một gói thuốc pha đủ nước ngâm cho 30-40 kg củ giống (ngập nước) trong 3 ngày 3 đêm với những giống mới dỡ và ít thối. Và 1 ngày 1 đêm với các giống đã dỡ được 2-3 tháng và dễ thối. Sau đó vớt ra, phân loại củ lành củ thối để ủ riêng. 2. Kỹ thuật nhân giống - Cách nhân giống: + Cách 1: Phá tính ngủ nghỉ của đỉnh củ bằng cách cắt bỏ mầm ngọn, như vậy sẽ làm kích thích các lá mầm bên phát triển sớm. Trong thực tế có thể cắt củ cái thành những mảnh củ theo chiều ngang củ hoặc cắt các mảnh nhỏ kích thước 2 x 2 x 2 cm khi đã có mầm bên, đem ủ hoặc giâm chúng riêng rẽ khi lên cây chồi, ra rễ thì đem trồng. + Cách 2: Nhân giống là nhân dòng, giống từ mô phân sinh. Phương pháp này thường được sử dụng để phục tráng và làm sạch bệnh của các dòng, giống bị thoái hoá hoặc bị nhiễm bệnh. - Giống: + Củ giống tốt là những củ con cấp 1 hoặc cấp 2 có khối lượng 20-30 g/củ, không bị thối, lớp vỏ ngoài có nhiều lông. + Mảnh củ giống tốt khi mảnh củ có mầm to bằng hạt đậu đen kèm theo vài sợi rễ ngắn khoảng 0,5-1 cm. - Ủ mầm: Tìm nơi râm mát xếp củ đã ngâm vào một góc rồi đổ cát ẩm lên, xong phủ rác. Thỉnh thoảng tưới giữ ẩm (củ thối ủ riêng, củ lành ủ riêng). Cũng có
  2. thể cho vào bao sạch để ủ, nhưng không được buộc kín miệng bao và phải phủ rác lên miệng bao để giữ ẩm và tiện tưới nước. Khi thấy 90% số củ bật mầm và phát triển rễ thì lấy ra trồng - Mật độ trồng nhân giống: Mật độ trồng 28.000-30.000 cây/ha - Phân bón: Phân Ure 500 kg/ha; Phân Super Lân 1.000 kg/ha, Kali clorua 400 kg/ha.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0