intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình sản xuất cây ớt Big hot P34 và P22

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

142
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Giống Ớt big hot P34 và P22 Tên khoa học: Capsicum frutescens L. Họ cà: Solanaceae Đây là hai giống ớt do Công ty Syngenta Việt Nam cung ứng. Thời kỳ cây con cây sinh trưởng mạnh khả năng phân cành cao, tốc độ phân cành mạnh, ra hoa tập trung, tỷ lệ đậu quả cao. Trọng lượng quả 20gram/quả, chiều dài trung bình 16-18 cm, đường kính 2- 2.5 cm, vỏ quả dày, màu sắc đẹp, năng suất trái đạt 3-4 tấn/1.000 m2. Khả năng thích ứng tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kháng sâu bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình sản xuất cây ớt Big hot P34 và P22

  1. Quy trình sản xuất cây ớt Big hot P34 và P22
  2. 1. Giống Ớt big hot P34 và P22 Tên khoa học: Capsicum frutescens L. Họ cà: Solanaceae Đây là hai giống ớt do Công ty Syngenta Việt Nam cung ứng. Thời kỳ cây con cây sinh trưởng mạnh khả năng phân cành cao, tốc độ phân cành mạnh, ra hoa tập trung, tỷ lệ đậu quả cao. Trọng lượng quả 20gram/quả, chiều dài trung bình 16-18 cm, đường kính 2- 2.5 cm, vỏ quả dày, màu sắc đẹp, năng suất trái đạt 3-4 tấn/1.000 m2. Khả năng thích ứng tốt trong điều kiện thời tiết bất lợi. Kháng sâu bệnh tốt, đặc biệt kháng bệnh thán thư trái. 2. Kỹ thuật trồng 2.1 Thời vụ: Ở Miền Trung ớt có thể trồng quanh năm, tuy nhiên thường sản xuất vào các thời vụ sau: - Vụ sớm: Gieo tháng 8-9, trồng tháng 9-10, bắt đầu thu hoạch tháng 12-1 dl và kéo dài đến tháng 4-5 năm sau. Vụ này ớt trồng trên chân đất cao không bị ngập lụt, thoát nước nhanh. - Vụ chính (Đông Xuân): Gieo tháng 10-11, trồng tháng 11-12, bắt đầu thu hoạch tháng 2-3 dl. Trong vụ này thời tiết thích hợp, cây sinh trưởng tốt, năng suất cao.
  3. - Vụ Hè Thu: Gieo tháng 4-5 trồng tháng 5-6 thu hoạch 8-9 dl. 2.2 Chuẩn bị cây con: Lượng hạt giống gieo đủ cấy cho 1.000 m2 từ 15-25 gram. Do hạt giống nhỏ nên nhất thiết phải qua giai đoạn vườn ươm để sản xuất cây con. Đất gieo: Trộn 1 đất + 1 phân chuồng hoai mục + 0,5 tro trấu (nếu có) cho đất vào bầu hoặc vỉ gieo. Chú ý: xử lý đất để trừ kiến, mối… gây hại hạt giống, cây con. Cây con đạt 5 - 6 lá thật (30 - 35 ngày) có thể đem trồng (có sử dụng màng phủ cây con nên cấy sớm lúc 20 -25 ngày tuổi). 2.3 Cách trồng Đất trồng ớt phải được luân canh triệt để với các loại cây họ cà. Trồng mùa mưa phải lên líp cao vì ớt chịu úng kém. Khoảng cách trồng thay đổi tùy thời gian dự định thu hoạch trái, nếu ăn trái nhanh (4-5 tháng sau khi trồng) nên trồng dày, khoảng cách trồng 50 x (30-40) cm, mật độ 3.500-5.000 cây/1.000 m2; nếu muốn thu hoạch lâu nên trồng thưa, 70 x (50-60) cm, mật độ 2.000-2.500 cây/1.000 m2. Nên sử dụng màng phủ nông nghiệp (bạt plastic): có thể hạn chế được rệp truyền virus cho cây, hạn chế cỏ dại, ổn định nhiệt độ đất, thúc đẩy cây phát triển, vào mùa khô giữ được
  4. độ ẩm đất, giảm lượng nước bốc hơi, khi trời mưa tránh cho đất bị xói mòn gây tổn thương bộ rễ và phân bị rửa trôi… 2.4 Bón phân: ĐVT: Kg/1000m2 Thú Thú Thú Thú Loạ Tổn Bón c III Bắtc IV Sau c I 10-15c II 25-30 i phân g số lót đầu rathu quả NST NST hoa lần I Phâ 200 200 n chuồng 0-3000 0-3000 Lân 60 60 HCSH Lân 30 30 super Urê 10 2 4-5 4-5 3-4 22-
  5. 25 Kal 22- 10 3-4 3-4 3 3 i 24 60- 60- Vôi 80 80 Nitr 20 10 5 5 a Bo Bao 20 15 5 hạt vàng Chú ý: - Bón thúc: Vén màng phủ lên rãi phân hoặc bỏ phân vào lổ giữa 2 gốc ớt hoặc Phân được ngâm cho tan trước khi tưới. Sau khi tưới phân cần tưới nước và rữa lá, tránh gây cháy lá. Nếu không dùng màng phủ, nên chia nhỏ lượng phân và bón nhiều lần để hạn chế mất phân. Ngoài những lần bón thúc chính thức nên dùng phân bón lá phun bổ sung cho cây. Không nên lạm
  6. dụng chất kích thích tăng trưởng nhất là giai đoạn phát triển trái vì dễ bị bệnh và giảm phẩm chất trái. - Ớt thường bị thối đuôi trái do thiếu canxi, do đó mặc dù đất được bón vôi đầy đủ trước khi trồng hoặc bón đủ Calcium nitrat nhưng cũng nên chú ý phun bổ sung phân bón lá Hi-Canxi định kỳ 7-10 ngày/lần vào lúc trái đang phát triển để ngừa bệnh thối đuôi trái. 2.5 Chăm sóc: 2.5.1 Tưới nước: Ớt cần nhiều nước nhất là thời kỳ ra hoa rộ và phát triển trái. Giai đoạn này thiếu nước hoặc quá ẩm đều dẫn đến đậu trái ít. Nếu khô hạn kéo dài thì tưới rảnh (tưới thấm) là phương pháp tốt nhất, khoảng 3- 5 ngày tưới/lần. Mùa mưa cần chú ý thoát nước tốt. 2.5.2 Tỉa nhánh: Thông thường các cành nhánh dưới điểm phân cành đều được tỉa bỏ cho gốc thông thoáng. Các lá dưới cũng tỉa bỏ để ớt phân tán rộng 2.5.3 Làm giàn: Giàn giữ cho cây đứng vững, để cành lá và trái không chạm đất, hạn chế thiệt hại do sâu đục trái và bệnh thối trái làm thiệt hại năng suất, giúp kéo dài thời gian thu trái.
  7. 2.6 Phòng trị sâu bệnh - Ruồi đục lá: phun dầu khoáng DC-Tron plus (Caltex) nồng độ 1,5- 2%o (tức 1,5-2cc/1 lít nước) kết hợp với các lọai thuốc gốc cúc: Peran 10EC, Sumi Alpha 5EC 1/1000 hoặc Baythroit 50SL với nồng độ 2/1000 hoặc Sherpa 25 EC, Oncol 20EC, Regent 0.5G, Vertime1,8 EC, Trigard 75WP... - Sâu xanh đục quả: Kiểm tra ruộng thường xuyên, ngắt bỏ ổ trứng. Phun thuốc khi sâu non mới nở sẽ cho hiệu quả cao. Sử dụng Sherpa 25EC, Karate 2,5 EC, Mimic 20 DF, Xentari 35 WDG… để tránh thuốc có sự tồn dư trong qủa. Trường hợp mật độ sâu quá cao và tuổi lớn có thể hỗn hợp thuốc trừ sâu thuộc gốc Pyrethoid với thuốc vi sinh cho một lần phun. Giai đoạn ra hoa phun thuốc khi có khoảng 10-15% hoa bị hại, phun tập trung vào hoa, lá non. - Sâu ăn tạp (Spodoptera litura): Các lại thuốc có hiệu lực cao để tiêu diệt sâu ăn tạp, thời gian cách ly ngắn: Karate 2,5 EC, Mimic 20 DF, Xentari 35 WDG, Politrin 440EC, Atabron 5EC, Match… - Bọ phấn (Bemisia sp): Bọ phấn trắng phát triển nhanh trong điều kiện nóng và khô. Loài này cũng truyền bệnh virus như các loài rầy mềm. Phun Admire 50EC, Vertimec 1.8EC, Applaud 10WP, Natrasoap… Mật độ
  8. bọ 3-5 con/ cây thì phun trừ; khi thấy có bệnh virus trên ruộng , với mật độ 1 bọ/ cây phải phun trừ ngay - Rầy xanh, rầy mềm: sử dụng thuốc Vertimec 1,8 EC, Trebon 10EC, Karate 2,5 EC, Regent 800 WG, Admire 50 EC. - Bệnh lỡ cổ rễ (Rhizoctonia solani SP): Sử dụng: Monceren 250SC, Anvil 5SG, Validacin 3-5SL, … - Bệnh thán thư: Thu gom và tiêu hủy trái bị bệnh, bố trí thời vụ hợp lý hoặc tránh để trái khi có mưa nhiều. Phòng trị bằng thuốc Copper-B, Manzate 200, Mancozeb 80BHN, Derosal 50SC, Daconil 50-75WP, Ridomil 68-72WP, TopsinM, Poliram 80DF, ThanM, Bavistin 50FL… - Bệnh mốc sương (Phytophthora infestans): Bệnh xảy ra khi nhiệt độ thấp, trời ẩm ướt hoặc buổi sáng khi trời có sương mù dày. Phòng trừ bằng các loại thuốc: TP-Zep 18EC, Bavistin 50FL, Poliram 80DF, Ridomin 72 WP, Antracol 70WP, Topsin M… - Bệnh héo rũ do vi khuẩn (Pseudomonas solanacearum): Phun phòng bằng chế phẩm Phytoxyl-VS. Xử lý thuốc trừ bệnh kịp thời khi cây vừa chớm có bệnh với: Champion, Kasuran, Kasumin 2L, Topsin M, Staner 20WP,…
  9. - Bệnh héo rũ do nấm Fusarium oxysporum: Phun kỹ vào gốc Rovral; Benlate-C… * Giai đoạn thu hoạch: Hạn chế sử dụng thuốc hóa học, đảm bảo thời gian cách ly ; Áp dụng triệt để biện pháp. Thu gom trái bị sâu đục; Có thể sử dụng thuốc sinh học, thuốc thảo mộc. 3. Thu hoạch: Thu hoạch ớt khi trái bắt đầu chuyển màu. Ngắt nhẹ nhàng cả cuống trái mà không làm gãy nhánh. Ớt cho thu hoạch35-40 ngày sau khi trổ hoa, ở các lứa rộ thu hoạch ớt mỗi ngày, bình thường cách 1-2 ngày thu 1 lần.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2