Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học sinh học - chương trình đào tạo cử nhân sư phạm sinh học
lượt xem 3
download
Bài tập tình huống được sắp xếp thành hệ thống, thuận tiện cho việc quản lí, sử dụng với mục đích dạy học khác nhau của giảng viên. Bài viết đề cập đến nguyên tắc và quy trình biên soạn hệ thống bài tập tình huống cho môn Lí luận dạy học Sinh học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học sinh học - chương trình đào tạo cử nhân sư phạm sinh học
- JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 8, pp. 112-119 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn QUY TRÌNH THIẾT KẾ HỆ THỐNG BÀI TẬP TÌNH HUỐNG ĐỂ TỔ CHỨC DẠY HỌC MÔN LÍ LUẬN DẠY HỌC SINH HỌC - CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN SƯ PHẠM SINH HỌC Đinh Quang Báo1 , An Biên Thùy2 1 Viện nghiên cứu sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội; 2 Khoa Sinh học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Tóm tắt. Sử dụng bài tập tình huống để tổ chức rèn kĩ năng dạy học cho sinh viên là biện pháp tiếp cận phát triển năng lực của chương trình đào tạo sư phạm. Một bài tập tình huống tốt trước hết phải phản ánh thực tế quá trình dạy học đã và đang diễn ra “rất sinh động” ở trường phổ thông. Bài tập tình huống được sắp xếp thành hệ thống, thuận tiện cho việc quản lí, sử dụng với mục đích dạy học khác nhau của giảng viên. Trong phạm vi bài báo này, chúng tôi đề cập đến nguyên tắc và quy trình biên soạn hệ thống bài tập tình huống cho môn Lí luận dạy học Sinh học. Từ khóa: Bài tập tình huống, phương pháp dạy học. 1. Mở đầu Bài tập tình huống trong dạy học Sinh học là phương tiện dạy học chứa đựng những tình huống khó khăn căng thẳng về trí tuệ đòi hỏi người học phải nhận thức (tư duy phê phán) và giải quyết (các mức độ giải quyết vấn đề), từ đó hình thành kĩ năng chung trong dạy học môn Sinh học. Trong dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học, phần lớn bài tập tình huống tập trung hình thành và phát triển nhiều kĩ năng dạy học Sinh học [2,6]; khi sử dụng ít tính đến trật tự tuyến tính trong quá trình rèn các môn nghiệp vụ giảng dạy Sinh học [2]; xây dựng chủ yếu dựa trên nguồn tư liệu gắn liền nội dung môn học, nội dung chương trình Sinh học trung học phổ thông do đó ít kích thích được mong muốn giải quyết vấn đề của người học trong quá trình học tập. Để bài tập tình huống thực sự là công cụ rèn luyện kĩ năng dạy học Sinh học theo định hướng tiếp cận phát triển năng lực chương trình đào tạo sư phạm, giúp sinh viên thích ứng nhanh với quá trình dạy học trong tương lai, bài tập tình huống cần được xây dựng tuân theo nguyên tắc và quy trình xây dựng hợp lí, dựa trên cơ sở khai thác tối đa nguồn tư liệu thực tiễn phản ánh quá trình dạy học môn Sinh học đang diễn ra ở trường phổ thông hiện nay. Ngày nhận bài: 15/07/2014. Ngày nhận đăng: 20/11/2014. Liên hệ: Đinh Quang Báo, e-mail: baodq@hneu.edu.vn. 112
- Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học... 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập tình huống a. Hệ thống bài tập tình huống bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, chuẩn đầu ra tương ứng với ngành đào tạo Mục đích quá trình đào tạo ở trường sư phạm là tạo ra giáo viên có năng lực giáo dục, dạy học. Năng lực dạy học chỉ được bộc lộ thông qua hoạt động tác nghiệp. Hoạt động đó rất đa dạng nhằm thích ứng với các tình huống khác nhau trong thực tiễn giáo dục, dạy học. Đào tạo giáo viên chỉ có hiệu quả khi đặt sinh viên vào thực tiễn nghề nghiệp đa dạng ở nhà trường phổ thông.Thực tiễn dạy học phải được mô hình hóa thành công cụ sư phạm để tổ chức sinh viên học nghề trong quá trình đào tạo. Mô hình dạy học phải có cấu trúc tương ứng với chuẩn nghề nghiệp giáo viên. Hệ thống bài tập tình huống là các công cụ thao tác để đào tạo năng lực nghề nghiệp cho sinh viên thích ứng với mô hình thực tiễn hoạt động giáo dục, dạy học ở nhà trường phổ thông. Hệ thống bài tập tình huống bám sát chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông (điều 6, tiêu chuẩn 3) [7] và được cụ thể hóa một lần nữa trong chuẩn đào tạo của ngành Sư phạm Sinh học của Trường Đại học Sư phạm [8]. b. Hệ thống bài tập tình huống đảm bảo tính hệ thống Vận dụng quan điểm hệ thống vào việc biên soạn hệ thống bài tập cho môn học thể hiện: - Hệ thống bài tập được cấu thành bởi các dạng bài tập hướng vào rèn luyện hai nhóm kĩ năng dạy học cơ bản là nhóm kĩ năng soạn bài và nhóm kĩ năng thể hiện bài giảng. Từ những nhóm bài tập rèn kĩ năng dạy học cơ bản lại chia thành các bài tập nhỏ hơn nhằm tập trung hơn cho các kĩ năng bộ phận. Các bài tập tình huống trong hệ thống bài tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bài tập trước là cơ sở, nền tảng thực hiện bài tập sau, bài tập sau là sự cụ thể hóa, củng cố vững chắc hơn bài tập trước. Toàn bộ hệ thống bài tập tình huống sẽ góp phần giúp sinh viên nắm vững kiến thức, hình thành và phát triển kĩ năng dạy học cơ bản [5]. - Hệ thống bài tập được phân bố mềm dẻo, phù hợp với từng chủ điểm nội dung môn Lí luận dạy học Sinh học. Sở dĩ có cách bố trí này là do vì có những bài tập sinh viên có thể giải quyết được trong phạm vi kiến thức một chương nhưng có nhiều kĩ năng đòi hỏi phải sử dụng kiến thức liên chương sinh viên mới giải quyết trọn vẹn vấn đề đặt ra của bài tập. c. Bài tập tình huống liên môn học phản ánh thực tiễn giảng dạy môn Sinh học ở trường phổ thông Với sinh viên, đối tượng chưa được tiếp xúc nhiều với các hoạt động dạy học thực tế, kinh nghiệm giảng dạy còn nghèo nàn thì việc giải quyết tình huống, phán đoán các phương án có thể xảy ra trong bài tập là điều hết sức cần thiết. Bài tập tình huống được xây dựng càng chân thực, xuất phát từ những tình huống giảng dạy thực tế môn Sinh học ở trường phổ thông sẽ càng đạt được giá trị cao. Sự kết hợp theo trật tự tuyến tính của bài tập tình huống môn Lí luận dạy học Sinh học (giúp sinh viên hiểu được bản chất quy luật chung của quá trình dạy học) và bài tập tình huống các môn Phương pháp dạy học Sinh học cụ thể (vận dụng quy luật chung của quá trình dạy học môn Sinh học vào từng bài cụ thể) tạo thành hệ thống bài tập tình huống liên môn. Hệ thống bài tập này, được giảng viên sử dụng thường xuyên trong suốt quá trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm (giảng dạy) cho sinh viên. 113
- Đinh Quang Báo, An Biên Thùy d. Bài tập tình huống đảm bảo phát huy tính tích cực của sinh viên Bài tập tình huống đảm bảo tính vừa sức. Bài tập tính huống phải được xây dựng từ dễ đến khó, từ những bài tập vận dụng theo mẫu đơn giản đến những bài tập vận dụng phức tạp cuối cùng là những bài tập đòi hỏi sự sáng tạo. Bài tập vừa sức sẽ kích thích được nhu cầu muốn giải quyết vấn đề của sinh viên. Hệ thống bài tập tình huống được xây dựng phải điển hình, không cần quá nhiều bài tập. Các bài tập với độ khó, phức tạp khác nhau sẽ kích thích sinh viên giải quyết vấn đề theo các cách khác nhau. Có thể thiết kế những bài tập tình huống bằng cách yêu cầu sinh viên tự đặt ra các tình huống và tự lực giải quyết tình huống. 2.1.2. Quy trình xây dựng hệ thống bài tập tình huống môn Lí luận dạy học Sinh học Quy trình biên soạn bài tập tình huống trong dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học là một trật tự tuyến tính bao gồm các giai đoạn, các bước chỉ dẫn quá trình thực hiện hoạt động từ khi bắt đầu đến khi kết thúc. Hệ thống bài tập được xây dựng theo một quy trình để dựa vào đó làm cơ sở xây dựng các bài tập tình huống cụ thể. Quy trình này trải qua bốn giai đoạn sau: Giai đoạn I: Xác định hệ thống bài tập tình huống Trước khi xây dựng hệ thống bài tập tình huống phải trả lời được các câu hỏi: Những kĩ năng dạy học nào có thể hình thành theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông? Những kĩ năng dạy học cơ bản nào có thể hình thành từ môn học và các chủ đề nội dung của môn học? Những loại bài tập tình huống nào có thể sử dụng để hình thành kĩ năng dạy học cơ bản đó? Bước I.1: Xác định các loại bài tập tình huống cơ bản tương ứng với kĩ năng dạy học cơ bản cần hình thành ở sinh viên: Căn cứ theo nguyên tắc (a, b, c) trong biên soạn bài tập và thực trạng các kĩ năng dạy học sinh viên còn yếu kém qua các năm học, có thể chia thành các dạng bài tập tình huống điển hình và vị trí phân bố trong môn Lí luận dạy học Sinh học như trong Bảng 1 [1]. Bảng 1. Các loại bài tập tình huống cơ bản hình thành kĩ năng dạy học môn Sinh học STT Loại bài tập tình huống Vị trí bài tập Nhóm kĩ năng soạn bài Chương 2: Nhiệm vụ dạy học 1 Bài tập tình huống rèn kĩ năng xác định mục tiêu bài học. Sinh học ở trường phổ thông. Bài tập tình huống rèn kĩ năng phân tích, xác định nội dung Chương 3: Nội dung dạy học Sinh 2 trọng tâm dạy học. học ở trường phổ thông. Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn, thiết kế và sử dụng Chương 4: Phương tiện dạy học 3 phương tiện dạy học. Sinh học ở trường phổ thông. Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn phương pháp dạy Chương 5: Phương pháp dạy học 4 học phù hợp. Sinh học ở trường phổ thông. Bài tập tình huống rèn kĩ năng nêu vấn đề cho bài học/chủ Chương 7: Các hình thức dạy học 5 đề. Sinh học ở trường phổ thông. Chương 6: Hình thành và phát 6 Bài tập tình huống rèn kĩ năng thiết kế hoạt động học tập triển khái niệm Sinh học. Chương 7: Các hình thức dạy học 7 Bài tập tình huống rèn kĩ năng củng cố bài học. Sinh học ở trường phổ thông. 8 Bài tập tình huống rèn kĩ năng trình bày bảng. Phần thực hành giảng. 9 Bài tập tình huống rèn kĩ năng quản lí nhóm học sinh. Phần thực hành giảng. 10 Bài tập tình huống rèn kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Phần thực hành giảng. 114
- Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học... Bước I.2: Phân tích các hành động cấu thành từng kĩ năng dạy học: Mỗi kĩ năng dạy học gồm nhiều hành động/ hành vi, trong đó mỗi hành động được xem như là chỉ báo chuẩn trong việc thực hiện kĩ năng dạy học tương ứng. Ví dụ: Kĩ năng xác định nội dung bài học gồm các hành vi chỉ báo: Phân tích đơn vị nội dung, xác định nội dung trọng tâm, thiết lập logic - cấu trúc nội dung bài học, biểu đạt logic nội dung bài học bằng các hình thức ngôn ngữ phù hợp. Giai đoạn II: Xây dựng hệ thống tư liệu để thiết kế bài tập tình huống Tư liệu nói chung là thứ vật chất con người dùng cho một hoạt động nhất định hoặc văn bản giúp cho tìm hiểu một vấn đề; Trong quá trình dạy học, tư liệu được hiểu là những tài liệu chứa đựng nội dung học tập dựa vào đó người dạy, người học có thể nghiên cứu, suy luận để đi đến một tri thức khoa học. Để có nguyên liệu thiết kế bài tập tình huống tư liệu cần được thu thập, chọn lọc và sắp xếp thành hệ thống. Bước II.1: Thu thập tư liệu thực tiễn Dựa vào phân loại các kĩ năng và cấu trúc từng kĩ năng để thu thập tư liệu. Đây là bước tạo “ngân hàng tư liệu” để thiết kế bài tập tình huống đa dạng về loại kĩ năng, loại hành động cấu trúc kĩ năng, về mục đích sử dụng để tổ chức sinh viên rèn luyện năng lực dạy học ứng với cấu trúc nội dung của học phần Lí luận dạy học Sinh học. Mục đích sử dụng đa dạng đòi hỏi tư liệu cũng đa dạng về nguồn thu thập, về hình thức biểu đạt (định dạng) như: - Xác định nguồn thu thập tư liệu. + Giáo viên dạy môn Sinh học; Sinh viên thực tập sư phạm; Sinh viên năm thứ ba, thứ tư trong các buổi thực hành tập giảng: Thu thập được tư liệu văn bản và tư liệu kĩ thuật số. + Cán bộ quản lí ở trường phổ thông: Thu thập chủ yếu là tư liệu văn bản. - Phương pháp thu thập: + Đối tư liệu văn bản: Giáo án - Tiến hành dự giờ tiết dạy của giáo viên/sinh viên. Sau tiết dạy thu và photo bài soạn của sinh viên. Giáo án sau đó được phân loại theo từng khối lớp, từng bài; Phiếu dự giờ đánh giá tiết dạy: Xin trực tiếp từ tổ trưởng chuyên môn và cán bộ quản lí sau tiết dự giờ, photo phiếu đánh giá tiết dạy và kẹp chung cùng bài soạn của giáo viên/ sinh viên. + Đối với tư liệu băng hình: Tiến hành ghi hình các tiết giảng của giáo viên và sinh viên. Băng hình được thu có thể là dạng ghi hình tiết dạy học khác nhau với các phương pháp khác nhau (phương pháp dùng lời, phương pháp hỏi đáp, phương pháp trực quan...); có thể tiết học sử dụng các phương tiện dạy học khác nhau (bảng đen phấn trắng, sử dụng công nghệ thông tin...) Những băng hình này sau đó được lưu trữ lại để tiện thao tác. Bước II.2: Chọn lọc tư liệu Sau khi thu thập, tư liệu cần được chọn lọc một lần nữa trước khi đưa và sử dụng. Tư liệu cần được thỏa mãn tiêu chuẩn về hình thức/kĩ thuật và nội dung (Bảng 2). - Tư liệu văn bản: Giáo án của giáo viên, sinh viên được sắp xếp, chọn lọc. Trong giáo án phải rất quan tâm đến các phần của bài soạn như: Cách thức trình bày mục tiêu bài học; Xác định nội dung trọng tâm, phương pháp dạy học; Cách thức đặt câu hỏi của giáo viên trong bài soạn, cách thức củng cố bài soạn; Hình thức giáo viên tổ chức cho học sinh bằng các hoạt động... Chú ý đến giáo án của giáo sinh còn bộc lộ nhiều thiếu sót. Tất cả những ưu điểm, nhược điểm này được đánh dấu và sắp xếp chi tiết cho dễ quản lí. 115
- Đinh Quang Báo, An Biên Thùy Bảng 2. Tiêu chuẩn của tư liệu dùng để thiết kế bài tập tình huống dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học Tư liệu Tiêu chuẩn Giáo án có hình thức Xác định mục tiêu bài học - Mục tiêu bài học thể hiện hài hòa, bố cục chặt được chuẩn kiến thức - kĩ năng; Mục tiêu phải rõ ràng, chẽ, thể hiện đầy đủ cụ thể, đo lường được, phù hợp với đối tượng học sinh. các nội dung, nêu Tư liệu văn Phương tiện, đồ dùng dạy học phù hợp với nội dung bài rõ tiến trình hoạt bản dạy. Nội dung dạy học: Chính xác, khoa học, logic; Nội động của giáo viên và dung đáp ứng mục tiêu bài học, có liên hệ thực tiễn hoặc học sinh; Giáo án có vận dụng thực tế; Kiến thức trong bài dễ hiểu, rõ trọng ứng dụng công nghệ tâm, phù hợp với khả năng của học sinh. thông tin. - Tiêu chuẩn về tổ chức hoạt động dạy học: Phương pháp dạy học đa dạng, phù hợp đặc trưng môn học và nội dung - Chất lượng hình kiến thức của bài, kích thích học sinh tự học, học sinh tích ảnh: Hình ảnh phải cực chủ động chiếm lĩnh tri thức (Học sinh được phát huy trung thực, rõ ràng, kinh nghiệm, hiểu biết của bản thân, được thao tác trên đủ ánh sáng, góc đồ dùng dạy học), giáo viên củng cố khắc sâu kiến thức quay làm nổi bật các cơ bản, hỗ trợ kịp thời học sinh có khó khăn trong quá Tư liệu đối tượng theo tiến trình tiếp thu bài học, Hệ thống câu hỏi có tính phân hóa, băng hình trình bài giảng. chú trọng khả năng vận dụng và kích thích tư duy của học - Âm thanh: Nổi bật, sinh; Giáo viên sử dụng phương tiện/đồ dùng dạy học hợp rõ ràng, hạn chế tối lí, hiệu quả, trình bày bảng rõ ràng, khoa học; Đảm bảo đa tạp âm, có thể thời lượng tiết học và phân bố thời lượng cho các hoạt nghe rõ lời nói của động hợp lí. giáo viên và học sinh - Tiêu chuẩn về tạo môi trường học tập thân thiện, tích cực trong lớp học. - Không chọn tình huống từ tư liệu quá đơn giản hoặc ngược lại. Yêu cầu - Không chọn tình huống nảy sinh trong tiết học mà nội dung chương trình không quy khác định hoặc đã giảm tải. - Tư liệu kĩ thuật số: Có hai cách xử lí khác nhau: + Cách 1: Giữ nguyên đoạn băng hình, hình ảnh bằng cách: Khi xem băng hình tùy vào nội dung của băng và mục tiêu cần thiết, khi thấy xuất hiện những tình huống tốt có thể trích dẫn những đoạn ngắn hay những đoạn dài đôi khi là cả một tiết học. Những đoạn băng hình này được chỉnh sửa thêm như dừng hình để xem một chi tiết, tắt phần âm thanh, có thể lồng tiếng cho đoạn băng để tránh tạp âm... Việc chỉnh sửa cũng phải thoả mãn yêu cầu là không được tự ý thay đổi nội dung trong băng hình. + Cách 2: Chuyển ngôn ngữ điện ảnh thành ngôn ngữ văn bản, trần thuật tình huống diễn ra trên đoạn băng hình/ hình ảnh. Để làm được điều này giảng viên sẽ phải xem nhiều lần đoạn băng hình để nhìn nhận, phân tích bài giảng trên nhiều khía cạnh khác nhau để nhằm “bật ra” các yêu cầu hợp lí cho bài tập. Bước II.3: Sắp xếp tư liệu thành hệ thống Tư liệu được sắp xếp thành hệ thống, thuận tiện cho việc biên soạn nội dung của bài tập tình huống. Giai đoạn III: Biên soạn bài tập tình huống Bước III.1: Thiết lập mối quan hệ cấu trúc của bài tập Khi đã có “ngân hàng” tư liệu thì bước này là gia công tư liệu thành bài tập, nghĩa là thành 116
- Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học... đối tượng hành động của sinh viên. Giảng viên phải thiết lập được mối quan hệ hợp lí của hai yếu tố cấu trúc trong bài tập là những cái đã biết (ẩn chứa trong tư liệu) và điều cần tìm (mục tiêu của bài tập tình huống). Có nhiều cách để thiết lập bài tập dựa trên nguồn tư liệu: + Cách 1: Cái đã biết là những tình huống mẫu tốt thì điều cần tìm là yêu cầu đòi hỏi sinh viên bình luận được phương án giải quyết trong tình huống, phải tìm được cách thức hoạt động để có kết quả tốt đó. + Cách 2: Cái đã biết là những tình huống mẫu chưa tốt thì điều cần tìm là yêu cầu đòi hỏi sinh viên phê phán được phương án giải quyết trong tình huống, đề xuất được phương án giải quyết mới hơn. + Cách 3: Cái đã biết là hai hoặc nhiều phương án giải quyết vấn đề của các giáo viên, điều cần tìm là phê phán, so sánh các phương án giải quyết, lựa chọn hoặc đề xuất phương án giải quyết mới tốt hơn. Dù bài tập được thiết lập theo cách nào thì cũng cần phải mã hóa tư liệu như sau: - Phân tích nội dung tư liệu theo khả năng có thể tạo ra các tình huống lí luận dạy học khác nhau. Việc phân tích này làm bộc lộ khả năng thiết kế các bài tập, mã hoá được nội dung cần phải tổ chức cho sinh viên tìm tòi tức là tìm ra điểm “mấu chốt” là mâu thuẫn cần giải quyết của bài tập. Bảng 3. Hệ thống tư liệu thực tiễn dùng trong biên soạn bài tập tình huống môn Lí luận dạy học Sinh học Loại tư liệu Tư liệu Loại bài tập tình huống Giáo án môn Sinh học của giáo viên phổ Bài tập tình huống rèn kĩ năng xác định thông, giáo sinh thực tập. mục tiêu bài học. Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch Bài tập tình huống rèn kĩ năng xác định nội dạy học. dung dạy học. Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn, dạy học, băng ghi hình. thiết kế và sử dụng phương tiện dạy học. Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch Bài tập tình huống rèn kĩ năng lựa chọn Tư liệu văn dạy học, băng ghi hình. phương pháp dạy học phù hợp. bản Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch Bài tập tình huống rèn kĩ năng vào bài, dạy học, băng ghi hình. chuyển ý. Giáo án môn Sinh học của giáo viên phổ Bài tập tình huống rèn kĩ năng thiết kế hoạt thông, giáo sinh thực tập. động học tập. Giáo án, phiếu nhận xét dự giờ, kế hoạch Bài tập tình huống rèn kĩ năng củng cố bài dạy học. học. Bài tập tình huống rèn kĩ năng trình bày Băng hình, hình ảnh bài giảng. bảng. Bài tập tình huống rèn kĩ năng quản lí Tư liệu kĩ Băng hình bài giảng, giáo án. nhóm học sinh. thuật số Bài tập tình huống rèn kĩ năng sử dụng Băng hình dạy học, giáo án. ngôn ngữ khi giảng bài. - Từ khả năng mã hoá nội dung đó, căn cứ vào bài giảng để chọn các tình huống để thiết kế bài tập sao cho kết quả khi giải bài tập đó sinh viên góp phần hoàn thành mục tiêu môn học. - Sử dụng các yếu tố thời gian, không gian, địa điểm, văn phong tường thuật để kết nối các dữ kiện. Như vậy, từ “ngân hàng” tư liệu có thể thiết kế nhiều bài tập để tổ hợp theo các cách khác nhau tương ứng với các mục tiêu bài giảng khác nhau. Để có “ngân hàng” tư liệu đa dạng, phong 117
- Đinh Quang Báo, An Biên Thùy phú mã hoá nhiều nội dung Lí luận dạy học Sinh học thì khi thu thập tư liệu phải lựa chọn sao cho ở đó có nhiều “pha hành động” tác nghiệp của giáo viên. Bước III.2: Soạn bài tập: Bài tập phải được gọt giũa bằng các thuật ngữ khoa học. Sử dụng đúng các động từ trong phần yêu cầu của bài tập theo đúng mục tiêu của dạng bài tập tình huống; Ngôn ngữ thể hiện trong bài tập đơn giản, trong sáng; Bài tập có nội dung dài vừa phải trong đó cần phải tường minh yêu cầu nào sinh viên phải thực hiện. Giai đoạn IV: Đánh giá hệ thống bài tập tình huống Bước IV.1: Đánh giá sơ bộ bài tập tình huống. Bài tập bản chất là phương tiện dạy học do đó phải thỏa mãn các tiêu chí: Tính khoa học - sư phạm (chính xác, cơ bản, hệ thống, sư phạm), tính thực tiễn (có tính xác thực, khách quan của nghề nghiệp), tường minh mối quan hệ hài hòa giữa thông tin đã biết và yêu cầu cần tìm), tính thiết thực (giá trị sử dụng để tổ chức dạy học học phần theo tiếp cận phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên). Đối tượng đánh giá: Giảng viên biên soạn bài tập, giảng viên giảng dạy môn Phương pháp dạy học Sinh học. Bước IV.2: Đánh giá bài tập sau khi sử dụng. Sau khi đánh giá sơ bộ, bài tập sẽ được chỉnh sửa và bước vào giai đoạn đánh giá chính thức thông qua ý kiến thăm dò của sinh viên về bài tập, đánh giá kết quả học tập của sinh viên do tác động của bài tập đem lại. Cuối cùng, giảng viên nên xem xét chỉnh sửa lại lần cuối để hoàn chỉnh hệ thống bài tập tình huống cho môn học. 2.1.3. Ví dụ minh họa Ví dụ 1: Bài tập tình huống rèn kĩ năng sử dụng phương tiện dạy học (dùng trong dạy học chương Phương tiện dạy học Sinh học ở trường phổ thông) được xây dựng dựa trên tư liệu băng hình là đoạn phim giáo viên dạy phần II - Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật - Sinh học 11 [4]. Một giáo viên khi đã sử dụng hình 34.3 trang 136 - SGK Sinh học 11 để dạy phần II - Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật - Bài 34: Sinh trưởng ở thực vật. 1. Theo anh (chị) Hình 34.3 trang 136 - SGK Sinh học 11 có tác dụng dạy phần kiến thức gì? 2. Quan sát đoạn băng hình giáo viên dạy phần II - Sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp ở thực vật, nhận xét cách phân tích Hình 34.3 của giáo viên để làm sáng tỏ các giai đoạn trong sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây? 3. Để học sinh tự lực rút ra kiến thức về sinh trưởng sơ cấp và thứ cấp của cây hai lá mầm giáo viên nên chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt như thế nào giúp học sinh làm việc độc lập với SGK? Ví dụ 2: Bài tập tình huống rèn kĩ năng dạy học kiến thức khái niệm - Virut (dùng trong dạy học chương VII: Hình thành và phát triển khái niệm Sinh học) được xây dựng dựa trên giáo án của giáo viên soạn bài 29: Cấu trúc các loại virut - Sinh học 10 (CTC) [3]. Một giáo viên đã dùng thí nghiệm phát hiện ra virut của Ivannopxki (1892) để tổ chức cho học sinh hình thành khái niệm virut - Bài 29: Cấu trúc các loại virut. 1. Trình bày thí nghiệm phát hiện virut của Ivannopxki (1892)? Chỉ ra luận điểm quan trọng nhất trong thí nghiệm đủ để chứng minh virut có kích thước siêu nhỏ, có đời sống kí sinh nội bào bắt buộc? 2. Từ thí nghiệm vừa trình bày, để làm bộc lộ những dấu hiệu thuộc tính bản chất của virut giáo viên cần chuẩn bị hệ thống câu hỏi nêu vấn đề như thế nào? 118
- Quy trình thiết kế hệ thống bài tập tình huống để tổ chức dạy học môn Lí luận dạy học Sinh học... 3. Kết luận Việc đề ra nguyên tắc và quy trình biên soạn hệ thống bài tập tình huống có ý nghĩa quan trọng trong việc định hướng giảng viên tự lực biên soạn bài tập từ nguồn tư liệu thực tiễn. Để bài tập tình huống hướng vào hình thành kĩ năng dạy học cơ bản cho sinh viên đòi hỏi người dạy phải nắm chắc chuẩn nghề nghiệp giáo viên trung học phổ thông, chương trình đào tạo, nội dung môn học, nội dung và chương trình Sinh học ở phổ thông, có ý thức thu thập tư liệu thực tiễn. Thực tế trong giảng dạy môn Lí luận dạy học Sinh học, khi sử dụng bài tập tình huống cho thấy sinh viên hứng thú hơn với môn học và bước đầu hình thành một số kĩ năng giảng dạy cơ bản. Tuy vậy, để khẳng định thêm giá trị dạy học bằng bài tập tình huống, cần phải áp dụng trên phạm vi lớn hơn (ở các Trường Đại học Sư phạm đào tạo hệ cử nhân Sư phạm Sinh học) trong thời gian sắp tới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 2003. Lí luận dạy học Sinh học (Phần Đại cương). Nxb Giáo dục. [2] Phan Đức Duy, 1999. Sử dụng bài tập tình huống sư phạm để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng dạy học Sinh học. Luận án Tiến sĩ giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.64. [3] Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Phạm Văn Lập (Chủ biên), Trần Dụ Chi, Trịnh Nguyên Giao, Phạm Văn Ty, 2010. Sinh học 10. Nxb Giáo dục, tr.114-118. [4] Nguyễn Thành Đạt (Tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (Chủ biên), Nguyễn Như Khanh, 2008. Sinh học 11. Nxb Giáo dục, tr.134-138. [5] Vũ Thị Nguyệt, 2009. Xây dựng và sử dụng hệ thống bài tập tình huống học phần Lí luận dạy học ở trường Cao đẳng Sư phạm. Luận án Tiến sĩ giáo dục học. Viện khoa học Giáo dục Việt Nam, tr.63-66. [6] Trịnh Đông Thư, 2007. Sử dụng bài tập để rèn luyện cho sinh viên kĩ năng soạn bài Sinh học. Luận án Tiến sĩ giáo dục học. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, tr.19. [7] Thông tư số 30/2009/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 10 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định Chuẩn nghề nghiệp giáo viên Trung học cơ sở và Trung học phổ thông. [8] Dự thảo Quy chế đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong đào tạo giáo viên phổ thông năm 2013 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. ABSTRACT The process of designing a system of situational exercises to be used in the bachelor level teacher training program that will enhance the teaching of biological theories There is an increasing trend to use situational exercises in the teachers’ training program at pedagogical colleges and universities. A good situational exercise must not only stem from a teaching processes which is "alive" but also be presented in "doses" so that learners are aware of certain requirements of the problems in order to resolve the overall situation. Situational exercises do not exist singly but are presented in an exercise system that lends itself to reasonable management to achieve various teaching aims, purposes and objectives of the lectures. Within the scope of this article, we would like to mention the principles and the process of compiling situational exercises for the teaching of Biological theories. 119
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Hướng dẫn thiết kế hệ thống cấp nước tập trung quy mô nhỏ
39 p | 285 | 102
-
Giáo trình quy hoạch và thiết kế hệ thống thủy lợi - Chương 9
43 p | 337 | 98
-
Giáo trình thiết kê hệ thống thoát nước : Những vấn đề cơ bản về thiết kế hệ thống thoát nước
19 p | 250 | 97
-
MẠNG LƯỚI CẤP THOÁT NƯỚC - CHƯƠNG 3 MÔ HÌNH HÓA & THIẾT KẾ HỆ THỐNG CẤP NƯỚC
12 p | 144 | 26
-
MẠNG LƯỚI CẤP THOÁT NƯỚC - CHƯƠNG 1 CHẤT LƯỢNG HỆ PHÂN PHỐI NƯỚC & THIẾT BỊ
13 p | 92 | 10
-
Giáo trình hình thành quy trình phân tích nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động khép kín p4
5 p | 93 | 7
-
Quy trình xây dựng hệ thống bài thực hành theo định hướng phát triển năng lực thực hành sinh học cho học sinh chuyên sinh lớp 11
9 p | 75 | 6
-
Bài giảng Thiết kế hệ thống sấy các sản phẩm thực phẩm: Chương 2 - Chọn lựa quá trình, công nghệ sấy và phương pháp thiết kế hệ thống sấy
10 p | 15 | 6
-
Giáo trình phân tích quy trình nghiên cứu cấu tạo của hệ thống ứng dụng mạch từ p5
10 p | 63 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình nghiên cứu cấu tạo của hệ thống ứng dụng mạch từ p1
9 p | 72 | 5
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động khép kín p4
5 p | 59 | 3
-
Điều tra, đánh giá hiện trạng hệ thống cấp thoát nước bên trong công trình dân dụng tại thành phố Đà Nẵng
5 p | 26 | 3
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động khép kín p3
5 p | 46 | 2
-
Thiết kế hệ thống đo và điều khiển để nghiên cứu và tối ưu hóa thiết bị tạo khí nitơ sử dụng chu trình hấp phụ áp suất thay đổi
7 p | 57 | 2
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động khép kín p2
5 p | 44 | 2
-
Cơ sở khoa học xác định mô hình mưa tiêu thiết kế theo TCVN 10406:2015
8 p | 43 | 2
-
Giáo trình phân tích quy trình ứng dụng nguyên lý hoạt động của hệ thống tự động khép kín p1
5 p | 62 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn