intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen UYEN | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

144
lượt xem
33
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Thuật ngữ Quản lý bệnh tổng hợp: Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để quản lý bệnh. Huanglongbin (HLB) là tên gọi quốc tế của bệnh Vàng lá greening. Phòng chống tái nhiễm: Là sử dụng các biện pháp để phòng chống sự lây bệnh HLB đến vườn trồng bằng cây giống CCM sạch bệnh. RCC: Rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh Huanglongbin từ cây bệnh sang cây sạch bệnh. CCM: Cây có múi là tất cả các cây cam, quít, chanh, bưởi, hạnh. 2. Đặc điểm của bệnh HLB 2.1 Lịch sử về bệnh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam

  1. Quy trình tổng hợp quản lý bệnh HuangLongbin trên cây có múi ở Việt Nam
  2. 1. Thuật ngữ Quản lý bệnh tổng hợp: Là sử dụng phối hợp nhiều biện pháp để quản lý bệnh. Huanglongbin (HLB) là tên gọi quốc tế của bệnh Vàng lá greening. Phòng chống tái nhiễm: Là sử dụng các biện pháp để phòng chống sự lây bệnh HLB đến vườn trồng bằng cây giống CCM sạch bệnh. RCC: Rầy chổng cánh là côn trùng truyền bệnh Huanglongbin từ cây bệnh sang cây sạch bệnh. CCM: Cây có múi là tất cả các cây cam, quít, chanh, bưởi, hạnh. 2. Đặc điểm của bệnh HLB 2.1 Lịch sử về bệnh HLB Bệnh HLB xuất hiện từ năm 1894 tại Trung Quốc, được báo cáo tại Nam Phi vào năm 1947 mặc dù người ta đã biết được bệnh này từ năm 1929. Bệnh này được gọi bằng những tên gọi khác nhau ở những quốc gia khác nhau như Huanglungbin hay vàng đọt ở Trung Quốc, likubin ở Đài Loan, vàng đốm lá ở Philippine, vàng lá chết nhanh ở Ấn Độ. Ở Việt Nam, từ lâu bệnh Vàng lá greening, Vàng lá gân xanh, vàng bạc, bệnh bạc lạt, bệnh vàng
  3. lá chè... và hiện được các nhà khoa học gọi là bệnh Huanglongbin. Bệnh HLB xuất hiện ở Việt Nam đã rất lâu nhưng đến giai đoạn cuối những năm 1960 đầu 1970 tốc độ lây lan bệnh mới lên cao do việc nhân giống không thận trọng và mãi đến sau 1975 nguyên nhân dịch bệnh HLB mới được xác định rõ ràng. 2.2 Sự nguy hại của bệnh HLB Theo thống kê của FAO, từ những năm 1995 bệnh HLB đã lan rộng trên 50 quốc gia và đe dọa nghiêm trọng đến nguồn gen cây có múi ở Châu phi và Châu á. Người ta ước tính bệnh đã tàn phá hơn 60 triệu cây trên cả 2 lục địa này. Ở Việt Nam, bệnh đã làm chết hàng loạt vườn cây có múi từ Bắc vào Nam.Vào những thập niên 1970-1980 các vườn cam ở miền Bắc bị tàn phá nặng nề, các khu cam Sành Bố Hạ, quýt Hanh Phú Bình không còn nữa. Ở Phía Nam, bệnh bùng phát và lây lan mạnh từ những năm 1994 và theo ước tính chỉ riêng huyện Châu Thành, Cần Thơ, thiệt hại khoảng 1 tỷ đồng vào năm 1994. Và dựa vào diện tích cây có múi của ĐBSCL cùng với giá trị hiện tại của CCM, ước tính thiệt hại của ĐBSCL mỗi năm khoảng 180 tỷ đồng.
  4. 2.3 Tác nhân gây bệnh Có 2 loại vi khuẩn gây bệnh HLB là vi khuẩn dòng Châu á Candidatus Liberibacter asiaticus và vi khuẩn dòng Châu phi Candidatus Liberibacter africanus. Ở Việt Nam do Candidatus Liberibacter asiaticus gây ra. Vi khuẩn này có bề dày vỏ khoảng 25 mm với 3 lớp của vi khuẩn gram âm. Vi khuẩn này có 2 dạng: dạng dài và dạng hình cầu, dạng dài có chiều dài từ 1-4 mm, đường kính 0,15-0,3mm và dạng hình cầu có đường kính 0,1mm. 2.4 Tác nhân và nguyên nhântruyền bệnh Bệnh HLB lây lan qua 2 con đường là nhân giống vô tính và qua côn trùng truyền bệnh. Do vi khuẩn gây bệnh nằm trong mô libe của cây cho nên khi nhân giống từ cây mẹ đã mang mầm bệnh thì cây con sẽ bị bệnh. Mầm bệnh nằm trong mắt ghép hay nằm trong cành chiết sẽ thể hiện triệu chứng từ 8 đến 15 tháng sau khi trồng. Trong trường hợp này, triệu chứng bệnh sẽ thể hiện tương đối đều trên 4 phía của cây. Côn trùng truyền bệnh HLB là rầy chổng cánh Diaphorina citri Kuwayama và Trioza erytrea Del Guercio. Ở Việt nam đó là RCC Châu á Diaphorina citri Kuwayama.
  5. RCC thuộc nhóm côn trùng chích hút, biến thái không hoàn toàn. Thành trùng có kích thước 3,2 - 3,5 mm, màu nâu xám, có 9 đến 10 đốt râu màu nâu đỏ, đầu có 2 mảnh nhọn nhô ra phía trước. Cánh xếp thành hình mái nhà, đầu trút xuống, cánh chổng lên, khi đậu thân nghiêng tạo thành một góc 30-450 so với mặt lá (vì vậy mới có tên gọi là rầy chổng cánh). Thành trùng cái sau khi vũ hóa 7-8 ngày thì bắt cặp. Khả năng đẻ trứng của mỗi con rầy cái là 800-900 trứng. Vòng đời của RCC với điều kiện nhiệt độ và ẩm độ của Việt Nam (30,9 0C, ẩm độ 73,7%) có thời gian trung bình là 28 ngày. Ký chủ của RCC là tất cả các cây trong họ cam quýt và đặc biệt là các cây cảnh nguyệt quới, cần thăng, kim quít là cây mà RCC ưa thích nhất. Thiên địch của Rầy chổng cánh: thiên địch của RCC là các loại bọ rùa, nấm ký sinh, kiến vàng. Trong đó có 2 loài quan trọng nhất là ong Tamarixia radiata và Diaphorencyrtus aligarhensis. Ong ký sinh ở giai đoạn ấu trùng của rầy, chủ yếu từ tuổi 3-tuổi 5. Trong đó, ong Tamarixia radiata là nội ký sinh sống bên trong cơ thể rầy chổng cánh khi trưởng thành chui ra ở phần lưng bụng của ấu trùng và ong Diaphorencyrtus aligarhensis là ngoại ký sinh khi trưởng thành sẽ chui ra ở lưng ngực của ấu trùng.
  6. Các loại bọ rùa như: Curinus coralus, Coccinella sp, Harmonia axyridis...cũng là thiên địch. Nấm kí sinh trên rầy phát triển mạnh trong các tháng mưa nhiều, ẩm độ cao. 2.5 Triệu chứng bệnh Cây bệnh nhiễm từ cây giống có triệu chứng ban đầu là lốm đốm trên lá, đây là triệu chứng điển hình (dù bệnh không có triệu chứng đặc thù), trong khi cây bệnh do tái nhiễm (do rầy chổng cánh mang nguồn bệnh đến chích hút làm lây nhiễm), triệu chứng bệnh có thể xuất phát trước tiên từ phía nhánh cây rầy tấn công trước, sau đó mới lan cả cây hoặc các cây ở ngoài bìa mé xuất hiện trước sau đó mới lây cả vườn. Ngoài triệu chứng vàng lốm đốm, còn có các triệu chứng khác trên lá, có thể mô tả như sau: - Triệu chứng vàng lốm đốm: thịt lá bị vàng, các đốm xanh đậm vẫn còn, nằm đối xứng trên phiến lá. - Triệu chứng trên lá già: lá bị dày lên, nhám, gân lồi, sần sùi và hóa bần (nâu đen).
  7. Các triệu chứng như thiếu kẽm (vàng lá gân xanh), thiếu Mangan (vàng lốm đốm cân đối 2 bên gân, diện tích lá không bị giảm), thiếu Manhê (vàng từ ngoài bìa lá vào, thường còn sót lại màu xanh dạng chữ V ở đáy lá) là các dạng triệu chứng do bệnh làm cây không hấp thu được vi lượng gây ra. Triệu chứng thiếu kẽm do bệnh HLB rất trội và phổ biến trong các giống CCM. -Triệu chứng trên trái và hạt: cây bệnh có trái méo mó, nhỏ, khi chẻ dọc tâm trái bị lệch, hạt bị nhỏ, lép và đen, không sinh trưởng phát triển tốt. 2.6 Nguồn bệnh và sự lây lan -Nguồn bệnh HLB chính: là những cây đầu dòng mang bệnh được sử dụng trong khi nhân giống bằng phương pháp chiết ghép. -Nguồn gây bệnh còn là nguồn vi khuẩn mà cơ thể RCC đã mang mầm bệnh sau khi đã chích hút đọt non của cây đã nhiễm bệnh. Ấu trùng tuổi 4, 5 và thành trùng RCC có khả năng truyền bệnh cho cây. Sau khi tiếp xúc với cây bệnh từ 15 đến 30 phút đủ để cho vi khuẩn đi vào cơ thể của rầy, vi khuẩn sẽ nhân lên ở bên trong cơ thể của rầy (thời gian ủ bệnh từ 1-2 ngày) và tồn tại suốt đời sống của côn trùng nhưng không truyền qua thế hệ
  8. sau. Và khi rầy có mang vi khuẩn gây bệnh HLB chỉ cần tiếp xúc với cây 1 giờ thì đã truyền được bệnh cho cây. -Nguồn bệnh: là cây/vườn cây nhiễm bệnh trong vùng không được cách ly và là nguồn thức ăn cho RCC. 3. Phòng trừ tổng hợp Quản lý tổng hợp bệnh Huanglongbin và quản lý chống tái nhiễm bệnh bao gồm các biện pháp sau đây: 3.1 Biện pháp giống: Trồng cây giống sạch bệnh: cây giống sạch bệnh không phải là cây giống kháng bệnh nhưng được sản xuất từ cây đầu dòng sạch bệnh có nguồn gốc và được xác nhận sạch bệnh. Cây giống sạch bệnh được sản xuất từ cây đầu dòng So vi ghép và indexing bệnh âm tính theo qui trình sản xuất và quản lý theo tiêu chuẩn ngành trong nhà lưới 2 cửa. 3.2 Biện pháp dự báo và môi trường: -Sử dụng bẫy màu vàng: Bẫy màu có khả năng thu hút rầy trưởng thành vào bẫy, mùa nắng màu vàng có hiệu lực cao, màu vàng nâu có hiệu
  9. lực khi trời nhiều mây và mưa; song mưa nhiều có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng vào bẫy của rầy. -Trồng cây Nguyệt quới, ký chủ ưa thích của rầy để nắm được sự xuất hiện của rầy -Không trồng cây sạch bệnh trong ổ dịch không được cách ly -Chặt bỏ cây bệnh trong vườn/trong vùng là biện pháp làm ""sạch"" môi trường và an toàn cho việc phòng chống tái nhiễm. Lưu ý trước khi chặt bỏ cây bệnh, cần phun thuốc trừ rầy để tránh rầy bay qua cây khác và tiếp tục lây lan bệnh. 3.3 Biện pháp cơ học -Tỉa cành có triệu chứng nghi ngờ bệnh. Đốn bỏ cây bệnh để loại bỏ mầm bệnh trong vườn triệt để hơn. -Đối với gốc ghép mạnh như giống chanh Volkameriana, đọt non có thể ra nhiều, cần tỉa bớt đọt non, chỉ chừa lại 2-3 chồi mà thôi. 3.4 Biện pháp canh tác -Kỹ thuật canh tác trong vườn CCM hợp lý sẽ làm cho cây khỏe mạnh, tăng tính chống chịu, do đó cần chú ý bón phân hợp lý, mật độ gieo
  10. trồng thích hợp, xen canh, quản lý nước, chăm sóc cỏ dại, thời điểm và cách thu hoạch thích hợp. -Tỉa cắt cành điều khiển các đợt ra đọt non tập trung từ 3-4 đợt/năm để có thể quản lý sự xuất hiện của rầy trong vườn. -Trồng cây chắn gió: vườn cần trồng cây chắn gió sử dụng các loại như: bạch đàn, so đũa.... tùy địa phương nhằm tránh được các cơn gió bão mạnh làm mang đến nguồn RCC lây lan bệnh. 3.5 Biện pháp hóa học -Thời điểm phun thuốc: Cần phải phun thuốc trừ RCC tập trung vào các đợt cây ra đọt non từ 1-5 cm vì RCC rất thích chích hút đọt non của cây, và phải phun thuốc sau những cơn giông mạnh vì gió mạnh có thể đưa rầy từ nơi khác đến,..... -Loại thuốc, liều lượng sử dụng: (Qui ra hàm lượng thuốc trên 1 đơn vị diện tích). Nên sử dụng luân phiên, để tránh lờn thuốc, các loại thuốc sau: Applaud 10 WP 8g / bình 8 lít, Applaud mipc 12 g/ bình 8 lít, Trebon 10 EC 8 cc / bình 8 lít, Bassa 50 EC 16 cc/ bình 8 lít, Actara 25 WG 1 g/ bình 8 lít, Confidor 10EC 4 cc/ bình 8 lít, Mospilan 3 EC phun 8-12 cc/ bình 8 lít.
  11. Hoặc sử dụng dầu DC Tron Plus nồng độ 0,5-1 %, phun phủ đều khắp tán cây. -Số lần phun: Phải phun thuốc trừ rầy từ 6-7 đợt trong 1 năm, thường nhất là trong mùa mưa, đọt non ra nhiều, rầy sinh sản nhiều. 3.6 Biện pháp sinh học -Bảo vệ và phát triển thiên địch của rầy chổng cánh: các loài ong kí sinh, kiến vàng, bọ rùa cần được bảo vệ. Khi mật số thiên địch trong vườn cao sẽ làm giảm mật số của rầy chổng cánh. Kiến vàng trong vườn cũng làm trứng RCC và các loài sâu hại khác cũng được phòng trừ tốt. Luôn sử dụng thuốc hóa học, phun thuốc đúng cách để bảo vệ thiên địch. Nếu có điều kiện, nuôi và phóng thích các loài thiên địch trong vườn. -Trồng cây "bẫy": RCC có ký chủ ưa thích nhất là cây Nguyệt quế (Murraya paniculata), do đó có thể trồng cây này ở các góc vườn để làm bẫy cây thu hút rầy và dùng thuốc xịt trên cây để phòng trị rầy. Ngoài ra, do rầy không truyền bệnh cho trứng nên đây cũng là biện pháp “sạch hóa” quần thể rầy. Tuy nhiên, nếu không nắm kỹ thuật tốt thì biện pháp sử dụng cây Nguyệt quới sẽ không có kết quả tốt.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2