intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quy trình tuyển chọn và nhân giống hồng Quản Bạ tại Hà Giang

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

11
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Quy trình tuyển chọn và nhân giống hồng Quản Bạ tại Hà Giang" trình bày sơ đồ tuyển chọn cây đầu dòng và nhân giống hồng Quản Bạ; Phương pháp tuyển chọn cây đầu dòng hồng Quản Bạ; Phương pháp nhân giống hồng Quản Bạ tại Hà Giang. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quy trình tuyển chọn và nhân giống hồng Quản Bạ tại Hà Giang

  1. QUY TRÌNH TUYỂN CHỌN VÀ NHÂN GIỐNG HỒNG QUẢN BẠ TẠI HÀ GIANG * Nguồn gốc xuất xứ: Kết quả Nhiệm vụ: Khai thác và phát triển nguồn gen hồng Hạc Trì - Phú Thọ, hồng Quản Bạ - Hà Giang và hồng Điện Biên - Điện Biên * Đối tượng và phạm vi áp dụng: - Tuyền chọn cây đầu dòng hồng Quản Bạ - Nhân giống hồng Quản Bạ bằng phương pháp ghép * Nội dung của quy trình: 1. Sơ đồ tuyển chọn cây đầu dòng và nhân giống hồng Quản Bạ + Sơ đồ tuyển chọn như sau: Đánh giá hình thái, Đánh giá năng suất Đánh giá chất lượng sinh trưởng Lập hồ sơ công nhận cây đầu dòng Nhân giống tạo vườn giống gốc Nhân giống phục vụ sản xuất 1
  2. 1. Phương pháp tuyển chọn cây đầu dòng hồng Quản Bạ 1.1. Tiêu chuẩn tuyển chọn cây đầu dòng hồng Quản Bạ Chỉ tiêu Yêu cầu cần đạt 1. Đặc điểm hình thái: Mang đặc điểm đặc thù của giống hồng Quản Bạ Cây thân gỗ lâu năm, có dạng tán hình dù (hồng - Dạng cây: Quản Bạ) và hình tháp (hồng Yên Minh) Lá dạng thuôn, đầu lá nhọn, không xẻ thuỳ. Cuống lá - Hình thái lá: tím đậm, đều màu (hồng Quản Bạ) hoặc tím nhạt (hồng Yên Minh) - Hình thái hoa: Hoa nhỏ, ra ở nách lá, hoa đơn 4 cánh màu vàng nhạt Hồng Quản Bạ: Hơi tròn, 4 rãnh nông, đáy quả hơi - Hình thái quả nhọn Hồng Yên Minh: Hơi tròn, 4 rãnh sâu, đáy quả bằng. 2. Tuổi cây: Trên 10 năm Sức sinh trưởng khoẻ, xanh tốt, không bị nhiễm bệnh 3. Sinh trưởng: virus 4. Năng suất quả: ≥ 45 kg/cây/năm 5. Hình thái và chất lượng quả - Màu sắc thịt quả: Vàng nhạt - Độ đồng đều về hình dạng, 80 kích thước quả (%): - Khối lượng trung bình quả >35 (gr): - Tỷ lệ phần ăn được (%): >85 - Số hạt/quả 0 hạt - Hương vị: Giòn, ngọt - Độ Brix: 20 - 22 1.2. Các bước tiến hành tuyển chọn cây đầu dòng hồng Quản Bạ - Bước 1: Căn cứ vào kết quả phỏng vấn hộ nông dân về năng suất các vụ quả trước kết hợp đánh giá trực tiếp các đặc điểm hình thái, sinh trưởng trên đồng ruộng, xác định nhóm cá thể ưu tú B1, bao gồm các cá thể đúng giống, sinh trưởng khoẻ, năng suất ổn định và đạt yêu cầu tuyển chọn, không nhiễm các loại sâu bệnh hại nguy hiểm. - Bước 2: Tiếp tục đánh giá một số chỉ tiêu sinh trưởng, năng suất, chất lượng nhóm cá thể B1 trọng vụ quả tuyển chọn, lựa chọn nhóm cá thể ưu tú B2, thoả mãn các tiêu chuẩn tuyển chọn cây đầu dòng đã đề ra ở bước 1. - Bước 3: Phân tích thành phần sinh hoá nhóm cá thể B2, chọn ra các cá thể ưu tú nhất. Lập hồ sơ đề nghị công nhận cây đầu dòng. 2
  3. 3. Phương pháp nhân giống hồng Quản Bạ tại Hà Giang 3.1. Chọn địa điểm và thiết kế vườn ươm Khu đất xây dựng vườn ươm phải bằng phẳng, có độ dốc nhỏ hơn 5o và tiêu thoát nước tốt. Cây hồng giai đoạn vườn ươm rất mẫn cảm với nấm bệnh, nếu có điều kiện về đất đai, nên bố trí ươm cây trên nền đất mới (đất trước đó không sử dụng để gieo ươm cây giống), tránh lây nhiễm mầm bệnh tồn dư trong đất. Hoặc có các biện pháp khử trùng đất như: Phơi đất, rắc vôi và phun các loại thuốc diệt nấm như: Aliette 20 WP nồng độ 1%, Rhidomil 68 WG nồng độ 0,2%, Viben C 50 WP nồng độ 0,2%… Đất làm vườn ươm phải có kết cấu tốt, tầng canh tác dầy, màu mỡ, có khả năng giữ nước và thoát nước tốt. Thiết kế vườn vươm gồm các khu: khu gieo ươm cây gốc ghép, khu ra ngôi và nhân giống, khu đảo cây và huấn luyện cây con trước khi xuất vườn. 3.2. Phương pháp gieo ươm hạt gốc ghép - Thời vụ gieo ươm: + Vụ đông (vụ chính): Nhiệt độ trung bình các tháng vụ đông tại Hà Giang tương đối thấp, do đó việc gieo ươm hạt gốc ghép cần tiến hành sớm và đầu tháng 11 dương lịch + Vụ xuân: Tháng 3 dương lịch - Phương pháp gieo ươm: gieo trên luống đất + Yêu cầu về đất gieo hạt: Đất gieo hạt là đất mới (chưa sử dụng cho gieo ươm cây giống) và không lẫn tạp hữu cơ, tránh lây nhiễm mầm bệnh. + Thiết kế luống: Đối với cây hồng, cần lên luống cao 25 - 30 cm, mặt luống rộng 0,8 - 1,0 m, khoảng cách giữa các luống 30 cm. + Xử lý hạt giống: Hạt giống hồng cần được loại bỏ các tạp chất bao gồm cả phần vỏ hạt còn sót lại. Ngâm hạt trong nước ấm 540C (3 sôi 2 lạnh) trong 12h, sau đó vớt hạt ra, để ráo nước trước khi xử lý nấm bệnh. Ngâm hạt trong dung dịch thuốc trừ nấm (Aliette 20 WP nồng độ 1%, Rhidomil 68 WG nồng độ 0,2%, Viben C 50 WP nồng độ 0,2%…) trong thời gian 60 phút, vớt hạt đem gieo. + Cách gieo hạt: Hạt được vãi đều trên mặt luống, đảm bảo các hạt không chồng lên nhau. Độ sâu lấp hạt từ 1 - 3 cm. Sau khi gieo, pha dung dịch thuốc trừ nấm theo nồng độ khuyến cáo, tưới đều trên bề mặt luống + Chăm sóc: Đối với vườn ươm cây giống hồng, có các yêu cầu chăm sóc đặc biệt sau: Tưới nước: chỉ tưới đủ ẩm, tránh tình ẩm độ quá cao dễ phát sinh nấm bệnh. Đối với điều kiện khí hậu tại Hà Giang, thời tiết vụ đông lạnh và ẩm, nhiều sương muối, cần chú ý đặc biệt đến việc che phủ nilon vào thời điểm mưa và sương giá, mở gian che vào những thời điểm còn lại nhằm hạn chế nấm bệnh. Tưới thuốc trừ nấm định kỳ 1 tuần/lần. - Ra ngôi vào bầu đất: Thời điểm ra ngôi: 3
  4. + Vụ đông: cuối tháng 1 đầu tháng 2 dương lịch + Vụ xuân: Tháng 5 dương lịch Hỗn hợp bầu đất: Tỷ lệ phân chuồng trong hỗn hợp bầu đất ra ngôi hồng thấp hơn các loại cây ăn quả khác, gồm 85% đất + 15% phân chuồng hoai mục. Trộn thêm 05 kg vôi + 05kg lân supe cho 1 m3 hỗn hợp. Quy cách túi bầu: cao 20 cm, đường kính 13cm, có đục lỗ ở đáy. Kích thước luống bầu: Chiều rộng luống 1,5 – 1,6 m( 12 hàng bầu), chiều dài luống: 10 - 15m. Cấy cây: + Tưới đẫm nước vào luống bầu trước khi cấy cây + Phân loại cây: khi nhổ cây từ luống gieo, cần phân loại cây to, cây nhỏ và tiến hành cấy riêng. + Cấy cây: Rạch lỗ giữa bầu đạt cây thẳng đứng lấp đất phía trên cổ rễ 1 cm. - Chăm sóc: Tưới nước đủ ẩm, vệ sinh cỏ dại, thường xuyên theo dõi tính hình sâu bệnh, phun thuốc trừ nấm định kỳ 01 lần/tuần. Bón phân định kỳ 15 ngày/lần, sử dụng NPK 5.10.3, liều lượng 1 kg/1.000 bầu. Trước khi ghép 15 ngày, bón phân NPK-S 12.5.10-14 giúp vết ghép tiếp hợp tốt. - Tiêu chuẩn cây gốc ghép: Chiều cao cây ≥ 35 cm, đường kính gốc (đo cách mặt bầu 10 cm) ≥ 0,4 cm, cây sinh trưởng tốt, không sâu bệnh. 3.3. Ghép và chăm sóc sau ghép: - Phương pháp ghép: Ghép nối ngọn, sử dụng mắt ghép từ vườn giống gốc được nhân giống vô tính từ các cây đầu dòng hồng Quản Bạ. - Thời vụ ghép: + Vụ hè: Tháng 4 – 5 dương lịch + Vụ thu: Tháng 7 – 8 dương lịch + Vụ đông xuân: Tháng 12 - 1 dương lịch - Chăm sóc sau ghép: Sau 15 – 20 ngày, tiến hành cởi mắt ghép. Thường xuyên tưới nước đủ ẩm, vệ sinh cỏ dại,vặt mầm dại, theo dõi tình hình sâu bệnh, phun thuốc trừ nấm định kỳ 01 lần/tuần. Bón phân định kỳ 15 ngày/lần, sử dụng N-P-K 5.10.3, liều lượng 1 – 1,5 kg/1.000 bầu (tăng dần theo kích thước cây). Đảo bầu và phân loại cây giống định kỳ 02 tháng/lần. - Tiêu chuẩn cây giống: + Cây giống loại I: Chiều cao cây: > 60cm; đường kính gốc ghép (đo cách mặt bầu 10 cm): 1,0 – 1,2 cm; đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm): 0,8 – 1,0 cm, chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm) > 45cm + Cây giống loại II: Chiều cao cây: 50 - 60cm; đường kính gốc ghép (đo cách mặt bầu 10 cm): 0,8 – 1,0 cm; đường kính cành ghép (đo trên vết ghép 2 cm): 0,6 – 0,8 cm, chiều dài cành ghép tính từ vết ghép (cm): 30 – 45 cm 4
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2