intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyền trẻ em khi ba mẹ ly hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam

Chia sẻ: Tạ Hoài Mân | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

18
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyền của trẻ em khi ba mẹ ly hôn là một vấn đề cần được quan tâm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rằng, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý rất nhiều khi gia đình bị tan vỡ. Trong phạm vi bài viết "Quyền trẻ em khi ba mẹ ly hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam", nhóm tác giả phân tích về vấn đề, thực trạng, cách giải quyết và đưa ra kiến nghị vấn đề này. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyền trẻ em khi ba mẹ ly hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 của Việt Nam

  1. QUYỀN TRẺ EM KHI BA MẸ LY HÔN THEO QUY ĐỊNH LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH 2014 CỦA VIỆT NAM Lê Thị Ánh Tuyết*, Nguyễn Ngô Bình Minh, Nguyễn Thị Hồng Phúc, Lê Tấn Kiệt, Nguyễn Hà Duy An Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh GVHD: ThS.LS. Đào Thu Hà TÓM TẮT Quyền của trẻ em khi ba mẹ ly hôn là một vấn đề cần được quan tâm trong xã hội hiện nay. Chúng ta có thể thấy rằng, trẻ em sẽ bị ảnh hưởng về mặt tâm lý rất nhiều khi gia đình bị tan vỡ. Trong phạm vi bài viết này, nhóm tác giả phân tích về vấn đề, thực trạng, cách giải quyết và đưa ra kiến nghị vấn đề này. Từ khóa: Quyền trẻ em, ly hôn. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Quy định quyền trẻ em trong Điều 37 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Trẻ em được Nhà nước, gia đình và xã hội bảo vệ, chăm sóc và giáo dục; được tham gia vào các vấn đề về trẻ em. Nghiêm cấm xâm hại, hành hạ, ngược đãi, bỏ mặc, lạm dụng, bóc lột sức lao động và những hành vi khác vi phạm quyền trẻ em”. Trẻ em là những chủ thể non nớt về thể chất và không chín chắn về suy nghĩ, cần được bảo vệ và chăm sóc đặc biệt về tất cả mọi mặt, từ sức khỏe, học tập, giải trí đến việc bày tỏ ý kiến và tham gia những hoạt động tập thể. Và việc bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em là một vấn đề hệ trọng và mang tính cấp thiết. Đó là trách nhiệm của Nhà nước và của toàn xã hội. Vì vậy, chúng ta có một hệ thống pháp luật về quyền trẻ em tương đối đầy đủ, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ và ứng phó kịp thời, tạo hành lang pháp lý toàn diện nhằm bảo vệ và thực hiện quyền trẻ em ở mức cao nhất. Hiện nay, ở Việt Nam, quyền trẻ em vẫn chưa thật sự được cha mẹ quan tâm. Những cha mẹ đã đọc và tìm hiểu về quyền trẻ em tương đối không nhiều. Cũng vì thế mà dẫn đến rất nhiều vấn đề tâm lý xảy ra ở trẻ em. Cha mẹ Việt Nam có xu hướng áp đặt thứ họ muốn lên con cái thay vì lắng nghe, quan tâm con và tìm hiểu những thứ liên quan tới con trẻ. Đây là một vấn đề đã và đang tồn tại từ khá lâu ở Việt Nam ta mà chưa có cách giải quyết triệt để. 2. QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN Mỗi đứa trẻ khi sinh ra đều có quyền được sống và hưởng nền giáo dục một cách tốt nhất, không có sự phân biệt đối xử giữa các trẻ em hiện nay. Đặc biệt là trẻ em khi cha mẹ ly hôn, pháp luật Việt Nam luôn mong muốn những đứa trẻ này sẽ được phát triển tốt nhất, có thể đáp ứng đủ nhu cầu về vật chất và tinh thần của trẻ sau khi cha mẹ ly hôn. Vì việc cha mẹ ly hôn ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý của đứa con khi luôn cảm thấy không nhận đủ tình thương từ cả cha và mẹ, mặc cảm, tự ti với bạn bè,…Trách nhiệm và nghĩa vụ của cha và mẹ đối với đứa con sau khi ly hôn hiện nay là vấn đề ngày càng được chú trọng. 1745
  2. Chính vì vậy, pháp luật Việt Nam đề ra một số quyền của trẻ em khi cha mẹ ly hôn được quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 nhằm đảm bảo những lợi ích mà người con được nhận, cụ thể ở Chương V “Quan hệ giữa cha mẹ và con” như sau: Khi cha mẹ ly hôn không còn cùng chung sống nhưng phải có trách nhiệm và nghĩa vụ với các con của mình. Cha mẹ phải luôn yêu thương con mình, không chối bỏ trách nhiệm của nhau và đảm bảo cung cấp đầy đủ cho con từ nền giáo dục đến tinh thần để con phát triển một cuộc sống tốt nhất. Đó chính nghĩa vụ và trách nhiệm của cha và mẹ với con cái sau khi ly hôn, được quy định rõ trong Luật Hôn nhân và Gia đình 2014. “Tại Khoản 1, Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn” 1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân vụ hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.” Con không phân biệt trai hay gái nhưng khi ly hôn cha mẹ phải có trách nhiệm và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Điển hình như những vụ ly hôn của các cặp vợ/chồng trong những năm qua, tuy không còn chung sống nhưng họ vẫn cung cấp đầy đủ vật chất và tinh thần cho đứa con của họ; đảm bảo giúp con phát triển một môi trường tốt nhất để không bị ảnh hưởng đến tương lai. Dù họ không còn là vợ chồng trên giấy tờ pháp lý nhưng trên giấy tờ khai sinh của con thì họ vẫn là cha mẹ nên họ phải có nghĩa vụ chăm sóc và giáo dục đứa con. Tuy không mang lại hạnh phúc một gia đình hoàn mỹ cho đứa con nhưng cha hoặc mẹ phải có trách nhiệm quan tâm và nuôi dưỡng. Để đứa trẻ vẫn cảm nhận được tình thương của cha và mẹ dù họ không có sống chung. Đó là những gì mà pháp luật Việt Nam đang làm để bảo vệ quyền lợi cho những đứa trẻ khi cha mẹ chúng ly hôn. Ngoài ra, tại “Khoản 1 và Khoản 2, Điều 81” này còn quy định về quyền nuôi dưỡng đứa con sau khi ly hôn trong cách trường hợp sau: 1. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con 2. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ nuôi trực tiếp, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” Tùy theo những trường hợp khác nhau mà Tòa án sẽ có quyết định trao quyền nuôi con cho cha hoặc mẹ hay có thể dựa trên những mong muốn của đứa trẻ được ở với ai. Tòa án sẽ xét xử và quyết định giao con cho một đối phương trực tiếp nuôi khi bên nào có điều kiện tốt nhất như là dựa trên điều kiện về vật chất (ăn, ở, sinh hoạt,..) và dựa trên điều kiện về tinh thần (thời gian chăm sóc, tình cảm, nền chất lượng giáo dục tốt nhất,...). Tuy nhiên, khi chưa có sự phán quyết chính thức từ Tòa án thì một trong hai đối phương không có quyền cấm cảm người con lại chăm sóc, gặp gỡ hay bắt ép con phải theo mình. Bên cạnh đó, trường hợp đứa con chưa đủ 36 tháng tuổi nếu cha có thể minh chứng được người mẹ không có khả năng nuôi con hoặc có sự phán quyết từ Tòa án mà một trong hai đối phương không thấy thỏa đáng thì minh chứng việc đối phương còn lại không có khả năng nuôi con để giành lại quyền nuôi con về phía mình như cha hoặc mẹ có tiền án tiền sự, có hành vi bạo lực, không đủ sức khỏe - kinh tế để nuôi dưỡng 1746
  3. đứa trẻ,... Tất cả những điều kiện trên nhằm đảm bảo chắc chắn rằng quyền lợi và cuộc sống của đứa trẻ về sau. Nhưng dù ở trường hợp hay phán quyết nào thì phải tôn trọng những quyết định và lắng nghe những mong muốn của đứa con. Có thể nói, một đứa trẻ đang sống hạnh phúc và nhận đủ tình thương từ cha và mẹ nhưng một lúc mất đi một trong hai thì người chịu tổn thương nhiều vẫn là đứa con. Vậy nên, trách nhiệm và tình thương của cha mẹ sau khi ly hôn rất quan trọng đối với đứa trẻ. Bên cạnh đó, pháp luật Việt Nam không chỉ đảm bảo rằng đứa trẻ sau khi cha mẹ ly hôn đáp ứng về mặt vật chất và tinh thần mà còn đảm bảo về việc cấp dưỡng của cha mẹ đối với con cái sau khi ly hôn được quy định cụ thể Chương VII “Cấp dưỡng” ở Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 như sau: Tại “Điều 110. Nghĩa vụ cấp dưỡng của cha, mẹ đối với con cái” Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi bản thân mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con cái.” Việc cấp dưỡng cho con sau khi ly hôn đó chính là quyền và nghĩa vụ của cha và mẹ cần phải làm đến đứa con của mình. Để đảm bảo rằng đứa con sau khi cha mẹ sau khi ly hôn vẫn được có thể hưởng được một cuộc sống tốt nhất cho đến khi thành niên, có khả năng lao động hoặc có tài sản riêng của chính mình. Tuy nhiên, về mức cấp dưỡng thì tùy từng trường hợp mà mức cấp dưỡng dành cho đứa con được quy định như sau: Tại “Điều 116 . Mức cấp dưỡng” 1. Mức cấp dưỡng do người có nghĩa vụ cấp dưỡng và người được cấp dưỡng hoặc giám hộ của người đó thỏa thuận căn cứ vào thu nhập, khả năng thực tế của người có nghĩa vụ cấp dưỡng và nhu cầu thiết yếu của người được cấp dưỡng; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết 2. Khi có lý do chính đáng, mức cấp dưỡng có thể thay đổi. Việc thay đổi mức cấp dưỡng do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết.” Do đó, tùy vào từng trường hợp mà sẽ có mức cấp dưỡng khác nhau mà Tòa án sẽ có những phán quyết về việc cấp dưỡng ở người cha hoặc người mẹ. Lưu ý, trong quá trình thực hiện cấp dưỡng cho đứa con thì cha hoặc mẹ không được chối bỏ hay từ chối nghĩa vụ này. Trẻ em là những thế hệ tương lai của đất nước nên khi chịu đựng những tổn thương về tâm lý sẽ khiến chúng ấy trở nên e dè, sợ sệt hoặc khiến chúng phát triển không bình thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tương lai của đứa trẻ nói riêng và xã hội nói chung. Tất cả những đứa trẻ khi sinh ra đều mong muốn sẽ nhận được đầy đủ tình thương từ người thân của mình nên khi chứng kiến một gia đình không hạnh phúc mà chính mình là nhân vật trong câu chuyện ấy sẽ làm cho đứa trẻ sẽ sống khép mình lại. Vậy nên, với trách nhiệm là một người cha, người mẹ thì nên dành tình yêu thương cho đứa con của mình nhiều hơn để chúng không cảm thấy bị bỏ rơi. Thông qua Điều 81, Điều 110 và Điều 116 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 cho thấy được rằng quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với đứa con sau khi ly hôn thật sự rất quan trọng và cần thiết. Từ những điều luật trên giúp bảo vệ lợi hợp pháp của đứa trẻ trong xã hội ngày nay khi có quá nhiều tỉ lệ ly hôn đang tăng cao. 3. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN 1747
  4. Hiện nay tình trạng ly hôn ở Việt Nam luôn là một trong những vấn đề nóng của xã hội và cuộc sống của những đứa trẻ sau khi cha mẹ ly hôn được quan tâm trong những năm gần đây. Những đứa trẻ ấy chịu ảnh hưởng rất nhiều từ mặt vật chất đến tinh thần, đặc biệt là tâm lý sau khi cha mẹ ly hôn. Theo như số liệu thống kê thì tình trạng ly hôn Việt Nam tính đến năm 2022 ở mức 60.000 vụ/năm, tương đương 0.75 vụ/ 1.000 dân. Tỷ lệ ly hôn so với kết hôn tăng 25%, tức cứ có 4 cặp vợ chồng kết hôn thì sẽ có một cặp ly hôn. Lý do chủ yếu là do mâu thuẫn trong hôn nhân, bạo lực gia đình, ngoại tình và các trường hợp khác. Nhưng thực chất chúng ta đều biết rằng, người bị chịu ảnh hưởng tâm lý nặng nề sau các cuộc ly hôn hiện nay chính là những đứa con. Cho dù ít hay nhiều thì cũng ảnh hưởng đến tâm lý của con vì việc cha mẹ ly hôn để lại một mất mát lớn trong tâm hồn của đứa trẻ. Chúng sẽ đối mặt với rất nhiều vấn đề trong xã hội từ sự chế giễu của bạn, thiếu thốn tình cảm,... làm ảnh hưởng rất nhiều cuộc sống của đứa trẻ về sau. Vậy nên, cha và mẹ phải có trách nhiệm quan tâm, chăm sóc các con sau khi ly hôn là điều cần thiết cho trẻ. Tùy thuộc vào mỗi đứa trẻ mà chúng sẽ có cách phản ứng khác nhau khi biết việc cha mẹ chúng ly hôn. Có đứa trẻ thì chúng phản đối hành động như chống đối kịch liệt, bỏ nhà, nghiện... hoặc sẽ có đứa trẻ sẽ rơi vào suy nghĩ tiêu cực như mặc cảm, ngại tiếp xúc với mọi người xung quanh, sống khép mình lại nhiều hơn,... trong một thời gian dài nếu cha hoặc mẹ không kịp thời phát hiện thì sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của đứa con. Cách thể hiện như thế nào thì chúng cũng chỉ đang mong muốn nhận sự được quan tâm và yêu thương nhiều hơn từ ba hoặc mẹ. Vì trước đó, những đứa trẻ ấy cũng từng có một gia đình hạnh phúc như bao đứa trẻ khác, cũng nhận được sự yêu thương từ cả cha và mẹ nên khi đối diện với việc cha mẹ ly hôn chúng chưa kịp thời thích nghi với sự việc trên. Nên tình thương yêu của người cha và người mẹ ở giai đoạn này vô cùng quan trọng đối với đứa con của mình, để chúng cảm nhận được rằng dù cha và mẹ không còn chung sống với nhau những vẫn yêu thương con. Bên cạnh đó, có một số trường hợp cha mẹ bỏ rơi con cái, không có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng và giáo dục con hoặc thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng cho con. Dẫn đến tình trạng sẽ có những đứa trẻ sống lang thang kiếm sống, rơi vào các tệ nạn xã hội, lao động sớm từ nhỏ...Ngoài ra, theo như số liệu thống kê từ 2018 thì tỷ lệ 65% - 70% gia đình ly hôn, thì sau những cuộc ly hôn đó sẽ có hàng nghìn đứa trẻ sẽ sống trong hoàn cảnh không có cha hoặc không có mẹ; sống với ông, bà, chú, dì; hay sống với mẹ kế hoặc bố dượng. Nhưng không phải đứa trẻ nào sau khi cha mẹ ly hôn đều có được một cuộc sống hạnh phúc và nhận được tình thương từ những người thân còn lại. Ví dụ: Câu chuyện của bé An (Tòa án Nhân dân tại Thành phố Hồ Chí Minh) xảy ra trong năm vừa qua để lại nhiều sự đau xót cho dư luận đến tận bây giờ. Cách đây vài năm, khi câu chuyện này bắt đầu trở thành một tin tức nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội thì nhiều câu hỏi đặt ra về trách nhiệm của người cha và hành vi tàn nhẫn của người mẹ kế dành cho đứa một bé chỉ mới 8 tuổi. Đáng lẽ ở cái tuổi ấy, cô bé phải nhận được nhiều tình yêu thương sau khi chịu sự tổn thương tâm lý sau khi cha mẹ ly hôn. Ngược lại, người cha thì thể hiện một thái độ độ thờ ơ và thiếu trách nhiệm, còn người mẹ kế thì dùng những hành vi bạo lực để tra tấn thể xác và tâm hồn cô bé thêm một lần nữa. Và rồi kết quả là những giọt nước mắt và sự hối hận muộn màng tại phiên tòa xét xử sáng ngày 25/11/2022. Thông qua, những số liệu thực tế về tình trạng ly hôn, tình trạng trẻ em sau khi cha mẹ ly hôn hiện nay và câu chuyện của cô bé An như một cách thức tỉnh về vai trò của người cha và người mẹ đối với con cái của họ ở giai đoạn này. Vậy nên, cha và mẹ có nghĩa vụ bù đắp tình thương cho đứa con để chúng có thể 1748
  5. cảm nhận đầy đủ tình cảm và bảo vệ trước những điều hành vi trái pháp luật của cả cha và mẹ dù hai người không còn chung sống với nhau. 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO VỀ VIỆC THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ QUYỀN CỦA TRẺ EM KHI CHA MẸ LY HÔN HIỆN NAY 4.1 Về mặt pháp lý Thứ nhất, quy định cấp dưỡng là nghĩa vụ bắt buộc kể cả trong trường hợp người nuôi con từ chối. Quy định cấp dưỡng là quyền lợi của người con nên người trực tiếp nuôi dưỡng không có quyền từ chối. Cấp dưỡng vừa là nghĩa vụ của người không trực tiếp nuôi dưỡng vừa là quyền của người được cấp dưỡng. Nghĩa vụ cấp dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và cũng không thể chuyển giao cho người khác. Thứ hai, về thời điểm thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng. Theo định nghĩa tại khoản 24, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì “Cấp dưỡng là việc một người có nghĩa vụ đóng góp tiền hoặc tài sản khác để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người không sống chung với mình.” Theo như quy định trên, nghĩa vụ cấp dưỡng sẽ được tính từ thời điểm người thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng không còn trực tiếp chăm sóc cho con. Do đó, pháp luật Việt Nam cần ban hành văn bản quy định cụ thể và rõ ràng trong trường hợp người không trực tiếp nuôi con phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng của mình ngay tại thời điểm đó mà không phải đợi đến lúc có quyết định ly hôn. Tại Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Khoản 37 Điều 1 Luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định về việc vi phạm quy định chăm sóc, nuôi dưỡng, cấp dưỡng và trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng về mặt xử phạt hành chính từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng và xử phạt hình sự từ 03 tháng đến 02 năm còn khá nhân đạo, chưa đủ tính răn đe. Pháp luật Việt Nam cần tăng khung hình phạt lên cao hơn để răn đe và xử lý vi phạm, cụ thể về mặt xử phạt hành chính có thể nâng lên từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng thành 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng và mặt hình sự có thể nâng lên từ 03 tháng đến 2 năm thành 1 năm đến 3 năm. Thứ ba, về cơ chế xử lý những trường hợp vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng. Tại Điều 186 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) có quy định: “Người nào có nghĩa vụ cấp dưỡng và có khả năng thực tế để thực hiện việc cấp dưỡng đối với người mà mình có nghĩa vụ cấp dưỡng theo quy định của pháp luật mà từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng, làm cho người được cấp dưỡng lâm vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này mà còn vi phạm, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 380 của Bộ luật này, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.” Trong tình hình thực tế hiện nay, vẫn còn rất nhiều trường hợp từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng. Do đó, pháp luật cần nghiêm khắc hơn trong các chế tài cũng như kiên quyết hơn để xử lý những hành vi vi phạm. Thứ tư, quy định về người trực tiếp chăm sóc trẻ. Tại Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn, nhưng chưa đầy đủ. Trong tình hình hiện tại, có rất nhiều trẻ em sẽ được giao cho người thứ ba chăm sóc mà không phải là người cha hay người mẹ. Do đó, pháp luật cần có quy định rõ ràng hơn về cấp dưỡng trong trường hợp người thứ ba chăm sóc và nuôi dưỡng con chung khi cha mẹ ly hôn và không thể trực tiếp nuôi dưỡng con chung đó. 1749
  6. Thứ năm, Luật Hôn nhân và gia đình cần bổ sung các trường hợp mà mức cấp dưỡng buộc phải thay đổi trong các trường hợp như trẻ em được cấp dưỡng lâm vào tình trạng khó khăn hơn như bệnh tật, tai nạn; hay đứa trẻ ngày càng lớn, nhu cầu chi tiêu cho việc học ngày càng tăng cao; giá cả thị trường biến động;... Trong những trường hợp đã nêu trên, mức cấp dưỡng cần phải được điều chỉnh theo hướng tăng lên để đảm bảo nhu cầu thiết yếu của trẻ. 4.2 Về mặt xã hội Thứ nhất, trong mỗi gia đình, bên cạnh việc nuôi dưỡng giáo dục và bồi đắp thể chất lẫn trí tuệ cho các con, cha mẹ còn phải là tấm gương sáng về đạo đức cho con cái noi theo và học tập. Bên cạnh đó, các thành viên trong gia đình cần tích cực tìm hiểu về các quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình để có thể bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho con. Thứ hai, Nhà nước cần đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục cho người dân về quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con cái sau ly hôn, để cha mẹ tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình sau ly hôn theo quy định của pháp luật, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con cái sau ly hôn. Thứ ba, pháp luật cần liên kết với các phòng ban, đài truyền đình để tạo nên những chương trình truyền hình hoặc các tờ báo có nội dung pháp luật được sự quan tâm của mọi người để nâng cao nhận thức và ý thức tuân thủ pháp luật của người dân. Thứ tư, giáo dục và tuyên truyền sâu rộng các chủ trương, chính sách của Nhà nước và pháp luật. Đặc biệt là pháp luật hôn nhân và gia đình; luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nhằm nâng cao nhận thức pháp luật của mỗi gia đình về quyền và nghĩa vụ của chính mình nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân chính đáng mà mỗi trẻ em được hưởng. 5. KẾT LUẬN Trẻ em là những chủ thể nhỏ bé luôn khao khát có được tình yêu thương và sự bảo vệ từ cha mẹ, pháp luật. Về quyền trẻ em đã được ghi nhận và thực hiện một cách khách quan và công bằng nhất. Nhưng vấn đề về quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn, tính đến thời điểm hiện tại, vẫn còn quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật còn nhiều điểm hạn chế, thiếu sót, chưa thật sự rõ ràng và cần được cải thiện trong thời gian tới. Quyền trẻ em khi cha mẹ ly hôn được hoàn thiện sẽ phần nào đó bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp mà trẻ em nhận được. 1750
  7. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Hiến pháp năm 2013. 2. Luật Hôn nhân và gia đình 2014. 3. Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017. 4. https://sldtbxh.tiengiang.gov.vn/chi-tiet-tin?/thuc-trang-tre-em-trong-cac-gia-dinh-ly-hon-va- giai-phap-cham-soc-bao-ve-tre-em-trong-cac-gia-dinh-ly-hon-co-hoan-canh-dac-biet/9259249 5. https://vnexpress.net/phien-toa-xet-xu-doi-tinh-nhan-hanh-ha-be-van-an-4540182-tong- thuat.html 6. http://daidoanket.vn/gia-tang-tinh-trang-ly-hon- 5689906.html#:~:text=S%E1%BB%91%20li%E1%BB%87u%20th%E1%BB%91ng%20k%C3%AA %20cho,th%C3%AC%20m%E1%BB%99t%20%C4%91%C3%B4i%20ra%20t%C3%B2a. 7. https://luatvietnam.vn/dan-su/bang-chung-gianh-quyen-nuoi-con-568-34135-article.html 8. https://pbgdpl.haiphong.gov.vn/Nghien-cuu-trao-doi/Bao-ve-quyen-loi-cua-tre-em-sau-khi-cha- me-ly-hon-67765.html 1751
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2