intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

Chia sẻ: Tưởng Trì Hoài | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

5
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài nghiên cứu "Quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh" sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đề xuất giải pháp để hỗ trợ sinh viên trong quá trình đi phượt nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn của sinh viên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại thành phố Hồ Chí Minh

  1. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ QUYẾT ĐỊNH LỰA CHỌN LOẠI HÌNH DU LỊCH PHƯỢT CỦA SINH VIÊN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Lê Trần Nguyên Nhung1, Phạm Ngọc Hà2, Đặng Trung Nhơn3, Lê Thị Hương4 Tóm tắt: Sau đại dịch Covid-19, du lịch phượt trở thành xu hướng được nhiều người yêu thích và lựa chọn, đặc biệt là thế hệ sinh viên. Với mong muốn được trải nghiệm những điều mới lạ, sinh viên quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt để có thể khám phá nhiều hơn. Chính vì thế, bài nghiên cứu này sẽ tìm hiểu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Thực hiện khảo sát với 328 phiếu hợp lệ, kết quả nghiên cứu cho thấy cả 4 nhân tố gồm quảng cáo, thái độ du lịch, tiết kiệm chi phí, hình ảnh điểm đến đều có ý nghĩa thống kê, trong đó thái độ du lịch là nhân tố tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên. Từ đó, đề xuất giải pháp để hỗ trợ sinh viên trong quá trình đi phượt nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn của sinh viên. Từ khóa: Du lịch phượt, Quyết định lựa chọn, Sinh viên 1. GIỚI THIỆU Xã hội càng đổi mới thì thói quen và lối sống của con người càng thay đổi để thích nghi. Thời gian gần đây, những hoạt động giải trí ngày càng đa dạng và lành mạnh hơn, vừa giúp nâng cao đời sống người dân, vừa giúp cho các ngành kinh tế được phát triển tốt hơn. Trong đó, không thể không kể đến hoạt động du lịch - một trong những ngành then chốt của kinh tế nước ta, đó cũng là hoạt động giải trí được người dân rất ưa chuộng. Dù ngành du lịch gặp nhiều khó khăn trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, nhưng bước chuyển mình sau đại dịch có phần khởi sắc hơn, ngành du lịch như được hồi sinh lại và phát triển mạnh hơn. Vì thế, việc tìm hiểu nhu cầu và nguyên nhân khiến cho mọi người lựa chọn đi du lịch là rất quan trọng. Trong các loại hình du lịch hiện nay, du lịch phượt được coi là xu hướng du lịch được nhiều bạn trẻ yêu thích. Bởi lẽ với tính tự do trải nghiệm cùng mong muốn hòa mình vào thiên nhiên, du lịch phượt đã trở thành hoạt động giải trí được ưu tiên lựa chọn, đặc biệt là đối với các bạn sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Theo nghiên cứu của nhóm L3T thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội Nhân Văn năm 2021 với số lượng khảo sát là 200 bạn sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh, khi được hỏi về loại hình du lịch mà họ sẽ chọn sau đại dịch Covid-19, 51% bạn chọn là du lịch phượt và đây cũng là hình thức du lịch được lựa chọn cao nhất. Tương tự, nghiên cứu của Huỳnh Thị Kiều Linh (2022) khảo sát 399 bạn sinh viên tại trường Đại học Nguyễn Tất Thành về hình thức du lịch mà họ muốn trải nghiệm. Kết quả thu về 204 phản hồi lựa chọn đi du lịch tự túc, trong đó 43,12% chọn đi phượt cùng bạn bè và 8% còn lại chọn đi phượt một mình. Vậy nhân tố nào có tác động đến quyết định lựa chọn du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh? Đây chính là mục đích chính của bài nghiên cứu với hy vọng sẽ tạo tiền đề và định hướng phát triển phù hợp đối với loại hình du lịch đặc thù này, từ đó khuyến khích các bạn trẻ tự tin trải nghiệm và thể hiện bản thân. 1 Giảng viên, Thạc sĩ, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ltn.nhung@hutech.edu.vn 2 Sinh viên, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, ha.pham050401@gmail.com 3 Sinh viên, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, nhondangmtp@gmail.com 4 Sinh viên, Trường Đại học Công nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, huongle5423@gmail.com 219
  2. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm liên quan Hiện nay vẫn chưa có một khái niệm chính thức về du lịch phượt, nhưng có thể hiểu du lịch phượt hay du lịch bụi (backpacking tourism) là một hình thức du lịch độc lập với chi phí thấp, hành lý thường là một chiếc balo hoặc những loại túi lớn có thể dễ dàng mang vác, du khách hoàn toàn chủ động trong việc sắp xếp lịch trình cho riêng mình từ thời gian, địa điểm đến phương tiện đi lại (Catherine Kelly, 2017). Du khách đi du lịch phượt, hay còn gọi là phượt thủ, là những những người đi du lịch mang theo ít hành lý, muốn trải nghiệm sự mạo hiểm, có xu hướng đi độc lập, thích gặp gỡ du khách khác và có lịch trình di chuyển linh hoạt (Brown và cộng sự, 2011). Bên cạnh đó, trước xu hướng toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, việc ra quyết định lựa chọn một sản phẩm hay dịch vụ cũng khiến khách hàng vô cùng trăn trở và việc giải quyết những trăn trở đó lại càng trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Theo N. Gregory Mankiw (2006), “Quá trình ra quyết định các nhân tố được định hướng bởi sự tối đa hóa tính hữu ích trong một lượng ngân sách hạn chế”. Còn đối với Philip Kotler (2005), ông đã diễn giải quá trình ra quyết định lựa chọn thông qua 5 giai đoạn bao gồm từ việc nhận biết nhu cầu và khi nhu cầu của khách hàng đủ lớn sẽ dẫn đến quá trình tìm kiếm thông tin, sau đó đánh giá lựa chọn rồi mới quyết định mua, giai đoạn cuối cùng của quá trình quyết định chính là những đánh giá sau khi mua hàng. Ngoài ra, theo Nguyễn Ánh Hồng (2002), sinh viên là một bộ phận thanh niên đang theo học ở các trường đại học và cao đẳng; họ là một nhóm xã hội đặc thù, đang trong giai đoạn phát triển và hoàn thiện nhân cách, tích cực học tập và rèn luyện để chuẩn bị gia nhập đội ngũ trí thức và lao động kỹ thuật cao của đất nước. Tương tự, Trần Linh Phong (2011) định nghĩa “sinh viên Việt Nam là những người đang học tại các đại học, cao đẳng trong và ngoài nước, đang tích cực tích lũy tri thức và kiến thức nghề để đáp ứng nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. 2.2. Mô hình nghiên cứu Khách hàng sẽ dễ dàng đưa ra quyết định lựa chọn khi các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định đó có thể đáp ứng đúng nhu cầu của họ. Vì vậy, các yếu tố ảnh hưởng đến việc đưa ra quyết định lựa chọn được rất nhiều học giả quan tâm và nghiên cứu. Trong bài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang của khách du lịch” của Hồ Bạch Nhật và Nguyễn Phương Khanh (2018) thì yếu tố hình ảnh điểm đến đã thể hiện rõ sự tác động lên quyết định lựa chọn điểm đến du lịch. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch Âm sắc Hoàng cung của Trần Thị Minh Nguyệt (2019) cho rằng yếu tố thái độ du lịch và động cơ du lịch là yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn chương trình du lịch này. Thái độ du lịch tác động tích cực với cảm nhận của khách hàng về chương trình du lịch hoặc điểm đến. Vì vậy thái độ của khách hàng càng tốt thì quyết định lựa chọn càng cao. Đối với động cơ du lịch, đây là một yếu tố mang tính chủ quan tác động đến quyết định lựa chọn của khách hàng. Yếu tố quảng cáo cũng được cho là có tầm ảnh hưởng lớn đến các quyết định lựa chọn địa điểm du lịch của du khách và yếu tố này được thể hiện trong bài nghiên cứu quyết định lựa chọn của du khách nước ngoài khi đi du lịch biển ở bờ phía Đông tại Sri Lanka của tác giả Mubarak Kaldeen và Issath Nimsith (2019). Ngoài ra, theo bài nghiên cứu của Haşim Çapar và Özgür Aslan (2020) về các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chọn điểm đến trong du lịch y tế, yếu tố tiết kiệm chi phí là yếu tố được nhiều người quan tâm nhất. 220
  3. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Từ những bài nghiên cứu kế thừa, tác giả đã đưa ra mô hình nghiên cứu đề xuất bao gồm 5 nhân tố chính là động cơ du lịch, quảng cáo, thái độ du lịch, tiết kiệm chi phí, hình ảnh điểm đến. Đầu tiên, động cơ du lịch là lý do của hành động đi du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu, mong muốn của khách du lịch (Trần Thị Mai, 2005). Thứ hai, theo Richards và Curran (2002) cho rằng quảng cáo là một sự kiện, hình ảnh, hoặc quan niệm ảnh hưởng đến cảm nhận của khách hàng, còn đối với Zikmund và D'Amico (1999), quảng cáo là một thông điệp truyền tải thông tin hoặc thuyết phục khách hàng được thực hiện bởi các phương tiện truyền thông. Thứ ba, trong tâm lý học, thái độ được định nghĩa là “một tập hợp các cảm xúc, niềm tin và hành vi hướng đến một đối tượng, con người, đồ vật hay một sự kiện cụ thể nào đó”. Theo Kimelfeld và Watt (2001), thái độ là động lực chính của sự thay đổi hành vi. Thứ tư, Phạm Hồng Mạnh (2009) chỉ ra rằng chi phí có sự tác động nghịch chiều với nhu cầu du lịch vì nó là một trong những nguyên nhân làm giảm mong muốn đi du lịch của con người. Echtner, C. M., và Ritchie, J. R. (2003) cho rằng hình ảnh điểm đến là sự sao chép chủ quan về bề ngoài của điểm đến, là sự nhận thức về các thuộc tính riêng biệt về điểm đến và ấn tượng tổng thể về điểm đến đó. Dựa trên các cơ sở tìm hiểu được, tất cả các nhân tố đề xuất trong mô hình đều tác động tích cực đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên. Động cơ du lịch Tiết kiệm chi phí Quyết định lựa H3 Hình ảnh điểm đến chọn loại hình du lịch phượt Quảng cáo Thái độ du lịch Hình 1. Mô hình nghiên cứu đề xuất 2.3. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện qua 3 giai đoạn. Đầu tiên, giai đoạn tìm kiếm và thu thập các thông tin liên quan đến đề tài thông qua các nguồn thứ cấp, và tìm ra các lý thuyết liên quan về vấn đề nghiên cứu. Tiếp theo, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính sơ bộ bao gồm kế thừa những yếu tố tác động đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên, thảo luận với 10 chuyên gia nhằm xin ý kiến và điều chỉnh thang đo cho phù hợp với tình hình thực tế để tiến hành lập bảng khảo sát chính thức. Cuối cùng, áp dụng phương pháp nghiên cứu định lượng chính thức khi thực hiện khảo sát 408 mẫu là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường đại học trong khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, sau quá trình gạn lọc dữ liệu thì thu được 328 mẫu khảo sát hợp lệ. Từ đó, nhóm tác giả tiến hành phân tích dữ liệu trên phần mềm SPSS 25.0 và thu được mô hình hồi quy chính thức. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cronbach’s Alpha Sau khi đánh giá độ tin cậy của các thang đo thông qua hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha, từ 32 biến quan sát ban đầu còn lại 29 biến quan sát: Động cơ du lịch (5 biến quan sát), Tiết kiệm chi phí 221
  4. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI (4 biến quan sát), Hình ảnh điểm đến (4 biến quan sát), Quảng cáo (5 biến quan sát), Thái độ du lịch (5 biến quan sát), Quyết định lựa chọn (6 biến quan sát) đáp ứng độ tin cậy của thang đo và sẽ tiếp tục được đưa vào phân tích nhân tố khám phá (EFA). Thang đo Động cơ du lịch đã loại bỏ một biến quan sát DC6 cũng như thang đo Hình ảnh điểm đến đã loại bỏ hai biến quan sát HA2 và HA1, do có hệ số tương quan biến tổng nhỏ hơn 0,3. 3.2. Phân tích nhân tố khám phá (EFA) Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) lần cuối cho thấy còn 17 biến quan sát gồm: Quảng cáo (4 biến quan sát), Thái độ du lịch (3 biến quan sát), Tiết kiệm chi phí (2 biến quan sát), Hình ảnh điểm đến (2 biến quan sát) và Quyết định lựa chọn (6 biến quan sát) được giữ lại để tiếp tục nghiên cứu hồi quy tuyến tính. Sau khi phân tích nhân tố khám phá (EFA), 12 biến không đạt giá trị hội tụ và giá trị phân biệt đã được loại bỏ. Các biến quan sát không đạt giá trị hội tụ đó chính là CP4, TD1, DC4, DC1, DC5, DC3 và DC2. Tiếp theo, 5 biến quan sát không đạt giá trị phân biệt đó chính là TD3, HA5, HA6, QC5 và CP1. 3.3. Phân tích mô hình hồi quy tuyến tính Phân tích hồi quy tuyến tính giúp chúng ta biết được biến độc lập tác động lên biến phụ thuộc cùng chiều hay ngược chiều và mức độ ảnh hưởng của biến độc lập. Các nhà nghiên cứu thường sử dụng hệ số R2 hiệu chỉnh để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, R2 hiệu chỉnh càng lớn thì sự phù hợp của mô hình với dữ liệu càng cao và cho biết mức độ phù hợp với dữ liệu bao nhiêu phần trăm. Sau khi hoàn thành phân tích hồi quy tuyến tính, kết quả Bảng 1 cho biết rằng giá trị hệ số R2 hiệu chỉnh là 0,508 có nghĩa mô hình hồi quy tuyến tính giải thích được 50,8% quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh được giải thích bởi các biến độc lập (Quảng cáo, Thái độ du lịch, Tiết kiệm chi phí và Hình ảnh điểm đến), còn lại 49,2% là do ảnh hưởng bởi các yếu tố khác ngoài mô hình. BẢNG 1: MÔ HÌNH HỒI QUY Thống kê thay đổi Hệ số Sai số Hệ số Hệ số Hệ số R2 - chuẩn Sai số Hệ số Durbin Mô Hệ số Bậc Bậc R2 hiệu của ước sau khi Sig. F hình R F khi tự tự - chỉnh lượng thay sau khi Watson đổi do 1 do 2 đổi đổi 1 0,717 0,514 0,508 0,44160 0,514 85,258 4 323 0,000 1,912 Nguồn: Nhóm tác giả tính toán Dựa vào kết quả ở Bảng 2, nhóm tác giả xây dựng phương trình hồi quy như sau: QD = 0,230*QC + 0,128*CP + 0,095*HA + 0,492*TD Cả 4 nhóm nhân tố: Quảng cáo, Tiết kiệm chi phí, Hình ảnh điểm đến, Thái độ du lịch đều có tác động cùng chiều với quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trên cơ sở thứ tự quan trọng của các hệ số hồi quy trong mô hình đã chỉ ra rằng, nhân tố có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn là Thái độ du lịch với hệ số β chuẩn hóa bằng 0,492, ngược lại Hình ảnh điểm đến là nhân tố có tác động yếu nhất với hệ số β chuẩn hóa bằng 0,095 so với các yếu tố khác trong mô hình. 222
  5. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ BẢNG 2: HỆ SỐ HỒI QUY Hệ số Thống kê Hệ số chưa chuẩn hóa chuẩn hóa đa cộng tuyến Mô hình t Sig. Sai số Hệ số Hệ số B Beta chuẩn Tolerance VIF (Hằng số) 0,458 0,197 2,330 0,020 QC 0,211 0,040 0,230 5,260 0,000 0,785 1,273 CP 0,103 0,033 0,128 3,094 0,002 0,875 1,143 HA 0,077 0,034 0,095 2,266 0,024 0,848 1,179 TD 0,484 0,044 0,492 11,039 0,000 0,757 1,321 Biến phụ thuộc: QD Nguồn: Nhóm tác giả tính toán 4. ĐỀ XUẤT Dựa vào kết quả phân tích, thang đo “Thái độ du lịch” là một trong những nhân tố có tác động mạnh nhất đến quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh. Vì vậy, nhóm tác giả có một số đề xuất liên quan tới nội dung của các biến quan sát thuộc thang đo này để có tính khả thi cao hơn và phù hợp hơn với đối tượng là sinh viên nói riêng và khách du lịch nói chung. Đề xuất đầu tiên với tên gọi là ứng dụng GetGo, được thiết kế và vận hành trên cơ sở hợp tác giữa công ty lữ hành Vietravel và đối tác cung ứng phần mềm. Ứng dụng bao gồm những tính năng rất quan trọng và cần thiết cho phượt thủ. Đầu tiên là “Trang chủ” cho phép người dùng tìm kiếm các địa điểm du lịch mà mình muốn đi. Tính năng “Địa điểm” giúp đưa ra gợi ý điểm đến cho người dùng dựa trên số lượt đánh giá cao. Tính năng “Lên lịch” sẽ giúp người dùng tự sắp xếp lịch trình đi, những địa điểm muốn đến, những người mình muốn đi cùng. Tính năng “Bản đồ” cho phép người sử dụng có thể theo dõi được những thành viên đi cùng mình di chuyển hướng nào và khi kết thúc chuyến đi chế độ này sẽ tự động tắt. Tính năng “Review” cho phép người dùng có thể nhận xét đánh giá về các chuyến đi của những người tham gia. Ứng dụng này sẽ giúp các bạn sinh viên đi phượt cảm thấy thoải mái và tự do trải nghiệm trong suốt chuyến đi. Tương tự như đề xuất thứ nhất nhưng tập trung giải quyết về vấn đề bảo đảm an toàn và sự thuận tiện của người dùng, ứng dụng hỗ trợ du lịch phượt LACA bao gồm những tính năng như “Hướng dẫn viên bản địa” hay “Thuê nơi ở” cho phép người dùng kết nối với người bản địa tại những địa điểm cụ thể và tìm kiếm một nơi để lưu trú nếu cần. Tính năng “Thuê đồ” hỗ trợ người đi phượt có thể tìm kiếm những trang thiết bị, đồ vật mà mình đang thiếu mà không cần phải đi mua mới. Đặc biệt hơn nữa là tính năng “SOS” nhằm cung cấp cho người dùng về những thông tin sự kiện không may xảy ra trên tuyến đường họ đang đi. Với ứng dụng này, các bạn sinh viên sẽ có thể cảm thấy du lịch phượt không chỉ là để trải nghiệm và giao lưu mà còn rất an toàn và tiện lợi, nhất là khi các bạn muốn đi phượt một mình hoặc đến những nơi xa xôi hẻo lánh. Cuối cùng, nhằm thúc đẩy quyết định lựa chọn loại hình du lịch phượt, nhóm tác giả đề xuất thực hiện chương trình truyền hình thực tế “Phượt cùng nhau”. Đây sẽ là một chương trình truyền hình mà sinh viên và người hướng dẫn có cơ hội cùng nhau đi phượt, cùng nhau trải nghiệm những vùng đất với vô vàn những điều mới lạ. Chương trình sẽ giúp các bạn sinh viên có cái nhìn tích cực 223
  6. MARKETING GIAI ĐOẠN BÌNH THƯỜNG MỚI hơn về loại hình du lịch phượt, về con người với nhiều nền văn hoá khác nhau. Những trải nghiệm tuyệt vời được ghi hình lại sẽ thúc đẩy sinh viên quan tâm đến loại hình du lịch này nhiều hơn, cảm thấy thích thú với những trải nghiệm mà du lịch phượt mang lại. TÀI LIỆU THAM KHẢO Brown, D. Holomisa và cộng sự. (2011). Via Africa Tourism Grade10 teachers Guide. Types of tourist and tourist profile, 7-9. Heerengracht: Cape Town Catherine Kelly. (2017). Backpacker Tourism. The SAGE International Encyclopedia of Travel and Tourism. Truy cập ngày 11/11/2022 tại: https://sk.sagepub.com/reference/the-sage- international-encyclopedia-of-travel-and-tourism/i2343.xml Echtner, C. M., & Ritchie R. B. (2003). The Meaning and Measurement of Destination Image. The Journal of Tourism Studies, 14(1), 37-48. Haşim Çapar & Özgür Aslan. (2020). Factors affecting destination choice in medical tourism. International journal of travel medicine and global health, 8(2), 80-88. Hồ Bạch Nhật & Nguyễn Phương Khanh. (2018). Các yếu tố ảnh hưởng dến quyết định lựa chọn điểm đến Thành phố Châu Đốc, Tỉnh An Giang của khách du lịch. Truy cập ngày 11/11/2022 tại: http://journal.tv.edu.vn/index.php/journal/article/view/3/2?fbclid=IwAR3pLGtDIgCLyQCHa duo3n6u0SozO3xpH8nNOPG02XFkZQbVhujNBWLcJP4 Huỳnh Thị Kiều Linh, Phan Bùi Gia Thủy, & Trần Ái Cầm. (2022). Khảo sát và đánh giá thực trạng tham gia du lịch trải nghiệm: Trường hợp Sinh viên Trường Đại học Nguyễn Tất Thành. Truy cập ngày 11/11/2022 tại: https://tapchicongthuong.vn/bai-viet/khao-sat-va-danh- gia-thuc-trangham-gia-du-lich-trai-nghiem-truong-hop-sinh-vien-truong-dai-hoc-nguyen-tat- thanh- 86200.htm?fbclid=IwAR34hNaCdztzP7iN2YN4yxfwrRIYnvq2DxPCLBhtxpF4osFRm4M2s PcF9BE Kimelfeld, Y. M., & Watt, J. H. (2001). The pragmatic value of on-line transactional advertising: A predictor of purchase intention. Journal of Marketing Communications, 7(3), 137-157. Kotler, P. (2005). Marketing căn bản. Biên dịch Phan Thăng, Vũ Thị Phượng, Giang Văn Chiến. Hà Nội: NXB Giao thông Vận tải. Mubarak Kaldeen & Issath Nimsith. (2019). Beach tourism in east coast of Sri Lanka: Influences of marketing mix on tourists’ decision making. Journal homepage: http://tourismleaderssummit. org/jtear, 3(2). N. Gregory Mankiw. (2006). Principles of Economics. 4th Ed. South-Western College Pub. Nguyễn Ánh Hồng (2002). Phân tích về mặt tâm lý học lối sống của sinh viên thành phố Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay. Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Nhóm L3T. (2021). Khảo sát nhu cầu đi du lịch của sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh hậu đại dịch Covid-19. Truy cập ngày 11/11/2022 tại: https://www.studocu.com/vn/document/truong-dai- hoc-khoa-hoc-xa-hoi-va-nhan-van/tam-ly-hoc-dai-cuong/bao-cao-chinh-thuc-1-bao-cao-tam- ly-sinh-vien-thanh-pho-ho-chi-minh-ve-van-de-di-du-lich-sau-dai/29162117 224
  7. KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC CẤP THÀNH PHỐ Phạm Hồng Mạnh. (2009). Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu giải trí du lịch của du khách nội địa đối với khu bảo tồn biển Vịnh Nha Trang. Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản. Số đặc biệt: 216-222. Richards, Jef I. & Curran, C.M. (2002). Oracles on “advertising”: Searching for a definition. Journal of advertising, 31(2), 63-77. Trần Linh Phong. (2011). Nghiên cứu ảnh hưởng của phương pháp học tập đến kết quả học tập của sinh viên trường Đại học Trà Vinh. Đề tài khoa học và công nghệ cấp trường. Trần Thị Mai. (2005). Giáo trình tổng quan du lịch. Tổng cục du lịch, NXB Lao Động. Trần Thị Minh Nguyệt. (2019). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định lựa chương trình du lịch Âm sắc Hoàng cung của Công ty cổ phần VK Star – Huế. Truy cập ngày 11/11/2022 tại: http://117.3.66.106:8080/dspace/bitstream/TVDHKTH_123456789/2649/1/TRAN%20THI% cc%a3%20MINH%20NGUYET.pdf Zikmund, William G. & Michael d'Amico. (1999). Marketing. Cincinnati, OH: SouthWestern College Publishing. 225
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1