YOMEDIA
ADSENSE
Quyết định số 1346/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh
21
lượt xem 0
download
lượt xem 0
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Quyết định số 1346/QĐ-UBND về việc ban hành kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Quyết định số 1346/QĐ-UBND tỉnh Tây Ninh
- ỦY BAN NHÂN DÂN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TỈNH TÂY NINH Độc lập Tự do Hạnh phúc Số: 1346/QĐUBND Tây Ninh, ngày 25 tháng 6 năm 2019 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2019 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH TÂY NINH Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 16/12/2002; Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009; Căn cứ Nghị định số 60/2003/NĐCP ngày 06/6/2003 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Ngân sách nhà nước; Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐCP ngày 11/11/2010 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa; Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tại Tờ trình số 106/TTrSVHTTDL ngày 30/5/2019, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia giai đoạn 2019 2020, định hướng đến năm 2025. Điều 2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với các sở, ngành và UBND các huyện, thành phố liên quan triển khai thực hiện tốt các nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch; thường xuyên theo dõi, đôn đốc việc thực hiện; định kỳ tổng hợp, báo cáo kết quả với UBND tỉnh. Điều 3. Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh; Giám đốc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; thủ trưởng các sở, ngành và Chủ tịch UBND các huyện, thành phố liên quan căn cứ Quyết định thi hành./. KT. CHỦ TỊCH Nơi nhận: PHÓ CHỦ TỊCH Bộ VHTTDL;
- Cục Di sản văn hóa (Bộ VHTT&DL); TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (báo cáo); Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Như Điều 3; CT, các PCT UBND tỉnh; LĐVP, các phòng, ban, TT; Lưu: VT VP Đoàn ĐBQH, HĐND và UBND tỉnh. M.Nhật Nguyễn Thanh Ngọc KẾ HOẠCH BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐÃ ĐƯỢC ĐƯA VÀO DANH MỤC DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ QUỐC GIA TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TÂY NINH GIAI ĐOẠN 2019 2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025 (Ban hành kèm theo Quyết định số: 1346/QĐUBND ngày 25 tháng 6 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh) I. Mục đích, yêu cầu Tiếp tục giữ gìn, lưu truyền và phát huy bản sắc văn hóa một cách bền vững, tạo nguồn lực để phát triển du lịch, góp phần chuyển hóa về mặt nhận thức của cộng đồng đối với di sản văn hóa phi vật thể, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của nhân dân; đồng thời thu hút, huy động mọi nguồn lực cho công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia của tỉnh. Các hoạt động triển khai thực hiện bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể phải đúng yêu cầu thực tiễn, có tính trọng tâm, trọng điểm, chất lượng và hiệu quả; công tác triển khai thực hiện kế hoạch có sự phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ngành, đơn vị, các cơ quan chức năng và chính quyền địa phương. II. Nội dung thực hiện 1. Đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đến từng khu phố, ấp trên địa bàn huyện, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 2. Tổ chức lễ hội Văn hóa Du lịch Nghề làm Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng theo định kỳ 02 năm 01 lần; giới thiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tham gia trong các cuộc Hội chợ Triển lãm thương mại. 3. Tổ chức vận động các nghệ nhân mở các lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại các địa phương. 4. Tiếp tục đưa nghệ thuật múa trống Chhay dăm biểu diễn phục vụ trong các hoạt động cộng đồng dân tộc, lễ hội, tết, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn từ tỉnh đến cơ sở và các điểm du lịch của tỉnh, giao lưu với tỉnh bạn và khu vực. 5. Quảng bá giá trị các lễ hội (Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc, Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu) trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu giá trị tâm linh, tín ngưỡng của lễ hội đến với bạn bè trong nước và quốc tế, vừa phát triển nhu cầu du lịch tâm linh, tham quan, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội.
- 6. Hàng năm xét đề nghị khen thưởng, biểu dương cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa. III. Nhiệm vụ cụ thể đến năm 2020, định hướng đến năm 2025 1. Giai đoạn 2019 2020 Năm 2019: tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giới thiệu về mục đích, ý nghĩa của việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia đến từng khu phố, ấp trên địa bàn huyện, thành phố có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Năm 2020: + Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng: tổ chức Tuần lễ Văn hóa, du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, lần III năm 2020; giới thiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tham gia trong các cuộc Hội chợ Triển lãm thương mại. Đưa nghề làm bánh tráng phơi sương vào trong các quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, quy hoạch làng nghề thủ công truyền thống, quy hoạch du lịch. Quan tâm chú trọng việc truyền dạy và đầu tư phát triển Nghề làm bánh tráng phơi sương. + Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia múa trống Chhaydăm: tạo mọi điều kiện thuận lợi để bà con dân tộc tổ chức sinh hoạt truyền thống, hỗ trợ kinh phí đào tạo truyền dạy múa trống Chhay dăm cho các thế hệ trẻ dân tộc Khmer. Đưa múa trống Chhay dăm phục vụ trong các hoạt động cộng đồng, lễ hội, tết, các cuộc liên hoan, hội thi, hội diễn từ tỉnh đến cơ sở và các điểm du lịch của tỉnh, gắn công tác bảo tồn và phát huy giá trị nghệ thuật múa trống Chhaydăm với phát triển du lịch nhằm quảng bá hình ảnh Tây Ninh. Tổ chức truyền dạy múa trống Chhay dăm tại các trường học có học sinh dân tộc Khmer; mở lớp dạy múa trống tại các nhà văn hóa dân tộc, thiết chế Trung tâm Văn hóa, Thể thao cấp xã, phường, thị trấn nơi có đồng bào dân tộc Khmer sinh sống. + Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc: nhân rộng kịch bản nguyên gốc về Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc, tuyên truyền, hướng dẫn, động viên và khuyến khích truyền dạy bài bản, kỹ năng cho các thế hệ nối tiếp. Ghi âm, ghi hình lại toàn bộ hình ảnh Lễ hội Kỳ yên ở đình Gia Lộc, đóng tập các bài tế, xây chầu làm tư liệu cho các thế hệ sau tham khảo nghiên cứu. + Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ vía bà Linh Sơn Thánh Mẫu: nhân bản đĩa ghi hình ảnh Lễ vía Bà Linh Sơn Thánh Mẫu giới thiệu rộng rãi đến công chúng và khách thập phương.Quảng bá các giá trị lễ hội trên các phương tiện thông tin đại chúng nhằm giới thiệu những giá trị tâm linh, tín ngưỡng của người dân địa phương, vừa phát triển nhu cầu du lịch tâm linh, tham quan, vừa góp phần bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội. 2. Định hướng giai đoạn 2021 2025 Đến năm 2021, 100% di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh được bảo vệ và phát huy giá trị.
- Hàng năm tiếp tục mở các lớp truyền dạy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tại các địa phương. Giới thiệu di sản văn hóa phi vật thể quốc gia phục vụ phát triển du lịch, quảng bá giới thiệu tuyên truyền trong các chương trình hội nghị, sự kiện xúc tiến du lịch của tỉnh. Biên soạn, xuất bản sách giới thiệu về các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, trưng bày, giới thiệu tại Bảo tàng tỉnh, Thư viện tỉnh, Thư viện các huyện và thành phố, Thư viện các trường học, các khu du lịch, phục vụ cho nhu cầu nghiên cứu của các học giả. Xây dựng bản đồ điện tử và bản đồ phân bố di sản giới thiệu sơ lược các thông tin về các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia (ý nghĩa, thời gian, địa điểm, quy mô...) Tiếp tục duy trì tổ chức lễ hội Văn hóa Du lịch Nghề làm bánh tráng phơi sương Trảng Bàng theo định kỳ 02 năm 01 lần. Giới thiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng tham gia trong các cuộc Hội chợ Triển lãm thương mại trong nước và quốc tế; xây dựng chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến và quảng bá thương hiệu bánh tráng phơi sương Trảng Bàng, trở thành một trong những sản phẩm thu hút khách du lịch đến với Tây Ninh. Hàng năm xét đề nghị khen thưởng, biểu dương cho những tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Phát huy giá trị di tích lịch sử văn hóa Đình Gia Lộc gắn với phát huy giá trị Lễ hội Kỳ yên ở Đình Gia Lộc. IV. Nguồn kinh phí thực hiện Kinh phí thực hiện được bố trí từ nguồn ngân sách nhà nước hàng năm và huy động xã hội hóa, tài trợ từ các tổ chức, cá nhân (nếu có). V. Tổ chức thực hiện 1. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Phối hợp với các Sở, ban ngành liên quan và UBND các huyện, thành phố (có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) triển khai thực hiện kế hoạch. Tiếp tục phối hợp hướng dẫn lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân ưu tú và Nghệ nhân nhân dân đối với những người có công trong công tác bảo vệ, truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể theo Nghị định số 62/2014/NĐCP ngày 25 tháng 6 năm 2014 của Chính phủ Quy định về xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân” “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể. Theo dõi, tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện gửi Ủy ban nhân dân tỉnh trước 31/12 hàng năm. 2. Sở Tài chính Căn cứ vào khả năng ngân sách nhà nước hàng năm, cân đối, thẩm định kinh phí để thực hiện Đề án; hướng dẫn, kiểm tra tài chính theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước. 3. Sở Thông tin truyền thông
- Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức hoạt động tuyên truyền các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên các phương tiện thông tin đại chúng, nhằm nâng cao nhận thức bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hóa phi vật thể. 4. Sở Nội vụ Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Tài chính và các đơn vị liên quan tham mưu cho UBND tỉnh ban hành chính sách khen thưởng, tôn vinh và thực hiện xét tặng các danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân cho các nghệ nhân có công trong công tác bảo vệ, truyền dạy và phát huy di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 5. Sở Giáo dục và Đào tạo Triển khai nội dung kế hoạch đến các đơn vị trực thuộc trên toàn tỉnh. Phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan tổ chức các cuộc thi, ngày hội, nghiên cứu tìm hiểu về di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trong trường học. Tổ chức truyền dạy múa trống Chhay dăm tại các trường học có học sinh dân tộc Khmer. 6. Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Phối hợp UBND huyện Trảng Bàng xây dựng cơ chế, chính sách, biện pháp khuyến khích phát triển nông thôn; phát triển kinh tế hộ gia đình, kinh tế hợp tác xã, làng nghề Bánh tráng phơi sương Trảng Bàng. 7. Báo và Đài Phát thanh Truyền hình Phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch và các đơn vị liên quan xây dựng các chuyên đề, chuyên mục, xây dựng các phóng sự, tin ảnh giới thiệu về di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh nhằm nâng cao nhận thức của nhân dân trong tỉnh về bảo vệ và phát huy giá trị các di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. 8. Các sở, ban, ngành: Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức, người lao động trong đơn vị về mục đích, ý nghĩa, vai trò, vị trí của việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 2020, định hướng đến năm 2025. 9. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố Tiếp tục quán triệt, tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể đã được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2019 2020, định hướng đến năm 2025. Căn cứ và nhiệm vụ cụ thể của kế hoạch hàng năm xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn và UBND các xã phường, thị trấn có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia tăng cường công tác tuyên truyền bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể quốc gia trên địa bàn.
- Sử dụng có hiệu quả nguồn kinh phí được giao theo quy định; đồng thời, đẩy mạnh công tác xã hội hóa nhằm huy động các nguồn lực xã hội tham gia thực hiện việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể trên địa bàn quản lý. 10. Chế độ thông tin báo cáo Các sở, ban ngành có liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố (có di sản văn hóa phi vật thể quốc gia) gửi báo cáo kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch về Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch trước ngày 15/12 hàng năm để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh. Yêu cầu các sở, ban ngành và UBND các huyện, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc nội dung Kế hoạch này./.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn