intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Quyết định số 1574/QĐ-KTNN

Chia sẻ: Nguyen Luat | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

67
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Quyết định số 1574/QĐ-KTNN về việc quy định chức năng, nhiệm vụ các phòng trực thuộc Vụ Pháp chế do Kiểm toán Nhà nước ban hành

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Quyết định số 1574/QĐ-KTNN

  1. KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT ------- NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------- Số: 1574/QĐ-KTNN Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2008 QUYẾT ĐỊNH VỀ VIỆC QUY ĐỊNH CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ CÁC PHÒNG TRỰC THUỘC VỤ PHÁP CHẾ TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Căn cứ Luật Kiểm toán nhà nước; Căn cứ Quyết định số 593/QĐ-KTNN ngày 02/8/2006 của Tổng Kiểm toán Nhà nước quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Căn cứ Quyết định số 1568/QĐ-KTNN ngày 30/12/2008 của Tổng Kiểm toán Nhà nước về việc thành lập các phòng trực thuộc Vụ Chế độ và Kiểm soát chất lượng kiểm toán; Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, QUYẾT ĐỊNH: Điều 1. Phòng Xây dựng và phổ biến pháp luật trực thuộc Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ trong công tác xây dựng pháp luật; thẩm định, rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật; phổ biến pháp luật và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Kiểm toán Nhà nước; thực hiện công tác văn phòng của Vụ; thực hiện công tác tổng hợp, xây dựng kế hoạch công tác của Vụ. Phòng Xây dựng và phổ biến pháp luật tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Tham mưu và xây dựng kế hoạch xây dựng văn bản quy phạm pháp luật hàng năm, trung hạn, dài hạn của Kiểm toán Nhà nước; tổ chức triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch sau khi được Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; 2. Chủ trì hoặc tham gia soạn thảo các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực kiểm toán nhà nước theo sự phân công của Tổng Kiểm toán Nhà nước; thẩm định về mặt pháp lý và chuẩn bị hồ sơ các dự thảo văn bản quy phạm pháp luật do Kiểm toán Nhà nước soạn thảo trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành hoặc cấp có thẩm quyền ban hành;
  2. 3. Đề xuất lãnh đạo Vụ cử cán bộ tham gia với các cơ quan của Chính phủ, của Quốc hội khi có yêu cầu trong việc xây dựng và thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh và các văn bản quy phạm pháp luật khác; 4. Thẩm định hoặc tham gia ý kiến về mặt pháp lý dự thảo văn bản quản lý của Kiểm toán Nhà nước do các đơn vị trực thuộc soạn thảo trước khi trình Tổng Kiểm toán Nhà nước ban hành; 5. Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan tham gia góp ý các văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương gửi lấy ý kiến; 6. Tham mưu việc hướng dẫn các đơn vị thực hiện quy trình, thể thức và kỹ thuật trình bày văn bản của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật; 7. Tham mưu và xây dựng các quy định, quy chế làm việc của Kiểm toán Nhà nước; hướng dẫn và thẩm định quy chế làm việc của các đơn vị trực thuộc; 8. Tổ chức thực hiện việc rà soát, hệ thống hoá văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; đề xuất phương án xử lý kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật; 9. Đề xuất việc kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đình chỉ thi hành hoặc sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ những văn bản quy phạm pháp luật do các bộ, ngành, địa phương ban hành trái với các văn bản pháp luật về kiểm toán nhà nước; 10. Đề xuất đình chỉ việc thi hành, hoặc bãi bỏ những văn bản do các đơn vị trực thuộc Kiểm toán Nhà nước ban hành trái với các văn bản của Kiểm toán Nhà nước; 11. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện pháp luật, tổng kết thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật và đề xuất các giải pháp tăng cường pháp chế trong hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; 12. Tổ chức phổ biến, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Kiểm toán Nhà nước; 13. Tổ chức tuyên truyền pháp luật về kiểm toán nhà nước; tổ chức tuyên truyền, tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động của Kiểm toán Nhà nước cho cán bộ, công chức, viên chức Kiểm toán Nhà nước; 14. Hàng tháng, hàng quý cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành có liên quan để phục vụ cho hoạt động của Kiểm toán Nhà nước; 15. Tổng hợp, lập kế hoạch cụng tỏc của Vụ; theo dừi, quản lý việc thực hiện kế hoạch cụng tỏc của Vụ; tổng hợp, lập bỏo cỏo định kỳ hàng thỏng, quý, năm và đột xuất của Vụ;
  3. 16. Thực hiện cụng tỏc tổ chức cỏn bộ, văn thư, lưu trữ của Vụ; 17. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng; 18. Thực hiện cỏc nhiệm vụ khỏc khi được lónh đạo Vụ giao. Điều 2. Phòng Thanh tra trực thuộc Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong phạm vi quản lý của Kiểm toán Nhà nước theo quy định của pháp luật. Phòng Thanh tra tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau: 1. Tham mưu và xây dựng kế hoạch thanh tra, kiểm tra hàng năm và tổ chức thực hiện kế hoạch công tác thanh tra, kiểm tra sau khi Tổng Kiểm toán Nhà nước phê duyệt; thực hiện thanh tra đột xuất theo yêu cầu của Tổng Kiểm toán Nhà nước; 2. Tổ chức thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ được giao đối với các đơn vị, cá nhân thuộc Kiểm toán Nhà nước; 3. Tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân và đề xuất phương án giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; 4. Tham mưu việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của các tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật; tham mưu việc trả lời các tổ chức, cá nhân về các vấn đề có liên quan đến công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật; 5. Đề xuất biện pháp xử lý đối với tổ chức và cá nhân vi phạm pháp luật và các quy định của Tổng Kiểm toán Nhà nước được làm rõ thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra; 6. Làm đầu mối tham mưu trong công tác phòng, chống tham nhũng của Kiểm toán Nhà nước; hướng dẫn, tổng hợp, lập báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng trong toàn ngành; 7. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng; 8. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Vụ giao. Điều 3. Phòng Thẩm định kiểm toán trực thuộc Vụ Pháp chế có chức năng tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện công tác thẩm định tính pháp lý của báo cáo kiểm toán và giải quyết những vấn đề phát sinh trong hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khi được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước giao. Phòng Thẩm định kiểm toán tham mưu, giúp lãnh đạo Vụ thực hiện các nhiệm vụ sau:
  4. 1. Tham mưu và xây dựng các quy định về thẩm định về mặt pháp lý đối với báo cáo kiểm toán; 2. Tổ chức thực hiện công tác thẩm định về mặt pháp lý của báo cáo kiểm toán theo quy định của Kiểm toán Nhà nước; 3. Tham mưu việc giải quyết kiến nghị về báo cáo kiểm toán và những khiếu nại, kiến nghị khác liên quan đến hoạt động kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước khi được lãnh đạo Kiểm toán Nhà nước giao; 4. Phối hợp với các phòng khác thuộc Vụ khi thực hiện nhiệm vụ chung của Vụ và các nhiệm vụ có liên quan đến chức năng của Phòng; 5. Thực hiện các nhiệm vụ khác khi lãnh đạo Vụ giao. Điều 4. Việc sửa đổi, bổ sung chức năng, nhiệm vụ của từng phòng do Tổng Kiểm toán Nhà nước quyết định theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Pháp chế và Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ. Điều 5. Quyết định này cú hiệu lực kể từ ngày ký. Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, các tổ chức và cá nhân có liên chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./. TỔNG KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC Nơi nhận: - Như Điều 5; - Lãnh đạo KTNN; - Các đơn vị trực thuộc KTNN; - Đảng uỷ KTNN; Vương Đình Huệ - BCH Công đoàn KTNN; - BCH Đoàn Thanh niên KTNN; - Lưu VT, Vụ TCCB (05).
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2